3
-Carl Vinson và hiện tượng lập lại của lịch sử
Carl Vinson và hiện tượng lập lại của lịch sử
Carl Vinson (1883-1981) là tên của một dân biểu đại diện cho tiểu
bang Georgia, Hoa Kỳ. Ông là đảng viên Dân chủ và phục vụ trong hơn 50 năm tại
Hạ viện Hoa Kỳ, giữ một thời gian kỷ lục trong cơ quan lập pháp nước này. Ông
còn được biết đến như là "Cha đẻ của Đạo luật Hải quân Hai đại dương"
qua cái gọi là “Đạo luật Vinson”.
Trong suốt 29 năm, Carl Vinson, với vai trò Chủ tịch Tiểu ban Hải quân và Ủy ban Dịch vụ Vũ khí ông đã mở ra một thời kỳ mới trong việc hình thành chiến lược đóng tàu hải quân khổng lồ sau Thế chiến thứ hai. Với thành tích như vậy, đó cũng là điều dễ hiểu khi tên của ông được đặt cho một chiếc hàng không mẫu hạm thuộc lớp Nimitz thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ.
Trong suốt 29 năm, Carl Vinson, với vai trò Chủ tịch Tiểu ban Hải quân và Ủy ban Dịch vụ Vũ khí ông đã mở ra một thời kỳ mới trong việc hình thành chiến lược đóng tàu hải quân khổng lồ sau Thế chiến thứ hai. Với thành tích như vậy, đó cũng là điều dễ hiểu khi tên của ông được đặt cho một chiếc hàng không mẫu hạm thuộc lớp Nimitz thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ.
Dân biểu Carl Vinson (1883-1981)
USS Carl Vinson (CVN-70) là “siêu hàng không mẫu hạm” được
hạ thủy năm 1980, thực hiện hải trình đầu tiên năm 1983, được nạp lại nhiên
liệu nguyên tử và đại tu giữa năm 2005 và 2009. Đóng vai trò là “kỳ hạm” của
Nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm số 1 (CSG-1), tàu USS Carl Vinson đang hoạt
động ở khu vực phía Tây Thái Bình Dương.
Danh hiệu liên lạc vô tuyến của Carl Vinson là "Gold
Eagle" (Đại Bàng Vàng). USS Carl Vinson có lượng giãn nước 103.000 tấn,
dài 333 m và rộng 77 m, đủ sức chở theo tối đa 90 phi cơ các loại.
Huy hiệu của USS Carl Vinson (CVN 70) là một con đại bàng với đôi cánh
dang rộng và móng xòe ra. Trên huy hiệu đó có mang một một phương châm bằng chữ
Latin “Vis Per Mare” (Force by the Sea - Sức mạnh từ biển cả).
Đại bàng là biểu tượng của Hoa Kỳ và phương châm của tàu mang ý nghĩa
sức mạnh của con tàu. Đại bàng bay trên nền chữ "V" màu xanh nước biển
và cũng là chữ cái đầu của tên chiến hạm.
Huy hiệu tàu USS Carl Vinson
USS Carl Vinson đã tham gia vào một số sự kiện đáng chú ý. Năm 2011,
thi thể của trùm khủng bố Osama bin Laden đã bị “thủy táng” hay nói một cách
bình dân là ném xuống biển từ boong tàu Carl Vinson.
Đối với Việt Nam, sự kiện đáng chú ý vào ngày 5/3/2018 là hàng không
mẫu hạm USS Carl Wilson cùng khu trục hạm USS Wayne E. Meyer và tuần dương hạm
USS Lake Champlain với khoảng 6..500 thủy thủ đã đến Đà Nẵng, cách cảng Tiên Sa
khoảng 8 hải lý.
Cũng tại Đà Nẵng 53 năm về trước, ngày 8/3/1965, những binh sĩ Hoa
Kỳ (qua lệnh của Tổng thống Lyndon B. Johnson) đã đổ bộ lên bãi biển Mỹ Khê để chính
thức tham gia cuộc Chiến tranh Việt Nam. Họ là những binh sĩ thuộc Lữ đoàn 9,
Thủy quân Lục chiến, xuống xà lan để tiến vào đất liền.
Lính Mỹ đổ bộ lên bãi biển Mỹ Khê, Đà Nẵng, ngày
8/3/1965
Ngày 5/3/2018, tức 53 năm sau, hàng không mẫu hạm USS Carl Vison trở
lại Đà Nẵng trong một chuyến thăm “hữu nghị”, đánh dấu một thời kỳ mới. Trong chuyến
thăm kéo dài từ ngày 5 đến 9/3, thủy thủ Hoa Kỳ sẽ tham gia nhiều hoạt động giao
lưu văn nghệ, thể thao và đến thăm các trung tâm bảo trợ nạn nhân chất độc da
cam, trẻ mồ côi. Ngoài ra, họ còn học nấu món ăn Việt, dự diễn tập phòng cháy
chữa cháy và trao đổi kỹ thuật trên tàu.
Phía sau những hoạt động “hữu nghị” đó, các nhà bình luận chính
trị, trong cũng như ngoài nước, có rất nhiều điều để phân tích và bình luận.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không bàn đến chính trị theo thế “Tam
Quốc” tại Biển Đông giữa Việt Nam-Hoa Kỳ-Trung Quốc.
Tuy mục tiêu tuy không nói ra, rõ ràng là chuyến thăm lịch sử của một
chiến hạm Hoa Kỳ năm nay là nhằm “tạo đối trọng” trước các hành động hung hăng
của phía Trung Quốc trong việc lấn chiếm Biển Đông qua việc bồi đắp các đảo nhân
tạo để từng bước quân sự hóa vùng biển đang tranh chấp. Đó là một cuộc chiến ngấm
ngầm với “người láng giềng tốt” mang chiêu bài “4 tốt, 16 chữ vàng”!
Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson trên Thái
Bình Dương
(hình US Navy, chụp tháng 5/2015)
Về mặt xã hội, người ta chú ý đến sự hiện diện của một sĩ quan
người Mỹ gốc Việt, Hải quân Trung tá, Bác sĩ Hiền Trịnh, đang phục vụ tại phòng
nha khoa trên chiến hạm. Trả lời cuộc phỏng vấn của đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice
of America - VOA) ông cho biết mình rời khỏi Việt Nam khi mới 2 tuổi.
Được hỏi lý do ông quyết định gia nhập Hải quân Hoa Kỳ từ năm 2003
sau khi tốt nghiệp Đại học Michigan State University, ông trả lời, cũng như
nhiều quân nhân Mỹ gốc Việt, ông làm như vậy để trả ơn quê hương thứ hai đã đón
nhận gia đình mình.
Trung Tá Bác sĩ Hiền Trịnh, người Mỹ gốc Việt,
trên Chiến Hạn USS Carl Vinson (Ảnh VOA)
Trung Tá Hiền Trịnh cho biết, theo như những gì ba mẹ ông kể lại, sau
khi thoát khỏi Việt Nam, tàu đánh cá của họ tới được Singapore. Nhưng nước này
không nhận người tỵ nạn và gia đình ông lại lênh đênh trên biển.
Cuối cùng, sự may mắn đã đến khi chiếc tàu đánh cá được một tàu
Hải Quân Hoa Kỳ gặp. Họ được đưa tới Vịnh Subic, Wake Island, nằm giữa Honolulu
và Guam. Gia đình ông được chuyển đến trại tỵ nạn Fort Chaffee ở tiểu bang
Arkansas.
Bác sĩ Hiền Trịnh có người cha đã từng chiến đấu trong hàng ngũ quân
đội VNCH tại Nhà Bè. Hậu duệ của một sĩ quan là người Bắc di cư vào Nam năm
1954 tâm sự với VOA rằng, ông “thực sự vui mừng” cùng hàng không mẫu hạm USS
Carl Vinson trở lại Việt Nam.
Khoảng 10 năm trước Trung tá Hiền Trịnh đã về Việt Nam lần đầu
tiên trong chuyến đi tình nguyện về các hoạt động y tế với một người bạn gái.
Theo báo chí, người bạn gái này đã trở thành vợ ông, Evelyne Vu Tien, một bác
sĩ nhi khoa. Evelyne cũng là người gốc Việt, sinh ra ở Paris và lớn lên tại
vịnh San Francisco, California. Gia đình họ có 2 con gái…
Bác sĩ Hiền Trịnh cho biết… “rất vui được trở lại nơi mình sinh
ra, trên một trong số những chiếc tàu tốt nhất thế giới và đã trở thành một
phần của sự kiện lịch sử trong mối bang giao Việt – Mỹ”.
Gia đình Bác sĩ Hiền Trịnh
Chúng ta thấy, nhiều khi lịch sử chỉ là sự lập lại qua những thời điểm
khác nhau. Đó là việc lính Mỹ chính thức đến Việt Nam vào ngày 8/3/1965 và trở
lại ngày 5/3/2018. Một sự trùng hợp vào tháng 3 lịch sử!
Bên cạnh đó, lịch sử còn có yếu tố bất ngờ như trong trường hợp
của Trung tá Hiền Trịnh. Trốn chạy Việt Nam khi còn là một cậu bé 2 tuổi và trở
lại nơi mình ra đời trong tư thế một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ! Ra đi bằng ghe
đánh cá và trở về bằng hàng không mẫu hạm: quả thật đây là một trường hợp hãn
hữu!
***
Dưới đây là một số hình ảnh về những hoạt động của thủy thủ tàu
USS Carl Vinson tại Đà Nẵng.
Những thuỷ thủ đầu tiên rời tàu USS Carl Vinson
vào Đà Nẵng
Ban nhạc Đệ thất Hạm đội trong một bài hát tiếng
Việt, “Nối vòng tay lớn”, gần cầu Rồng Đà Nẵng tối 5/3/2018
“Giao lưu ẩm thực với các đầu bếp” tại Nhà hàng
Madame Lân, Đà Nẵng
Thành quả của một trưa nắng học đổ bánh xèo của
hai người bạn mới quen
(Ảnh Nguyễn Tú)
Học làm chả giò
Trận túc cầu giao hữu giữa thủy thủ đoàn và Đà
Nẵng
Tại làng trẻ mồ côi Đà Nẵng
Các thủy thủ nhảy sạp cùng những người bạn Việt
Nam
Chụp ảnh lưu niệm với nhân viên và bệnh nhân
“Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần Đà Nẵng”
Các thủy thủ tham gia trò chơi kéo co với bệnh
nhân
Nguyen Ngọc
Chính
--
Phuoc
Virus-free. www.avast.com
|
__._,_.___