2014-02-01
Patrick03 Lew <>:
Biển Đông : Mỹ cảnh
cáo Trung Quốc về vùng phòng không
Trung
Quốc chọn Hoàng Sa làm tâm điểm, từ đó mở rộng vùng nhận dạng phòng không, bao
phủ hầu như toàn bộ Biển Đông (hoangsa.org)
Thanh Phương
Mỹ cảnh cáo Trung
Quốc về dự án thành lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, bao gồm
cả những quần đảo đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với Việt Nam.
Hôm
qua, 31/01/2014, phát ngôn viên phó của Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf tuyên bố là
những hành động như vậy sẽ bị xem là « một hành động khiêu khích và đơn phương
có thể làm gia tăng căng thẳng và gây nghi ngờ về cam kết của Trung Quốc giải
quyết tranh chấp lãnh thổ qua con đường ngoại giao ».
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố như trên sau khi hôm qua nhật báo Asahi Shimbun của Nhật loan tin là không quân Trung Quốc đã soạn thảo dự án thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, lấy quần đảo Hoàng Sa làm trung tâm từ đó mở rộng ra để bao phủ hầu như toàn bộ Biển Đông. Dự án này đã được trình lên các giới chức quân sự cao cấp của Trung Quốc từ tháng 05/2013 và đang được xem xét.
Trước đó, ngày 30/01, một quan chức đặc trách châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Evan Medeiros, đã tuyên bố là Washington chống lại việc thiết lập vùng phòng không ở các khu vực khác, kể cả vùng Biển Đông.
Ông Evan Meidedros tuyên bố : « Chúng tôi đã nói rõ với phía Trung Quốc rằng chúng tôi xem việc thiết lập một vùng phòng không khác là một hành động mang tính khiêu khích và gây mất ổn định, có thể dẫn đến những thay đổi về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á ».
Vào tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật quản lý, nhưng Trung Quốc cũng giành chủ quyền. Việc thành lập vùng phòng không này đã bị Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chỉ trích kịch liệt.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố như trên sau khi hôm qua nhật báo Asahi Shimbun của Nhật loan tin là không quân Trung Quốc đã soạn thảo dự án thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, lấy quần đảo Hoàng Sa làm trung tâm từ đó mở rộng ra để bao phủ hầu như toàn bộ Biển Đông. Dự án này đã được trình lên các giới chức quân sự cao cấp của Trung Quốc từ tháng 05/2013 và đang được xem xét.
Trước đó, ngày 30/01, một quan chức đặc trách châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Evan Medeiros, đã tuyên bố là Washington chống lại việc thiết lập vùng phòng không ở các khu vực khác, kể cả vùng Biển Đông.
Ông Evan Meidedros tuyên bố : « Chúng tôi đã nói rõ với phía Trung Quốc rằng chúng tôi xem việc thiết lập một vùng phòng không khác là một hành động mang tính khiêu khích và gây mất ổn định, có thể dẫn đến những thay đổi về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á ».
Vào tháng 11 năm ngoái, Bắc Kinh đã tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, bao gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật quản lý, nhưng Trung Quốc cũng giành chủ quyền. Việc thành lập vùng phòng không này đã bị Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ chỉ trích kịch liệt.
tags:
Biển Đông - Châu Á - Hoa Kỳ - Trung Quốc - Việt Nam
Vùng
phòng không mới trên biển Đông?
Cập nhật: 23:55 GMT - thứ bảy, 1 tháng 2, 2014
Thành phố Tam Sa
Hoa Kỳ hôm 31/01 đưa ra cảnh báo với Trung Quốc về kế hoạch lập vùng nhận dạng phòng không mới (ADIZ) trên biển Đông có thể bao gồm cả vùng đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phát ngôn viên chính phủ Hoa Kỳ, bà Marie
Harf được Bấm South China Morning Post dẫn lời rằng mọi động thái thiết lập ADIZ ở biển Đông sẽ được coi là “hành động khiêu khích
và bất hợp tác sẽ làm gia tăng căng thẳng và đặt ra câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Trung Quốc trong xử lý các tranh chấp lãnh thổ bằng ngoại giao.”
Theo Bấm Asahi Shimbun của Nhật đưa tin hôm 31/01,
vùng nhận dạng mới sẽ gây thêm bất hòa trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan – các
quốc gia cùng tuyên bố chủ quyền đối với lãnh hải trên biển Đông.
“Một số nguồn từ chính phủ Trung Quốc nói với Asahi Shimbun rằng các quan chức ngành không quân
đã thảo ra kế hoạch nháp cho vùng ADIZ trong tương lai, mà họ nói rằng ít nhất gồm không phận của quần đảo Hoàng Sa hay
Trung Quốc gọi là Tây Sa trong tầm kiểm soát.
“Vùng không phận sẽ bao phủ toàn bộ biển Đông,” Asahi viết.
Tuy nhiên, SCMP dẫn lời một loạt các chuyên gia nội địa cho rằng Bắc Kinh sẽ không đưa ra kế hoạch này.
“Xét theo những tuyên bố chính thức trong mấy tháng gần đây và chiến lược trong khu vực, ít có khả năng Trung Quốc thiết lập một ADIZ ở biển Đông và gây thêm
căng thẳng trong khu vực,” ông Shi Yinhong, giáo sư ngành quan hệ quốc tế Đại học Nhân Dân (Renmin University of China) nói.
Ông Jia Qingguo, giáo sư trường Quốc tế Học đại học Bắc Kinh cũng được trích lời rằng nhu cầu thiết lập vùng ADIZ trên biển Đông không cần thiết bằng ở vùng biển Hoa Đông.
Vẫn chưa thấy có phản hồi chính thức từ phía nhà chức trách Trung Quốc.
‘Giàu tài nguyên hơn’
Việt Nam và TQ lập đường dây nóng về hoạt động ngư nghiệp hồi tháng 06/2013
Hồi tháng 11/2013, Trung Quốc đơn phương đưa ra vùng ADIZ trên biển Hoa Đông, buộc các quốc gia có máy bay
qua vùng này phải báo cáo lộ trình.
Động tác trên gặp phải phản ứng giận dữ từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn
Quốc.
Theo Asahi Shimbun thì vùng biển Đông được cho là giàu tài
nguyên thiên nhiên có thể khai thác được hơn biển Hoa Đông.
"Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không
trên biển Hoa Đông, nó sát
sườn tới Biển Đông. Nó là phép
thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả 'đường chín khúc', vì
luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều."
Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh
Bài báo cũng dẫn các nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc rằng hai tiêu chí quan trọng được dùng để thiết lập vùng nhận dạng phòng không là
đường cơ sở phân chia các
lãnh thổ, và tầm kiểm soát hiệu quả của phi cơ và radar quân sự của Trung Quốc.
Hồi tháng Sáu 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp người tương nhiệm phía Việt Nam, ông Trương Tấn Sang và cùng lập đường dây nóng giữa lực lượng hải quân hai bên về các hoạt động ngư nghiệp trên biển.
Cuối tháng Một 2014, báo Nhân
Dân đăng bài phỏng vấn Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc còn nguy hiểm hơn cả 'đường chín khúc' mà Bắc Kinh tự nhận trên Biển Đông.
"Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát
sườn tới Biển Đông. Nó là phép
thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều.
"Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không
đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép.
"Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt "Vùng nhận dạng phòng
không" của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP
Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!"
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching