X

Wednesday, February 20, 2013

THẾ GIỚI NGHI NGỜ HỆ THỐNG RADAR CỦA NGA


 

Radar của Nga không khám phá ra khối Thiên-thạch

khổng-lồ dã rơi xuống vùng núi Urals của Nga.

TTKh.

 



From: anh truong <
Sent: Tuesday, February 19, 2013 7:47 PM
Subject: [PhoNang] THẾ GIỚI NGHI NGỜ HỆ THỐNG RADAR CỦA NGA

 

 

 

THẾ GIỚI NGHI NGỜ HỆ THỐNG RADAR CỦA NGA

   tka23 post


   Rộng 17 m và nặng khoảng  10.000 tấn nhưng hệ thống radar phòng thủ chống hỏa tiển  đạn đạo Nga , hoàn toàn không khám phá ra thiên thạch khổng lồ đang lao xuống vùng núi Urals của nước này.


 Thiên thạch trên vùng núi Urals của Nga hôm 15/2 làm gần 1.200 người bị thương. Điều đáng nói, vụ nổ trên không trung mà thiên thạch này gây ra có sức mạnh  500 kiloton, tương đương sức công phá của 25 quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nagasaki vào năm 1945.

Vụ nổ thiên thạch có sức công phá tương dương 25 quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Nagasaki.

May mắn cho người dân thành phố Chelyabinsk, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong vụ thiên thạch khổng lồ trên phát nổ khi chưa chạm  đất. Trong trường hợp nó tiếp xúc với địa cầu, chắc chắn thành phố công nghiệp Chelyabinsk sẽ biến mất khỏi bản đồ nước Nga cùng toàn bộ dân số và cơ sở hạ tầng.


Khi những chấn động về vụ nổ thiên thạch dần nguôi đi, nhiều người  trong đó có các chính trị gia đã lên tiếng đặt câu hỏi về sự yếu kém của hệ thống radar phòng thủ Nga.  Hệ thống  báo động  hỏa tiển  đạn đạo  hàng đầu thế giới, tại sao một siêu cường như Nga lại để cho  khối đá khổng lồ , lao thẳng xuống lãnh thổ nước mình.

Các chuyên viên  từ Dự án Các lực lượng Hạt nhân Nga cho biết, hệ thống radar phòng thủ của nước này có khả năng theo dõi những vật thể bay trong quỹ đạo trái đất. Tuy nhiên, các chuyên viên  hàng đầu thừa nhận, hệ thống tối tân  bậc nhất thế giới này “không có  cơ hội nào” để khám phá khối thiên thạch khổng lồ đang lao xuống trái đất.

  

  Trên thực tế, các radar  báo động  hỏa tiển  hạt nhân của Nga không thể bao quát toàn bộ trái đất. Nó chỉ có thể theo dõi một phần nào khoảng không xung quanh nước Nga. Ngoài ra, các radar này cũng chỉ theo dõi những khu vực nhất định, nhằm giới hạn những hỏa tiển  đạn đạo có khả năng tấn công lãnh thổ nước Nga theo hướng đường chân trời.

Có thể hiểu rằng, radar  của Nga chỉ có thể phát giác những vật thể bay theo hướng vòng cung ở một độ cao nào đó. Đây cũng là hướng di chuyển của các loại hỏa tiển  đạn đạo được phóng lên từ mặt đất. Với độ cao vượt xa so với tầm bay của các hỏa tiển đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, tất cả những ICBM di chuyển ngoài tầm theo dõi đó đều không thể tấn công nước Nga.

    Tuy nhiên, nước Nga chưa bao giờ tính tới khả năng bị một thiên thạch tấn công. Chính vì lẽ đó, các hệ thống radar  của nước này hoàn toàn không thể giám sát những vật thể lao xuống theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng những góc không đáng kể.    Nếu góc tiếp xúc giữa thiên thạch và mặt đất lớn hơn 15 độ, nó nằm trong điểm mù của radar Nga.

Về mặt kỹ thuật, radar  ICBM của Nga có thể nâng góc theo dõi lên 34,5 độ. Tuy nhiên, độ cao này chỉ được sử dụng trong trường hợp  theo dõi vệ tinh di chuyển trên quỹ đạo. Trong trường hợp khác, các radar chỉ duy trì góc rà soát thấp để làm  tốt nhiệm vụ theo dõi ICBM mà các radar  của Nga được nghiên cứu chế tạo.

  

Có thể khẳng định, các radar  của Nga không được thiết kế để phát giác  những mối nguy từ trên trời rơi xuống như thảm họa hôm 15/2 vừa qua. Tuy nhiên,để  lọt thiên thạch sức công phá 500kilotons chắc chắn sẽ buộc nước Nga phải tính toán lại tầm hoạt động của các radar theo dõi, giúp các nhà khoa học  phản ứng nhanh với những thảm họa tương tự

TỔNG HỢP

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts