X

Saturday, August 15, 2020

Hình ảnh mưa sao băng Perseid 2020 đẹp nhất đêm qua



Mưa sao băng đẹp nhất, lớn nhất năm 2020 sắp xuất hiện

Hình ảnh mưa sao băng Perseid 2020 đẹp nhất đêm qua

13/08/2020
  
Đêm 12/8, rạng sáng ngày 13/8 nhiều người yêu thiên văn ở khắp nơi trên thế giới thích thú khi được tận mắt chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseid.

Mưa sao băng Perseids hay còn gọi là mưa sao băng Anh Tiên có thể được nhìn thấy từ ngày 17/8 đến 24/8. Tuy nhiên, trận mưa sao băng Perseid đẹp nhất năm 2020 với mật độ lên tới 100 vệt/giờ đạt cực đại vào đêm ngày 12/8, rạng sáng ngày 13/8.


Hình ảnh mưa sao băng đêm qua

Đêm qua, nhiều nơi trên thế giới may mắn có thời tiết thuận lợi để chiêm ngưỡng trọn vẹn đêm mưa sao băng. Trên thực tế, do ảnh hưởng của ánh sáng Mặt trăng đã làm giảm số lượng vệt sáng có thể nhìn thấy mỗi giờ xuống còn khoảng 20.

Dù vậy, hiện tượng thiên văn kỳ thú đã khiến người chiêm ngưỡng sững sờ khi tận mắt thấy những ánh sáng kỳ lạ chiếu sáng bầu trời vào thời khắc trận mưa sao băngPerseids lên đến đỉnh điểm.Trên nhiều trang mạng xã hội, người yêu thiên văn chia sẻ hình ảnh về mưa sao băng Perseid .

Cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về Mưa sao băng Perseid đêm qua 12/8 trên mạng xã hội Twitter

Mặc dù đêm qua là thời điểm tốt nhất để chiêm ngưỡng trận mưa lớn với mật độ vệt sáng trong một giờ nhiều nhưng từ nay cho đến ngày 24/8, rải rác vệt sáng mưa sao băng Perseids vẫn tiếp tục xuất hiện trên bầu trời. Tất nhiên bạn cố gắng chờ đón càng sớm càng tốt vì số lượng vệt sáng sẽ giảm dần theo ngày.

Theo NASA , mưa sao băng Perseids đã có màn trình diễn ánh sáng trong 2.000 năm. Những thiên thạch này có nguồn gốc từ Sao chổi Swift-Tuttle, quay quanh mặt trời 133 năm một lần. Điều đó có nghĩa là cứ vào tháng 8 hàng năm, Trái đất lại đi qua khu vực mảnh vụn của sao chổi.

Dưới đây là hình ảnh đẹp mắt về một trong những đêm mưa sao băng đẹp nhất năm 2020:

Nhiếp ảnh gia Bill Dennis ghi được hình ảnh mưa sao băng ở Bedforshire, Vương quốc Anh
Nhiếp ảnh gia Jon Bretan đã bắt gặp một ngôi sao băng giữa ánh sáng xanh kỳ lạ.
Nhiếp ảnh gia Harry Taylor đã tạo ra tổng hợp một số hình ảnh sao băng Perseid từ phía bắc Cave Creek, Arizona, Mỹ.
Eliot Herman đã chụp được bức ảnh này về một mưa sao băng Perseid trước bình minh phía sau chân đồi gần Tucson, Arizona.
Nhiếp ảnh gia Malcolm Park chụp được hình ảnh về mưa sao băng Perseid trên một hồ nước ở Ontario.

HD (lược dịch)


Andy Van

Hình ảnh mưa sao băng Perseid 2020 đẹp nhất đêm qua

Twitter gắn nhãn cảnh báo trên các phương tiện truyền thông Nga và Trung Quốc

 

Twitter gắn nhãn cảnh báo trên các phương tiện truyền thông Nga và Trung Quốc

Đăng ngày: 13/08/2020 - 12:29
Ảnh minh họa : Logo Twitter. © AFP
What You Need to Know: Twitter & Tweeting | Morrill Memorial Library
Mai Vân
6 phút
Cho đến gần đây, trên mạng Twitter, tài khoản của các phương tiện truyền thông, quan chức chính phủ, cơ quan Nhà nước, được đối xử như nhau, không phân biệt quốc tịch. Tuy nhiên, hôm 06/08/2020 vừa qua, Twitter đã loan báo quyết định gắn chú thích “truyền thông có liên kết với Nhà nước” hay “tài khoản của chính phủ” trên các tài khoản Twitter của các cá nhân hay tổ chức quan trọng.
Điểm đáng chú ý là quyết định tăng cường tính minh bạch của Twitter chủ yếu tác động đến các phương tiện truyền thông Nga và Trung Quốc.
Trong bài phân tích quyết định mới của Twitter đăng ngày 07/08 vừa qua, trang mạng Pháp chuyên về kỹ thuật số Numerama đã nêu bật hệ quả nói trên khi nhận xét hóm hỉnh rằng “Kể từ nay, Twitter chỉ rõ những tài khoản và phương tiện truyền thông do các Nhà nước chỉ đạo (nhưng không phải là tất cả)”.

Lưu ý người sử dụng

Ý nghĩa của việc được gọi nôm na là “dán nhãn” hay “cắm cờ hiệu” trên các tài khoản có liên quan là nhằm lưu ý người sử dụng Twitter nên thận trọng trước các thông tin mà họ đọc được vốn dĩ phản ánh quan điểm của quốc gia đứng phía sau tài khoản đó.
Theo Twitter, việc dán nhãn này rất cần thiết vì “mọi người có quyền được biết là một phương tiện truyền thông có liên kết một cách trực tiếp hay gián tiếp với một Nhà nước hay không ». Do vậy việc dán nhãn không chỉ liên quan đến tài khoản của các phương tiện truyền thông hay định chế Nhà nước, mà cả những nhân vật nắm giữ những vị trí chính thức hoặc rất quan trọng các ban biên tập.
Trước mắt, Twitter xác định là chỉ “dán nhãn” trên các tài khoản xuất phát từ năm nước thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Và như vậy tài khoản của điện Elysée, Nhà Trắng, các đại sứ quán, một số bộ trưởng, các phát ngôn viên chính phủ hay bộ Ngoại Giao đều được đính kèm ngay phía dưới hàng chữ: “Tài khoản chính phủ”, theo sau là tên quốc gia.
Tài khoản của tân thủ tướng Pháp Jean Castex chẳng hạn, mang ghi chú “Tài khoản chính phủ, Pháp”, trong lúc tài khoản của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp thì được cắm cờ hiệu “Tài khoản chính phủ, Trung Quốc”.
Riêng tài khoản cá nhân của lãnh đạo các nước như tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Anh hay tổng thống Mỹ Donald Trump thì chưa bị “dán nhãn. Theo Twitter, điều đó không cần thiết vì ai cũng biết đến tên tuổi của những người này”  
Riêng về các phương tiện truyền thông thì chính sách dán nhãn của Twitter có sự phân biệt rõ rệt giữa các nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ và hai nước còn lại là Nga và Trung Quốc.
Tài khoản của kênh truyền thông Nga RT (Russia Today) hay tờ báo Nga Sputnik chẳng hạn, đã được dán nhãn: “Truyền thông có liên kết với một Nhà nước, Nga”. Tương tự như vậy, tài khoản của Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc hay tờ China Daily cũng được ghi chú là “Truyền thông liên kết với một Nhà nước, Trung Quốc”.
Thế nhưng các phương tiện truyền thông, kể cả các cơ quan được Nhà nước tài trợ, của 3 nước phương Tây như France 24, France Télévisions, của Pháp, BBC của Anh hay NPR (National Public Radio) của Mỹ đều không có nhãn hiệu nào..
Đây không phải là một sơ sót mà là một quyết định mà Twitter sẵn sàng nhận trách nhiệm. Trên trang blog của mình, Twitter xác định rõ ràng: “Những cơ quan truyền thông do Nhà nước tài trợ và có tính độc lập trong đường hướng biên tập thì sẽ không bị dán nhãn”. Đây là điều được áp dụng đối với truyên thông Nhà nước tại Anh, Pháp hay là Mỹ.
Theo Twitter, một phương tiên truyền thông bị cho là “liên kết với một Nhà nước” là một thực thể bị thành phần nắm quyền lực chính trị “kiểm soát nội dung biên tập thông qua nguồn tài chính, sức ép chính trị trực tiếp hay gián tiếp, và/hay bị kiểm soát trên mặt sản xuất, phân phối, và thường khi thông tin thời sự là một công cụ thực hiện lịch trình chính trị”. Đây là trường hợp của Nga và Trung Quốc.

Hệ quả

Việc bị dán nhãn truyền thông liên kết với Nhà nước đã có hệ quả cụ thể là các tài khoản này không còn được Twitter quảng bá.
Những tài khoản có dán nhãn sẽ không còn nằm trong những khuyến nghị của Twitter đối với độc giả của mạng này, và cũng không được khuếch đại cách này hay cách khác bằng những thuật toán của mạng Twitter.
Dĩ nhiên là thông tin do những tài khoản này đăng tải không hề bị chặn, nhưng không còn có được vị trí nổi trội như trước. Nói cách khác, quyết định của Twitter có tác dụng giới hạn ảnh hưởng của các “phương tiện truyền thông có liên kết với Nhà nước" thường được Nga và Trung Quốc được sử dụng để quảng bá chương trình chính trị của chính phủ họ.
Không phải là ngẫu nhiên mà Twitter lại có quyết định như trên vào lúc này. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đã gần kề, và ai cũng lo ngại tái diễn tình trạng cách nay 4 năm khi Nga bị cáo buộc đã xen vào tiến trình bầu cử ở Mỹ bằng cách tận dụng các mạng xã hội.
Lần này, nhiều mối quan ngại đã xuất hiện liên quan đến khả năng Nga và Trung Quốc, cũng như một vài nước khác sẽ lại tìm cách thao túng để ảnh hưởng đến cuộc bỏ phiếu, cách này hay cách khác
Không chỉ Twitter sử dụng hệ thống dán nhãn trên tài khoản để cho độc giả biết tính chất trang đang xem.
Trên YouTube, người ta cũng thấy những ghi chú tương tự, như đài France24 được báo là một đài Nhà nước Pháp, một đường dẫn đến Wikipédia cho phép đọc thông tin về đài này.
Facebook cũng có những biện pháp tương tự vào đầu tháng Sáu, với những “nhãn” gắn trên tài khoản các phương tiện truyền thông bị các Nhà nước kiểm soát, và cấm đưa lên quảng cáo. Twitter thì đã cấm mọi quảng cáo mang tính chính trị.

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, August 5, 2020

Bắc Triều Tiên có thể đã phát triển được đầu đạn hạt nhân thu nhỏ



Bắc Triều Tiên có thể đã phát triển được đầu đạn hạt nhân thu nhỏ

Bất chấp lệnh cấm vận, Bắc Triều Tiên vẫn phát triển chương trình vũ khí nguyên tử, theo một báo cáo mật của Liê...



Bắc Triều Tiên có thể đã phát triển được đầu đạn hạt nhân thu nhỏ

Đăng ngày: 04/08/2020 - 13:17
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un chỉ đạo chương trình tên lửa hạt nhân. Ảnh không đề ngày do KCNA đăng ngày 03/09/2017.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un chỉ đạo chương trình tên lửa hạt nhân. Ảnh không đề ngày do KCNA đăng ngày 03/09/2017. KCNA via REUTERS/File Photo
Thu Hằng
2 phút
Bất chấp lệnh cấm vận, Bắc Triều Tiên vẫn phát triển chương trình vũ khí nguyên tử, theo một báo cáo mật của Liên Hiệp Quốc. Thậm chí, nhiều nước cho rằng chế độ Bình Nhưỡng « đã phát triển được tên lửa hạt nhân thu nhỏ phù hợp với đầu đạn tên lửa ».
Những nước này (không được nêu tên trong báo cáo sơ bộ) cho rằng 6 vụ thử tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng dường như là nhằm giúp Bắc Triều Tiên phát triển đầu đạn hạt nhân thu nhỏ. Ngoài ra, Bắc Triều Tiên « vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân, trong đó có việc sản xuất uranium được làm giầu ở cấp độ cao và xây dựng một lò phản ứng nước nhẹ », theo bản báo cáo sơ bộ của một nhóm chuyên gia chuyên theo dõi việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Bản báo cáo trên, mà Reuters tham khảo được, đã được gửi lên Ủy ban trừng phạt Bắc Triều Tiên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ngày 03/08/2020. Hiện phái bộ ngoại giao Bắc Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Vào tuần trước, lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố Bắc Triều Tiên sẽ không còn chiến tranh và không bị các thế lực nước ngoài đe dọa chừng nào chương trình vũ khí hạt nhân còn bảo đảm được sự ổn định và tương lai cho nước này.
Bắc Triều Tiên là đối tượng bị Liên Hiệp Quốc trừng phạt từ năm 2006 vì phát triển tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà quan sát của Liên Hiệp Quốc thường xuyên cảnh báo là Bình Nhưỡng liên tục vi phạm lệnh cấm vận và vẫn tiếp tục cải thiện khả năng vũ khí đạn đạo và hạt nhân. Về mặt chính thức, Bắc Triều Tiên chưa thử một vụ hạt nhân nào từ tháng 07/2017.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

Popular Posts