Công nghệ 5G của Trung Quốc như ‘lâu đài xây trên cát’
Bình luận 21:10, 18/06/20•
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang với sự quyết
liệt của cuộc chiến công nghệ, trong khi Trung Quốc cố gắng thao túng thế giới
với “gián điệp mạng” 5G của Huawei, thì Hoa Kỳ lập đỉnh cao mới với “Vệ tinh Mạng”
Starlink. Các đòn trừng phạt Huawei của Mỹ cho thấy công nghệ Trung Quốc chỉ “lộng
lẫy” như “lâu đài xây trên cát”, bởi họ chỉ có thể ăn cắp mà không thể sáng tạo...
Được xem là biểu tượng công nghệ, “gã khổng lồ” công nghệ của
Trung Quốc - Huawei đang chiếm ưu thế và
dần vượt lên các hãng Âu, Mỹ trong lĩnh vực cung cấp mạng viễn thông đến thiết
bị đầu cuối, đặc biệt là công nghệ 5G. Theo ehealth.gov.vn, các nhà đầu tư tại Trung
Quốc đã lên kế hoạch đầu tư 2,8 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 411 tỷ USD) để
phát triển mạng 5G giai đoạn 2020-2030, với mong muốn sẽ trở thành nước có cơ sở
hạ tầng mạng 5G lớn nhất thế giới.
Theo Học viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông Trung Quốc
- thuộc cơ quan nghiên cứu của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, việc triển
khai mạnh mẽ cơ sở hạ tầng 5G cho thấy Trung Quốc sẽ trở thành thị trường 5G lớn
nhất thế giới vào thập kỷ tới; với doanh thu ước tính sẽ đạt khoảng 17,5 nghìn
tỷ NDT (2.450 tỷ USD) trong giai đoạn 2020-2030. Trên lĩnh vực viễn thông, các hãng công nghệ Mỹ đã bị tụt hậu
từ công nghệ 4G, hiện chỉ còn Ericsson (Thuỵ Điển) có thể cạnh tranh được với
Huawei. Rất nhiều người tin rằng với công nghệ 5G, không sớm thì muộn Huawei sẽ
từng bước “thống trị thế giới”.
Quyền lực thực sự
nằm trong tay ai?
Có một sự thật rằng hãng công nghệ viễn thông số một Trung
Quốc này đang bước vào thời kỳ “khủng hoảng”, khi mà các hãng công nghệ Mỹ,
Anh, Nhật Bản từ chối hợp tác với Huawei. Nước
Anh cũng có kế hoạch thành lập liên minh "D10" để thiết kế và nâng cấp
công nghệ 5G của riêng mình nhằm loại bỏ Huawei. Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với Huawei. Các công ty Mỹ và các công ty nước
ngoài sử dụng thiết bị công nghệ, phần cứng cũng như phần mềm của Mỹ không được
phép cung cấp sản phẩm cho Huawei. Những chính sách của Mỹ đang tăng áp lực đối
với công ty này, khi Washington thúc đẩy các đồng minh của mình thực hiện các động
thái tương tự, theo Caixin Global.
Sự lúng túng của Huawei cho thấy Mỹ chứ không phải Trung Quốc
mới là phía có quyền lực với “hệ sinh thái” công nghệ viễn thông. Mỹ vẫn luôn
là đất nước đi đầu trong sáng tạo và sở hữu công nghệ viễn thông, thiết lập nền
tảng để các hãng thiết bị viễn thông - giống như Huawei - dựa vào đó mà phát
triển.
Thật ra, chính quyền Trump có ý định tốt đẹp, bởi lợi thế
5G mà Huawei và Trung Quốc đang có sẽ trở lên lỗi thời. Vào ngày 11/11/2019, một
tên lửa SpaceX Falcon 9 của Hoa Kỳ đã được phóng khỏi Trạm Không
quân Cape Canaveral, mang theo 60 vệ tinh Starlink tại Cape Canaveral, Florida. Dự án Starlink nhằm mục đích đưa hàng ngàn vệ tinh vào quỹ đạo Trái đất thấp,
để cung cấp truy cập Internet băng thông rộng cho Hoa Kỳ.
Ông Elon Musk - nhà sáng lập SpaceX cho biết họ sẽ mất khoảng 400 vệ tinhđể thiết lập vùng phủ sóng Internet "nhỏ" và 800
vệ tinh để phủ sóng "vừa phải" hoặc "hoạt động đáng kể".
Trước mắt, mục tiêu chủ yếu của SpaceX là triển khai gần 1.600 vệ tinh khoảng
273 dặm (440 km) cao. Hoá ra, Trung Quốc và Huawei đã chậm chân.
Vệ tinh mạng
‘đánh bại' 5G - Mỹ dẫn đầu trong sáng tạo và sở hữu ‘hệ sinh thái’ công nghệ
viễn thông mới
Giám đốc chính sách vệ tinh của công ty SpaceX David
Goldman đã viết trong một lá thư gửi cho Ủy ban truyền thông Liên bang (FCC) rằng,
trước cuối năm 2020, SpaceX sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ thương mại trong miền Bắc
Hoa Kỳ và miền Nam Canada, và sau đó sẽ nhanh chóng mở rộng việc cung cấp dịch
vụ ra toàn cầu.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2027,
SpaceX sẽ phóng 12.000 vệ tinh lên không trung, đủ để cung cấp dịch vụ Internet khắp
toàn cầu, với tốc độ nhanh hơn 5G từ 10 đến 50 lần, độ trễ thấp và giá cả phải
chăng.
Khi ấy, hàng triệu các trạm thu phát sóng BTS, hệ thống dây
cáp Internet chạy dưới biển xuyên đại dương, chằng chịt trên mặt đất, dưới lòng
sông như hiện tại sẽ trở nên… vô dụng. Internet có thể được sử dụng trên hải đảo,
trên biển, trên không trung, thậm chí cả trên sao Hỏa.
Chi phí để hoàn thành dự án có thể tốn 10 tỷ USD trở lên,
theo Gwynne Shotwell, chủ tịch và giám đốc điều hành của SpaceX. Nhưng ông Elon
Musk cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 1/2020 rằng, công ty Hoa Kỳ
này có thể kiếm được khoảng 30 đến 50 tỷ USD mỗi năm từ “Vệ tinh mạng”.
Ông Mark Handley - nhà nghiên cứu về mạng máy tính tại Đại
học College London, cũng là người đã nghiên cứu dự án Starlink, nói với Business Insiderrằng dự án
này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của "tất cả mọi người".
Vậy ra, tất cả các đòn tấn công, cô lập Huawei của Tổng thống
Trump có thể là để Trung Quốc chậm triển khai mạng 5G, bởi ông biết rằng cán
cân công nghệ viễn thông giữa Mỹ-Trung sắp sửa xoay chiều ngoạn mục, và Mỹ lại
sẽ trở về vị trí dẫn đầu [vốn có] của mình.
Thế giới đã dần bừng tỉnh trước một Hoa Kỳ với “thực lực”
thật sự. Huawei dường như đã lập nên kỳ tích, Trung Quốc gần như đã chạm tay
vào “chiếc cúp vô địch” trong cuộc chiến công nghệ và gián điệp mạng. Nhưng Hoa
Kỳ đã lên tới không trung để “triển khai” mạng Internet. Đây có lẽ là loại tình huống hài hước trong một mẩu chuyện
cười phương Tây: “Chúng ta tóm được họ ở chính tại
nơi họ truy nã chúng ta!”
Tại sao Trung
Quốc chỉ có thể ăn cắp mà không thể sáng tạo?
Trong nhiều năm qua, các học giả Trung Quốc và thế giới đã
và đang bàn cãi không ngớt về vấn đề tại sao khoa học kỹ thuật cận đại không ra
đời tại Trung Quốc, vì sao văn minh Trung Hoa thời cổ từng dẫn đầu thế giới
nhưng về sau lại tụt hậu. Một học giả gốc Hoa là Dương Chấn Ninh - nhà vật lý
người Mỹ sinh ở Trung Quốc nghiên cứu về lĩnh vực cơ học thống kê và vật lý hạt.
Ông (cùng với Lý Chính Đạo đã nhận giải Nobel Vật lý năm 1957) cho rằng đó là do
người Trung Quốc không có tư duy logic, hoặc lối tư duy của họ không có phương
pháp suy diễn. Trong bài phát biểu ngày 1/7/2017 tại lễ tốt nghiệp của các học
viên Viện Nghiên cứu phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh, nhà kinh tế nổi
tiếng Trung Quốc Trương Duy Nghênh công khai đưa ra quan điểm: do thể chế chính
trị của Trung Quốc luôn hạn chế sự tự do của dân chúng cho nên người Trung Quốc
không thể có phát minh sáng tạo.
"Tình hình thực tế là trong 500 năm gần đây, cống hiến về mặt
phát minh sáng tạo của Trung Quốc gần như bằng số không. Chưa cần so sánh với Mỹ,
Anh, mà chúng ta cũng chưa đạt được ngay cả con số lẻ của Thụy Sĩ. Người Thụy
Sĩ phát minh ra kìm phẫu thuật, máy trợ thính điện tử, dây an toàn, công nghệ
chỉnh hình, màn hình tinh thể lỏng v.v…
Công nghệ mực chống giả được Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc
dùng để in đồng Nhân dân tệ là công nghệ của Thụy Sĩ, 60% -70% lượng bột mì của
Trung Quốc được chế biến bằng máy móc của công ty Bühler (Thụy Sĩ).
Nguyên nhân do đâu vậy? Lẽ nào do gen của người Trung Quốc
có vấn đề? Hiển nhiên không phải thế! Nếu không, chúng ta chẳng có cách nào giải
thích được vì sao nền văn minh Trung Quốc cổ đại lại rực rỡ như thế.
Hiển nhiên đó là do thể chế và chế độ của Trung Quốc. Sức
sáng tạo phải dựa vào tự do! Sự tự do về tư tưởng và tự do về hành động. Đặc điểm
cơ bản của thể chế Trung Quốc là hạn chế sự tự do của con người, bóp chết tính
sáng tạo, bóp chết tinh thần doanh nhân. Thời đại người Trung Quốc có sức sáng
tạo nhất là thời Xuân Thu Chiến Quốc và thời nhà Tống. Đây không phải là sự ngẫu
nhiên. Hai thời đại này cũng là những thời đại người Trung Quốc được tự do nhất".
Trong bài phát biểu, ông Trương Duy Nghênh đã sử dụng các dữ
liệu lịch sử và số liệu thống kê về phát minh, sáng chế của Trung Quốc để chứng
minh cho nhận định của mình. Lý luận chặt chẽ và khoa học mà ông đưa ra đáng để
Trung Quốc suy ngẫm và thay đổi, đồng thời cũng là gợi ý để chúng ta thấu hiểu
hơn về “tòa lâu đài công nghệ” của Trung Quốc - thực chất chỉ là tòa lâu đài lộng
lẫy vốn được xây... trên cát.
Tâm An
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching