X

Monday, August 29, 2016

Đòn đáp trả Donald Trump có thể chuẩn bị nếu ‘ngã ngựa’




Đòn đáp trả Donald Trump có thể chuẩn bị nếu ‘ngã ngựa’

Thứ tư, 24/08/2016, 06:09 (GMT+7)

(Quốc tế) - Nếu thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng, ứng viên tranh cử tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump có thể phản đòn bằng những biện pháp gây biến động chính trường Mỹ.

·         >>

Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: AP
Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: AP
Bằng cách thuê Steve Bannon, chủ tịch trang tin Breitbart, làm người điều hành chiến dịch tranh cử và chấp nhận đơn xin từ chức của Paul Manafort, chủ tịch ban vận động, Donald Trump dường như đang muốn phát đi tín hiệu rằng trong hơn hai tháng còn lại của cuộc đua vào Nhà Trắng, ông sẽ “toàn tâm toàn ý” theo đuổi phương pháp tiếp cận hung hăng, mang màu sắc đả kích mà nhà tài phiệt New York từng áp dụng rất thành công, giúp ông chiến thắng áp đảo ở những vòng bầu cử sơ bộ và bỏ phiếu kín, theo Politico.
Trang tin Breitbart nhiều tháng gần đây luôn thể hiện sự trung thành tuyệt đối với ứng viên đảng Cộng hòa thông qua việc chỉ trích những tiếng nói chống lại Trump. Breitbart cũng chủ động đăng tải hàng loạt thuyết âm mưu đánh vào uy tín của bà Clinton.
Nhà tài phiệt New York từng khẳng định điều duy nhất khiến ông thất bại là một cuộc bầu cử “gian lận”. Giới chuyên gia nhận định tuyên bố “bạo miệng” này cho thấy Trump hoàn toàn tự tin vào chiến thắng của mình và nếu bại trận, ông chắc chắn sẽ phản kháng bằng những động thái vô cùng quyết liệt.
“Nếu thua, Trump sẽ nói ‘đây là một cuộc bầu cử gian trá’. Nếu thắng, Trump sẽ nói dù mờ ám nhưng ông ấy đã đánh bại tất cả. Đó là cách mà mọi chuyện kết thúc, bất kể kết quả ra sao”, một đồng minh lâu năm của tỷ phú Mỹ cho hay. “Nếu thua, Donald Trump sẽ đổ lỗi cho truyền thông và kể cả đảng Cộng hòa. Tôi không nghĩ Trump muốn nhân nhượng”.
“Ông ấy cũng hành động y như vậy mỗi khi nhìn vào kết quả thăm dò”, một cố vấn thân cận khác của Trump cho biết thêm. “Nếu thăm dò cho thấy Trump dẫn trước, ông ấy tỏ ra thích thú. Nhưng nếu kết quả ngược lại, ông ấy sẽ nghĩ nó bị can thiệp”.
Trump bắt đầu đề cập đến việc kết quả bầu cử có thể “bị dàn xếp” từ tháng trước trong bối cảnh bà Hillary Clinton, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, vượt mặt ông về tỷ lệ ủng hộ sau khi đại hội toàn quốc ở cả hai đảng diễn ra.
“Thứ duy nhất khiến tôi thất bại tại Pennsylvania là sự gian lận”, ông Trump phát biểu tại một buổi vận động tranh cử ở thành phố Altoona. Vài ngày trước đó, tại Wilmington, bang Bắc Carolina, ông cảnh báo rằng nếu không có các quy định về việc xác minh cử tri chặt chẽ hơn, người ta sẽ “bầu 15 lần cho bà Hillary”.
Những phát ngôn mà nhà tài phiệt New York đưa ra bước đầu đã có ảnh hưởng nhất định. 38% người ủng hộ Trump tin vào việc phiếu bầu của họ sẽ được kiểm đếm chính xác và chỉ 49% trong tổng số các cử tri đăng ký “rất tự tin” rằng công tác kiểm phiếu sẽ không xảy ra lỗi, theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Pew thực hiện tuần trước.
Cây bút Eli Stokols từ Politico đánh giá các nhận xét của ông Trump về tính chính xác trong quy trình bầu cử ở Mỹ sẽ mang đến những tác động nghiêm trọng cả trong ngắn và dài hạn.
Theo nhiều quan chức cấp cao đảng Cộng hòa, viễn cảnh Donald Trump dùng mọi nguồn lực vốn có để đả kích, hạ bệ các giá trị dân chủ không chỉ đe dọa tới sự tồn vong của đảng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn hệ thống chính trị quốc gia.
“Chúng ta chưa bao giờ có một tổng thống nào lại đi nghi ngờ tính hợp pháp của kết quả bầu cử toàn quốc”, chuyên gia chính sách Dan Senor bình luận. “Việc ứng viên tổng thống thực sự hoài nghi về quá trình bầu cử sẽ đưa chúng ta tới một thế giới mới. Và những thiệt hại đối với nền dân chủ là rất đáng kể”.
Bên cạnh đó, một số thành viên đảng Cộng hòa còn lo lắng về việc nếu thất bại, ông Trump sẽ lợi dụng truyền thông chính thống để đánh vào niềm tin của cử tri về tính công bằng và hợp pháp của quá trình bầu cử cũng như bộ máy chính trị.
“Bạn sẽ khôi phục nhận thức công chúng như thế nào sau tất cả những chuyện này?”, Charlie Sykes, người dân chương trình phát thanh có tiếng nói phản đối ông Trump, đặt câu hỏi đồng thời nhấn mạnh nhà tài phiệt New York rõ ràng đang tìm cách để vô hiệu tính pháp lý của tất cả các thể chế Mỹ.
Sykes cho rằng việc các phát ngôn của ông Trump về hệ thống chính trị “gian lận” được truyền tải, khuếch trương rộng rãi nhờ những trang tin như Breitbart là “rất nguy hiểm”.
“Một lượng không nhỏ người ủng hộ Trump sẽ tin vào những điều ấy, và đó chính là chất độc đối với nền dân chủ”, Sykes quả quyết. “Donald Trump biến chúng thành chính thống và ‘vũ trang hóa’ chúng. Đấy là điều mà chúng ta chưa từng phải đối mặt”.
(Theo Vnexpress)

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 



 

Nhà Trắng đã khiến tổng thống Mỹ thay đổi thế nào?

Chủ nhật, 28/08/2016, 15:17 (GMT+7)

(Quốc tế) - Làm “chủ nhân Nhà Trắng” chưa bao giờ là điều dễ dàng. Những thách thức từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử cho đến khi đã yên vị khiến các tổng thống Mỹ “già đi trông thấy”.

·         >>

Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 1Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 2
Tổng thống đương nhiệm Barack Obama (2009 – 2016). Ông là người da màu đầu tiên được bầu vào vị trí chủ nhân Nhà Trắng. Đắc cử tổng thống trong giai đoạn nước Mỹ phải đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Obama đã kiên trì thúc đẩy nhiều chính sách về kinh tế, tài chính, y tế, môi trường… dù vấp phải nhiều rào cản. Về đối ngoại, Obama cho quân tái can thiệp tại Iraq nhằm đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS sau khi rút quân năm 2011, chấm dứt việc đóng quân tại Afghanistan, can thiệp quân sự tại Libya và Syria, đàm phán ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran và bình thường hóa quan hệ với Cuba. Dù gây nhiều tranh cãi khi được được trao giải Nobel Hòa bình, Barack Obama vẫn được xem là nhà lãnh đạo thế giới được nhiều người yêu thích nhất.
Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 3Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 4
Tổng thống George W. Bush (nhiệm kỳ 2001 – 2009). 8 tháng sau khi ông đắc cử lần đầu tiên, sự kiện ngày 11/9 xảy ra khiến cả thế giới bàng hoàng. Bush phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu, đưa nước Mỹ vào hai cuộc chiến tranh tốn kém và vấp phải nhiều chỉ trích tại  Afghanistan (2001) và Iraq (2003). Ông cũng phải đương đầu với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu nghiêm trọng nhất sau Chiến tranh Lạnh diễn ra tại Mỹ từ cuối năm 2007.
Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 5Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 6
Tổng thống Bill Clinton (1993 – 2001). Việc đắc cử của Bill Clinton đánh dấu sự chuyển giao quyền lực từ các thế hệ tiền nhiệm là cựu binh trong Thế chiến 2. Thời kỳ của ông, nước Mỹ chứng kiến giai đoạn phát triển kinh tế lâu dài nhất trong lịch sử hiện đại. Tuy vậy, Bill Clinton cũng dính vào nhiều vụ bê bối, trong đó có scandal tình ái với nữ sinh thực tập Monica Lewinski, khiến hình ảnh của ông phần nào bị hoen ố trong mắt công chúng.
Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 7Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 8
Tổng thống Ronald Reagan (1981 – 1989). Vị tổng thống thứ 40 của nước Mỹ từng bị ám sát hụt trong nhiệm kỳ đầu tiên. Ngoài “học thuyết Reagan” trong lĩnh vực kinh tế, ông cũng để lại không ít vấn đề gây tranh cãi, như việc kết thúc Chiến tranh Lạnh, vụ không kích Libya và đặc biệt là vụ bê bối Iran-Contra khiến Reagan bị cộng đồng quốc tế chỉ trích nặng nề.
Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 9Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 10
Tổng thống Richard Nixon (1969 – 1974). Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã đạt được những thành tựu nhất định khi đưa quân Mỹ rút khỏi Việt Nam, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc hay hòa hoãn với Liên Xô. Tuy nhiên, nhiệm kỳ thứ hai của ông đã kết thúc sớm khi vụ tai tiếng Watergate xảy ra khiến Nixon trở thành vị tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ phải từ nhiệm khi đương chức. Nixon sau đó được ân xá và ông đã dành những năm cuối đời để khôi phục hình ảnh của mình. Ông qua đời vì chứng đột quỵ.
Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 11Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 12
Tổng thống John F. Kennedy (1961 – 1963). Ông là người trẻ nhất từng đắc cử tổng thống Mỹ và cũng là vị tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20. Trong thời gian ngắn ngủi ông ở Nhà Trắng, nhiều sự kiện quan trọng đánh dấu đỉnh điểm căng thẳng của Chiến tranh Lạnh đã diễn ra như vụ khủng hoảng tên lửa Cuba với nguy cơ dẫn đến thế chiến 3 hay sự ra đời của Bức tường Berlin – biểu tượng của Chiến tranh Lạnh. Ông cũng được cho là có quan hệ ngoài hôn nhân với một số phụ nữ, trong đó có “biểu tượng sex” Marilyn Monroe. Ông bị ám sát vào năm 1963 khi nhiều dự định chính trị còn dang dở.
Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 13Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 14
Tổng thống Dwight D. Eisenhower (1953 – 1961). Đắc cử tổng thống vào năm 1952, Eisenhower ngay lập tức phải đương đầu với vấn đề quan trọng là kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên. Nhiệm kỳ của ông chứng kiến cuộc chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử giữa Mỹ và Liên Xô trên các lĩnh vực tên lửa liên lục địa, công nghệ vũ trụ và quan trọng hơn cả là vũ khí hạt nhân – mối đe dọa lớn nhất và là nguyên nhân chủ yếu gây căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh. Ông qua đời vì chứng suy tim.
Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 15
Tổng thống Harry S. Truman (1945 – 1953). Lên nắm quyền lãnh đạo khi chiến tranh thế giới thứ hai đi đến kết thúc, Truman gặp nhiều khó khăn trong việc ổn định tình hình nước Mỹ vốn đã chịu nhiều tổn thất từ cuộc chiến. Không chỉ vậy, nhiệm kỳ của ông cũng là khởi đầu cho cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài hơn 40 năm giữa Mỹ và Liên Xô với các sự kiện như phong tỏa Berlin, thành lập NATO, chiến tranh Triều Tiên. Sau khi mãn nhiệm, ông phải đối đầu với khó khăn lớn về tài chính và vợ chồng ông là 2 người đầu tiên ở Mỹ được nhận trợ cấp y tế từ chính phủ.
Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 16Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 17
Tổng thống Franklin D. Roosevelt (1933 – 1945). Tại nhiệm hơn 12 năm, ông là vị tổng thống có thời gian giữ chức dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông đã dẫn dắt đất nước đi qua thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu (Đại khủng hoảng 1929 – 1933) và liên tiếp sau đó là Chiến tranh thế giới lần hai.
Là vị tổng thống duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông đã góp phần tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Hoa Kỳ trong nhiều thập kỷ về sau. F. D. Roosevelt từ trước đến nay luôn được các học giả đánh giá là một trong 3 tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ cùng với George Washington và Abraham Lincoln.
Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 18Nha Trang da khien tong thong My thay doi the nao? hinh anh 19
Tổng thống Abraham Lincoln (1861 – 1865). Là tổng thống thứ 16 của Mỹ, ông lãnh đạo đất nước đi qua cuộc Nội chiến 1861 – 1865. Cho đến nay, đây vẫn là cuộc chiến tranh đẫm máu nhất và cũng là cuộc khủng hoảng hiến pháp, quân sự và đạo đức tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông là người góp công lớn trong việc chấm dứt chế độ nô lệ tại Mỹ và hiện đại hóa nền kinh tế, tài chính của đất nước. Tuy nhiên, chỉ 6 ngày sau khi cuộc chiến kết thúc, Abraham Lincoln đã bị ám sát khi đang xem kịch. Lincoln luôn có mặt trong danh sách 3 tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ, thậm chí nhiều lần được xếp ở vị trí số 1.
(Theo Zing News)
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts