X

Sunday, September 1, 2019

TC Coi Chừng Ăn Hoả Tiễn Mỹ

From: MY LOAN <> Sent: Wed, Aug 28, 2019 Sub: VI ANH :TC Coi Chừng Ăn Hoả Tiễn Mỹ

TC Coi Chừng Ăn Hoả Tiễn Mỹ
Vi Anh




Hôm 20/9/2019 Mỹ hủy bỏ hiệp định giới hạn vũ khí hạt nhân tầm trung gọi tắt là INF mà Mỹ dã  ký kết từ thời Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev, cách đây 30 năm. Tổng thống Mỹ Donald Trump không giấu giếm mục đích, Ông tuyên bố  Mỹ «muốn rảnh tay để đối phó với Trung Quốc, một đại cường quân sự đang lên».
Đúng vậy. TQ là một chế độ CS đang là đối thủ, đối địch của Mỹ. Nga là một chế độ hậu CS kết bè, kết đảng với TC hiện CS. Nga của Vladimir Putin không tôn trọng hiệp ước này. Một là Nga đã chế tạo vũ khí mới 9M729 hay SS C8, theo cách gọi của NATO. Hai là TC đứng ngoài, thì tại sao Mỹ lại tự trói tay trong khi Mỹ cần canh tân vũ khí để đối đầu với TC đang bành trướng sức mạnh tại Á châu.

Mỹ nhận định Hiệp ước INF đang đặt Mỹ ở thế bất lợi hơn vì Trung Quốc đang dự trữ tên lửa và họ không bị ràng buộc bởi các cam kết cắt giảm các tên lửa hạt nhân tầm trung ở Thái Bình Dương, trong khi các điều khoản của Hiệp ước không cho phép Mỹ phát triển vũ khí mới. Tổng thống Trump cũng đề cập tới Trung Quốc khi giải thích về lý do ông muốn Mỹ rút khỏi INF. TT Trump nhiều lần nói rằng, Nga vi phạm hiệp ước INF, và cũng chỉ ra rằng, chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Barack Obama cũng không ít lần cáo buộc Nga vi phạm các điều khoản của hiệp ước. TT Trump nói, nếu Nga đang phát triển vũ khí, Trung Quốc cũng làm điều đó mà Mỹ thì vẫn cứ tuân thủ các cam kết thì đó là điều không thể chấp nhận được.

Trước đó, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris Phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện năm 2017, từng nhận định, khoảng 95% lực lượng hỏa tiễn đạn đạo và hành trình của Trung Quốc sẽ vi phạm INF nếu Trung Quốc là một bên trong thỏa thuận. Đây là sự thật rất quan trọng, vì Mỹ không có năng lực tương đương do Mỹ tuân thủ INF với Nga.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton của bang Arkansas cho rằng, Trung Quốc là lý do mà Mỹ nên cân nhắc khi chấm dứt thỏa thuận.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton là nhân tố ảnh hưởng lớn tới quyết định của Tổng thống Trump, nó phù hợp với quan điểm không thích các thỏa thuận và thỏa thuận đa phương của ông, đặc biệt là những thỏa thuận hạn chế quyền tự do hành động của Mỹ.
Tóm lại, nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF, Washington sẽ rảnh tay để phát triển các loại vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung và khai triển ở các căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp thế giới. 

Một chuyên gia chiến lược Pháp, tướng Dominique Trinquand, nguyên chỉ huy trưởng phái bộ quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, đối tượng của Mỹ không phải là Nga mà chính là Trung Quốc: Người ta bàn luận rất nhiều về đe dọa của Nga nhưng Trung Quốc mới là mục tiêu cảnh báo. Lên án Nga «không tôn trọng INF» chỉ là cái cớ. Theo tướng Dominique Trinquand, «kho hỏa tiễn của Trung Quốc tương đối ít» nhưng nếu Hoa Kỳ «như đã loan báo, trong một năm nữa, sẽ bố trí hỏa tiễn trong vùng Thái Bình Dương trực tiếp đe dọa Hoa lục, thì Bắc Kinh sẽ phải chạy đua vũ trang». Nhận định «Trung Quốc là mục tiêu của Mỹ» không phải là võ đóan. 

Trung Quốc cũng thấy rõ và phản ứng qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng: «Hành động của Mỹ với mục tiêu duy nhất là bảo vệ thế thượng phong quân sự sẽ gây những hệ quả tiêu cực cho an ninh khu vực và quốc tế».
Từ khi vào Tòa Bạch Ốc cách nay gần ba năm, Trung Quốc bị xem là mục tiêu số một chứ không phải là Nga. Chỉ trong hồ sơ G7 hay G8 thôi, đã hai lần TT Trump đề nghị mời Nga trở lại, sau khi tư cách thành viên của Matxcơva (do vụ sáp nhập Crimée) bị tổng thống Obama và giới lãnh đạo châu Âu «đình chỉ» vào năm 2014. 
Trong khi đó Trung Quốc đứng trước một cuộc chiến tranh thương mại gần như toàn diện: nhà cầm TC quyền bị lên án khuynh đảo đồng tiền, hàng hóa xuất cảng sang Mỹ bị áp thuế, các tập đoàn công nghệ bị tố cáo làm gián điệp, đánh cắp phát minh của đối tác… Bằng mọi cách, phải bảo vệ thế áp đảo của Mỹ từ kinh tế, công nghệ cao cấp cho đến quân sự đang bị Trung Quốc cạnh tranh quyết liệt với mục tiêu qua mặt nước Mỹ vào năm 2049, theo kế hoạch của Tập Cận Bình.
Những quyết định giúp Đài Loan tăng cường vũ trang, đưa các hải đội tác chiến vào vùng biển Đông Nam Á nơi Trung Quốc tranh giành chủ quyền, dự án bố trí hỏa tiễn tầm trung ở châu Á - Thái Bình Dương và củng cố mặt trận Nam Thái Bình Dương với Úc và các tiểu quốc đảo cũng cùng mục đích «Trung Hoa lục địa».
Mặc kệ Nga chỉ trích hành động «leo thang quân sự». Mặc kệ  Trung Quốc lên án Mỹ «kích động chạy đua vũ trang dẫn đến xung đột quân sự». 
Chánh quyền Mỹ và quân đôi Mỹ coi nhiệm vụ bảo quốc an dân Mỹ là lý sinh tồn và nhiêm vụ hằng cửu của mình. Nên, chỉ một tháng sau khi hủy Hiệp định hỏa tiễn nguyên tử INF với Nga, ngày 19/08/2019, Mỹ thông báo thử nghiệm thành công một hỏa tiễn quy ước tầm trung. Hoả tiễn đem ra thử nghiệm hôm đầu tuần được phóng từ đảo San Nicolas, tiểu bang California, bờ biển bên này và bờ bên kia của Thái bình dương là TC. Chuyên viên Mỹ cho biết từ hệ thống ống phóng Mark 41, hoả tiễn đánh trúng chính xác như toán học vào mục tiêu cách xa 500 km trên biển Thái Bình Dương. Một viên chức Mỹ cho biết thêm «đây là hỏa tiễn được chế tạo từ hỏa tiễn hành trình Tamahawk».

Có tin từ Bô Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mỹ sẽ bố trí hoả tiễn ở Á châu.
Với hiện tình hình căng thẳng giữa Mỹ và TC, chỉ cần một bất trắc nhỏ, một phát đạn, một trái bom tấn công vào tàu Mỹ bởi một quân nhân TC, một dân quân TC ở Biển Đông bị TC tuyên truyền nhồi sọ trả thù dân tộc Da Trắng mà thời Chiến tranh Nha Phiến Trung Hoa gọi là Bạch Quỉ, thì TC có thể ăn hoả tiễn của Mỹ./.(VA)


On Thursday, August 29, 2019, 09:12:20 AM CDT, bebeliem via Phụng Sự Xã Hội <> wrote: 

-----Original Message-----
From: Ngoc Nguyen <>To: tong nhiem <>Sent: Aug 29, 2019 7:40 am Sub: Aug 28 G-7 Có gì lạ
Tài liệu tham khảo:
Trump Gets Handed the Lead Role in Macron’s Iranian Drama at the G-7 (Bloomberg)
Trump and Europe must make up and work together to confront China (TWP)
EU Set to Raise Trade Barriers and Slap Tariffs on US, China Tech Firms (Epoch Times)
China seeks to change economic landscape as Donald Trump escalates US decoupling risks


G-7 ĐỐI DIỆN VỚI KHÁT VỌNG VÀ THỰC TẾ
Đại-Dương
Thượng đỉnh G-7 gồm Pháp, Đức, Anh, Ý, Nhật, Mỹ, Gia Nã Đại họp tại Pháp từ 24-26/08/2019 với Tuyên bố chung ngắn gọn do Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron soạn thảo nhằm liệt kê một loạt các nguyên tắc được tất cả lãnh đạo G-7 chấp thuận về: cuộc khủng hoảng Ukraine, thương mại thế giới, Iran, Hong Kong, viện trợ 20 triệu USD cho nạn cháy rừng ở Ba Tây.
Tổng thống Macron có thể thưởng thức một ly rượu vang hảo hạng khi đọc những bài báo tâng bốc lên tận mây xanh từ giới truyền thông kinh đô ánh sáng.
Tờ Le Monde khen “chủ nghĩa duy ý chí ngoại giao” giúp cho Macron củng cố vị thế quốc nội. Thực tế, duy ý chí đối lập với thoả hiệp nên Tổng thống Donald Trunp không dự phiên họp có mặt Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Mohammad Javad Zarif, hàm ý quý vị hãy thuyết phục Iran ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ. Hôm 27 tháng 8, Tổng thống Hassan Rouhani tuyên bố sẽ không đàm phán trước khi Hoa Kỳ gỡ bỏ mọi biện pháp cấm vận. Tổng thống Trump không chấp nhận bỏ cấm vận cho Bắc Triều Tiên dù rằng Bình Nhưỡng thực sự đã có vũ khí nguyên tử trong tay nên Iran chớ cao giọng một cách vô ích.
Ba thập niên trước, G-7 chiếm 70% GDP của thế giới mà nay chỉ còn 40% trong khi Hoa Kỳ vẫn là nền kinh tế số 1, Trung Quốc được xếp hạng 2. Không một doanh nghiệp nào của Liên Hiệp Châu Âu nằm trong tốp của 10 công ty kỹ thuật cao trên thế giới. Microsoft trị giá 995 tỉ USD, Apple 963, Foxcomn 602, Facebook 547, Tencent 462, Intel 235, Samsung 222, Oracle 189.
Hoa Kỳ đã cứu Châu Âu thoát khỏi hai cuộc Đại chiến, rồi vực các nền kinh tế Châu Âu đổ nát, bảo vệ Châu Âu tránh được chiến tranh trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Người Mỹ đã trả món nợ ân tình với người Pháp trong cuộc chiến giành độc lập từ tay người Anh quá hào phóng bằng tinh thần hiệp sĩ “cứu khổn phò nguy”.
Liên Hiệp Châu Âu không cần mua sắm, sản xuất chiến cụ đủ sức đương đầu với Liên Sô (Nga) nên phải dựa vào lực lượng quân sự Hoa Kỳ. Hoả tiễn Pershing II của Mỹ đưa vào Châu Âu thời Chiến tranh Lạnh, dù bị giới chính trị gia và dân chúng thiên tả chống đối, đã buộc Mạc Tư Khoa phải rút hoả tiễn SS-20 khỏi tầm đe doạ Châu Âu.
Sau Đệ nhị Thế chiến, giới chính trị gia Châu Âu xây dựng nền chính trị Xã hội Chủ nghĩa, bình minh của Chủ nghĩa Cộng sản, nên đặt “phúc lợi xã hội trên an ninh quốc gia” buộc phải bám vào sự bảo vệ vô-điều-kiện của Hoa Kỳ. Thử nghĩ Liên minh Âu Châu lấy gì để tái thiết sau Thế chiến II nếu phải dồn tài nguyên nhân vật lực vào xây dựng quốc phòng?
Tổng thống Pháp, Charles de Gaulle chống Mỹ, ve vãn Liên Xô mà không được Mạc Tư Khoa coi như một siêu cường vì nước Pháp vẫn nằm dưới chiếc dù che nguyên tử của Hoa Kỳ. Tổng thống Macron hô hào thành lập Quân đội Châu Âu riêng chỉ bộc lộ tâm trạng cao ngạo của De Gaulle mà cuối cùng vẫn phải dựa vào Hoa Kỳ!
Trong bài “Trump and Europe must make up and work together to confront China” của tờ The Washington Post ngày 25/08/2019 cho rằng kinh tế Châu Âu đang trì trệ có thể hưởng lợi từ cuộc chiến giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh. Châu Âu cũng muốn tiền từ Sáng kiến Một vành đai, Một con đường (BRI) của Trung Quốc nên không dám chọc giận Đảng Cộng sản Trung Hoa.
Bài báo kết luận “Trump và Châu Âu phải tìm cách hoà hợp, ít nhất là trong năm tới và có thể 4 năm kế tiếp khi kiểu xâm lăng kinh tế từ Trung Quốc, thuộc loại thách đố thế hệ, nên G-7 phải được thiết kế để đối đầu”.
Nga bị loại khỏi G-8 sau khi cưỡng chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine được Tổng thống Trump đề nghị tái thu nhận, nhưng, G-7 không đồng ý vì: (1) Muốn Thượng đỉnh G-7 tại Mỹ năm 2020 quyết định. (2) Liên Âu cần trì hoãn để làm áp lực với Nga tại Thượng đỉnh 4 Bên (Nga, Pháp, Đức, Ukraine) vào tháng 9-2019 nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã kéo dài từ năm 2014. Thực tế, thiếu Hoa Kỳ thì khó đạt tới và bảo đảm quyền lợi của dân tộc Ukraine.
Nhật Bản đang đàm phán cù cưa với Nga về Quần đảo Kuril, mà Tokyo gọi là Chrishima, bị Liên Sô chiếm đóng sau 3 ngày Tokyo đầu hàng Hoa Kỳ năm 1945 nên Thủ tướng Shinzo Abe vẫn muốn giữ áp lực lên Tổng thống Vladimir Putin.
Từng chống Trump kịch liệt mà tại G-7 lần này Tể tướng Angela Merkel rất vui vẻ, thân thiện. Bà đã ý thức được mối nguy cơ do Tập Cận Bình dấy lên đối với thế giới chứ không riêng gì Hoa Kỳ. Cuộc chiến thế kỷ này vô cùng cần đến sức mạnh toàn diện của Hoa Kỳ mà không một nước nào có thể thành đạt.
Tổng thống Putin bác bỏ việc tái nhập G-8 vì hợp tác với Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ mới thể hiện đẳng cấp siêu cường đúng khát vọng của dân Nga. Tuy nhiên, đó chỉ là cách trả giá của Putin vì tái nhập G-8 là cơ hội để cộng đồng nhân loại có cái nhìn thông cảm hơn với Nga, và có lợi về kinh tế lẫn hội nhập nên phải chờ tới G-7 năm 2020 ở Miami.
Tuyên bố chung của G-7 ở Pháp viết “G7 khẳng định ủng hộ nền thương mại tự do, cởi mở trên toàn cầu. Trong chiều hướng này, cần cải cách Tổ Chức Thương Mại Thế giới sâu rộng để bảo vệ hiệu quả hơn quyền sở hữu trí tuệ, diệt trừ lề thói cạnh tranh bất chính”.
Thứ nhất, nền kinh tế toàn-cầu-hoá chỉ thực sự hữu hiệu nếu tất cả 164 thành viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới, WTO (chính thức thành lập từ 01 tháng 01 năm 1995) tuân thủ sau khi ký kết và phê chuẩn. Mọi vi phạm phải bị chế tài, kể cả trục xuất, bất chấp nền kinh tế lớn hoặc nhỏ.
Thứ hai, cả thế giới đều biết Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng và thường xuyên tới luật pháp thương mại quốc tế mà sao vẫn không bị chế tài? Sao các cường quốc kinh tế (G-7) vẫn bình chân như vại mà chỉ khoán trắng cho Hoa Kỳ lo diệt trừ lề thói cạnh tranh bất chính?
Thứ ba, cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới rất nhiêu khê và kéo dài lê thê trong khi Trung Quốc vẫn tiếp tục giao thương bất chính trên toàn cầu để thủ lợi.
Nhân loại muốn giao thương minh bạch giữa các quốc gia thành viên nhằm tránh bị bắt nạt, chèn ép nên Tổ chức Thương mại Thế giới đã ra đời.
Vì thế, G-7 có hai nhiệm vụ cần phải làm: (1) Hợp lực chống mọi hành vi cạnh tranh bất chính dù do bất cứ thành viên nào của Tổ chức Thương mại Thế giới gây ra. (2) Cấp tốc cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới có khả năng bảo vệ và duy trì một nền kinh tế toàn cầu tự do và cởi mở.
Cộng đồng nhân loại văn minh hãy cùng nhau hành động trước khi quá muộn!
Đại-Dương


__._,_.___

Posted by: NANCY DANG 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts