Thiên thạch ít được sử dụng trong phong thủy
Trong khi các
chuyên gia về thuật phong thủy cho rằng thiên thạch có thể ứng dụng được trong
một chừng mực nào đó, các chuyên gia thiên văn và đá quý phủ nhận khả năng này.
|
Thiên thạch El Chaco
khoảng 37 tấn tìm thấy tại Argentina năm 1969. Ảnh: gmw.com.
|
Theo quan niệm của nhiều
người, gia đình nào sở hữu viên thiên thạch trong nhà, nó sẽ giúp mang lại sức
khỏe và tiền tài cho gia đình đó. Thậm chí, thiên thạch còn được đồn đại là có
tác dụng chữa bệnh. Vì thế, mọi người trên thế giới, trong đó có Việt Nam, luôn
lùng sục tìm mua thiên thạch dù nó giá trị lên đến hàng trăm, hàng nghìn USD.
Thiên thạch là những
mảnh vật chất, thường là vật thể rắn như đá bụi, có thể là kim loại nguồn gốc
từ vũ trụ, không thuộc về trái đất, nhưng có tương tác lên bề mặt trái đất.
Theo ông Nguyễn Mạnh
Linh, Ban phong thủy, Viện Nghiên cứu tiềm năng con người, thiên thạch
(meteorite) có thể ứng dụng trong phong thủy, nhưng tùy nguồn gốc xuất xứ, loại
thiên thạch thông dụng trên thị trường hiện nay chứa sắt và niken có hiệu quả
không cao, do trường khí thấp.
"Thiên thạch dùng
cho phong thủy nếu không hiểu công dụng và cách sử dụng, dễ có hiệu quả ngược
lại", ông Linh nói.
Ông Linh cho hay, năm
2013 nên đặt vật thể ở hướng Bắc của căn phòng. Nếu là trang sức đeo trên
người, chỉ hợp với mệnh thiếu Thủy.
Ông Nguyễn Hồng Sơn,
thuộc Hội phong thủy Quảng Đức cho rằng, không giống như đá thạch anh, thiên
thạch ít mang giá trị nhiều về phong thủy, việc này còn phụ thuộc vào mệnh chủ
nhà và vị trí đặt thiên thạch. "Khi mua thiên thạch về nhà, người sử dụng
phải biết cách nếu không nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi".
Trong khi đó, chuyên gia
thiên văn khẳng định, thiên thạch không có giá trị về phong thủy. Theo ông
Nguyễn Đức Phường, Hội thiên văn - vũ trụ Việt Nam, về thành phần, thiên thạch
gồm thiên thạch sắt, thiên thạch đá sắt... Thiên thạch đá, thành phần chủ yếu
là silicate; thiên thạch sắt cấu tạo chủ yếu là sắt (trên 70%), niken dưới 30%;
thiên thạch đá sắt có thành phần phân bố tương đồng silicate và sắt.
Ngoài các nguyên tố trên,
thành phần thiên thạch có cả các nguyên tố khác như cacbon, oxy. "Từ đó có
thể thấy, thiên thạch không hề có tác dụng chữa bệnh, hoặc là linh vật đem lại may
mắn như lời đồn thổi để trục lợi", ông Phường nói.
"Không những vậy,
nếu người mua chẳng may mua phải thiên thạch chứa các nguyên tố phóng xạ tiềm
ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe con người thì thật đáng tiếc", ông Phường
lưu ý.
Đồng quan điểm, giáo sư
Phan Trường Thị, Viện trưởng Viện đá quý- vàng và trang sức Việt nhấn mạnh:
"Thiên thạch không có bất kỳ ý nghĩa tâm linh hay phong thủy như nhiều
người vẫn nghĩ mà bỏ số tiền lớn ra mua về".
Thiên thạch xuất hiện từ
rất lâu. Trên thế giới, nó thường rao bán giá 2-3 USD với thiên thạch nhỏ, còn
thiên thạch lớn lên đến hàng chục nghìn đô la, là thiên thạch có nguồn gốc từ
ngôi sao cách xa trái đất. Thiên thạch lớn rất hiếm.
Tại Việt Nam, theo giáo
sư Thị, nhiều người đang nhầm lẫn
thiên thạch và đá tectit, nên có người bỏ ra
khoản tiền lớn nghĩ rằng đó là thiên thạch, thực chất lại là đá tectit - loại
đá thông thường xuất hiện nhiều ở nước ta.
Việt Nam hiện chỉ có hai
mẫu thiên thạch trưng bày ở Viện Bảo tàng địa chất tại Hà Nội được tìm thấy vào
năm 1924. "Từ đó đến nay chưa ai tìm thấy bất kỳ viên thiên thạch nào, do
đó người Việt Nam nên cẩn thận khi nghe lời rao bán”, giáo sư Thị nói.
Thiên thạch không có ý
nghĩa phong thủy, nhưng nó lại có ý nghĩa lớn với giới khoa học. "Thiên
thạch là chứng cứ quan trọng, cung cấp dữ liệu nghiên cứu nguồn gốc hình thành
hệ mặt trời, hoặc tìm kiếm dấu hiệu của nước, hoặc các điều kiện lý hóa của một
hành tinh nếu thiên thạch có nguồn gốc từ hành tinh đó", ông Nguyễn Đức
Phường cho biết.
Chẳng hạn, các nhà khoa
học phân tích các mẫu thiên thạch có nguồn gốc từ sao Hỏa để tìm kiếm thông tin
về nước và sự sống nếu có trong quá khứ của hành tinh này.
Sau vụ thiên thạch nổ
trên bầu trời miền trung nước Nga hôm 15/2, dân địa phương cho biết họ nhặt
được các mảnh vỡ của thiên thạch và cất giữ sưu tầm hoặc bán cho những ai trả
giá tốt.
Cách nhận biết thiên thạch
Một người bình thường rất dễ bị lừa khi tìm
mua mảnh thiên thạch rao bán với giá rất cao, vì họ rất khó phân biệt đâu là
thiên thạch và viên đá bình thường.
>ời tìm kiếm các mảnh vỡ thiên thạch rao bán với giá từ 3 đến 33
USD. Cảnh sát ở vùng Chelyabinsk, Nga đã tịch thu một "mảnh vỡ thiên
thạch" từ một người đàn ông địa phương rao bán.
Các chuyên gia cảnh báo người
mua nên thận trọng khi tìm mua mảnh thiên thạch vì chúng trông rất giống hòn đá
bình thường.
Thiên thạch hiểu khái quát
là những vật thể tự nhiên từ khoảng không vũ trụ, bên ngoài trái đất. Thiên thạch
có kích thước đa dạng từ vài mm đến hàng nghìn km. Quốc tế phân loại các thiên
thạch khác nhau như asteroid, meteoroid. Những thiên thạch có kích thước lớn từ
vài trăm m đến nghìn km chuyển động xung quanh mặt trời được gọi là tiểu hành
tinh (asteroid), trong khi thiên thể có kích thước lớn hơn hạt bụi, nhưng nhỏ
hơn so với tiểu hành tinh thì được gọi là meteoroid.
Ông Nguyễn Đức Phường, Hội
thiên văn vũ trụ Việt Nam cho biết, thiên thạch có đặc điểm riêng có thể phân
biệt bằng mắt thường. "Bề mặt thiên thạch thường đen nhẵn và bóng. Cũng có
thiên thạch trên bề mặt có những vết lõm tròn nhẵn, hoặc các đường sẻ nứt do
quá trình bào mòn và cháy nổ trong không khí", ông Phường nói.
Bên cạnh đó, bên ngoài mặt
cắt của thiên thạch sẽ thấy nhiều hạt trong nhỏ, đường kính 1-3 mm.
Về khối lượng, với cùng một
kích cỡ thì thiên thạch thường nặng hơn và cứng chắc hơn đá thường. Thiên thạch
thường chứa lượng sắt nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử để nhận biết,
Vể màu sắc, thiên thạch thường
có màu đen, hoặc ngả màu đen vàng do bị oxy hóa.
Theo bộ sách 10 vạn câu hỏi
vì sao, thành phấn chủ yếu của thiên thạch là sắt và niken, trong đó sắt chiếm
khoảng 90%, niken 4-8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên trái đất không nhiều
như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch sắt rồi dùng axit nitric bôi vào,
sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa. Đó là vì thành phần
các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ
chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng
là một cách để nhận biết thiên thạch.
Nhưng, theo ông Phường, khi
ai đó có trong tay một thiên thạch, tốt nhất nên nhờ chuyên gia thẩm định để có
kết luận chính xác.
Thiên thạch và
đá tectit
Hai loại này hoàn toàn khác
nhau về tính chất và nguồn gốc. Theo nhiều nhà khoa học, đá tectit có nguồn gốc
từ trên trái đất, chứ không giống như thiên thạch, Đặng Tuấn Duy, Câu lạc bộ thiên
văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) khẳng định.
Thực chất, tectit hình thành
do cú va chạm của các thiên thạch vào trái đất. Theo các nhà khoa học trái đất
và khoa học hành tinh, tectit bao gồm các mảnh vật chất trên trái đất bị bắn ra
trong quá trình xảy ra vụ va chạm (tại vị trí va chạm) của các vật thể ngoài trái
đất.
Thành phần hoá học và đồng
vị của tectit cho thấy, chúng bắt nguồn từ quá trình nóng chảy của các loại đá
trầm tích hay giàu silicon dioxide trong chính vỏ trái đất. Bên cạnh đó, theo phương
pháp xác định tuổi phóng xạ, hầu hết tectit có tuổi trong khoảng vài trăm ngàn
tới vài chục triệu năm - quá nhỏ so với độ tuổi xấp xỉ khoảng 4,6 tỷ năm của
các thiên thạch.
Ở Việt Nam, tectit phân bố
ở một số nơi như Cao Bằng, Yên Bái, tập trung nhiều ở Lâm Đồng. Chúng được bán
với giá vài trăm ngàn đồng/kg, tùy kích thước.
|
Thiên thạch
Willamette tìm thấy ở Mỹ năm 1902. Ảnh: Wikipedia.
|
Thiên thạch có thể gây ra hậu quả gì?
Theo ông Duy, hàng ngày,
khí quyển trái đất thường xuyên bị tấn công bởi hàng trăm mảnh đá bụi đủ kích thước,
chủ yếu mảnh kích cỡ nhỏ hơn 10 m, chúng thường tan vỡ thành nhiều mảnh nhỏ và
cháy rụi trước khi kịp chạm đất và ít tới mặt đất. Những vật thể lớn không cháy
hết trong bầu khí quyển cho tới khi xuống mặt đất thường gọi là thiên thạch.
Khi thiên thạch nằm ở mặt đất, nó mang kích thước nhỏ.
Với thiên thạch nhỏ hơn 10
m đa phần không gây sự cố nghiêm trọng khi rơi xuống mặt đất. Còn thiên thạch tương
đối lớn có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Các thiên thạch từ 10 đến 100 m, từ 1
đến 10 km hay lớn hơn 10 km có thể gây ra tổn thất trên phạm vi khu vực, toàn
hành tinh và ảnh hưởng hay phá hủy cả sự sống trên trái đất, bởi nó đủ lớn để
còn sót lại một khối lượng lớn tạo nên một vụ va chạm rất lớn với bề mặt hành tinh
chúng ta. May mắn là kích thước càng lớn thì xác suất xảy ra càng thấp.
Với các thiên thạch kích
thước 10-100 m thì trong vài thế kỷ, thậm chí vài chục ngàn năm mới có một lần.
Các thiên thạch khoảng 1 km chỉ chiếm 0,001%, tần suất xuất hiện khoảng 200
ngàn năm, còn đường kính 10 km khoảng 10 triệu năm một lần và tới 15 km hay hơn
thì khoảng 100 triệu năm một lần.
Các nhà thiên văn học lo
tìm những thiên thạch lớn bởi chúng có thể là một tai họa nghiêm trọng. Một vật
có đường kính nhỏ hơn 50 m sẽ cháy rụi trên đường đi, nhưng phần còn lại của
một khối đá có đường kính 1 km khi rơi xuống mặt đất đủ sức xóa sạch một thành phố.
Nhiều nhà khoa học còn cho
rằng nguyên nhân khiến cho loài khủng long biến mất là do một thiên thạch lớn
rơi xuống trái đất 64 triệu năm trước và đâm vào Trung Mỹ. Vụ va chạm này làm
tung lên lớp bụi che lấp ánh sáng mặt trời trong nhiều năm, giết chết các loài
thực vật - thức ăn của loài khủng long.
Thực tế, thiên thạch mà con
người lưu giữ rất ít, chủ yếu là thiên thạch nhỏ.
Liên quan tới vụ nổ
thiên thạch ở Nga, ông Duy cho rằng, chính sóng xung kích đã làm vỡ và thổi bay
kính các cửa sổ tại các tòa nhà, ảnh hưởng tới mạng điện thoại di động, gây
thương tích cho hàng trăm người.
Thiên thạch khó có thể hủy diệt trái đất
Một thiên thạch
phát nổ hay rơi được tới mặt đất hay không phụ thuộc vào khả năng chịu áp suất
nén do bầu khí quyển tác động. Chúng thường mất đến 99% lượng vật chất trước
khi chạm vào bề mặt trái đất.
|
Vệt khói thiên thạch
để lại bầu trời miền trung nước Nga hôm 15/2. Ảnh: RIA Novosti.
|
Thiên thạch nổ tung trên
bầu trời Chelyabinsk, Nga ngày 15/2 vừa qua có kích thước ước tính từ 15 m đến 17
m, tốc độ 18 km/giây, với khối lượng khoảng từ 7.000 đến 10.000 tấn. Nó phát nổ
ở độ cao khoảng 15-25 km, sức công phá ước tính lên tới khoảng 500 kiloton TNT,
tức khoảng 30 lần quả bom nguyên tử do Mỹ thả xuống Nhật Bản trong Chiến tranh
thế giới thứ II. Những vụ nổ thiên thạch như vậy rất hiếm gặp, vì nó chỉ xảy ra
khoảng một lần mỗi thế kỷ. Đây là vụ nổ lớn nhất kể từ vụ nổ Tunguska năm 1908
ở Siberia, Nga. Các trạm quan trắc sóng hạ âm đã tính toán thời gian thiên thạch
bay vào bầu khí quyển và phát nổ là 32,5 giây.
Mỗi ngày, trái đất nhận hàng
ngàn mảnh thiên thạch bắn phá với kích thước trải rộng từ vài nguyên tử tới một
quả bóng rổ. Thiên thạch có thể lao vào bầu khí quyển trái đất với vận tốc tối
thiểu theo lý thuyết là khoảng 11 km/giây, nhưng chủ yếu tập trung ở khoảng 17
km/giây. Phần lớn các thiên thạch khi lao vào bầu khí quyển, lớp không khí phía
trước chúng sẽ bị nén rất mạnh, tạo ra một sóng xung kích với áp suất nén cực
lớn làm nóng lớp khí này và cả thiên thạch, đồng thời kích thích vật chất trên
thiên thạch này bốc cháy và phát sáng, tạo thành một vệt sáng dài khi quan sát
từ mặt đất mà ta gọi là sao băng.
Cũng chính áp suất từ
các lớp khí tác động trở lại, và sự mất cân bằng áp suất giữa phần trước và
phần sau của thiên thạch là nguyên nhân khiến nó đến một mức độ nhất định nào
đó không chịu được nữa mà nổ tung. Càng đi vào sâu, mật độ không khí càng dày,
áp suất nén tác động lên thiên thạch càng lớn, nó càng mất dần vật chất và càng
dễ phát nổ.Theo ước tính thì thiên thạch mất khoảng 95-99% khối lượng ban đầu
của nó từ khi đi vào khí quyển cho tới mặt đất.
Sao băng vốn là một hiện
tượng hay xảy ra nhưng lại khó gặp vì thời gian lướt qua của chúng quá ngắn, trong
khi phần lớn chúng lại bị che bởi ánh sáng chói chang khi lao vào trái đất lúc
ban ngày. Các vụ nổ thiên thạch lớn diễn ra thường xuyên trong suốt lịch sử trái
đất, nhưng trở nên hiếm gặp trong vài ngàn năm ngắn ngủi của văn minh loài người.
Hơn nữa, phần lớn trong số chúng lại diễn ra trên đại dương hay các vùng không
có người ở. Sự kiện Tunguska năm 1908 mãi tới năm 1927 mới được khảo sát do nằm
sâu trong khu vực hẻo lánh ở Siberia.
Một thiên thạch phát nổ hay
rơi được tới mặt đất phụ thuộc vào khả năng chịu đựng áp suất nén gây ra do bầu
khí quyển. Ngoài khối lượng lớn, vận tốc cao, nó còn phải có cấu tạo từ các chất
có mật độ cao, bền chặt. Theo Cơ quan Vũ trụ và Hàng không Mỹ (NASA), các tiểu
hành tinh cỡ nhỏ hay thiên thạch vỡ trong bầu khí quyển đa số không thuộc loại
có cấu tạo từ sắt và niken vốn bền hơn và có thể chạm tới mặt đất. Thật vậy, từ
các số liệu quan trắc trên, chúng ta có thể ước đoán khối lượng riêng của thiên
thạch rơi tại Nga ngày 15/2 vào khoảng 2700-3900 kg/m3, tức là có
thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá. Hơn nữa, góc di chuyển của thiên thạch với
mặt đất là khá xiên, nên quãng đường tới mặt đất dài hơn và thời gian bay lâu
hơn, làm tăng khả năng nó phát nổ trước khi chạm đất.
Những "tiểu hành
tinh sát thủ", có đường kính 1 km trở lên sẽ tới được mặt đất và đủ để gây
ra một vụ va chạm khủng khiếp với mức năng lượng toả ra rất lớn, có sức mạnh
huỷ diệt như thảm hoạ tiêu diệt hoàn toàn loài khủng long từng thống trị hành
tinh chúng ta khoảng 65 triệu năm về trước.
Một số ý kiến cho rằng thiên
thạch này ở Nga không thể được phát hiện vì nó bay tới vào ban ngày là hoàn
toàn không chính xác. Các nhà thiên văn có các loại kính thiên văn để có thể
bao quát toàn bộ 360 độ bầu trời kể cả ngày và đêm, thậm chí họ có kính thiên
văn chuyên dụng để quan sát mặt trời. Lý do thiên thạch này không bị phát hiện
sớm chính là vì kích thước của nó không hề lớn (chỉ khoảng 15 m), với khoảng
cách xa từ ngoài khoảng không, rất khó để các kính thiên văn có thể quan sát,
xác nhận và khẳng định nó là một thiên thạch đang lao về phía trái đất. Khi cháy
sáng và nổ tung, thiên thạch này còn sáng hơn cả mặt trời.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching