On Thursday, 13 February 2014 3:04 PM, Trà Đàm Dân Chủ
Việt Nam <>
wrote:
2014
Năm Của Nhân Quyền
(02/09/2014)
Tác
giả : Trần Khải
Chúng
ta có thể tin rằng, năm 2014 sẽ là năm của ý nghĩa nhân quyền được hầu hết
người dân trong nước ý thức và đòi hỏi.
Một thời nhân quyền là cái gì bị chính phủ Hà Nội quy chụp là đòn phép tư bản, bây giờ chính ngay cơ quan thông tấn nhà nước cũng phải công nhận rằng người dân có những quyền như thế, và khi đọc các bản tin nhà nước người dân có thể tự so sánh với thực tế để suy nghĩ. Bất kể ngôn ngữ tuyên truyền trong các bản tin, người dân trong nước khi đọc các cam kết quốc tế từ phía nhà nước VN như thế, cũng là một tỉnh thức rằng mình có tờ vé số độc đắc trong túi mà chính phủ đã ém bao lâu nay, không chịu đưa tiền ra.
Thí dụ như bản tin tựa đề “Việt Nam bảo vệ hồ sơ nhân quyền tại Geneva” của thông tấn Báo Tin Tức/TTXVN hôm 5-2-2014, có viết, trích:
“Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, ngày 5/2, Việt Nam đã chính thức bảo vệ hồ sơ nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR)...
...Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin; quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền của người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ đề điều tra; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việt Nam luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới...”(hết trích)
Người dân trong nước đọc bản tin này, mới biết rằng nhà nước có cam kết bảo vệ các quyền tự do như thế, mới ý thức rằng mình có tờ vé số độc đắc nhân quyền như thế, nhưng chính phủ này chưa chịu cho dân lãnh tiền.
Và như thế, người dân đọc xong bản tin nhà nước, có thể tự hỏi rằng thực sự là tự do ngôn luận ở đâu, khi tất cả những phát biểu về Hoàng Sa đề bị ngăn chận; rằng tự do báo chí ở đâu khi chẳng hề có báo chí tư nhân; rằng tự do thông tin ở đâu khi các trang blog liên tục bị theo dõi và tin tặc tấn công; rằng tự do tôn giáo ở đâu khi Hội Đồng Công Luật Bia Sơn bị quy chụp âm mưu lật đổ nhà nước chỉ vì dựng một trang trại tu thiền ở góc núi Phú Yên, và vân vân.
Từ chỗ người dân ý thức rằng nhà nước Hà Nội đang nợ người dân các quyền làm người như thế, và Liên Hiệp Quốc đang giám sát việc thực thi các quyền như thế... cho tới chỗ người dân tăng áp lực đòi hỏi tất nhiên là còn xa. Nhưng ý thức như thế, biết rằng chính phủ nợ người dân các quyền làm người như thế... cũng là một bước chuyển đổi nhận thức rất lớn, vì đã ra ngoàì tầm suy nghĩ “ơn Đảng, ơn Bác” -- để dẫn tới chỗ nhận ra rằng, chính phủ này mang nợ việc bảo đảm nhân quyền cho dân.
Một điều may mắn nữa, các nhà hoạt động nhân quyền thế hệ trẻ đang có những bước đi kỳ diệu, khi từ quốc nội đã dùng nhiều phương cách để ra tới Geneva, chất vấn nhà nước Hà Nội về việc mang nợ nhân quyền đối với toàn dân.
Đây cũng là hiện tượng đầu tiên trong lịch sử quê nhà: một thế hệ trẻ có đủ kiến thức và kỹ năng, có đủ ý thức về nhân quyền và thừa kiên tâm để đòi hỏi các quyền này cho toàn dân, biết tận dụng khéo léo các cơ hội ngoạị giao để nêu lên ý thức cho toàn dân và trình bày với quốc tế về một hiện thực nhân quyền u ám đang diễn ra tại VN.
Lần đầu tiên, nhà nước VN bị giới trẻ níu áo, lôi ra trước tòa án dư luận quốc tế để hỏi tội nhân quyền. Hình ảnh này lần đầu tiên có được như thế phảỉ là kỳ công, là kết quả hoạt động nhiều năm của nhiều giới, nhiều người...
Trong khi đó, các nhà hoạt động đang bị giam trong tù vẫn kiên tâm.
Bác Trần Văn Huỳnh trong bài viết tựa đề “Nhân Quyền Hội” đã kể về chuyến thăm anh Trần Huỳnh Duy Thức, tuy trong tù anh vẫn kiên tâm tin tưởng vào hướng đi tất thắng của nhân quyền. Bài viết này trích:
“Trời tờ mờ sáng mùng 4 Tết Giáp Ngọ, gia đình tôi khởi hành chuyến đi thăm anh Thức theo lịch thăm hàng tháng. Thời tiết năm nay lạnh khác thường khiến chúng tôi càng nhớ nhiều đến những người thân xa nhà. Mong rằng xuân sau gia đình sẽ được đoàn tụ cùng nhau.
Chúng tôi có mặt tại trại giam khoảng 9h sáng. Thật bất ngờ hơn những lần trước là lần này vừa vào đã thấy anh đang chờ sẵn, vẫy vẫy tay với mọi người, cười rất tươi trông anh thật hạnh phúc.
Sau khi thăm hỏi mọi người đặc biệt là ba, như mọi năm, anh đọc bài thơ khai bút đầu xuân mà anh đã làm lúc giao thừa cho cả nhà nghe:
“NHÂN QUYỀN HỘI THIÊN THỜI KHỞI ĐỘNG
PHÁP QUYỀN TÔN VẬN THẾ CANH TÂN
DÂN CHỦ BỪNG VIỆT NAM HIỂN THÁI
THỊNH VƯỢNG KÊU THUỶ CỬ CẦU HIỀN”
Anh nói: “Năm 2014 sẽ có nhiều thay đổi lớn. Sự thay đổi của Việt Nam bắt đầu từ sự sụp đổ kinh tế, dẫn đến bất ổn xã hội buộc phải thay đổi chính trị. Nó sẽ được thay đổi nếu như các lực lượng tiến bộ trong xã hội liên kết lại để tạo ra sức mạnh dân tộc, bất kể đó là những người cộng sản cấp tiến, những trí thức nhân tài ngoài đảng cả trong và ngoài nước, không phân biệt chính kiến, đảng phái.”
Khi cả nhà trao đổi với anh, tình hình kinh tế trong năm nay rất ảm đạm, sức mua sức bán giảm sút, thất nghiệp ngày càng tăng, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Anh nói hết năm 2014 và 2015 thì kinh tế sẽ phát triển. Vấn đề cần giải quyết là hiệu suất lao động. Và giải pháp duy nhất là quyền con người.
Nền kinh tế sẽ diễn ra theo mô hình chữ V hay chữ U chỉ khi đặt quyền con người vào đúng vị trí của nó trong xã hội. Còn hiện nay mô hình đó diễn ra theo hình chữ L. Nếu có chính sách tốt sẽ kéo được độ tăng trưởng lên. Như vậy để có sự tăng trưởng mong muốn không có giải pháp nào hơn chính là tôn trọng quyền con người và bảo đảm vị trí của nó thì khi đó sức mạnh của người dân mới phát huy được tối đa và tạo động lực cho sự phát triển của đất nước...”(hết trích)
Tương tự, cũng từ trong tù, nhà giáo Đinh Đăng Định đã gửi ra Lời Chúc Dân Chủ qua con gái là cô Đinh Phương Thảo phổ biến trên mạng Dân Làm Báo. Thư viết:
“Con/em là Đinh Phương Thảo con gái của thầy giáo Đinh Đăng Định. Bố của con/ em hiện đang đối mặt với bệnh hiểm nghèo, cuộc sống dường như chỉ còn được đếm từng ngày... Nhưng ông vẫn giữ được niềm lạc quan.
Ngày mùng 3 tết Giáp Ngọ (tức 02/02/2014), con/em cùng mẹ đi thăm bố ở trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Từ trại giam, thầy giáo Định gửi lời chúc Xuân Giáp Ngọ đến cộng đồng. Nay con/ em kính nhờ quý báo đăng tải lời chúc của bố con/ em. Con/em chân thành cảm ơn quý báo.
Nguyên văn lời chúc như sau:
Bể thảm mênh mông sóng ngợp trời
Khách trần chèo một lá chuyền chơi
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
Đoàn Như Khuê
Xuân Giáp Ngọ.
Nhà giáo Đinh Đăng Định gửi ra cuộc đời lời chúc xuân an lành hạnh phúc.
Tôi cám ơn tất cả cộng động xã hội đã và đang quan tâm tới bệnh tình và hồ sơ án của tôi.
Hẹn ngày gặp lại cộng đồng trong không khí xuân không cạn của đất trời Việt Nam.
Kính.
Nhà giáo: Đinh Đăng Định(35 S)
*****Chú Thích: 35S là danh số phạm nhân của thầy giáo Định ở trại giam An Phước.
Một lời nhờ vả nữa của con/ em, cũng mong được quý báo chiếu cố.
Tất cả anh em trong trại đều dành cho thầy giáo Định những tình cảm quý mến, chia sẻ thân tình. Đặc biệt, bác Trần Công (người mà chúng ta quen với tên gọi Phan Văn Thu, án chung thân trong vụ án hội đồng công án công luật Bia Sơn) đã tặng cho thầy giáo Định 4 câu thơ sau:
Đinh đế hồng kinh bửu
Đăng chiếu pháp quang minh
Định thần cơ xuất chúng
Nhân thế kiến phúc vinh.
Nguyện vọng của bác ấy là 4 câu thơ này được đăng lên mạng...”(hết trích)
Trong khi anh Trần Huỳnh Duy Thức và nhà giáo Đinh Đăng Định bị giam vì hoạt động nhân quyền, bác Trần Công (Phan Văn Thu) bị giam vì bày tỏ tín ngưỡng Công Luật Bia Sơn – tât1 cả đều kiên tâm, lạc quan.
Hẳn đây là dấu hiệu cho một năm mới phải có chuyển biến về nhân quyền. Bao giờ cả nước đứng lên đòi hỏi nhân quyền, những gì mà nhà nước Hà Nội cam kết thực thi? Chỉ sớm hay muộn thôi.
Một thời nhân quyền là cái gì bị chính phủ Hà Nội quy chụp là đòn phép tư bản, bây giờ chính ngay cơ quan thông tấn nhà nước cũng phải công nhận rằng người dân có những quyền như thế, và khi đọc các bản tin nhà nước người dân có thể tự so sánh với thực tế để suy nghĩ. Bất kể ngôn ngữ tuyên truyền trong các bản tin, người dân trong nước khi đọc các cam kết quốc tế từ phía nhà nước VN như thế, cũng là một tỉnh thức rằng mình có tờ vé số độc đắc trong túi mà chính phủ đã ém bao lâu nay, không chịu đưa tiền ra.
Thí dụ như bản tin tựa đề “Việt Nam bảo vệ hồ sơ nhân quyền tại Geneva” của thông tấn Báo Tin Tức/TTXVN hôm 5-2-2014, có viết, trích:
“Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, ngày 5/2, Việt Nam đã chính thức bảo vệ hồ sơ nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR)...
...Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người như: quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin; quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; quyền của người đang chấp hành án phạt tù, người bị tạm giam, tạm giữ đề điều tra; quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việt Nam luôn coi trọng xây dựng và phát triển các chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới...”(hết trích)
Người dân trong nước đọc bản tin này, mới biết rằng nhà nước có cam kết bảo vệ các quyền tự do như thế, mới ý thức rằng mình có tờ vé số độc đắc nhân quyền như thế, nhưng chính phủ này chưa chịu cho dân lãnh tiền.
Và như thế, người dân đọc xong bản tin nhà nước, có thể tự hỏi rằng thực sự là tự do ngôn luận ở đâu, khi tất cả những phát biểu về Hoàng Sa đề bị ngăn chận; rằng tự do báo chí ở đâu khi chẳng hề có báo chí tư nhân; rằng tự do thông tin ở đâu khi các trang blog liên tục bị theo dõi và tin tặc tấn công; rằng tự do tôn giáo ở đâu khi Hội Đồng Công Luật Bia Sơn bị quy chụp âm mưu lật đổ nhà nước chỉ vì dựng một trang trại tu thiền ở góc núi Phú Yên, và vân vân.
Từ chỗ người dân ý thức rằng nhà nước Hà Nội đang nợ người dân các quyền làm người như thế, và Liên Hiệp Quốc đang giám sát việc thực thi các quyền như thế... cho tới chỗ người dân tăng áp lực đòi hỏi tất nhiên là còn xa. Nhưng ý thức như thế, biết rằng chính phủ nợ người dân các quyền làm người như thế... cũng là một bước chuyển đổi nhận thức rất lớn, vì đã ra ngoàì tầm suy nghĩ “ơn Đảng, ơn Bác” -- để dẫn tới chỗ nhận ra rằng, chính phủ này mang nợ việc bảo đảm nhân quyền cho dân.
Một điều may mắn nữa, các nhà hoạt động nhân quyền thế hệ trẻ đang có những bước đi kỳ diệu, khi từ quốc nội đã dùng nhiều phương cách để ra tới Geneva, chất vấn nhà nước Hà Nội về việc mang nợ nhân quyền đối với toàn dân.
Đây cũng là hiện tượng đầu tiên trong lịch sử quê nhà: một thế hệ trẻ có đủ kiến thức và kỹ năng, có đủ ý thức về nhân quyền và thừa kiên tâm để đòi hỏi các quyền này cho toàn dân, biết tận dụng khéo léo các cơ hội ngoạị giao để nêu lên ý thức cho toàn dân và trình bày với quốc tế về một hiện thực nhân quyền u ám đang diễn ra tại VN.
Lần đầu tiên, nhà nước VN bị giới trẻ níu áo, lôi ra trước tòa án dư luận quốc tế để hỏi tội nhân quyền. Hình ảnh này lần đầu tiên có được như thế phảỉ là kỳ công, là kết quả hoạt động nhiều năm của nhiều giới, nhiều người...
Trong khi đó, các nhà hoạt động đang bị giam trong tù vẫn kiên tâm.
Bác Trần Văn Huỳnh trong bài viết tựa đề “Nhân Quyền Hội” đã kể về chuyến thăm anh Trần Huỳnh Duy Thức, tuy trong tù anh vẫn kiên tâm tin tưởng vào hướng đi tất thắng của nhân quyền. Bài viết này trích:
“Trời tờ mờ sáng mùng 4 Tết Giáp Ngọ, gia đình tôi khởi hành chuyến đi thăm anh Thức theo lịch thăm hàng tháng. Thời tiết năm nay lạnh khác thường khiến chúng tôi càng nhớ nhiều đến những người thân xa nhà. Mong rằng xuân sau gia đình sẽ được đoàn tụ cùng nhau.
Chúng tôi có mặt tại trại giam khoảng 9h sáng. Thật bất ngờ hơn những lần trước là lần này vừa vào đã thấy anh đang chờ sẵn, vẫy vẫy tay với mọi người, cười rất tươi trông anh thật hạnh phúc.
Sau khi thăm hỏi mọi người đặc biệt là ba, như mọi năm, anh đọc bài thơ khai bút đầu xuân mà anh đã làm lúc giao thừa cho cả nhà nghe:
“NHÂN QUYỀN HỘI THIÊN THỜI KHỞI ĐỘNG
PHÁP QUYỀN TÔN VẬN THẾ CANH TÂN
DÂN CHỦ BỪNG VIỆT NAM HIỂN THÁI
THỊNH VƯỢNG KÊU THUỶ CỬ CẦU HIỀN”
Anh nói: “Năm 2014 sẽ có nhiều thay đổi lớn. Sự thay đổi của Việt Nam bắt đầu từ sự sụp đổ kinh tế, dẫn đến bất ổn xã hội buộc phải thay đổi chính trị. Nó sẽ được thay đổi nếu như các lực lượng tiến bộ trong xã hội liên kết lại để tạo ra sức mạnh dân tộc, bất kể đó là những người cộng sản cấp tiến, những trí thức nhân tài ngoài đảng cả trong và ngoài nước, không phân biệt chính kiến, đảng phái.”
Khi cả nhà trao đổi với anh, tình hình kinh tế trong năm nay rất ảm đạm, sức mua sức bán giảm sút, thất nghiệp ngày càng tăng, đời sống người dân ngày càng khó khăn. Anh nói hết năm 2014 và 2015 thì kinh tế sẽ phát triển. Vấn đề cần giải quyết là hiệu suất lao động. Và giải pháp duy nhất là quyền con người.
Nền kinh tế sẽ diễn ra theo mô hình chữ V hay chữ U chỉ khi đặt quyền con người vào đúng vị trí của nó trong xã hội. Còn hiện nay mô hình đó diễn ra theo hình chữ L. Nếu có chính sách tốt sẽ kéo được độ tăng trưởng lên. Như vậy để có sự tăng trưởng mong muốn không có giải pháp nào hơn chính là tôn trọng quyền con người và bảo đảm vị trí của nó thì khi đó sức mạnh của người dân mới phát huy được tối đa và tạo động lực cho sự phát triển của đất nước...”(hết trích)
Tương tự, cũng từ trong tù, nhà giáo Đinh Đăng Định đã gửi ra Lời Chúc Dân Chủ qua con gái là cô Đinh Phương Thảo phổ biến trên mạng Dân Làm Báo. Thư viết:
“Con/em là Đinh Phương Thảo con gái của thầy giáo Đinh Đăng Định. Bố của con/ em hiện đang đối mặt với bệnh hiểm nghèo, cuộc sống dường như chỉ còn được đếm từng ngày... Nhưng ông vẫn giữ được niềm lạc quan.
Ngày mùng 3 tết Giáp Ngọ (tức 02/02/2014), con/em cùng mẹ đi thăm bố ở trại giam An Phước, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Từ trại giam, thầy giáo Định gửi lời chúc Xuân Giáp Ngọ đến cộng đồng. Nay con/ em kính nhờ quý báo đăng tải lời chúc của bố con/ em. Con/em chân thành cảm ơn quý báo.
Nguyên văn lời chúc như sau:
Bể thảm mênh mông sóng ngợp trời
Khách trần chèo một lá chuyền chơi
Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió
Coi lại cùng trong bể thảm thôi.
Đoàn Như Khuê
Xuân Giáp Ngọ.
Nhà giáo Đinh Đăng Định gửi ra cuộc đời lời chúc xuân an lành hạnh phúc.
Tôi cám ơn tất cả cộng động xã hội đã và đang quan tâm tới bệnh tình và hồ sơ án của tôi.
Hẹn ngày gặp lại cộng đồng trong không khí xuân không cạn của đất trời Việt Nam.
Kính.
Nhà giáo: Đinh Đăng Định(35 S)
*****Chú Thích: 35S là danh số phạm nhân của thầy giáo Định ở trại giam An Phước.
Một lời nhờ vả nữa của con/ em, cũng mong được quý báo chiếu cố.
Tất cả anh em trong trại đều dành cho thầy giáo Định những tình cảm quý mến, chia sẻ thân tình. Đặc biệt, bác Trần Công (người mà chúng ta quen với tên gọi Phan Văn Thu, án chung thân trong vụ án hội đồng công án công luật Bia Sơn) đã tặng cho thầy giáo Định 4 câu thơ sau:
Đinh đế hồng kinh bửu
Đăng chiếu pháp quang minh
Định thần cơ xuất chúng
Nhân thế kiến phúc vinh.
Nguyện vọng của bác ấy là 4 câu thơ này được đăng lên mạng...”(hết trích)
Trong khi anh Trần Huỳnh Duy Thức và nhà giáo Đinh Đăng Định bị giam vì hoạt động nhân quyền, bác Trần Công (Phan Văn Thu) bị giam vì bày tỏ tín ngưỡng Công Luật Bia Sơn – tât1 cả đều kiên tâm, lạc quan.
Hẳn đây là dấu hiệu cho một năm mới phải có chuyển biến về nhân quyền. Bao giờ cả nước đứng lên đòi hỏi nhân quyền, những gì mà nhà nước Hà Nội cam kết thực thi? Chỉ sớm hay muộn thôi.
Ðảng tan rã vì những thế lưỡng
nan
Ngô Nhân Dụng
Trong cuốn hồi ký Một Cơn Gió Bụi (Chương 12), Trần Trọng Kim nhận xét về đảng Cộng sản Việt Nam: “Cái chủ nghĩa cộng sản về đường luận thuyết cũng có điều bảo thủ như là muốn chữa những điều bất công trong xã hội, nhưng về đường kinh tế, thì lại áp chế quá, làm lắm điều hà khốc và dùng những thủ đoạn quỷ quyệt giả dối, khiến người ta mất lòng tin cậy. Ðem cái bất công bình nọ mà phá cái bất công bình kia thì dù có thắng lợi đi nữa, cũng không chắc đã vững bền.” (Xin chú thích: Bảo thủ ở đây nghĩa là đáng giữ)
Trần Trọng Kim viết cuốn hồi ký này trước khi qua đời năm 1953 ở Ðà Lạt, vào
tuổi 70, nhà xuất bản Vĩnh Sơn, Sài Gòn, in di cảo vào
năm 1969. Trước
đây hơn 60 năm, tác giả đã tiên đoán rằng dù có thắng lợi đi nữa, đảng Cộng sản
cũng không vững bền. “Cũng không chắc đã vững bền” là lối diễn tả nhẹ nhàng theo ngôn ngữ của một nhà giáo, một người thấm nhuần phong cách Nho gia. Theo lối bây giờ sẽ nói thẳng rằng vì “người ta mất lòng tin cậy” đảng Cộng sản chắc chắn sẽ tan rã.
Vào lúc Trần Trọng Kim tiên đoán chế độ Cộng sản sẽ tan rã, cụ hoàn toàn dự đoán theo lương tri, chưa có kinh nghiệm như chúng ta bây giờ đã chứng kiến cảnh sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Nga và Ðông Âu từ năm 1989. Ngày nay lớp hậu sinh học hỏi được nhiều hơn, với nhiều bằng cụ thể chứng hơn, chúng ta thấy rõ hiện tượng Ðảng Tan Rã đang xẩy ra,
đúng như lời tiền nhân tiên đoán.
Trước hết vì các chế độ độc tài sụp đổ là một trào lưu đã diễn ra khắp thế giới liên tục trong 40 năm qua. Từ thập niên 1970 đến nay, gần 100 quốc
gia đã chuyển từ độc tài sang các thể chế dân chủ dưới nhiều hình thức, và với
mức độ tự do nhiều hay ít khác nhau. Các nước đổi sang thể chế dân chủ ngày càng nhiều, tại những nước đã dân chủ hóa thì dân vẫn đòi hỏi được tự do thêm. Người
dân cũng như giới quyền quý ở Việt Nam, cũng như bên Trung Quốc đều biết điều
đó.
Có một kinh nghiệm lịch sử, là các chế độ độc tài thường chấm dứt
sau khoảng thời gian khoảng 70 năm cầm quyền, dù không bị sụp đổ do một biến cố bên ngoài, như Ðức Quốc Xã, Phát Xít Ý, hay Quân Phiệt Nhật thua trận. Cộng sản
Liên Xô nắm quyền lâu nhất, được 74 năm. Quốc Dân Ðảng Trung Hoa được 73 năm, bắt đầu ở lục địa, chấm dứt ở Ðài Loan.
Ðảng Dân chủ Ðịnh chế (Partido Revolucionario Institucional, PRI) ở Mexico cai trị 71 năm. Cả hai đảng ở Ðài Loan và Mexico sau còn được dân bầu trở lại cầm quyền vì họ chấp nhận, khởi xướng quá trình dân chủ hóa. Ðảng Cộng sản Nga thì không. So với thời hạn 70 năm thì hiện nay
chế độ Cộng sản Trung Quốc đã thọ được 65 tuổi tính từ năm 1949, Cộng sản Việt Nam đã cầm quyền 69 năm kể từ năm 1945. Không biết hai đảng này sẽ phá được kỷ lục của Liên Xô hay không, nhưng chắc chắn họ sẽ theo chung một số phận. Cảnh tan rã thường được báo hiệu từ hàng chục năm trước, cường độ tăng lên dần dần.
Có hai lý do khiến cho các chế độ độc tài phải tan rã, dù ở Liên Xô, Mexico, Việt Nam hay ở Trung Quốc. Thứ nhất là hiện tượng suy đồi từ bên trong guồng máy thống trị. Thứ hai là loài người tiến bộ, với những thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội, nhất là trong kỹ thuật thông tin. Hai hiện tượng đó diễn ra song hành, thúc đẩy lẫn nhau, đưa
tới tình trạng “Ðảng Tan Rã” không thể tránh được.
Về hiện tượng tự suy đồi, các chế độ độc tài nuôi sẵn những mầm mống tự diệt, ngôn ngữ Mác xít gọi là những mâu thuẫn nội tại. Mâu thuẫn là điều
Karl Marx coi là không thể tránh
được, dù ông chỉ lo phân tích những mâu thuẫn
nội tại của kinh tế tư bản.
Sau khi phân tích, ông Marx tiên đoán các mâu thuẫn
từ bên trong sẽ khiến hệ thống kinh tế tư bản giẫy chết. Kết luận này sai lầm, không phải vì
kinh tế tư bản không có những mâu thuẫn nội tại. Nhưng nhờ được bổ túc bằng thể chế dân chủ nên các mâu thuẫn được biểu hiện tự do, nhờ thế tự thay đổi. Một “hệ thống mở” có khả năng tự chuyển hóa để thoát chết. Một hệ thống khép kín như các chế độ độc tài cũng cần đáp ứng các mâu thuẫn nội tại. Nếu nó cứ tiếp tục khép kín thì sẽ đi tới sụp đổ. Ngược lại, nếu nó bắt đầu cởi mở thì xã hội sẽ tự đổi, dần dần tới lúc không còn độc tài nữa. Ðây là một thế lưỡng nan khó thoát ra được. Ðảng có thể tan rã qua hai con đường, hoặc sụp đổ nhanh chóng hoặc qua
những “diễn biến hòa bình.”
Ngoài ảnh hưởng các mâu thuẫn
trong xã hội, một hệ thống khép kín tự nó đã
chứa những mâu thuẫn, giữa thực tế và lý tưởng. Ðầu thế kỷ 20, nhà phân tích xã hội Robert Michels người Ðức đã phân tích mối mâu
thuẫn nội tại trong các đảng xã hội, một bên là lý tưởng tự do và bình đẳng, một bên là thực tế quyền hành được tập trung vào trong tay một
nhóm nhỏ các lãnh tụ. Tập trung quyền kiểm soát các đảng viên, quyền sử dụng các tài nguyên của đảng, sẽ đưa tới chế độ quả đầu (oligarchy). Hiện tượng này thấy
rõ trong các chế độ độc đảng, đưa tới cảnh suy đồi ngay từ bên trong.
Không thể nào có dân chủ ở bên trong một đảng nếu đảng này chủ trương cai
trị cả xã hội bằng phương pháp chuyên chế. Khi một đảng chiếm độc
quyền lãnh đạo, qua một, hai thế hệ, các lãnh tụ sẽ thấy cơ hội “thu lợi nhuận,” vì họ đã “đầu tư” cả cuộc đời
vào đảng. Với độc quyền lãnh đạo, xã hội không có cơ chế nào để kiềm chế họ. Giữa đám lãnh tụ, các mâu thuẫn sẽ nảy sinh, họ tranh giành nhau, khi cần thì thay đổi “luật chơi” trong nội bộ để chiếm thêm nhiều quyền và nhiều lợi lộc hơn. Bên ngoài, những người lanh
lẹ, khôn ngoan nhìn thấy
việc vào đảng như một cơ hội đầu tư.
Những đảng viên bên dưới có thể “phấn đấu” leo dần lên
các nấc thang, chờ tới ngày sẽ trở thành lãnh tụ và bắt đầu thu lợi
nhuận. Nhưng tất nhiên họ cũng thấy có thể thu lợi nhuận sớm hơn, vì ở mỗi cấp
quyền hành đều tập trung và không cơ chế bên ngoài nào để kiểm soát và kiềm chế.
Ðộc quyền lãnh đạo thi hành từ trên xuống dưới tạo ra môi trường thuận lợi cho họ. Ðó là
nguyên nhân gây nên cảnh lạm quyền, tham nhũng, các đảng cộng sản ở Trung Quốc cũng
như Việt Nam đều đã thú nhận. Họ không thể giảm bớt được tệ nạn
này nếu vẫn tiếp tục giữ độc quyền lãnh đạo. Nhưng mối mâu thuẫn nội tại này không đủ làm
cho đảng tan rã nhanh nếu không có những mâu thuẫn lớn trong sự vận
hành của toàn thể hệ thống.
Trong một xã hội sống dưới chế độ độc tài, mối mâu thuẫn thứ nhất phát khởi vì nhu cầu của đảng phải kiểm soát đám dân bị trị. Càng kiểm soát chặt chẽ thì càng làm cho xã hội chậm tiến, từ kinh tế đến văn hóa. Người dân so sánh chế độ mình đang sống với các nước chung quanh, thấy họ đang thua kém về mọi mặt, thấy cần thay đổi chế độ. Muốn xoa dịu
lòng dân thì phải nới lỏng guồng máy kiểm soát, phải “đổi mới” để đáp ứng nhu cầu, từng bước một. Ðài Loan, Ba Lan, Hungary đã
đi từng bước như vậy trong hàng chục năm,
trước khi thay đổi hẳn. Ði trên con đường này chính quyền độc tài có dịp lâu
lâu lại kể công mình đã “đổi mới” cứu dân thoát tai họa của những người
cầm quyền trước, độc tài hơn mình. Những khẩu hiệu “tiến lên chủ nghĩa xã hội” được thay
thế bằng khẩu hiệu “tiếp tục đổi mới để tiến lên.” Con đường này trước
sau cũng trở thành “diễn biến hòa bình” đòi thay đổi toàn diện.
Nếu cố cưỡng lại
khát vọng của người dân thì mâu thuẫn ngày càng nặng hơn, diễn biến sẽ không còn hòa bình nữa, như đã xảy ra ở Phi Luật Tân thời Marcos, ở Nga, và đặc biệt ở Rumania. Ðây là một thế lưỡng nan (dilemma), chọn đi theo con đường nào cũng dẫn
tới tình trạng chế độ tan rã.
Mâu thuẫn thứ hai nằm ngay trên con đường đổi mới chậm từng bước. Nới rộng guồng máy kiểm soát thì người dân sẽ được no ấm hơn. Nhưng sau khi đủ ăn, đủ mặc rồi, kỳ vọng của dân chúng sẽ lên mức cao hơn. Uy tín của chính quyền
được đo lường bằng những bước tiến trên đường phát triển kinh tế nó cho biết nền
cai trị bền vững hay không. Nhưng các nhu cầu kinh
tế sẽ gia tăng, người dân vẫn
tự so sánh đời sống của họ với các nước chung quanh mà họ nhìn thấy trên ti vi, hay qua đám du khách. Chính quyền độc tài bị đặt vào một thế lưỡng nan mới. Nếu
kinh tế phát triển chậm, dân bất mãn, có thể đưa tới diễn
biến không hòa bình. Nếu kinh
tế tiến bộ, xã hội thay đổi, tâm lý và thái độ của người dân sẽ thay đổi, người ta không thể chấp nhận sống dưới ách độc tài mãi được. Vì kinh tế phát triển tạo ra một tầng lớp trung lưu, lợi tức và học vấn cao hơn. Họ sẽ nuôi những khát
vọng bình thường của giới trung lưu khắp nơi. Họ ý thức về quyền công dân của mình,
họ biết tập họp thành tổ chức, một xã hội công dân ra đời là mầm
mống tạo thêm nhu cầu sống tự do dân chủ. Ðảng PRI đã thành công phần nào trong việc nâng
cao đời sống của dân Mexico trong hơn nửa thế kỷ; nhưng chính vì thế mà dân gặp họ muốn thay đổi.
Các chế độ độc tài thường ra đời sau các cuộc chiến tranh hay cách mạng, với những lãnh tụ đầu tiên được tô điểm bằng hình ảnh hấp dẫn quần chúng, Max Weber gọi là “charisma.” Sau đó, phải đi qua một quá trình mà Max Weber gọi
là “bình thường hóa” (routinization). Mâu
thuẫn nằm trong quá trình này, vì không đáp ứng được những thay đổi trong xã hội. Các chế độ độc tài thất bại vì không thể bình
thường hóa một nền nếp xã hội mà giới trung lưu nhìn thấy là không bình thường. Giới trung lưu thành hình khi kinh tế phát triển. Lợi tức lên cao khiến người ta muốn tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ mà người nước khác được
hưởng. Sau khi thỏa mãn những nhu cầu sơ đẳng (cơm ăn, áo mặc, nhà ở) sẽ nẩy
sinh những nhu cầu ở cấp cao hơn, như con cái được hưởng một nền giáo dục tử tế,
mình được an toàn nhờ pháp luật bảo vệ, được thỏa mãn các nhu cầu tinh thần, như quyền được đóng góp ý kiến về những quyết định chung liên can đến mình. Nhu cầu cao nhất là
quyền được lựa chọn, được quyết định, do đó cần được cởi trói khỏi
chế độ độc tài. Người ta tin vào một số giá trị giống giới trung lưu ở các nước
tiến bộ, vì trình độ học vấn tương tự. Với hiểu biết rộng hơn, họ cũng bớt bảo
thủ, sẵn sàng chấp nhận những bất đồng về tư tưởng, ý kiến. Họ tự ý thức các quyền lợi của mình và quyền lợi chung của xã hội mình đang sống; và họ sẵn sàng lên tiếng đòi
hỏi, nếu cần thì hành động để phản kháng.
Một xã hội không thể tạo ra một tầng lớp trung lưu trong
khi vẫn
duy trì một guồng máy kiểm soát đè nén không cho những khát vọng của giới trung lưu được thể hiện, qua xã hội công dân với những tổ chức mà giới trung lưu tự lập để thể hiện những giá trị bình thường của giới trung lưu khắp mọi nơi. Diễn
biến tất sẽ xảy ra, hòa bình hay không hòa
bình. Chế độ độc tài phải tan rã.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching