X

Saturday, August 2, 2014

Úc cấm phổ biến thông tin về tham nhũng

CÒN CHỐI ĐƯỢC NỮA KHÔNG? NHỮNG TÊN CỘNG SẢN GỘC BÁN NƯỚC HẠI DÂN:

http://khoahoc-kythuat.blogspot.com.au/2014/08/con-choi-uoc-nua-khong-nhung-ten-cong.html
http://khoahoc-kythuat.blogspot.com.au/2014/08/con-choi-uoc-nua-khong-nhung-ten-cong.html

Úc cấm phổ biến thông tin về tham nhũng

Chính phủ Úc cấm phổ biến kết quả điều tra trường hợp tham nhũng Quốc tế liên quan đến Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam

Wikileaks - Văn Hiền chuyển ngữ

Ngày 29 tháng 7 năm 2014, WikiLeaks cho đăng tin đặc biệt là Ban Kiểm Duyệt Truyền Thông Úc Châu ra lệnh cấm phổ biến bản báo cáo liên quan đến tình trạng tham nhũng nhiều triệu đô la, nêu danh nhiều cán bộ đầu ngành trước đây cũng như đang tại chức của Nam Dương, Mã Lai, Việt Nam, những người thân tộc của họ và các viên chức cao cấp khác. Lệnh nầy nêu lý do vì “An ninh Quốc gia” để cấm bất cứ cơ quan truyền thông hay cá nhân nào loan tin nầy, nhằm giảm thiểu những thiệt hại trên quan hệ ngoại giao quốc tế đối với nước Úc.

Lệnh toà án nầy tiếp theo lệnh truy tố kín 7 nhân viên cao cấp trong những chi nhánh phụ thuộc của Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Dự Trữ (RBA)  của Úc ngày 19 tháng 6 năm 2014. Trường hợp nầy liên hệ đến những tố cáo phần tiền lót thưởng lên đến nhiều triệu đô la, do đại diện chi nhánh của RBA Securency and In ấn Tiền Mặt của chính phủ Úc để được hợp đồng in và cung cấp tiền giấy polymer cho các chníh phủ Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam và nhiều nước khác.

Lệnh cấm nêu đích danh 17 nhân vật bao gồm những Bộ trưởng cựu và tại chức của Mã Lai, Trương Tấn Sang, hiện là Chủ tịch nước Việt Nam, Susilo Bambang Yudhoyono (biệt danh SBY), là Tổng thống Nam Dương (từ 2004), Megawati Sukarnoputri (biệt danh Mega), cựu Tổng thống Nam Dương (2001-2004) và hiện là lãnh đạo đảng Chính trị PDI-P và 14 nhân viên cao cấp khác cũng như thân tộc của họ trong những quốc gia đó, không bị nêu danh trong cuộc điều tra.

Tài liệu nầy còn đặc biệt cấm phổ biến bản lệnh cấm cũng như văn bản xác nhận việc bổ nhiêm Gillian Bird, đại diện chính phủ Úc trong ASEAN, lệnh cấm nầy có hiệu lực giấu nhẹm vụ tham nhũng cao và rộng nhất tại Úc nói riêng và trong vùng nói chung

Lệnh cấm tương tự như vầy ban hành năm 1995 liên quan đến vụ hợp tác tình báo của Úc - Mỹ để lấy tin về Trung quốc qua Toà Đại sứ TQ ở Canberra.

Đaị diện nhóm xuất bản WikiLeaks là Julian Assange bình luận rằng:
“Với lệnh cấm nầy, chính quyền Úc không những ép truyền thông Úc, mà còn bịt kín thông tin đối với công dân Úc. Đây không đơn thuần là chính phủ Úc đã chu toàn trách nhiệm của mình, khi cấm phổ biến trường hợp tham nhũng quốc tế. Ngoại trưởng Úc bà Julie Bishop phải giải thích tại sao bà doạ bỏ tù những người dân để mong bít kín trường hợp tham nhũng đáng xấu hổ có liên hệ đến các viên chức chính phủ Úc".

Lý do vì “an ninh quốc gia” không thể che giấu những tố cáo tham những liên quan các viên chức chính phủ tại Úc hay tại bất cứ nơi nào. Vì quyền lợi của công chúng, cơ quan truyền thông phải được quyền phổ biến bản báo cáo nầy, liên quan đến cơ quan chi nhánh của Ngân hàng Trung ương. Điều tra tham nhũng và lệnh cấm đặc biệt với lý do “an ninh quốc gia” là điều lạ lùng. Có thể nói rằng Tony Abbot mang vào Úc những “tập quán” Á Châu.

 

Công An Tự Thú Thất Bại
Sự kiện công an Hà Nội tìm mọi cách ngăn chận một số người Việt Nam tham dự Hội thảo “Truyền thông Phi Nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay” hôm sáng 31/7 vừa qua tại Hà Nội, phải nên coi là một hành động “tự mình tát vào mặt” của chế độ.

Trong mọi guồng máy độc tài, bộ máy công an - an ninh thường cố tình tạo ra sự khẩn trương. Có như vậy họ mới được chế độ ban phát một số đặc quyền để mặc tình sách nhiễu và kiềm chế người dân trong “cái sợ” của bạo lực.

Nhưng đó là thời của những năm về trước khi mà chế độ còn khả năng bưng bít và kiểm soát các bộ phận truyền thông, thông tin trong xã hội. Chính sự du nhập của mạng xã hội, đặc biệt là facebook, vào Việt Nam khoảng năm 2009 cùng với sự xuất hiện của hàng loạt các trang Blog đã hình thành ra mạng truyền thông phi nhà nước mà ta hay gọi là “truyền thông lề trái”

Nhưng đáng chú ý nhất của mạng xã hội Facebook là sự ra đời của hàng trăm hội, nhóm trên mạng ảo. Tuy các thành viên nối kết nhau trên mạng ảo, nhưng họ đã chia xẻ những ước vọng bằng các cuộc họp mặt trong đời sống thực.
Xã hội dân sự tại Việt Nam đã chuyển mình từ những nối kết đó và bắt đầu định hình trong đời sống thực từ giữa năm 2013.
Trong năm qua, đã có 24 đoàn thể xã hội dân sự xuất hiện chính thức; nhưng trong thực tế đã có hàng trăm hội, nhóm đã ra đời, tuy không mang tên và thành hình chính thức, nhưng chi phối rất lớn trong các sinh hoạt nằm ngoài khuôn khổ của nhà nước, nhất là lãnh vực truyền thông và ái hữu.
Hội thảo do một số tòa đại sứ Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Liên Âu tổ chức hôm 31/7 vừa qua, là một nỗ lực cần thiết để nhận dạng cho đúng về những chuyển biến của xã hội Việt Nam hiện nay, do những tác động của mạng truyền thông xã hội, đặc biệt là facebook.
Chỉ có công an CSVN không muốn chấp nhận thực tế này nên đã tìm cách ngăn cản và trấn áp để níu kéo xã hội đi giật lùi theo tư duy lạc hậu của một chế độ đã lỗi thời và những con người đã tự đào thải khỏi mạch sống của dân tộc.
Hơn thế nữa, công an CSVN đã phơi bày sự yếu kém của chính họ khi đã không dẹp được buổi sinh hoạt - với hơn 60 người tham dự - dù đã hết sức ngăn chận không cho một số nhà dân chủ và blogger tham dự hội thảo.
Và lại thêm một lần nữa, công an đã góp thêm được “thành tích” vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ sau những cam kết suông trên giấy tờ với Liên Hiệp Quốc qua phiên kiểm điểm định kỳ UPR tháng 6 vừa qua.
Lý Thái Hùng

Blogger Phạm Lê Vương Các bị câu lưu khi về đến sân bay Tân Sơn Nhất

Vietnam UPR 

Phạm Lê Vương Các (ngoài cùng bên phải) trong chiến dịch
vận động UPR tại Geneva (Thụy Sĩ) tháng 6 năm 2014.
Một nhà hoạt động tham gia vân động nhân quyền cho Việt Nam tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) vào cuối tháng 6 vừa qua , blogger Phạm Lê Vương Các (tức Cùi Các) đã bị câu lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất khi vừa trở về nước vào rạng sáng hôm nay, ngày 1/8/2014.

Anh Phạm Lê Vương Các là một blogger, một nhà hoạt động pháp lý cùng với các đại diện của 10 hội đoàn xã hội dân sự là tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật gia Trịnh Hữu Long, luật sư Nguyễn Thị Vy Hạnh tham dự vào cuộc họp chính thức và có phát biểu về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trước Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva – Thụy Sĩ hồi tháng 6-2014 vừa qua.

Sau đó, anh Vương Các cùng với phái đoàn đã có những buổi gặp gỡ nhằm vận động giới chức Liên minh châu Âu, Bộ ngoại giao Ba Lan và Cộng hòa Séc quan tâm theo dõi và đưa ra các tham vấn nhằm giúp nhà nước Việt Nam thực thi hiệu quả các cam kết về nhân quyền.

Vi phạm cam kết
Theo thông tin chúng tôi có được, chuyến bay trở về nước của anh Vương Các đã hạ cánh vào lúc 00h 20′, nhưng đã ba giờ đồng hồ trôi qua, những người thân không thấy anh bước ra khỏi cửa kiểm tra an ninh.

Tình trạng câu lưu và thẩm vấn trong nhiều tiếng đồng hồ liên tục, và việc tịch thu hộ chiếu ngay tại sân bay đã từng xảy ra đối với anh Bùi Tuấn Lâm – một người cũng từng tham dự các UPR khi vừa trở về.

Blogger Phạm Lê Vương Các đang trình bày về tình hình
nhân quyền Việt Nam tại Nhóm làm việc về Nhân quyền
của Liên minh châu Âu - EU tại trụ sở cơ quan này
ở Brussels (Bỉ) ngày 25-6-2014.

Điều này cho thấy nhà nước Việt Nam tiếp tục vi phạm các quy định của cơ chế UPR là phải tôn trọng và tạo điều kiện cho các cá nhân và các tổ chức XHDS tham gia đóng góp tiếng nói vào quá trình kiểm điểm nhân quyền định kỳ của Liên Hiệp Quốc.

Bên cạnh đó, qua việc câu lưu và thẩm vấn trái pháp luật đối với anh Phạm Lê Vương Các đã cho thấy nhà nước Việt nam đã đi ngược lại với những cam kết của mình trong phiên UPR vào tháng 6 vừa qua.

Cần nhắc lại rằng, trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhà nước Việt Nam đã chấp nhận một số khuyến nghị liên quan trực tiếp đến hoạt động của người bảo vệ nhân quyền, đó là khuyến nghị 143.162 của Na Uy “dành cho các cá nhân, các nhóm và các bộ phận của xã hội sự công nhận và chính danh trong việc thúc đẩy nhân quyền và biểu đạt quan điểm của họ hoặc sự bất đồng của họ một cách công khai”.

Nội dung liên quan này cũng được đề cập qua các khuyến nghị 143.149 của Luxemburg, 143.167 của Tunisia, 143.169 của Tây Ban Nha, 143.173 của Ireland, và 143.174 của Cộng hòa Séc … bảo vệ quyền tự do thông tin và biểu đạt của những người bảo vệ nhân quyền và tạo môi trường thuận lợi cho họ, mà nhà nước Việt Nam đã cam kết.

Dấn thân vì nhân quyền

Đánh giá sau chuyến đi, anh Phạm Lê Vương Các đã cho biết: “Chẳng có gì phải tự hào hay hãnh diện khi gặp gỡ giới chức của các nước. Vì khi nghe họ hỏi về tình hình nhân quyền Việt Nam, thật lòng tôi không muốn trả lời. Nó làm cho tôi có cảm giác phải đi “méc” với thế giới bên ngoài về những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Giá như nhà nước biết cởi mở và lắng nghe hơn, thì người Việt chúng ta dù có bất đồng cũng có thể ngồi lại với nhau, đối thoại và tìm giải pháp. Khi đó tôi chẳng cần phải đi đâu hết.”

Phạm Lê Vương Các là người tích cực tham gia vào các hoạt động đấu tranh nhằm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền ở Sài Gòn-Việt Nam. Anh được nhiều người biết đến khi còn đang là sinh viên luật, với các bài viết sâu sắc trên BBC Việt ngữ và các trang tin độc lập khác về các vấn đề pháp luật, xã hội, chính trị nhằm cỗ vũ cho cho dân chủ và nhân quyền .

Bên cạnh đó, anh còn tham gia hỗ pháp lý cho một số dân oan bị cưỡng chế đất đai đi đòi quyền lợi chính đáng của họ. Hay đã từng vận động công luận bằng cách cùng với hai người bạn trong trường luật của mình khởi xướng “Tuyên Ngôn Công lý Đoàn Văn Vươn” kêu gọi tòa án cần xét xử độc lập trong những vụ việc liên quan đến tranh chấp chất đai của người dân với chính quyền.
  
Với các hoạt động này, anh Vương Các đã bị báo Nhân Dân – một cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cáo buộc là “chống Đảng, chống nhà nước, kêu gọi lật đổ chính quyền” dưới bài viết “Phản động nhân danh lòng yêu nước”[1], từng bị một nhóm người theo bám nhiều ngày mỗi khi rời khỏi nhà và sau đó là hành hung trên một con đường vắng vẻ vào đêm khuya.[2]

Dù gặp khó khăn và nhiều rủi ro đang còn chờ đợi phía trước, trước mắt anh có thể tịch thu hộ chiếu và bị cấm xuất cảnhnhưng khi trao đổi với chúng tôi vài giờ trước khi trở về nước, anh cho biết: “Nếu tôi bị cấm xuất cảnh, tôi cảm thấy hãnh diện vì điều đó. Vì qua đó, tôi đã có lời cam kết rõ ràng rằng, tôi sẽ không bao giờ rời khỏi đất nước này vì những hoạt động cho quyền con người.”

Khi hay tin anh Phạm Lê Vương Các bị bắt mất tích khi vừa về đến phi trường TSN ở Sài Gòn, gia đình và bạn bè thân thiết của anh đã kéo đến gặp phòng tiếp dân - An ninh xuất nhập cảnh để yêu cầu trả lời về tình trạng mất tích của anh. Bên ngoài, một số bạn cũng đã mang theo biểu ngữ giương cao đòi trả tự do cho anh cũng như phản đối việc làm tùy tiện của công an - an ninh Việt Nam khi câu lưu anh đến hơn 20 giờ đồng hồ.

Tin mới nhất cập nhật cho biết anh Phạm Lê Vương Các vừa được thả ra và về nhà vào hồi 0:15 rạng sáng ngày 2/8/2014.

DienDanCTM
theo: http://vietnamupr.com/2014/07/

Chú thích:
1. http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/binh-luan-phe-phan/item/946802-.html 
2. http://www.hrw.org/news/2013/06/19/vietnam-escalating-persecution-bloggers





No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts