Gian lận :
mặt trái của nghiên cứu khoa học
"Những kẻ gian lận trong các phòng
nghiên cứu khoa học" là hàng tít lớn báo động trên phụ san
Khoa học và Y học (Science & Medecine) của nhật báo Pháp Le Monde số ra
ngày 13/05/2015. Theo nhật báo, mỗi năm có hàng trăm bài công bố khoa học bị
rút. Sự việc cho thấy rõ "Gian
lận: bộ mặt trái của khoa học" như tựa đề nhận định trên trang
4 và 5 của phụ san.
Bài báo nhắc rằng các tác giả của các nghiên cứu khoa học quan
trọng, những thành công, những hứa hẹn y khoa hay công nghệ hằng ngày đó cũng
là những con người. Do đó, họ cũng có yếu điểm. Một phần ba trong số các nhà
nghiên cứu đều nhìn nhận xem nhẹ điều gọi là đạo đức nghề nghiệp.
Sự tiến triển của nghiên cứu khoa học đang gióng lên những hồi
chuông báo động. Trong một lãnh vực bị điều phối bởi những cuộc cạnh tranh toàn
cầu hóa chưa từng thấy, áp lực công bố nhanh, trên những tuần san uy tín nhất
và về những chủ đề thời sự nhất (nghĩa là được tài trợ nhiều nhất) có thể dẫn
đến việc thả nổi tính chính xác của khoa học.
Áp lực này đến từ việc các nghiên cứu và cách tân, ở tất cả những
quốc gia đang phát triển đều nhằm góp phần vào sức tăng trưởng kinh tế trong
tương lai. Các nhà nghiên cứu phải ưu tiên đáp ứng cho các nhà tài trợ, phải chứng
tỏ khả năng xuất sắc và phải chứng minh được các ứng dụng của họ trong tương
lai. Trong bầu không khí đó, một điều hiển nhiên là sẽ có những nghiên cứu gian
lận, kém chất lượng. Đã đến lúc giới khoa học được kêu gọi là « càng chậm, càng chất lượng ».
Nghĩa là hãy « công bố ít hơn, nhưng chất lượng hơn ».
Liên quan đến chủ đề này, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn,
chuyên gia y khoa về dịch tễ học và di truyền loãng xương, Viện Nghiên cứu y
khoa Garvan, trường Đại học New South Wales, Úc đã dành cho ban Việt ngữ RFI
một buổi phỏng vấn giải thích rõ các hiện tượng gian lận trên thế giới, cách xử
lý các gian lận, các tiêu chí đạo đức khoa học và tình hình nghiên cứu khoa học
tại Việt Nam.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching