On Thursday, 28 November
2013 12:17 PM, VietHai Tran <>
wrote:
Sino-Japan
Confrontation:
Japan PM says ready to be more assertive against China
Japan's Prime Minister Shinzo Abe
Viễn ảnh Hải chiến Nhật - Trung
Dù
nhiều hơn về số lượng nhưng Trung cộng vẫn bị đánh giá kém ưu
thế so với Nhật Bản nếu hai bên xảy ra hải chiến. Ngày 14.8, Tham mưu trưởng
liên quân Lực lượng phòng vệ Nhật Bản
Shigeru
Iwasaki ra lệnh các lực lượng chuẩn bị sẵn sàng đụng độ khi nhóm người Trung
Quốc sắp đặt chân lên Senkaku/Điếu Ngư. Đáp lại, thiếu tướng Trung cộng
La Viện lập tức kêu gọi Bắc Kinh điều 100 tàu tới bảo vệ quần đảo, theo
tạp chí Foreign Policy. Đến ngày 20.8, Hoàn Cầu thời báo viết bài xã luận kêu
gọi Bắc Kinh chuẩn bị cho cuộc chiến có thể xảy ra. Trước tình hình này, cựu giới
chức ngoại giao Nhật
Kazuhiko Togo nhận định với báo The New York Times: “Một cuộc chiến thực sự có thể xảy ra nếu ngoại giao thất bại”.
Kazuhiko Togo nhận định với báo The New York Times: “Một cuộc chiến thực sự có thể xảy ra nếu ngoại giao thất bại”.
Mạnh về phẩm chất
Giáo
sư James Holmes thuộc Trường Chiến tranh hải quân Mỹ cho rằng lợi thế sẽ thuộc
về Tokyo nếu hải chiến Nhật - Trung xảy ra. Trong bài bình luận đăng trên tạp
chí Foreign Policy mới đây, ông Holmes nói rằng Tokyo không thể so sánh với Bắc
Kinh về số lượng quân dụng . Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật (JMSDF) có
48 tàu chiến và 16 tàu ngầm, còn Trung cộng có tới 73 tàu chiến cùng
63 tàu ngầm. Tuy nhiên, tàu chiến của Nhật được cho là “hàng thứ thiệt” nên
phẩm chất vượt qua đối thủ. Chẳng hạn, nhiều tàu khu trục Nhật được trang
bị hệ thống phòng thủ haỏ tiển tối tân Aegis cùng hệ thống radar,
máy tính và kiểm soát hỏa lực tương tự các tàu chiến hàng đầu của Mỹ.
Trong khi đó, giới phân
tích tỏ ra nghi ngờ về khả năng chế tạo cũng như ứng dụng vũ khí của Trung cộng
hiện nay lẫn tương lai gần. Hiện tại, tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, có thể
phóng hỏa tiển mang đầu đạn hạt nhân, là chiến hạm hiện đại của
Trung cộng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tờ The Washington
Post dẫn báo cáo từ Văn phòng Tình báo hải quân Mỹ lưu ý rằng tàu ngầm lớp Tấn
rất dễ bị phát giác vì phát ra tiếng động to hơn các tàu ngầm do
Liên Xô chế tạo cách đây 30 năm. Giám đốc Dự án thông tin hạt nhân của Hiệp hội
Khoa học gia Mỹ Hans M.Kristensen nhận định tàu ngầm mang hỏa tiển đạn
đạo của Trung c5ông “có thể chỉ là những con vịt ngồi” rất dễ bị tấn công.
Các tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống Aegis - Ảnh: AFP |
Ngoài ra, xét về kinh
nghiệm tác chiến và tinh thần chiến đấu, giới phân tích cho rằng JMSDF hơn hẳn
hải quân Trung cộng. Ông Holmes chỉ ra JMSDF tích lũy nhiều kinh nghiệm tác
chiến từ thế chiến 2 và tqlc nước này cũng rất nổi tiếng về tính chuyên nghiệp.
JMSDF liên tục tập trận ở vùng biển châu Á.
Theo tiến sĩ Subhash
Kapila, thuộc Tổ chức Phân tích Nam Á tại Ấn Độ, binh sĩ Nhật Bản được rèn
luyện bài bản và có tinh thần chiến đấu bất khuất. Ông Kapila đánh giá JMSDF là
lực lượng hải quân hùng mạnh nhất châu Á. Trong khi đó, hải quân Trung cộng
chỉ tham gia các chuyến hải hành, tập trận ngắn và tuần tra chống cướp
biển ở vịnh Aden. Vì thế, hải quân nước này không có nhiều cơ hội rèn
luyện khả năng tác chiến.
Tương tự, ông Kristensen
dẫn một tài liệu từ hải quân Mỹ cho hay 63 tàu ngầm Trung cộng thực
hiện hơn 10 cuộc tuần tra vào năm 2009, tức chỉ bằng 1/10 của Mỹ. “Qua các cuộc
tuần tra, binh sĩ sẽ làm quen và thành thục cách điều khiển tàu chiến. Không
tuần tra sẽ không thể chiến đấu”, tờ The Washington Post dẫn lời ông
Kristensen.
Ngoài
ra, theo chuyên gia Holmes, nếu Tokyo điều động hệ thống hỏa tiển chống
hạm di động kiểu 88 và cùng binh sĩ đến Senkaku/Điếu Ngư lẫn các đảo kế cận sẽ
tạo nên mạng lưới hỏa lực chặt chẽ khiến tàu của Bắc Kinh không thể tiếp cận.
Đồng thời, hải quân Trung cộng được chia thành 3 hạm đội đảm trách
trên vùng biển rộng nên lực lượng bị phân tán khi xảy ra xung đột.
Lịch sử
Thực tế, Trung Quốc từng nhiều lần
“ăn đòn” khi đánh nhau với Nhật Bản trên biển. Trong cuộc hải chiến năm
1894-1895 giữa hai bên, Hạm đội hải quân Hoàng gia Nhật được thành lập vội vã
nhưng đã đánh bại Hạm đội Bắc Dương của Trung hoa, vốn được đánh giá mạnh hơn về
vũ khí quân dụng, chỉ trong một buổi chiều. Ông Holmes nhận định Nhật Bản khi
đó giành thắng lợi nhờ vào sự điều khiển thành thạo tàu chiến, kỹ thuật
dùng pháo và nhuệ khí chiến đấu của binh sĩ. Do đó, ông Holmes khẳng định
Nhật sẽ thắng khi xảy ra hải chiến với Trung cộng nếu Tokyo tận
dụng tốt yếu tố con người, vị thế địa lý và một số lợi thế khác.
Ngoài ra, Nhật
Bản sẽ nhận được sự hỗ trợ của Mỹ. Trước đó, Đài NHK dẫn lời giới chức Nhật cho
hay Washington sẽ bảo vệ Tokyo, dựa trên hiệp ước an ninh chung, nếu có xung
đột ở Senkaku/Điếu Ngư.
Theo tiến sĩ Kapila,
Nhật đang tăng cường ứng phó mối đe dọa từ Trung cộng, vốn được cho là sẽ không
giảm. Tokyo đang thắt chặt liên minh quân sự với Washington bằng cách cho phép
lực lượng Mỹ đồn trú ở nước này, đặc biệt là ở Okinawa. Mỹ - Nhật còn tăng
cường tập trận và thực thi các kế hoạch ứng phó chung. Nhật Bản cũng đang mở
rộng quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ và Úc. Đặc biệt, Tokyo ưu tiên thiết
lập quan hệ chiến lược với New Delhi vì Ấn Độ là cường quốc ở châu Á và đang có
tranh chấp lãnh thổ với Trung cộng . Nhật cũng đang đẩy mạnh quan hệ đặc biệt
đối các nước ASEAN vốn có vị trí chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ
Dương. Về mặt quốc phòng, Nhật tập trung tăng cường khả năng đánh chặn trên
biển phòng ngừa mối đe dọa hỏa tiển và không quân từ Trung cộng . Năm
2010, Nhật đề ra chương trình quốc phòng 10 năm, trong đó tập trung phát triển
khả năng phòng vệ ở phía tây nam thay vì ở phía bắc như trước đó.
Bắc Kinh “phát triển hỏa tiển tối tân”
Hoàn Cầu thời báo ngày 22.8 đưa tin Bắc Kinh đang phát
triển loại hỏa tiển đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể mang
đầu đạn hạt nhân và đủ sức đánh bại hệ thống phòng thủ hỏa tiển của
Washington. Tạp chí Jane’s Defence Weekly dẫn lời cựu quan chức tình báo Mỹ
Larry Wortzel cho rằng ICBM thế hệ 3 của Trung cộng có thể phá hủy các thành
phố có dân số trên 50.000 người. Tuy nhiên, tạp chí này dẫn lời chuyên gia
quốc phòng Andrei Chang ở Canada đánh giá Trung cộng chưa đủ
sức vượt qua các vấn đề phức tạp của ICBM dù đã phát triển loại hỏa tiển này
suốt 20 năm qua.
|
Văn
Khoa
Hỗ Giấy Tàu Khựa muốn dùng sức mạnh quân sự đè bẹp Nhật Bản
theo
Đất Việt | 20/09/2013 07:16 chia sẻ:
Điều này được biểu hiện rõ khi mới đây những
hình ảnh về cuộc chiến Trung-Nhật trong tương lai đã bất ngờ xuất hiện trên
nhiều trang mạng quân sự TC.
Theo đó, kịch bản được đưa ra khi Nhật được cho là kẻ
khơi mào cuộc chiến bằng việc dùng vũ lực để chiếm quần đảo Điếu Ngư
trong tương lai.
Ngay sau khi thông tin
Tokyo quyết định dùng quân sự để
giải quyết tranh chấp lãnh thổ, quân đội Trung Quốc ngay lập tức được huy động
để “trừng phạt“ quyết định sai lầm này của Tokyo.
Truyền thông Trung Quốc
thậm chí còn vẽ viễn cảnh về cuộc chiến này với những loại vũ khí hiện đại của mình như chiến cơ J-31,
J-14, J-35 cùng nhiều loại khí tài hiện đại khác...
Hình
ảnh không quân Trung Quốc mang "sứ mệnh phục thù" hăm hở tiến công
giành lại chủ quyền quốc gia đồng thời thực hiện kế hoạch đưa Tokyo trở về thời
kỳ đồ đá.
Kịch bản cuộc tấn công
này được báo chí Trung Quốc dựng lên dựa vào 2 sức mạnh chủ yếu từ lực lượng
không quân và hải quân, lực lượng bộ binh chỉ được triển khai khi 2 lực lượng
trên bẻ gãy được sức mạnh kháng cự của người Nhật, tờ CNJ của Trung Quốc phân tích.
Hình
ảnh hạm đội tàu sân bay của Trung
Quốc oai hùng trên biển Hoa Đông trong cuộc chiến Trung-Nhật trong tương lai.
Báo
chí Trung Quốc cũng dự đoán cuộc chiến này sẽ kéo dài trong vòng 2 tuần và sức
mạnh kháng cự của Nhật sẽ suy yếu nhanh chóng sau những đợt không kích cũng như
hứng chịu cơn mưa đạn pháo từ tàu chiến của Trung Quốc.
Các loại vũ khí được huy động vào cuộc chiến Trung-Nhật trong
tương lai của phía Trung Quốc là những vũ khí tốt nhất, hiện đại nhất của nước
này.
Tờ chinamil của Trung
Quốc nhận định thêm rằng Bắc Kinh ở vào thế bị động trong cuộc chiến này khi
Tokyo mới chính là quốc gia khiến xung đột xảy ra, vì thế người Nhật phải trả
giá cho những hành động thiếu suy nghĩ của mình.
Trước những viễn cảnh mà
báo chí Trung Quốc đưa ra, tờ japanmil của Nhật cho rằng, Bắc Kinh đang tự cho
mình quyền phán quyết vận mệnh của quốc gia khác thông qua giới truyền thông,
và cách thức này chỉ khiến mối quan hệ giữa 2 quốc gia thêm phần căng thẳng.
Hình ảnh máy bay của Nhật bị hạ gục sau những đợt không kích
“không khoan nhượng“ của không quân Trung Quốc bị báo chí Nhật cực lực lên án.
Không
chỉ tuyên bố tái chiếm lại đảo Điếu Ngư sau khi bị Nhật dùng sức mạnh quân sự,
báo chí Trung Quốc còn cho biết sẽ tấn công cả Nhật Bản để thể hiện sức mạnh quân sự hùng hậu của mình.
Thậm
chí vũ khí hạt nhân cũng sẽ được sử dụng trong cuộc chiến này...
Trước những lời đe dọa
từ giới truyền thông Trung Quốc, Tokyo đã đưa ra những phản ứng ban đầu của
mình, đồng thời khẳng định Bắc Kinh đang sử dụng truyền thông như một thứ vũ
khí để uy hiếp nước này và khẳng định lên án toàn bộ những luận điệu đầy tính hằn
thù dân tộc này của Trung Quốc.
Tàu Khựa "teo chim" trước viễn ảnh bị cô lập bởi vũ
khí hạt nhân bao quanh
Mỹ đang có kế hoạch đầu tư khoảng 10 tỷ USD nâng
cấp độ chính xác và tính tin cậy của các loại bom hạt nhân chiến thuật dự trữ
trong các kho ở châu Âu và có thể trang bị chúng trên các máy bay F-35 bán cho
một số quốc gia châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...
Hiện nay Mỹ đang dự trữ
khoảng 200 quả bom hạt nhân chiến thuật không điều khiển loại B-61-12 tại các
kho chứa ở Hà Lan, Bỉ, Đức, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi lắp đặt các cánh mới
ở đuôi, biến chúng thành các loại bom điều khiển chính xác (dẫn đường bằng
GPS), đến năm 2019 số bom hạt nhân chiến thuật này sẽ được tái triển khai trở lại.
Vũ khí hạt nhân chiến
thuật chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu chiến thuật có ảnh hưởng trực tiếp
đến các hoạt động quân sự. Tuy thể tích và sức công phá tương đối nhỏ nhưng
chúng có khả năng linh hoạt, cơ động và độ chính xác cao, khả năng tấn công
trên chiến trường cao hơn các vũ khí hạt nhân chiến lược. Trong tư duy tác
chiến tương lai của quân đội Mỹ, ranh giới phân biệt giữa vũ khí hạt nhân chiến
thuật và chiến lược đang dần bị xóa nhòa.
Cho đến trước năm 2020,
vũ khí hạt nhân chiến thuật chủ yếu trong quân đội Mỹ sẽ được thay thế bằng bom
hạt nhân có cánh B-61-12 và tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân W-80.
Trong số các phương tiện mang chủ yếu của các loại vũ khí này, sẽ có thêm máy
bay chiến đấu F-35. Khoang vũ khí trong thân máy bay có thể được lắp đặt 2 quả
bom hạt nhân có cánh B-61-12.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân LGM-30 Minuteman của Mỹ
Theo phân tích của các
nhà chuyên môn, sau khi nâng cấp số bom hạt nhân ở châu Âu, cho phép chúng được
lắp đặt và phóng từ các máy bay F-35, Mỹ sẽ đẩy mạnh tiêu thụ F-35 tại thị trường
màu mỡ này.
Hiện nay, các loại bom
hạt nhân Mỹ triển khai tại châu Âu chủ yếu phân làm 2 loại: 1 loại bố trí trong
các căn cứ quân sự Mỹ ở châu Âu, bao gồm khoảng 100 đầu đạn triển khai tại căn
cứ không quân Aviano, Italia và căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ, số đầu
đạn này do máy bay Mỹ phụ trách.
Loại thứ 2 cũng có số
lượng 100 quả, bố trí tại các căn cứ của các nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu,
do máy bay của không quân các nước Hà Lan, Bỉ, Đức, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ phụ
trách. Phương tiện mang thả bom hạt nhân chủ yếu là máy bay chiến đấu F-15E của
Mỹ, máy bay chiến đấu F-16 A/B, F-16 C/D của Mỹ và đồng minh, cùng với máy bay
chiến đấu Tornado của các nước châu Âu.
Có thể nhận thấy, toàn
bộ số vũ khí hạt nhân chiến thuật Hoa Kỳ triển khai tại châu Âu đều được chế
tạo để lắp đặt trên các máy bay của họ, hiện F-15 và F-16 đều đã ngừng sản xuất
và sẽ bị thay thế toàn bộ bởi F-35, do đó các đồng minh của Mỹ tại châu Âu
không thể không mua F-35. Hiện nay, giá cả của F-35 không ngừng tăng cao làm nản
lòng nhiều đồng minh của Mỹ.
Bom hạt nhân chiến thuật B-61-12 của Mỹ
Các nhà phân tích cho
rằng, Mỹ bố trí các vũ khí hạt nhân ở các căn cứ quân sự nước ngoài là một xu
thế tất yếu nhằm thực hiện chiến lược “Đông tiến”. Nó vừa phù hợp với trọng
điểm chiến lược quay trở lại châu Á của Mỹ vừa tạo lên sức ép cực lớn lên Nga,
Trung Quốc.
Ngoài ra, F-35 còn được
Mỹ đẩy mạnh tiêu thụ trong số các đồng minh tại châu Á. Đối với các nước không
có vũ khí hạt nhân như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, thậm chí là cả nước đã
có vũ khí hạt nhân như Ấn Độ, sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 có khả
năng mang theo vũ khí hạt nhân là một "cám dỗ" cực lớn, hơn nữa, các
nước này đều có điều kiện kinh tế mạnh.
“Bắc Kinh nhật báo” nhận
xét, hiện nay, cả Nhật, Hàn, Australia đều đã xác nhận muốn mua F-35, Mỹ cũng
đang gạ gẫm Ấn Độ tham gia vào dự án này, mà với tư tưởng “sùng ngoại” của New
Dehli, điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Trong tương lai không xa, toàn bộ các
đối thủ đáng gờm xung quanh Trung Quốc đều có khả năng tấn công hạt nhân.
Đây là một viễn cảnh làm
người Trung Quốc thấy “lạnh gáy”.
Vì sa Tại sao Hải quân
Tàu Khựa không được đánh giá cao?
Trong tương lai, Hải quân Trung Quốc sẽ đầu tư thêm những gì để
nâng cấp hệ thống tàu chiến và tàu ngầm vốn vẫn không được phương Tây đánh giá
cao.
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc: Chỉ để khoe mẽ
Theo Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, trong năm 2012 Trung Quốc sẽ bổ sung thêm 2 tàu ngầm mới bao gồm 1 chiếc tàu ngầm tên lửa động cơ hạt nhân lớp 094 và 1 tàu ngầm tấn công chạy dầu diesel.
Điều này được cho là hoàn toàn phù hợp với xu hướng đẩy mạnh sản xuất tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, dần thay thế cho việc nước này vẫn phải mua tàu ngầm của Nga trong những năm trước đó.
Việc mua mới được duy trì với tần suất mỗi năm 2 chiếc, bằng với tỉ lệ sản xuất mới của Mỹ và đảm bảo được việc duy trì một hạm đội tàu ngầm gồm khoảng 60 chiếc các loại của họ.
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc: Chỉ để khoe mẽ
Theo Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, trong năm 2012 Trung Quốc sẽ bổ sung thêm 2 tàu ngầm mới bao gồm 1 chiếc tàu ngầm tên lửa động cơ hạt nhân lớp 094 và 1 tàu ngầm tấn công chạy dầu diesel.
Điều này được cho là hoàn toàn phù hợp với xu hướng đẩy mạnh sản xuất tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, dần thay thế cho việc nước này vẫn phải mua tàu ngầm của Nga trong những năm trước đó.
Việc mua mới được duy trì với tần suất mỗi năm 2 chiếc, bằng với tỉ lệ sản xuất mới của Mỹ và đảm bảo được việc duy trì một hạm đội tàu ngầm gồm khoảng 60 chiếc các loại của họ.
|
Khoang chứa tên lửa lộ liễu trên lưng của tàu
ngầm loại 094 của Hải quân Trung Quốc
|
Trong hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, tàu ngầm chạy diesel được nói là những con bài chiến lược nếu Trung Quốc muốn tấn công các đối thủ khác trong khu vực lân cận biển Trung Hoa.
|
Hạm đội tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc
|
Hải quân Trung Quốc đã đưa vào phục vụ chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Hạ (Xia, còn gọi là Type 092) duy nhất vào năm 1981.
Khi đó, tàu SSBN Type 092 được trang bị với 4 ống phóng tên lửa, và có thể mang được 12 tên lửa đạn đạo tầm trung JuLang-1 (JL-1).
Tuy thế, tên lửa JL - 1 có điểm yếu là di chuyển với tốc độ chậm, có độ ồn lớn khi hoạt động, không đáng tin cậy và rất dễ bị tổn thương. Tầm bắn giới hạn và chất lượng của JL - 1 cũng không được đánh giá cao.
Theo các chuyên gia quân sự, một tàu ngầm hạt nhân không đủ để tạo ra một cuộc tấn công hiệu quả. Muốn có đòn đánh với đúng nghĩa 'nắm đấm thép', hải quân cần có ít nhất 3 tàu ngầm hạt nhân.
Chính vì vậy, Trung Quốc giải quyết vấn đề này bằng việc đưa ra dự án chế tạo tàu ngầm và tên lửa mới là SSBN lớp Tấn (Type 094) và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-2.
Đến nay, đã có hai tàu Type 094 được bàn giao cho Hải quân của họ và ít nhất 2 tàu nữa được đóng và trang bị 12 ống phóng tên lửa. Trong khi đó, SLBM JL-2 đã bị trì hoãn trong thời gian dài và chưa thể hoạt động ở thời điểm đó.
Dựng căn cứ ở Ấn Độ Dương
Lực lượng tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đang ngày càng được hiện đại hóa và dành nhiều thời gian hơn cho những chuyến tuần tra trên biển.
Trái ngược với tàu ngầm chỉ hoạt động trong những khu vực tập trung, tàu chiến của Trung Quốc đã cam kết phạm vi triển khai đến tận Ấn Độ Dương để tham gia các hoạt động chống cướp biển nếu có.
Hiện nay, ngoài các tàu khu trục, tàu ngầm thì Hải quân Trung Quốc còn được biết đến với việc sở hữu một số tàu đổ bộ.
Năm 1993 con tàu đổ bộ lớp Yuting đầu tiên với số hiệu 991 được hạ thủy và đưa vào sử dụng. Kể từ năm 1992 đến 1997, đã có 5 khung tàu lớp này được đóng là 911, 934, 935, 936 và 937.
Sau đó, do tình hình trên biển trở nên căng thẳng từ năm 1999 - 2002 đã có thêm 6 tàu được đóng mới bao gồm 938, 939, 940, 908, 909 và 910.
|
Tàu đổ bộ Yunting 908 của Trung Quốc
|
Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, năm 2012 Trung Quốc dự kiến đóng mới 1 tàu khu trục loại 052C, 3 tàu chiến nhỏ loại 054A và 1 tàu đổ bộ vận chuyển loại 071 gần giống so với tàu đổ bộ lớp T-AKE của Hải quân Mỹ.
Hải quân Tàu Khựa đã và đang làm gì?
Đầu tháng 4 năm ngoái, Tân Hoa Xã đã lần đầu
tiên công bố những hình ảnh của tàu sân bay Thi Lang đang trong quá trình sửa
chửa và tân trang của họ.
Thi Lang có chiều dài 304.5m và rộng 37m, có khả năng chứa 50 máy bay các loại gồm cả tiêm tích tấn công cũng như trực thăng.
Cũng theo thống kê này, Hải quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng 140 tàu chiến cỡ lớn so với Mỹ là 280 chiếc.
Thi Lang có chiều dài 304.5m và rộng 37m, có khả năng chứa 50 máy bay các loại gồm cả tiêm tích tấn công cũng như trực thăng.
Cũng theo thống kê này, Hải quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng 140 tàu chiến cỡ lớn so với Mỹ là 280 chiếc.
|
Tàu Mẹ Bê Tàu Bay đầu tiên của
Trung Quốc có tên Thi Lang được tân trang từ hàng của Ukraine
|
Hiện nay, Trung Quốc đã có các kế hoạch tham gia nhiều hơn vào các cuộc tập trận quy mô lớn với sự góp mặt của nhiều cường quốc quân sự.
Điều này nhằm cải thiện khả năng chiến đấu cũng như tăng tỉ lệ chiến thắng của họ trong các cuộc chiến trong tương lai với tình hình chiến tranh ngày càng hiện đại hóa như hiện nay.
Không những thế, cuối năm ngoái Hải quân Trung Quốc cũng được cho là có bước tiến lớn khi tạo dựng một cơ sở ở nước ngoài. Ông Jean-Paul Adam, Ngoại trưởng của Seychelles, một quốc đảo trên Ấn Độ Dương cho biết Chính phủ của họ đã chấp nhận mời Trung Quốc thiết lập sự hiện diện quân sự ở đây.
Trung Quốc cho biết, họ sẽ sử dụng cơ sở ở Seychelles như một trạm tiếp tế hải quân nhưng từ chối gọi nó là một căn cứ.
Mặc dù quy mô nhỏ, nhưng đây là điểm quan trọng trong việc mở rộng quy mô của hạm đội tàu chiến vốn vẫn bị hạn chế về hậu cần khi hoạt động xa bờ Trung Quốc.
|
Tàu đổ bộ lớp Yuting số 908 của Hải quân
Trung Quốc
|
Trong năm nay, Trung Quốc sẽ có một cuộc tập trận chung giữa 3 hạm đội lớn nhất của hải quân nước này đó là Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải.
"Trung Quốc sẽ còn cần nhiều năm nữa để có được sức mạnh hải quân sánh với những cường quốc như Nga, Mỹ, Pháp v.v. Họ còn phải luyện tập, luyện tập rất nhiều", bài viết của Aol Defense bình luận.
Hải quân Trung Quốc từng thảm bại dưới tay Nhật
Bản
Năm 1894, hải quân Trung - Nhật có trận đánh
kinh hoàng trên biển Hoàng Hải và người Trung Cộng đã thua thảm hại, dù
được cho là có ưu thế tuyệt đối.
Trận hải chiến Hoàng Hải hay còn có tên khác là trận chiến sông Áp
Lục, diễn ra ở cửa sông Áp Lục đổ ra biển Hoàng Hải, nơi giáp ranh giữa Triều
Tiên và Trung Quốc.
Tại đây, lực lượng Hải quân Nhật mới được tái thiết của Nhật Bản của Đô đốc Sukeyuki Ito đã chặn đứng được cuộc đổ bộ của lục quân Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của Hạm đội biển Bắc dưới sự chỉ huy của Đô đốc Đinh Nhữ Xương.
Về lý thuyết, Hạm đội biển Bắc được trang bị những thiết giáp hạm vô cùng hiện đại là Dingyuan và Zhenyuan, 2 con tàu mà Hải quân Nhật khi đó không có gì có thể đối đầu được.
Tại đây, lực lượng Hải quân Nhật mới được tái thiết của Nhật Bản của Đô đốc Sukeyuki Ito đã chặn đứng được cuộc đổ bộ của lục quân Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của Hạm đội biển Bắc dưới sự chỉ huy của Đô đốc Đinh Nhữ Xương.
Về lý thuyết, Hạm đội biển Bắc được trang bị những thiết giáp hạm vô cùng hiện đại là Dingyuan và Zhenyuan, 2 con tàu mà Hải quân Nhật khi đó không có gì có thể đối đầu được.
Hạm đội hùng mạnh này của Trung Quốc cũng được
trang bị những pháo thần công cỡ lớn 200 - 250 mm và có sự giúp đỡ của rất
nhiều sĩ quan hải quân nước ngoài đến từ Mỹ và Anh.
|
Đô đốc Sukeyuki Ito, chỉ huy Hải quân Nhật
trong trận chiến Hoàng hải 1894
|
Ngày 17/9/1894, 2 bên bước vào cuộc chiến quan trọng này. Với Nhật, chiến thắng đồng nghĩa với việc ngăn chặn được bước chân Trung Quốc tiến sang Triều Tiên, khi đó đang do Nhật kiểm soát phần lớn. Trong khi đó, Trung Quốc cần vượt qua được khe cửa hẹp Áp Lục để giành lại ưu thế đang dần bị mất ở Triều Tiên.
Sáng hôm đó, Hải quân Nhật Bản bắt đầu dàn đội hình "mũi tên", kì hạm Matsushima do Đô đốc Sukeyuki Ito chỉ huy. Ở phía sau là các tuần tra khác do Đô đốc Kabayama Sukenori dẫn đầu trên tàu Saikyo. Các tàu tuần dương và khinh hạm Yoshino, Takachiho, Akitsushima và Naniwa đi đầu đội hình.
Trong khi đó, Hạm đội biển Bắc của Đô đốc Đinh Nhữ Xương dẫn đầu xếp theo đội hình hàng ngang. Ở giữa là 2 thiết giáp hạm mạnh nhất của họ Dingyuan và Zhenyuan.
Các tàu khác được xếp hành quân ở 2 bên, nhưng
do sự chênh lệch tốc độ và liên lạc không tốt, đội hình của Trung Quốc di
chuyển rất rời rạc.
|
Hình ảnh vẽ lại về cuộc chiến trên biển giữa
Trung - Nhật
|
VVào trận, Đô đốc Sukeyuki Ito chỉ huy các khinh hạm của mình tấn công 2 cánh của Hạm đội biển Bắc. Lúc này, Đinh Nhữ Xương nhận ra, những tàu hỏa lực yếu ở 2 cánh của họ không chống trả được, thêm vào đó những tàu con này đã cản tầm bắn của Dingyuan và Zhenyuan.
Khoảng cách giữa các tàu rất gần nhau khiến cho quân Trung Quốc rơi vào thế bí, họ buộc phải dàn mỏng đội hình và chống trả từ cả 2 cánh.
Đối mặt với tình hình nguy cấp, Trung úy Ferdinand Tyler của Hải quân Hoàng gia Anh, đang có mặt trên tàu Dingyuan đã có đề nghị với Đô đốc Đinh Nhữ Xương để thay đổi đội hình nhằm đối phó với chiến thuật của Hải quân Nhật. Tuy nhiên, đô đốc họ Đinh với sự bảo thủ và hèn nhát đã không nghe theo lời khuyên và vẫn giữ chiến thuật cũ.
|
Thiết giáp hạm hiện đại Dingyuan của Trung Quốc
|
Sau trận chiến, 2 tàu mạnh nhất của Trung Quốc là Dingyuan và Zhenyuan chỉ bị hư hại nhẹ do đứng ở giữa đội hình nhưng phải rút chạy do hết đạn dược.
Theo tài liệu của Nhật Bản, hải quân Trung Quốc
đã may mắn khi kịp rút chạy, nếu không, hai chiếc tàu hiện đại nhất của họ đã vĩnh
viễn vùi mình dưới đáy biển.
Hạm đội biển Bắc bị thiệt hại nặng nề, họ bị mất 850 thủy thủ và kèm theo đó là 500 người khác bị thương, đắm 5 tàu chiến và hư hại 3 tàu khác. Phía bên kia, Nhật bị hư hại 4 tàu, mất 280 thủy thủ và 200 người khác bị thương.
Trận chiến Hoàng Hải là thất bại đau đớn của Trung Quốc khi mà bước vào trận đánh họ có lợi thế hơn rất nhiều về số lượng, chất lượng tàu cũng như hệ thống đại bác cỡ lớn hiện đại. Trong khi Nhật lại là lực lượng mới tái thiết, đội hình tàu rất bình thường vào thời điểm đó.
Hạm đội biển Bắc bị thiệt hại nặng nề, họ bị mất 850 thủy thủ và kèm theo đó là 500 người khác bị thương, đắm 5 tàu chiến và hư hại 3 tàu khác. Phía bên kia, Nhật bị hư hại 4 tàu, mất 280 thủy thủ và 200 người khác bị thương.
Trận chiến Hoàng Hải là thất bại đau đớn của Trung Quốc khi mà bước vào trận đánh họ có lợi thế hơn rất nhiều về số lượng, chất lượng tàu cũng như hệ thống đại bác cỡ lớn hiện đại. Trong khi Nhật lại là lực lượng mới tái thiết, đội hình tàu rất bình thường vào thời điểm đó.
|
Thiết giáp hạm Zhenyuan của Trung Quốc
|
Tuy nhiên, không có điều gì là không có lí do. Hải quân Trung Quốc đã có mặt ở khu vực sông Áp Lục trước đó vài tháng nhưng rất lơ là trong việc luyện tập để chuẩn bị với sự căng thẳng của những trận đánh thực tế.
Đằng sau của tất cả chính là nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc thời điểm đó. Vỏ đạn đại bác làm từ thép được thay thế bằng xi măng hoặc sứ, thuốc súng bị rút ra bán, nhồi vào đó là mùn cưa trộn với nước. Các loại đạn bị sai kích cỡ không thể sử dụng, hoặc đạn được sản xuất từ hơn 30 năm trước thì nhiều vô kể.
Thậm chí, một số khẩu pháo 250 mm còn bị các sĩ quan mang ra chợ cầm để lấy tiền tiêu. Đến khi nhận thức được sự việc, một quan chức của Trung Quốc khi đó là Li Hongzhang phải hạn chế các cuộc tập luyện để dành đạn cho trận thực chiến.
Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra đề nghị cung cấp viện trợ từ Bắc Kinh đồng thời xin trì hoãn trận chiến với Nhật cho đến lúc có đầy đủ đạn dược.
Tuy nhiên, những kẻ ngồi mát ăn bát vàng ở Bắc
Kinh gọi ông là kẻ hèn nhát và gạt bỏ kiến nghị này.
|
Kì hạm Matsushima, tàu do Đô đốc Sukeyuki
Ito chỉ huy trong trận hải chiến Hoàng hải 1894
|
Ngược lại, với kinh nghiệm hải chiến dày dặn cùng với sự chỉ duy khôn ngoan và tinh thần chiến đấu cực kì cao, Hải quân Nhật Bản dù lực lượng yếu hơn nhưng vẫn khiến cho Hạm đội biển Bắc của Trung Quốc nhận lấy thất bại cay đắng.
Hiện nay, viễn cảnh về một cuộc hải chiến giữa Trung - Nhật lại có thể xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, theo giới phân tích quân sự quốc tế, dù có nhiều hơn về khí tài nhưng Trung Quốc vẫn chưa phải đối thủ trên biển của Nhật Bản.
Với truyền thống lâu đời qua 2 cuộc Thế chiến, tinh thần chiến đấu nghiêm túc, chuyên nghiệp, được luyện tập thường xuyên trong các cuộc tập trận, Lực lương phòng vệ biển Nhật Bản được đánh giá cao hơn hẳn so với những người bên kia chiến tuyến.
___________________________________________________________________