X

Wednesday, March 2, 2016

Bầu sơ bộ tại Hoa Kỳ : Donald Trump « bất khả chiến bại » ?


Bầu sơ bộ tại Hoa Kỳ : Donald Trump « bất khả chiến bại » ?

media
Ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump trong cuộc mít tinh tại tiểu bang Géorgia, ngày 29/02/ 2016.REUTERS/ Philip Sears

Bầu cử sơ bộ tại Hoa Kỳ là chủ đề thời sự nổi cộm nhất trên các trang báo Pháp sáng nay 01/03/2016. Ngày hôm nay là một ngày cực kỳ quan trọng cho các cuộc bầu sơ bộ tại hai đảng Cộng hòa và Dân chủ. Les Echos trên trang nhất chạy tít lớn : « Vòng xoáy đầu tiên cho bầu cử Hoa Kỳ » .

Theo cách gọi của người Mỹ, ngày thứ Ba này là một ngày « Super Tuesday », bởi vì, đây là ngày diễn ra bầu cử sơ bộ tại 12 bang chủ yếu nằm ở phía nam Hoa Kỳ, đi từ Texas cho đến Alabama, đi ngang qua Massachusetts và Virginia.
Le Monde và Le Figaro hiếm khi nào có cùng quan điểm, lần này đều cho rằng « Tại Hoa Kỳ : Trump và Clinton chiếm ưu thế trong ngày ‘Super Tuesday’».

 Nhưng có lẽ điều thu hút sự chú ý báo giới Pháp nhất là « hiện tượng Donald Trump ».
« Nước Mỹ này bỏ phiếu cho Trump » là hàng tít lớn trên Le Figaro. Hay như « Thời khắc Trump » tựa trang nhất của La Croix. Hầu hết các tờ báo lớn của Pháp đều dành từ 2 - 3 trang để bàn luận về chủ đề này.

Ông Donald Trump lên như diều gặp gió. Có vẻ như không một đối thủ nào trong đảng Cộng hòa giờ có thể cản đường ông được. Một hiện tượng khiến tờ Le Parisien, trên trang nhất không khỏi lo âu khi đặt câu hỏi : « Giả như đó là Trump thì sao ». Tờ báo dự đoán, lá phiếu của 12 bang tối nay « sẽ phải khẳng định lợi thế của ông Trump trước các đối thủ trong đảng Cộng hòa » , đến mức tờ báo phải chạy tựa khác cho rằng « Trận cuồng phong Trump ».
Donald Trump : Ứng viên của sự cay đắng
Một trận cuồng phong là vì cách đây có vài tháng, không ai dám bỏ ra một đô la để đánh cược cho Donald Trump thắng cuộc trong cuộc đua sơ bộ này. Một con người ăn nói « thô thiển », tỷ phú ngành bất động sản chuyển sang thành người dẫn chương trình truyền hình nghiệp dư và chẳng có chút gì kinh nghiệm chính trường mà trước đó được xem như là chẳng có chút cơ may thắng cuộc.
Vậy mà giờ đây ông lại được đánh giá là có nhiều ưu thế nhất trong ngày « Super Tuesday ». Có thể nói đây là « Một sự đi lên gây bất ngờ của Donald Trump » như nhận xét của La Croix . Vì sao ? Theo bài xã luận của La Croix, có nhiều lý do để giải thích. Nhưng điều quan trọng nhất ở đây cho thấy người dân Mỹ đang mất dần niềm tin vào giới chính trị gia truyền thống. Họ phê phán mối liên kết chặt chẽ giữa các chính khách với giới doanh nhân, vốn chỉ chiếm có 1% dân số, nhưng nắm giữ gần như toàn bộ nền kinh tế đất nước trong những thập niên gần đây.
Tầng lớp trung lưu Hoa Kỳ giờ cảm thấy họ như là nạn nhân của tình trạng bất công. Chính vì đã nắm bắt được cảm giá đó của người dân mà ông Donald Trump có thể dẫn trước xa các đối thủ. Có thể nói, Donald Trump chính là « ứng viên của sự cay đắng » như tựa đề bài xã luận của La Croix.
Một quan điểm cũng được Le Figaro đồng tán thành. Bởi vì, « Trump, giờ là người báo động », tựa bài xã luận của tờ báo thiên hữu. Bằng cách riêng của mình, ông Trump trở thành người đưa ra báo động. Tờ báo còn cho rằng các chính trị gia châu Âu nên lấy đó làm bài học. Sự việc nhắc nhở rằng cơn phẫn nộ của người dân không dễ gì tan biến trong sự mầu nhiệm của các bài diễn văn sáo mòn.
Mặt trận chống Trump vô hiệu quả
Donald Trump: Tỷ phú làm đảo lộn chính trường Mỹ - ảnh 2
Có một điểm hầu như tất cả các báo Pháp đều công nhận chính việc quá xem thường đối thủ của các ứng viên khác trong đảng Cộng hòa đã mở rộng đường cho Trump tiến lên. Để rồi giờ đây trong sự « Hoảng hốt, giới lãnh đạo đảng Cộng hòa muốn gạt kẻ quấy rối bằng mọi giá », Le Figaro viết.

Một điều khó có thể thực hiện được. Các ứng viên trong cuộc bầu sơ bộ đã từ lâu nay luôn nuôi ảo tưởng là rồi Donald Trump sẽ tự bỏ cuộc vì có những lời lẽ quá khiêu khích và mang đầy tư tưởng phân biệt chủng tộc. Họ bỏ mặc Trump và chỉ chăm chăm đánh lẫn nhau, với hy vọng cuối cùng rồi cũng tự cho mình như là ứng viên « hợp lý » duy nhất trước nhà tỷ phú này.

Khó « hạ gục » được Trump là vì lá phiếu chống Trump, vốn chiếm tổng cộng đến 65% lá phiếu của đảng lại nằm rải rác trong số 15 ứng viên ban đầu và giờ là 5 ứng viên, theo như bài giải mã của Les Echos. Do đó, chừng nào 65% lá phiếu đó chưa hợp nhất được, thì chừng ấy ông Trump vẫn sẽ thắng cuộc.

Thế nhưng theo tờ nhật báo kinh tế này, đảng Cộng hòa khó mà hình thành được một mặt trận chống Trump do chính sự ích kỷ và chủ nghĩa cơ hội của các ứng viên đó. Điển hình là việc ứng viên Chris Christie, được cho là ôn hòa, đã ngả theo Trump với hy vọng có được một ghế bộ trưởng.

Về phần mình, giới chủ hầu như vắng bóng một cách khó tin trong các cuộc tranh luận. Vốn trung thành với thị trường tự do, giới chủ nước này phần lớn phản đối ý tưởng chặn bớt dòng người tị nạn và việc tuyên chiến thương mại với Trung Quốc và Mêhico như ông Trump đề xuất.


__._,_.___

Posted by: truc nguyen

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts