X

Saturday, January 25, 2020

TỪ MỘT ĐBSCL ĐANG NGẬP MẶN ĐI THĂM NHÀ MÁY KHỬ MẶN CARLSBAD LỚN NHẤT NƯỚC MỸ

 






Kính Quý Vị Tỵ Nạn VC:
Bọn Tàu phù ỷ là nước trên nguồn của sông Mekong (ởTây tạng) đã làm nhiều ĐẬP thủy điện hại Hạ lưu ĐBSCL bị ngập mặn mà 20 triệu Dân Miền Tây không còn sản xuất "LÚA GẠO" dư thừa tràn đầy như thời VNCH xuất cảng xưa kia..!! Thời vàng son "VỰA LÚA MIỀN TÂY" - "VƯỜN CÂY - RAU QUẢ - VỰA CÁ NGẬP ĐẦY" không còn nữa..!! Âu cũng là nạn là NẠN DỊCH TỄ  "công phỉ" gây nên cảnh "QUỐC PHÁ GAI VONG..!!"
Vậy những AI còn thương Nước yêu Nòi hãy trình bày TỘI ÁC  này do ai mà nên nông nỗi..!! Tên Hồ tặc + tập đoàn Tay sai cộng phỉ..??? Hãy ngăn chặn các đập thủy điên trên ngườn Sông Cửu Long để 20 triệu Dân Miền Tây sống còn..!! Hãy cùng nhau đưa ra Dự Án Lọc mặn mà Ô. NT Vinh đưa ra giúp 20 triêu Dân Việt Miền Tây sống còn...!! Trân trọng..  



TỪ MỘT ĐBSCL ĐANG NGẬP MẶN
ĐI THĂM NHÀ MÁY KHỬ MẶN CARLSBAD
LỚN NHẤT NƯỚC MỸ

NGÔ THẾ VINH

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL sống trong cảnh hạn mặn và thiếu nguồn nước ngọt
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

blank
Hình 1_ TỪ NGUỒN NƯỚC BIỂN. Poseidon Water / Carlsbad Desalination Plant, nhà máy khử mặn từ nguồn nước biển qua kỹ thuật thẩm thấu đảo nghịch / reverse osmosis mỗi ngày sản xuất / cung cấp 50 triệu gallons nước/ ngày (190,000 mét khối), là nguồn nước uống tinh khiết cho 400,000 ngàn cư dân Quận San Diego. Nhóm Bạn Cửu Long đi thăm khu nhà máy khử mặn Carlsbad lớn nhất nước Mỹ;  từ phải: Ngô Thế Vinh, Jessica H. Jones Director of Communications, Phạm Phan Long. [photo by Ngô Minh Triết] (1)

 blank
Hình 2_ TỪ NGUỒN NƯỚC THẢI. Thăm 2 khu Nhà máy: (1) Xử lý Nước Thải / Waste Water Treatment Plant thanh lọc từ nguồn nước thải và mỗi ngày sản xuất / cung cấp 100 triệu gallons / ngày (378,000 mét khối) nước sạch cho cư dân Quận Cam; (2) Hệ thống Bổ sung Tầng Nước ngầm / Ground Water Replenishement System (GWRS). Ms. Becky Mudd (giữa) đặc trách giao tế cộng đồng, KS Phạm Phan Long (phải), Ngô Thế Vinh (trái). [photo by Nguyễn Đăng Anh Thi] (4)

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2020
      Cách đây 27 năm, kể từ 1993, Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 22 tháng 3 mỗi năm là Ngày Nước Thế Giới / World Water Day, do sáng kiến từ Hội nghị Môi Sinh và Phát Triển/ United Nations Conference on Environment and Development/ UNCED tại Rio de Janeiro, Brazil [1992].
      Và mỗi năm Liên Hiệp Quốc đều chọn ra một “chủ đề” cho Ngày Nước Thế Giới để tập trung vận động qua những cuộc hội thảo, qua các phương tiện truyền thông và giáo dục xoay quanh chủ đề này.
      Có thể nói, nước là biểu hiện của sự sống, vì thế mỗi khi tìm ra tín hiệu có nước trên một vì tinh tú xa xôi thì các nhà khoa học thiên văn đã lạc quan cho rằng có thể có sự sống và sinh vật ở trên đó. Trái đất này sẽ là một hành tinh chết nếu không có nước. Trong lịch sử nhân loại, đã có những nền văn minh cổ đại bị tiêu vong không chỉ vì dịch bệnh mà do thiếu nước.   
      Nhưng trước mắt, thiếu nước đang là một vấn nạn ngày càng trầm trọng của thế giới chúng ta đang sống hiện nay. Ngày Nước Thế Giới, như cơ hội để mọi người quan tâm tới tầm quan trọng của nguồn nước ngọt / freshwater và cùng nhau vận động hỗ trợ cho những phương cách quản lý bền vững các nguồn nước ấy.
      Khan hiếm nguồn nước có thể ảnh hưởng trên an toàn lương thực thế giới, gây bất ổn về chính trị và là nguyên nhân đưa tới những cuộc tỵ nạn môi sinh ồ ạt. Với các đặc tính của Biến đổi Khí hậu – climate change, bao gồm những tình huống cực đoan về nguồn nước trong tương lai: hoặc là hạn hán khốc liệt hay là thiên tai bão lụt xảy ra nhiều hơn và tàn phá hơn.   

      Từ 2019, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guteres đã chủ toạ một Hội nghị Thượng đỉnh về Khí hậu – a Climate Summit để khẩn trương có những hành động thực thi Thoả ước Paris – Paris Agreement. Năm 2020 để chuẩn bị cho Ngày Nước Thế Giới – World Water Day, mỗi quốc gia đều nêu rõ chương trình hành động nhằm đối phó với vấn đề nước với chủ đề nước và trong tình trạng biến đổi khí hậu.

      Và như truyền thống hàng năm, Ngày Nước Thế Giới  2020 sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 03 với chủ đề về Nước và Biến Đổi Khí Hậu; cuộc vận động sẽ được điều hợp bởi toán chuyên gia của LHQ. (2)

      Với biến đổi khí hậu, ĐBSCL được đánh giá là một trong những vùng châu thổ dễ bị tổn thương nhất, với nghịch lý: dư thừa nước mặn, nước bẩn nhưng rất thiếu nước sạch và nguồn nước ngọt phù sa.  

NHÀ MÁY KHỬ MẶN CARLSBAD
      Được khánh thành ngày 14 tháng 12 năm 2015 tại thị trấn Carlsbsd, California nằm cận phía bắc nhà máy điện Encina Power Station. Địa chỉ 4600 Carlsbad Bld.
Carlsbad, CA 92008. Dự án US$ 784 triệu USD được thực hiện với tiền cổ phiếu – bond. Và sau đó bán lại cho tư nhân với giá 1 tỷ USD. Nhà máy mỗi ngày sản xuất 50 triệu gallons nước ngọt [tương đương với 190,000 mét khối nước], từ nguồn nước biển, đủ cung cấp nước cho 400,000 ngàn cư dân Quận hạt San Diego; với giá thành ½ xu [half a penny] cho một gallon. The San Diego County Water Authhority – SDCWA đã gọi nơi đây là “nhà máy khử mặn nước biển lớn nhất nước, với kỹ thuật tiên tiến nhất, và sử dụng năng lượng hiệu quả nhất – energy efficient.”

      Dự án xây nhà máy khử mặn tại quận hạt San Diego bắt đầu từ 1993 sau 5 năm tiểu bang California bị khô hạn – drought. Kỹ thuật màng – membrane technology cho nhà máy đã được General Atomics La Jolla tiên phong áp dụng trước đó.
  
blank
Hình 3_ Nhà máy Khử mặn Carlsbad trên một diện tích 4 mẫu Anh – four-acre site, địa chỉ 4600 Carlsbad Bld. Carlsbad, CA 92008. Được khánh thành ngày 14 tháng 12 năm 2015, kế cận nhà máy điện không còn hoạt động Encina Power Station, sát bên vịnh Agua Hedionda Lagoon Thái Bình Dương. Vận hành nhà máy không cần nhiều công nhân do kỹ thuật tự động hoá – automation. (1,2)

      Với viễn kiến, đây sẽ là nơi sản xuất nguồn nước ngọt bổ sung cho nguồn nước nhập từ sông Colorado, từ vùng châu thổ Sacramento bắc California, cùng với nguồn nước mưa và từ tầng nước ngầm / groundwater… 
       Ban đầu các nhà hoạt động hoạt động môi sinh – environmentalists đã mạnh mẽ chống đối dự án này, nêu ra những lý do: tiêu phí năng lượng – energy consumption, nước thải quá mặn – brine discharge, và cả lấy nguồn nước biển có thể làm chết cá. Đã có năm vụ kiện lớn chống dự án xây dựng nhà máy khử mặn nhưng đều không thành công.
      Nhà máy được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 2012 – tức là 19 năm sau từ ngày hình thành dự án (1993- 2012), dự trù hoàn tất sau 4 năm 2016, nhưng đã được hoàn tất sớm hơn một năm do tình trạng hạn hán liên tục của California. Cho dù đã xây cất xong, nhà máy được chạy thử nghiệm 6 tháng trước khi bắt đầu cung cấp nguồn nước cho San Diego.

      Nhà máy được tập đoàn Poseidon Water điều hành, và xây dựng công trình bao gồm một số công ty kỹ thuật chính như: GHD Group, IDE Americas Inc. – chi nhánh của một công ty Do Thái: Israel-based IDE Technology.

      Nước ngọt từ nhà máy được chuyển xuống San Diego bằng một đường ống dài 16 km đường kính 1.4 m, để đưa nước về SDCWA tại San Marcos là trung tâm phân phối nước cho toàn vùng San Diego.

NHÀ MÁY CARLSBAD HOẠT ĐỘNG RA SAO?
      Nhà máy lọc nước biển Carlsbad được cho xây ngay bên cạnh nhà máy nhiệt  điện không còn hoạt động và nhờ đó được sử dụng đầm nước/ lagoon và máy bơm nước biển và hệ thống thải nước ra biển chung với nhà máy điện mà không cần xây thêm.  
  
      Lấy 380,000 mét khối nước biển/ ngày từ nguồn nước làm mát máy điện / cooling water từ nhà máy nhiệt điện Encina Power Plant ngay kế cận, bước đầu được lọc qua các tầng đá vụn – gravel, cát và than đá cứng nhằm làm loại bỏ các hạt tạp chất và những hạt lơ lửng.
      Sau đó được khử mặn qua hệ thống lọc theo kỹ thuật “thẩm thấu đảo nghịch / hay thẩm nghịch – reverse osmosis.” Nửa nguồn nước mặn này: 190,000 mét khối được chuyển thành nguồn nước uống tinh khiết, nửa còn lại được với độ mặn cao mà từ chuyên môn gọi là concentrated brine; do có độ mặn cao hơn 20% so với nước biển, nên lượng nước mặn đậm đặc này cần được pha loãng trước khi được đổ ra biển. Do nhà máy điện Encina Power Station đã ngưng hoạt động từ 2017,  Poseidon Water đã thay thế đảm trách giai đoạn pha loãng này.

blank
Hình 4_ Jessica H. Jones giải thích: nước biển được bơm vào nhà máy; trước hết phải qua giai đoạn gạn lọc các tạp chất và những hạt lơ lửng – suspended particles qua các tầng đá vụn, cát và tầng than đá cứng anthracite – hard coal, trước khi bước sang giai đoạn 2 thanh lọc khử mặn. (1,2)

blank
Hình 5_ Tiếp theo đó, nước biển được lọc khử mặn với kỹ thuật “thẩm thấu đảo nghịch – reverse osmosis qua các tấm màng lọc”. Các lỗ của màng lọc có kích thước cực nhỏ chỉ bằng 1 phần triệu đường kính của sợi tóc. (1,2)

            Tuy đi vào hoạt động đã 5 năm nhưng ban kỹ thuật vẫn luôn luôn quan tâm theo dõi ảnh hưởng của nhà máy trên môi trường. Ví dụ, một cuộc khảo sát tháng Giêng, 2019 ghi nhận nước thải từ nhà máy đã tăng độ mặn nước biển vùng cận duyên – offshore nhưng không quá 10% không gây ảnh hưởng đáng kể tới các giống loài thuỷ sinh trong vùng.

blank
Hình 6_ Jessica đang giới thiệu mẫu màng lọc – reverse osmosis membranes dùng trong giai đoạn khử mặn từ nước biển. Khi được hỏi về độ bền của màng lọc là bao lâu? Câu trả lời của Jessica là “10 năm”, tuổi thọ ấy đối với chúng tôi là điều khá ngạc nhiên. Từ phải: Jessica, Ngô Thế Vinh, KS Ngô Minh Triết, và khách tham quan. [photo by Phạm Phan Long]

KHÔNG HOÀN TOÀN THUẬN BUỒM XUÔI GIÓ
      Để cân bằng tác động trên môi trường – to offset environment impact, 27 mẫu đất (hectare) sình lầy – wetlands, được quy hoạch trong vịnh San Diego, hệ thống pin mặt trời – solar panels sẽ được lắp ráp trên nóc nhà máy, và lượng khí thải carbon – carbon emission sẽ được mua lại.

      Nhóm Bảo vệ Bờ biển San Diego – San Diego Coastkeeper (2015) cũng đã kiện nhà máy nước SDCWA do những mối quan tâm về môi sinh, cho rằng nhà máy đã vi phạm California Environmental Quality Act do xử dụng nhiều năng lượng và gây hậu quả nhà kính – greenhouse effect từ nhà máy này. Họ không chống dự án khử mặn Carlsbad nhưng đòi hỏi nhà máy phải có những nỗ lực giảm thiểu thích đáng các hậu quả tiêu cực trên môi trường – proper mitigation, và yêu cầu trên đã được SDCWA quan tâm và đáp ứng.

      Do tiêu chuẩn về môi trường của California được coi là khắt khe nhất nước Mỹ, nói chung chi phí của họ còn cao vì ngoài tổn phí nhà máy như bơm nước từ khoảng cách xa 16 km tới các thành phố tiêu dùng; còn phải kể tới các công trình vét nạo đáy biển, trồng rừng, Net Zero carbon footprint, nuôi trồng / farming hải sản tại trong đầm – lagoon, chuyển dịch hải sinh vật / cấy lại sang vùng biển khác gần San Diego, và cả chi phí cho PR Campaign liên tục để vận động ủng hộ của dân chúng.

PHẨM CHẤT NƯỚC VÀ GIÁ THÀNH
      Nhà máy Khử Mặn Carlsbad đã hoạt động được 5 năm, tạo được uy tín do chất lượng nguồn nước cung cấp từ nhà máy này. Hiện nay, nhà máy mỗi ngày sản xuất 50 triệu gallons nước ngọt [190,000 mét khối nước], từ nước biển, đủ cung cấp nước cho 400,000 ngàn cư dân Quận hạt San Diego; với giá thành ½ xu [half a penny] cố định trong 30 năm cho một gallon. [So với giá mua nước từ sông Colorado là ¾ xu/ gallon và có thể sẽ còn tăng thêm trong tương lai].

       The San Diego County Water Authhority – SDCWA đã gọi nơi đây là “nhà máy khử mặn nước biển lớn nhất nước, với kỹ thuật tiên tiến nhất, và sử dụng năng lượng hiệu quả nhất – energy efficient.”

            Được biết chuyến đi thăm của chúng tôi là mấy tours cuối cùng trong năm nay. Sau đó nhà máy khử mặn Carlsbad không còn chương trình tham quan nào khác, do Poseidon Water sẽ sớm khởi động một kế hoạch xây dựng giai đoạn 2  mở rộng và tăng công xuất nhà máy. 

*
blank
Hình 7_ Với nguồn nước mặn gần như vô tận từ Thái Bình Dương, qua các công đoạn khử cặn rồi khử mặn, cuối cùng là nguồn nước uống tinh khiết. Poseidon Water sản xuất 50 triệu gallon – 190,000 mét khối nước ngọt / ngày, giá thành 1/2 xu / gallon và các thành phố mua nước qua SDCWA và trả tiền theo công tơ. [photo by Phạm Phan Long]  

ĐBSCL MỘT CÁI TẾT NGÃ MẶN VÀ BƯỚC CÔNG NGHIỆP HOÁ
      Những ngày trước Tết, Anh Dohamide/ Đỗ Hải Minh gốc người Chăm, sinh trưởng ở Châu Đốc báo tin: Bến Tre đang ngập mặn nặng. Tuy sống ở hải ngoại, ở tuổi 86 không còn khoẻ nữa mà anh vẫn luôn luôn nặng lòng với quê nhà.

      TS Phạm Đỗ Chí gửi cho tôi mấy dòng Tản mạn cuối năm của Lưu Trọng Văn:
Hôm nay 29 tết rồi. Sóc Trăng nước ngọt không về, nước mặn tràn bờ, nước giếng khoan sâu lòng đất không đủ cho người dùng, đâu đến lượt cây...

      Dự án 14 nhà nhiệt máy điện ở ĐBSCL, tuy chỉ mới 3 nhà máy hoạt động, mà đã gây tình trạng ô nhiễm đất đai với tràn ngập than sỉ, ô nhiễm không khí với khói và bụi mịn… Ưu tư với thảm trạng môi trường ấy, KS Phạm Phan Long, Hội Sinh Thái Việt / VEF cho rằng: với  nguồn Năng Lượng tái Tạo – NLTT từ mặt trời, từ gió sẽ quá rẻ bắt buộc các nhà máy nhiệt điện rồi ra sẽ phải đóng cửa và qua điển hình Nhà máy Khử Mặn Carlsbad được xây dựng trên nền của nhà máy điện than Encina Power Station, thì sau này các khu nhà máy nhiệt điện nơi ĐBSCL sẽ là những địa điểm rất thuận lợi để xây dựng nhà máy lọc nước biển, nước thải.  

      Bước vào Thế kỷ 21, nhân loại không thiếu giải pháp kỹ thuật bền vững và khả thi kinh tế cho NLTT và nguồn nước, chỉ thiếu chính sách, quy hoạch và lãnh đạo có bản lãnh có tầm nhìn chiến lược.

blank
Hình 8_ Trước nạn ngập mặn nặng toàn tỉnh Bến Tre, sáng 10.01.2020 một buổi hội thảo giới thiệu túi trữ nước ngọt (có sức chứa từ 1 tới 100 mét khối) theo Chương trình Khoa Học & Công Nghệ Cấp Nhà Nước [sic] do công ty nhựa Tân Đại Hưng sản xuất [trên, SGGP Online 11.01.2020]. Người dân Bến Tre có dịp tìm hiểu thêm “giải pháp hữu hiệu” để ứng phó với tình trạng hạn mặn địa phương [dưới: báo điện tử Bộ TN & MT 12.01.2020]. 
     
      Một nước Mỹ giàu mạnh như hiện nay có phần công lao rất lớn từ sáng kiến đầu tư của tư nhân. Họ biết tìm nguồn lợi nhuận cho cả mục đích công ích. Đứng trong khu nhà máy Khử Mặn Carlsbad lớn nhất nước Mỹ, được hình thành với 100% vốn từ tư nhân; không thể không trạnh nghĩ nhìn về Việt Nam, về ĐBSCL, nghĩ đến những đại gia của Việt Nam hiện nay. Đa số khởi nghiệp bằng đầu tư bất động sản từ đất đai của dân chúng, hoặc họ có đặc quyền khai thác nguồn tài nguyên nào đó của đất nước và rồi trở thành tỷ phú USD. Và có bao giờ họ nghĩ được rằng, sẽ trả ơn phần nào cho đất nước và người dân đã nuôi dưỡng họ bằng đất đai có thấm đẫm mồ hôi và nước mắt để họ có được ngày hôm nay.

      Rồi nhìn về phía Nhà nước, với bao nhiêu công trình xây cất lãng phí hàng tỷ USD, điển hình như cống đập Cửa Ba Lai và các hệ thống ngăn mặn cùng khắp ĐBSCL, có thể nói là một thất bại toàn diện. Sau bài học thất bại của cống đập Ba Lai, và rồi sắp tới đây, là một công trình khác lớn hơn thế nữa: Cái Lớn Cái Bé.  
    
      Nhà nước nên có sáng kiến thực tiễn hơn: dùng số tiền  tỷ USD ấy để xây dựng những dự án thật sự công ích. Khởi đầu là một tỷ USD cho xây một nhà máy khử mặn / Desalination Plant, một tỷ đồng khác xây dựng một nhà máy thanh lọc nước thải / Waste Water Treatment Plant, đó là những gì khẩn cấp nhất mà 20 triệu cư dân  ĐBSCL đang thiếu nước ngọt giữa cơn hạn ngập mặn và nguồn nước ô nhiễm trầm trọng như hiện nay.

      Đó mới thực sự là bước công nghiệp hoá chứ không phải với những túi nhựa chứa nước ngọt đang bán ra cho nông dân mà vẫn được gán cho danh hiệu Công trình Khoa Học & Công Nghệ Cấp Nhà Nước. [sic] 

      Nếu điều ấy là hiện thực, thì Việt Nam sẽ là quốc gia tiên phong trong vùng Đông Nam Á ứng dụng các bước công nghiệp hiện đại đối phó với biến đổi khí hậu và các bước khai thác huỷ hoại và từ những con đập Mekong thượng nguồn. 

      Nhóm Bạn Cửu Long gửi bài viết này tới 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây đang sống những ngày thiếu nước, kể cả nước uống. Và cũng để thấy rằng vẫn có đó những giải pháp để sống còn nếu có được một cấp lãnh đạo biết lo cho dân và cả có một tầm nhìn chiến lược.

NGÔ THẾ VINH
Carlsbad Desalination Plant 14.01.2020
California, Little Saigon Mùng Một Tết



THAM KHẢO:
1/ Claude "Bud" Lewis Carlsbad Desalination Plant, Wikipedia https://en.wikipedia.org/wiki/Claude_%22Bud%22_Lewis_Carlsbad_Desalination_Plant
2/ Carlsbad Deslination Project. Enhancing Water Reliability for San Diego County. https://www.carlsbaddesal.com/uploads/1/0/0/4/100463770/pw_tour_boards_48x96_012916_webv4.pdf
3/ World Water Day 2020: Water and Climate Change. UN Water 22 March World Water Day https://www.worldwaterweek.org/event/8398-world-water-day-2020-water-and-climate-change
4/ Ngày Nước Thế giới 2017 với chủ đề Nước Thải. Đi Thăm Khu nhà máy xử lý Nước thải và Hệ thống bổ sung tầng nước ngầm tại Quận Cam. Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation 23.03.2017 Viet Ecology Foundation



Viet Ecology Foundation





__._,_.___

Posted by: rvnaf 

Ghê rợn! Súp dơi nguyên con của người Tàu có thể là nguồn gây bệnh viêm phổi lạ


---------- Forwarded message ---------
From: Minh Luong [DaiHocVanKhoaSG] <>
Date: Fri, Jan 24, 2020 at 9:37 AM
Subject: [DaiHocVanKhoaSG] Fwd: Ghê rợn! Súp dơi nguyên con của người Tàu có thể là nguồn gây bệnh viêm phổi lạ ! hôm nay là dơi, ngày mai sẽ là....chuột cho mà xem ! nghe là muốn..ói rồi !
To: <DaiHocVanKhoaSG

Ghê rợn! Súp dơi nguyên con của người Tàu có thể là nguồn gây bệnh viêm phổi lạ


VŨ HÁN - Dơi được xem là một món ăn hảo hạng của người dân Vũ Hán. Trong ngày thứ Năm, hình ảnh
 video một phụ nữ ăn món súp dơi, hay dơi tiềm, đã được phổ biến khắp thế giới, trong lúc các khoa học
 gia tin rằng siêu vi khuẩn coronavirus trong đợt bùng phát bệnh dịch viêm phổi từ Vũ Hán xuất phát từ loài dơi.
Không rõ video được thâu hình vào lúc nào.
Báo Daily Mail tại Úc đã viết tựa “Video clip kinh hoàng cho thấy một phụ nữ Trung Hoa đang ăn nguyên 
một con dơi tại một nhà hàng sang trọng, trong lúc các khoa học gia đã liên kết siêu vi khuẩn coronavirus với loài dơi.”

Loài rắn ăn thịt loài dơi, và chính rắn cũng bị nghi là nguồn gây bệnh tại Trung Quốc hiện nay.
Dưới đây là bài viết của tác giả Nguyễn Lệ Chi đang có mặt tại Vũ Hán (Wuhan), về món súp dơi, đăng 
trên Facebook thứ Năm, 23 tháng 1, 2020.

Thủ phạm gây ra bệnh viêm phổi cấp tại Trung Quốc
Nguyên nhân dẫn đến việc lây lan dẫn đến chứng viêm phổi cấp tại Trung Quốc là bởi thú ăn động vật hoang 
dã của người dân Vũ Hán. Trong đó đặc biệt là món súp dơi nguyên con vốn được coi là đặc sản giàu dinh dưỡng.
Để nấu món súp dơi nguyên con, ngoài nguyên liệu chính là dơi thì người ta còn cần đến một ít rau củ và gia vị. 
Dơi được sơ chế khá sơ sài khi người ta chỉ có cắt tiết rửa sạch ở bên ngoài con vật chứ không hề có công đoạn
 làm lông hay mổ nội tạng. Điều này có nghĩa rằng thực khách sẽ được phục vụ nguyên vẹn một con dơi 100%
 bao gồm cả lông, cánh, mắt, chân, nội tạng... không bỏ đi bộ phận nào hết.
Khi bắt đầu chế biến, người ta sẽ cho dơi vào nồi nước và đem hầm chín, sau đó thêm chút rau củ phụ gia rồi
 hầm đến khi mềm là dọn ra cho thực khách thưởng thức. Ngoài súp dơi nguyên con, người ta còn chế biến 
dơi thành nhiều món ăn khác như nướng xào hay thậm chí kinh dị hơn là ăn sống.

Nhiều người cho rằng hương vị món súp dơi này rất giống với món súp gà, máu dơi có khả năng chữa các
 bệnh về hô hấp, mắt dơi giúp làm sáng mắt và hơn nữa món ăn này được xem là “thần dược” để cải thiện
 khả năng trong chuyện chăn gối. Vì vậy phần lớn người ưa chuộng và thường xuyên sử dụng là nam giới.
Mặc dù được cho là món ăn bổ dưỡng nhưng người ta cho rằng việc sử dụng súp dơi nguyên con với cách chế
biến chưa kỹ như không làm lông, mổ bụng... có thể khiến con người gặp các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là các
 bệnh về thần kinh như Parkinson, Alzheimer và Lou Gehrig. Nguyên nhân là do thức ăn của dơi là những loài 
thực vật có khả năng gây bệnh cho con người, vi khuẩn, cộng với cách chế biến không kỹ càng.

Và bệnh dịch viêm phổi cấp ngày càng nghiêm trọng tại Trung Quốc hiện nay là câu trả lời rõ ràng nhất. Những
bệnh nhân viêm phổi cấp đầu tiên chính là các nhân viên tại chợ Hải sản Hoa Nam (nơi chuyên cung cấp thịt 
các động vật hoang dã tươi sống như dơi, rắn, chuột, cầy hương... ) nằm ngay tại trung tâm thành phố Vũ Hán.
 Sau khi phát hiện ổ bệnh, chợ này đã phải khử trùng và đóng cửa.



Vi rút corona mới được đặt tên là 2019 Novel Coronavirus, viết tắt 2019-nCoV. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và NHC đã xác nhận 2019-nCoV gây ra bệnh viêm phổi lạ là thuộc chủng corona vốn gây ra dịch Hội Chứng Hô Hấp Cấp Tính Nặng (SARS) và Hội Chứng Hô Hấp Trung Đông (MERS).
Ông Cao Phúc, giám đốc Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Trung Quốc, ngày 22.1 cho biết 2019-nCoV với khả năng “thích nghi, đột biến, lây lan qua đường hô hấp” có thể xuất phát từ động vật hoang dã được bày bán tại chợ Hoa Nam. Tuy nhiên, giới chức và chuyên gia y tế chưa thể kết luận cụ thể nguồn gốc là con vật gì, theo ông Cao.

Dơi được cho là đã sản sinh ra vi rút gây dịch bệnh SARS trong năm 2002-2003, cướp đi sinh mạng của gần 650 người khắp Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.
SARS được tìm thấy trong cầy hương bày bán tại các chợ động vật hoang dã ở Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học tin rằng vi rút từ dơi đã lây nhiễm cho cầy hương và sau đó con người đã ăn thịt chúng.


__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

Popular Posts

Popular Posts