From: letr75
To: nmh547
Sent: 10/16/2015 1:08:55 A.M. Central Daylight Time
Subj:ĐOÀN KẾT: HỢP QUẦN GÂY SỨC MẠNH
To: nmh547
Sent: 10/16/2015 1:08:55 A.M. Central Daylight Time
Subj:ĐOÀN KẾT: HỢP QUẦN GÂY SỨC MẠNH
ĐOÀN KẾT: HỢP QUẦN GÂY SỨC MẠNH
TQLC LÊ CÔNG TRUYỀN
[Điều làm cho tôi kinh hãi nhất không phải
là sự đàn áp của những kẻ ác mà chính là sự thờ ơ lãnh đạm của những người
thiện: "Ce qui m'effraie, ce n'est pas l'oppression des méchants; c'est
l'indifférence des bons"- Martin Luther King]
Bạo
lực bị thách thức khắp nơi trên ba Miền Đất Nước, nhứt là qua vụ cưởng chế đất
đai tại Quận Thạnh Hóa, Tỉnh Long An ngày 14 tháng 4 năm 2015. Vợ chồng ông Nguyễn Trung
Can, Mai Thị Kim Hương và cậu con trai Nguyễn Mai Trung Tuấn 15 tuổi, trước một
đám công an rất đông, đã hô to những khẩu hiệu “cực kỳ nhạy cảm và siêu phản
động”, được đồng bào hưởng ứng phụ họa. (xin bấm vào 3 links). BÉ
TRAI 15 TUỔI CHỬI CHẾ ĐỘ CSVN CƯỚP ĐẤT . Dân
oan Long An: Chúng tôi quyết tâm tiêu diệt đảng CSVN . Dân
Việt quốc-nội công-khai chửi Đảng CSVN và hoan-hô VNCH.
Thêm
vào đó, cần phải kể những sự kiện tiêu cực của chế độ: khúm núm, khom lưng
trước bọn lãnh đạo Tàu cộng, tệ nạn tham nhũng có hệ thống, phân hóa và thanh
toán lẫn nhau trong giới lãnh đạo, sự tàn nhẫn của bọn cảnh sát giao thông, sự
tàn bạo của lũ công an đối với phụ nữ và giết người trong các đồn bót và trại
giam v.v… (xin bấm vào đây) Cận
cảnh vụ CA đàn áp thô bạo nhiều phụ nữ mặc áo dài sáng chủ nhật
26/4/2015 .
Với những phương tiện truyền
thông hiện đại, CSVN không thể bưng bít để lừa bịp được nữa. Bưng bít là “bố”
của thằng lừa bịp. Bố
tắt thở không còn bưng bít được nữa thì thằng con làm sao lừa bịp được. Do đó, sự dã man, tàn bạo
của chúng đã được giàn trải cho toàn dân mắt thấy tai nghe. Như vậy, cái kiềng
csvn với ba chân “bạo lực, bưng bít và lừa bịp” đã lung lay tận gốc rễ. Thế tại
sao nó “vẫn vững như kiềng ba chân”?
- Bởi vì những người vây chung quanh nó chỉ “nói ngã nói nghiêng”, không
cùng nhau xô cho nó ngã mà lại xô đẩy lẫn nhau, khiến kẻ bưu đầu, sứt trán rồi
bỏ cuộc, chờ cho nó tự động ngã nghiêng! Không thể có cái mà người đời gọi là
“thế tất yếu” hoặc “bất chiến tự nhiên thành”. Xin thưa trước, chiến không
phải là chiến tranh. Người
Việt tị nạn cộng sản chỉ có thể dùng ba “vũ khí”: đoàn kết, tẩy chay, cô lập
hóa và các phương tiện truyền thông hiện đại để tiếp tay chiến đấu đập tan chế
độ cộng sản và tà thuyết Marx-Lénine do HCM mang về tròng lên đầu dân tộc và du
nhập xã hội chủ nghĩa về nhốt toàn dân (1).
Nói đến chiến tranh,
người viết chợt nhớ Tây phương có câu ngạn ngữ bằng tiếng Latin “Si vis pacem,
para bellum” (Muốn có hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh)". Nhà tranh đấu Ba Lan, gốc Do Thái Marek
Edelman (1919-2009) cũng đã phát biểu: Nếu không thể bảo vệ Tự Do bằng phương
pháp ôn hoà thì phải chiến đấu bằng vũ lực (“When you cannot defend freedom
through peaceful means, you have to use arms to fight”). CSVN dám làm như thế
đối với bọn bành trướng Bắc Kinh hay không? Chắc chắn là không!
Lý do:
A. Trong nhiều năm, tàu
của bọn cướp xâm nhập hải phận Việt Nam phá hủy ghe đánh cá, chém giết ngư dân,
CSVN không dám lên tiếng phản đối và đòi Trung cộng bồi thường cho ngư dân; mà
làm sao đòi TC bồi thường được vì tàu đó là “tàu lạ” hay “tàu nước ngoài” chớ
có phải ‘tàu trung quốc” đâu! Kỵ
úy đến mức đó thì làm sao dám“chuẩn bị chiến tranh” và “chiến đấu bằng vũ lực”.
B. Ngày 14 tháng 3 năm 1988,
viên đại tướng bộ trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN đã ra lịnh cho bộ đội công binh tại
đảo Garma thuộc quần đảo Trường Sa không được nổ súng khi TC tấn chiếm đảo.
Lịnh lạc của bọn buôn dân bán nước khiến 64 lính công binh làm bia hứng đạn của
lính Tàu. Chỉ có 4 thi
hài được vớt đem về đất liền, 60 thi hài bị vùi sâu trong lòng biển quê hương. Bộ trưởng Quốc phòng hành xử
như thế thì làm sao dám “chuẩn bị chiến tranh” và “chiến đấu bằng vũ lực” (xin
bấm vào đây) Mặc Lâm http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-ord-no-fir-in-garma-03122015052720.html
C. Trong Tập sách “Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo” của
Hồ Tuấn Hùng ấn hành tại Đài Loan ngày 1 tháng 11 năm 2008. Trong quyển sách dày 342
trang, Hồ Tuấn Hùng viết vòng vo tam quốc, tào lao thiên đế để rồi đi đến điểm
chính của cuốn sách: “Hình hài đang nằm
trong mộ Hồ Chí Minh tại Hà Nội là một người Tàu”. Từ năm 2008 đến nay, hàng
triệu đảng viên csvn đã đọc. Thế mà Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ
tịch Quốc hội, Tổng trưởng Ngoại giao CSVN vẫn im thin thít. Người viết nghĩ sự im
hơi lặng tiếng này có thể có ba lý do: i - Im lặng là khinh bỉ (hay im lặng
đáng khinh?); ii - Im lặng là đồng ý (silence
vaut consentement), nếu thế thì tại sao không cho mang cái lồng kiếng đó
ném qua bên kia biên giới để không tốn công quỷ bảo vệ cái xác của một tên “Tàu
khựa”? iii - Nghĩ rằng TC mướn Hồ Tuấn Hùng viết cuốn sách để chứng minh rằng
từ trước đến nay VN do một tên Tàu (Hồ
Tập Chương) cai trị thì VN đã là đất của Tàu từ lâu rồi, nếu chứng minh
ngược lại sẽ làm sứt mẻ “16 chữ vàng” và làm xấu đi cái “bốn tốt”. Ba lý do nói đây đều bắt
nguồn từ “hội chứng sợ mất đảng!”
Thế thì làm sao dám “chuẩn bị chiến tranh” và “chiến đấu bằng vũ lực”!
Sau một thời gian im
lặng khá lâu, bỗng nhiên ngày 15-7-2015 Báo điện tử Đảng csvn, đăng Tập 4 (1932-1934) trong
Văn kiện Đảng Toàn tập. Dưới
đây là một đoạn ngắn trích từ Tập 4. Không hiểu csVN muốn chứng minh điều gì
qua đoạn trích dưới đây.
“Đảng Cộng sản Đông Dương vừa được thống nhất
vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền
Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo
của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm
1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”.Nguyển Ái Quốc là bút danh
chung của Phan Văn Trường, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn An ninh.
“Phan Chu Trinh went to
Paris in 1915 to get the support of progressive French politicians and
Vietnamese exiles. There he worked with Hồ Chí Minh, Phan Văn Trường, Nguyễn
Thế Truyền, and Nguyễn An Ninh in ‘The Group of Vietnamese Patriots’. There they wrote patriotic articles signed
with the name Nguyễn Ái Quốc which
Hồ Chí Minh later stole it” - Wikipedia, the free
encyclopedia (13). Năm
1915, Nguyễn Tất Thành chưa phải là HCM và không có khả năng viết bài bằng Pháp
ngữ.
Tập 4 của csVN chỉ viết
“bị ám sát” nhưng không viết rõ “chết hay sống”. Nếu chết thì ai trám vào chỗ
của ông ta? Nếu sống thì ông ta làm gì sau đó? Viết úp úp mở mở như thế thì
chỉ nói chưa đến phân nửa của sự thật.
Khoa học gia Benjamin Franklin (1706-1796) - một trong những người dự thảo
Tuyên Ngôn Độc lập và Hiến Pháp Hoa Kỳ - đã nói: “Một nửa sự thật thường là một sự gian dối
trắng trợn” (“Half a thruth is often a great lie”).
Theo Wikipidia tiếng
Việt, với bí danh Tống văn Sơ, “Nguyễn Ái Quốc” bị nhà cầm quyền Hongkong tống
giam và định giao cho chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương. Tờ L’Humanité của cộng sản
Pháp số ra ngày 9-8-1932 đưa tin “Nguyễn Ái Quốc” đã chết vì bệnh lao phổi
trong nhà tù tại Hồng Kông. Đây
chỉ là tin hư cấu vì sau đó “Nguyễn Ái Quốc” đến Moscou vào mùa xuân năm 1934. Với
bí danh Lin, “Nguyễn Ái Quốc” học ở Trường Quốc tế Lenin (1934-1935).
D.
Ngày 13/10/2013, chỉ vài giờ sau khi đảng csvn tiến hành lễ truy điệu và đưa
linh cửu Đại tướng Võ Nguyên Giáp của họ về Quảng Bình, Thủ tướng TC Lý Khắc
Cường đến Hà Nội gặp Thủ tướng csvn.
Mặc dù lễ an táng dự trù kết thúc lúc 17 giờ chiều, nhưng thời gian để
Quốc tang tại Việt Nam đã chấm dứt từ 12 giờ trưa. Dường như đây là nguyên do
hai nước đồng ý để Thủ tướng TC vẫn đến Hà Nội trong ngày 13 tháng 10 chứ không
hoãn chuyến thăm sang thứ Hai” (BBC tiếng Việt). Cờ rủ phải hạ xuống, Lý Khắc
Cường mới chịu vào Hà Nội. Trong
nhà có tang, tại sao lại mời khách đến để “đàm đạo”? Nhà người ta có tang tại
sao lại đường đột đến để “đàm đạo”.
Đúng là một bọn vô ý thức! Tại
sao hèn đến độ chấp thuận điều kiện “hạ cờ rủ” của hắn? Hèn như thế thì làm sao dám
“chuẩn bị chiến tranh” và “chiến đấu bằng vũ lực”!
Khi còn tại thế, ông
VNG bị hai cặp bài trùng Duẩn-Thọ và Mười-Anh hạ nhục. Sau khi chết, ông lại bị
đồng chí tiếp tay ngoại bang hạ nhục.
Cuộc sống trên thế gian có vay có trả. Luật nhơn quả không bỏ sót một ai! Không biết trong thời gian
giữ chức vụ do Duẩn-Thọ ban cho, ông có nhớ lại vụ Ôn Như Hầu tại số 7 phố Ôn
Như Hầu ngày 12-07-1946 không?
Ông có nhớ lại trận Vĩnh Yên, chiến dịch Trần Hưng Đạo, năm 1951 không? Trong trận này, chỉ trong 5
ngày (13 đến 17-1-1951), ông đã điều động 27,658 chiến sĩ, dân công thường trực
27,638, số dân công huy động từng đợt 27,359. (wikipedia, Bách khoa toàn thư).
Không biết bao nhiêu chiến sĩ và dân công đã bị bom Napalm của Tướng Jean de
Lattre de Tassigny thiêu sống.
Ông có nhớ lại cái đêm của năm 1990, ông đến nhà Lê Đức Thọ để tên này
đem mấy người con của ông ra hù dọa để cưởng bách ông sang Tàu cầu hòa. Bà Bích Hà phu nhơn của ông
chống đối mãnh liệt vì bà cho rằng đó là quốc nhục. Nhưng để cứu các con, ông đã
tuân lịnh Lê Đức Thọ sang Tàu! (Trần Nhu, Tướng Đi Đêm).
TC bắt nạt VC không
phải vì chúng mạnh và VC yếu mà vì VC mang “hội chứng khúm núm”. Đừng khúm núm, đừng khom
lưng, đừng bắt tay bọn Tàu bằng hai tay làm nhục dân tộc Việt Nam nữa. Khoa học gia Jean-Paul
Marat (1743-1793) đã nói: “Người ta to lớn vì các anh quỳ gối. Hởi công dân!
Hãy đứng thẳng người lên” (On est grand
parce que vous vous mettez à genoux. Citoyens! Levez-vous droitement). Đồng bào trong nước đã bắt
đầu đứng thẳng người trước bọn công an trong các cuộc biểu tình chống Tàu cộng
và các cuộc cưởng chiếm đất.
Người quốc gia không
thể “ngồi chờ sung rụng”. Muốn
sung rụng, phải rung cây hoặc phải có một trận cuồng phong. Cây trụi lá, trơ cành, rễ
cái rễ con đều nát nhủn ra, không thể tự dưng mà ngã được. Như vậy, muốn chế độ cộng
sản tan rã để đem lại an lạc, tự do, dân chủ, nhân quyền cho Đất Nước, Người
Quốc Gia - quốc nội và hải ngoại - cần kiên trì đấu tranh trong thế thực tâm
đoàn kết để cùng nhau lật cái kiềng đó xuống.
Có
người sẽ hỏi: “Đoàn kết! Nhưng đoàn kết với ai?” - Với những người quốc gia
chân chính, không bán căn-cước tị-nạn cộng-sản cho Việt cộng.
Lại
có người hỏi: “Đoàn kết để làm gì?” - Để tẩy chay những gì liên quan đến TC và
VC; để cô lập hóa những phần tử đã bán căn-cước tị-nạn cộng-sản cho VC; để góp
phần triệt tiêu chế độ cộng sản tại quê nhà.
Mỗi khi nói đến yếu tố đoàn
kết, người ta thường nhắc đến Hội Nghị Diên Hồng đời Nhà Trần. Hội Nghị Diên
Hồng do Thượng Hoàng Trần Thánh Tôn triệu mời các phụ lão vào tháng chạp năm
Giáp Thân (1284) trước thềm Điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý về lập trường nên
hòa hay nên chiến khi quân Nguyên đem quân xâm lăng Đại Việt lần thứ 2. Hội
nghị đồng thanh quyết chiến. Trước
thế tiến quân hung hản của quân Mông Cổ, vua quan sĩ thứ đời Nhà Trần đã thống
nhứt ý chí trong chủ trương quyết chiến và đã thành công trong việc quét sạch
quân Mông cổ ra khỏi Đất Nước.
Đức Thánh Trần đã phán: “Vua Tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra
sức nên bọn giặc phải chịu bị bắt”.
Quân Nguyên sang đánh Đại Việt ba lần điều thảm bại. Nhiều tướng của chúng bị
bắt, bị giết (Ô Mả Nhi, Toa Đô, Lý Hằng v.v…). Hai lần sau do Thoát Hoan
lãnh ấn nguyên nhung đều đại bại.
Thoát Hoan bị vua cha là Hốt Tất Liệt đày ra trấn thủ đất Dương Châu,
cấm không được về kinh đô chầu vua cha cho đến chết.
Vào
năm 1995, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Đức Giáo Hoàng John Paul Đệ Nhị đã từng
nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố đoàn kết trong công cuộc đấu tranh cho công
lý và nhân quyền. Ngài
đã nói: “Đoàn kết là yếu tố quyết định
sự thành công của cuộc cách mạng bất bạo động chống lại những chánh quyền thiết
lập trên tuyên truyền và khủng bố.
Đoàn kết là sức mạnh tinh thần của những người dân bị trị, là nguồn hy
vọng hướng dẫn con người trong cuộc hành trình lịch sử để thực hiện những hoài
bảo cao đẹp nhứt của lương tri nhân loại” (Nhuệ Hồng, Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại Tự Phán hay
Thập Đại Bất Hạnh, theo Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận - Thế kỷ 21, số 116,
Tháng 2 năm 1958, T37)
Những
bài học về đoàn kết mà ngườì viết học được ở Lớp Ba (Sơ Đẳng) là chuyện “Ông
Già Với Bốn Người Con” (2) và bài “Anh Em Phải Hòa Thuận” (3) được in trong
quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư và Luân lý Giáo Khoa Thư do các học giả Trần Trọng
Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận họp soạn, do Nha Học-Chính Đông
Pháp xuất bản năm 1935, phát không cho học sinh Lớp Tư và Lớp Ba (Dự bị và Sơ
đẳng). Ngoài ra, khi
còn ở Tiểu học, học sinh còn phải học thuộc lòng các câu ca dao được Thầy Cô
dán trên vách các lớp học:
Nhiểu
điều phủ lấy giá gương,
Người
trong một nước phải thương nhau cùng.
…..
Bầu
ơi thương lấy bí cùng,
Tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn.
…..
Một
cây làm chẳng nên non,
Ba
cây chụm lại nên hòn núi cao.
…..
Khôn
ngoan đối đáp người ngoài,
Gà
cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
….
Một
con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ.
Các
sự kiện lịch sử đã chứng minh tầm quan trọng của yếu tố đoàn kết: Đoàn kết là
nguồn cội của thành công và chia rẻ là nguyên ủy của thất bại. Trường hợp điển
hình là Công Đoàn Đoàn Kết, một tổ chức then chốt trong việc lật đổ chế độ xã
hội chủ nghĩa năm 1989 tại Ba Lan (Pologne).
Trước tình trạng bế tắc
và tiêu cực trong nước, csVN thuê bọn dư luận viên “tổng nổi dậy” với những comments
hạ cấp dưới những bài viết đứng đắn và thả Nguyễn Thanh Sơn nào đó ra hải ngoại
với nhiệm vụ phát động “Phong trào đồng khởi” chống cộng đồng người Việt quốc
gia hải ngoại (4). Nhưng
nhờ sự đoàn kết của đồng bào không bán lương tri và căn cước tị nạn cho Việt
cộng nên những mưu đồ đó chẳng đi đến đâu. Xin phép phỏng theo lời
người xưa để viết: “Mưu sự tại Hà Nội, thất bại tại hải ngoại” (L’homme propose, Dieu dispose; Mưu sự tại nhơn
thành sự tại Thiên. Nhơn nguyện như thử như thử. Thiên lý vị nhiên vị nhiên)
Xin
lấy trường hợp điễn hình “Trần Trường treo ảnh Hồ cờ Cộng” trong tiệm buôn của
hắn tại Nam California năm 1999 để “lấy điểm với việt cộng” về bên đó “kinh
doanh hốt bạc”. Không ngờ thiên bất dung gian, câu “Nhơn
tham tài tắc tử, điểu tham thực tắc vong” lại ứng vào hắn. Hắn không chết, nhưng vợ
hắn, bà Nguyễn thị Kim Khanh, tự tử suýt chết và tiền bạc, đất đai mất hết. Xin trình bày yếu tố đoàn
kết của đồng bào trong vụ Trần Trường.
Những
ngày đầu của cuộc biểu tình, công luận Hoa Kỳ có vẻ xem thường việc làm của
đồng bào. Nhưng khi
cuộc biểu tình lên đến cao điểm với hàng chục ngàn đồng bào thuộc mọi giới và
mọi lớp tuổi chen vai sát canh bên nhau trong 52 ngày đêm để bày tỏ lập trường
không chấp nhận chế độ cộng sản đang thống trị đất nước Việt Nam và đòi hỏi tự
do, dân chủ, nhân quyền thì công luận Hoa Kỳ đã đổi chiều rất thuận lợi cho
chánh nghĩa quốc gia, dân tộc: Cựu
chiến binh Hoa Kỳ đã đến cùng đồng bào, đốt cờ VC, điểm ảnh già Hồ để kể tội ác
của lão. Báo chí Hoa Kỳ
đã có những bài phóng sự và bình luận khách quan. Hai chánh đảng Dân Chủ và
Cộng Hòa tại địa phương đã ra quyết nghị ủng hộ lập truờng của đồng bào. Liệu sự đổi chiều này có xảy
ra hay không nếu chỉ có vài chục đồng bào biểu tình? Xin thưa số đông, cực đông
sẽ có tánh cách thuyết phục mọi người và tạo ra sức mạnh.
Trong
“Tổng công kích Tết Mậu Thân” năm 1968, Cộng sản Hà Nội đả thảm bại (5), một phần lớn nhờ sự chiến đấu tuyệt vời
của các quân binh chủng VNCH, nhưng một yếu tố khác cũng không kém phần quan
trọng: Tình đoàn kết của Đồng Bào Miền Nam, nhứt là tại Cố đô Huế. Trước sự kêu
gào “tổng nổi dậy” của CSHN - vừa
thê thảm trong tuyệt vọng, vừa hung bạo trong tiềm thức - đồng bào đã đoàn kết
một lòng một dạ với chánh nghĩa quốc gia. Nếu không, biết đâu Huế đã
là “thủ phủ” của cái “Mặt Trận” do CSHN bố trí tại Miền Nam chớ không đợi đến
ngày 7 tháng 4 năm 1972 CSHN chiếm Lộc Ninh để làm “thủ phủ” cho cái “Chính phủ
Cộng hòa Miền Nam” của Huỳnh Tấn Phát và đồng bọn Nam Kỳ gian, đồng chí của
hắn!
Trong
sớ trình vua Tự Đức, quan Phụ Chính Đại Thần Nguyễn Văn Tường viết: “Không lo bọn giặc ngang ngược. Chỉ lo ta
không thể tự cường. Không lo bọn giặc tham tàn, chỉ lo ta không thể tự giữ”.
Thú
thật người viết không rõ tiền bối dạy “tự giữ” điều chi và làm sao để “tự
cường”!
Trước
tình hình hiện tại, người viết thiển nghĩ Người Việt Tị Nạn Cộng Sản “tự cường”
bằng cách thật tâm đoàn kết và giữ chặt căn cước tị nạn của mình để khỏi rơi
vào thảm trạng của hai Cụ Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo trong thế kỷ trước
và của nhiều doanh nhân mà điễn hình là ông Trịnh Vĩnh Bình (6). Có người bi quan nghĩ rằng
khó có đoàn kết giữa người quốc gia, trái lại khi lão Hồ hô: “Đoàn kết. Đoàn kết. Đại đoàn kết” thì csVN “đoàn kết” ngay để thanh toán
“những người không theo đường lối do lão đã vạch”. Thật ra, cái gọi là “đoàn
kết nhất trí” trong đảng csVN chỉ là phó sản của sự khủng bố. Thực chất của nó là sự “tuân
phục vì sợ hãi và nghi ngờ lẫn nhau”. Ba đảng viên sinh hoạt trong một tổ, 1
trong bọn có nhiệm vụ theo dõi lời nói, thái độ của hai tên kia để báo cáo.
“Ngũ gia liên báo” có tánh cách liên đới, một nhà phải dò xét bốn nhà kia. Cách tổ chức dò xét, theo
dõi, báo cáo đã tạo một xã hội vô cảm, nghi ngờ lẫn nhau, không còn tình láng
giềng, không còn tình đồng bào. Nhà văn thời tiền chiến Nguyễn Tuân
(1910-1987), sau 30-4-1975 vào Sài Gòn gặp lại các văn thi hữu vào Miền Nam hồi
năm 1955, đã tâm sự: “Sở dĩ tớ còn sống
đến ngày hôm nay là vì tớ biết sợ, biết sợ nên cái gì đưa ra tớ cũng đồng ý
nhất trí.” Tưởng
cũng nên nhắc lại thời Đệ Nhất Cộng Hòa có tổ chức “ngũ gia tương trợ” để chòm
xóm “tối lửa tắt đèn có nhau” chớ không phải để rình rập nhau.
Người quốc gia không
ham thích cái “đoàn kết theo định hướng xã hội chủ nghĩa” nói trên, điều cần
chăm sóc vun bồi là ý niệm “Hoà, nhi bất đồng” trong tình thân ái và niềm tương
kính để cùng nhau góp phần tạo những nụ cười rạng rỡ trên đôi môi của đồng bào trong
nước.
Trong
cổ sử Trung Hoa có câu chuyện Tần Thúc Bảo (Nhà Đường bên Tàu, 618-907) giả
thua trên lôi đài để bảo toàn danh tiếng cho Sử Đại Nại. Lạng Tương Như nhường nhịn
Liêm Pha để rồi cả hai trở thành đôi bạn chí thân, cùng nhau chống đở nước
Triệu (Xuân Thu chiến Quốc).
Trong
sử nước ta, sự nhường nhịn giữa Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn
(1228-1300) và Thượng Tướng Thái Sư Trần Quang Khải (1241-1294) là tấm gương
sáng về tình đoàn kết. Sự
nhường nhìn, bắt tay nhau đã cả phá quân Nguyên, quét sạch bọn chúng ra khỏi
đất nước. Thoát Hoan
chui vào ống đồng để quân sĩ khiêng chạy trốn khỏi Đại Việt.
Gần
ta hơn, hai Cụ Phan Chu Trinh, hiệu Tây Hồ (PCT, 1872-1926) và Phan Bội Châu,
hiệu Sào Nam (PBC, 1867-1940) đã để lại cho hậu thế một tấm gương sáng về tình
đồng chí, nghĩa thân bằng và lòng yêu nước đích thực. Tuy khác nhau về chánh kiến
với hai sách lược cứu nước khác nhau, hai Cụ vẫn giữ niềm tương kính và hoạt
động hài hòa cho đến khi Cụ PCT qua đời tại Sài Gòn vào năm 1926. Trong hơn 14 năm của phần
đời còn lại, Cụ PBC luôn luôn tưởng nhớ Cụ PCT với niềm kính thương và cảm mến
cho đến khi Cụ tạ thế vào năm 1940 tại Bến Ngự, Huế. Sau khi Cụ PCT qua đời, Cụ
PBC sáng tác hai thi phẩm “Sống” và “Chết” (7). Hai Cụ Phan đã hành xử đúng lời
của thánh hiền “Hòa, nhi bất đồng”.
Tưởng niệm hai Cụ, người viết chợt nhớ đến một nhân vật có tên là Lý
Thụy, (một trong cả trăm bí danh, bút hiệu của HCM) với sự kiện bán đứng cụ PBC
cho Pháp để lãnh 150 ngàn tiền Đông Dương bỏ túi xài chơi: Tháng 6 năm 1925, Cụ PBC về dự lễ tưởng
niệm Phạm Hồng Thái, vị anh hùng đã ném bom toan hạ sát toàn quyền Martial
Merlin tại khách sạn Victoria, Sa Diện vào đêm 19-06-1924. Bọn Lý Thụy, Lâm Đức
Thụ mật báo trước với mật vụ Pháp nên khi Cụ PBC từ Hàng Châu đến Thượng Hải
thì bị bắt tại Ga Cửa Bắc. Một thanh niên 35 tuổi mượn tay thực dân Pháp ám hại
một Ông Cụ 58 tuổi đang rong ruổi trên đường vận động cứu nước. Cụ còn là đồng
hương Nghệ An, bạn thân của cha mình. Không có bất cứ một lý do nào có thể biện
minh cho hành vi vô luân và tàn độc đó ngoài lý do làm tay sai cho thực dân
Pháp. Pháp đưa Cụ ra
Tòa đại hình tuyên án tử hình.
Cụ PCT phát động các cuộc biểu tình chống bản án. Vì lòng nhơn đạo, vì áp lực
của toàn dân Việt, Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ là Alexandre Varenne, một
đảng viên đảng Xã Hội Pháp (1925-1928), đã ân xá và đưa Cụ về an trí tại Bến Ngự,
Huế. Năm 1947, vì sợ
Lâm Đức Thụ tiết lộ vụ án, HCM cho “dân quân” giết Lâm Đức Thụ tại quê hương
làng Vũ Trung, huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình (WikipediA Bách khoa toàn thư).
Xin nhắc lại: chính vợ chồng Lâm Đức Thụ đã làm mối cho Lý Thụy (hcm) lấy Tăng
Tuyết Minh làm vợ chính thức.
KẾT
LUẬN
Chế độ cộng sản nhứt định sẽ sụp đổ nếu mọi người, mọi giới, mọi đoàn thể
kiên trì đấu tranh trong thế thực tâm đoàn kết. Tình đoàn kết có đạt được
hay không, điều đó tùy vào nhiệt tình của chúng ta đối với quê hương. Nếu chúng ta thực sự có
nhiệt tâm quang phục Đất Nước bằng cách góp phần nhỏ bé của mình vào việc giải
thể chế độ độc tài toàn trị thì chúng ta sẽ dễ dàng tha thứ cho nhau, loại bỏ
những gì đưa đến xung khắc giữa ta và người để vun trồng các yếu tố đưa người
và ta đến với nhau trong tình đồng hương, nghĩa đồng bào.
Tình đoàn kết chỉ có thể được xây dựng trên sự chân thật, đức khiêm cung,
sự tế nhị, niềm tương kính và sự dè dặt trong lời phát biểu, nhứt là khi tức
giận. Thomas Jefferson,
tác giả chính của Tuyên ngôn độc lập năm 1716 và Tổng thống thứ 3 của Hoa Kỳ
(1801-1809) có lời khuyên như sau: “Khi tức giận, hãy đếm đến 10 rồi hãy phát
biểu, nếu quá tức giận, hãy đếm đến 100”. Qua lời khuyên này, Tổng
thống Jefferson cho thấy lời nói, lời phát biểu rất quan trọng. Thượng Đế cho con người một
miệng, hai mắt, hai tai. Phải
chăng Thượng Đế muốn con người nói ít, nghe nhiều, nhìn thật kỷ trước khi nói? Không chịu nhìn cho thật kỷ,
không để tâm nghe thật chu đáo đã vội “phun châu, nhả ngọc” thì châu đó, ngọc
đó chỉ là lời vọng ngữ dễ gây đụng chạm, bẻ gãy tình đoàn kết! Chỉ có một cái
miệng mà cái gì cũng nói, bạ đâu nói đấy, nói về người sống chưa đã, lại lôi
người đã qua đời để nói! Hễ nói nhiều thì sinh ra nói ….trịch thượng. Thượng đế ban cho chúng ta
một cái miệng để nói mà chúng ta không chịu nói gì hết thì cũng là điều nghịch
thiên. Vậy chúng ta
phải nói. Nhưng nói đâu ra đấy. Nói để tạo hợp quần chớ không nói để tạo phân
hóa. Nói như Mục sư Martin Luther King đã nói: “Cuộc đời chúng ta bắt đầu chấm
dứt khi chúng ta im lặng trước những vấn đề sống còn” (“Our lives to begin to
end the day we become silent about things that matter”)
Chỉ có Tổ quốc, Dân tộc và Cộng đồng mới trường tồn cùng năm tháng. Tưởng nên để Tổ quốc, Dân
tộc và Cộng đồng lên trên tự ái cá nhân và cái “tôi” tầm thường bé nhỏ của mình. Được như vậy, tình đoàn kết
may ra sẽ kết tinh và sự tranh đấu của chúng ta sẽ đạt được mục tiêu tối hậu
của nó: một nước Việt Nam an lạc, tự do, dân chủ, phú cường trong đó quyền làm
người, quyền làm dân được tuyệt đối tôn trọng.
Nếu sự phân hóa còn tồn tại có thể vì đa phần người đời thường quên cái lẽ
vô thường trên cõi thế: Khi Chiếc Xe Thiên Cổ đậu trước nhà thì cái “tôi” bắt
buộc phải bước lên để được đưa lên “cõi trên” hoặc bị đưa xuống “cõi dưới” tùy
những việc mình làm khi còn tại thế.
CƯỚC CHÚ
1. Số phận của các nước bị đảng Cộng sản Đệ tam thống trị
Hồ Chí Minh Toàn Tập: “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,
cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lénine và Quốc Tế 3 là một đảng cộng sản thế giới.
Các đảng cộng sản ở các nước, như là chi
bộ, đều phải tuân theo kế hoạch và qui tắc chung. Việc gì chưa có lệnh và
kế hoạch của Quốc Tế 3 thì các Đảng không được làm”. Thế thì các nước bị
cộng sản thống trị chỉ là chư hầu của nước cầm đầu Quốc Tế 3, trước kia là Liên
sô và bây giờ là Tàu cộng!
Do đó, Miền Bắc từ năm 1955 và cả nước Việt Nam sau năm 1975 đã là chư
hầu của Trung cộng rồi đâu cần đợi đến năm 1990 Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh,
Thủ tướng Đỗ Mười và đệ nhất cố vấn Phạm Văn Đồng của đảng CSVN sang Thành Đô
thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên đội đơn xin làm chư hầu hay khu tự trị của Trung cộng mà
đại diện lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân và bây giờ là con hổ dưới cặp mặt của
Tập cận Bình!
Ngày 31/5/1946 Hồ cùng tướng Pháp Raoul Salan (thiên tả) lên máy bay sang
Pháp để chuản bị cho Phái đoàn của PVĐ sắp sang Pháp dư hội nghị Fontainebleau
từ 6/7/1946 đến ngày 10/9/1946 thì tan vở.
Trong buổi họp mặt Việt
Pháp tại Hotel Royal (Paris), ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ
Chí Minh đã trả lời nhà văn người Pháp, đảng viên đảng Xã hội Daniel
Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu (8): “Tạ Thu Thâu là một nhà ái quốc lớn, chúng
tôi khóc cái chết của ông ấy…”
” (Ce fut un grand patriote et nous le
pleurons...) Nhưng ngay sau đó, ông ta đã bồi thêm: “Nhưng
tất cả những ai không đi theo đường lối do tôi vạch đều sẽ bị bẻ gẫy” (... Mais tous ceux qui ne suivent pas la
ligne tracée par moi seront brisés- Wikipedia). Trong quyển “Bên Dòng Lịch Sử, 1940-1965”,
Linh mục Cao Văn Luận không nêu tên người hỏi nhưng cũng cho biết ông Hồ đã trả
lời y như thế và linh mục nhận định: “Câu
nói tàn bạo đó giải thích được những hành động sau này
của chính phủ Việt Minh ở vùng gọi là giải phóng” (Phái đoàn PVĐ đến Fontainebleau
dự hội nghị từ 6/7/46 đến 10/9/1946. HCM ở lại Paris để vận động chính giới
Pháp)
Tại sao một nhà
ái quốc lớn lại bị HCM cho giết chết chỉ vì người yêu nước ấy không theo con đường ông ta đã vạch? Con đường ấy ông ta đã vạch
khi tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản quốc tế và con đường ấy “không phải là nền độc lập của Việt Nam mà là
việc sáp nhập nước này vào Quốc tế Cộng sản và áp đặt chủ nghĩa độc tài Staline
lên dân tộc Việt Nam” (Jean-Francois
Revel, một bài viết trong “Hồ Chí
Minh, Sự thật về Thân Thế và sự nghiệp” - nhà xuất bản Nam Á, Paris, 1990,
tr.17).
2.
Câu chuyện bó đủa. Một ông lão có bốn người con. Một hôm ông gọi các con đến
trước một cái bàn, trên để một bó đủa và một túi bạc. Ông bảo “Đứa nào bẻ gẩy được
bó đủa, ta cho túi bạc.” Anh
nào cũng thử nhưng không anh nào bẻ được. Ông già bèn tháo bó đủa, bẻ
từng chiếc một thì bẻ gẩy dễ dàng.
Các con thưa: “Nếu bẻ từng chiếc thì có khó chi”. Người cha lại bảo:
“Các con thấy, các chiếc đủa góp thành một bó, không ai bẻ được. Như thế thì các con phải
biết: Muốn có sức mạnh thì phải hợp quần. Khi ta chết, các con phải
nhớ chuyện “bó đũa”. Các
con phải thương yêu nhau, đùm bọc lấy nhau thì mới đủ thế lực mà đối phó với
người ngoài. Bài này
phỏng theo bài ngụ ngôn “Le vieillard et ses Enfants”của Jean de La Fontaine
(1621-1695), xuất xứ từ bài “Bó Đủa” (The bundle of Sticks) của nhà hiền triết
Cổ Hy Lạp Aesop (620-564 tcn)
3.
Anh em như thể tay chân. Nhà kia có hai anh em
hay ganh tị nhau. Thường
cải nhau luôn. Người cha thấy vậy mới bảo rằng: “Các con hãy nghe câu chuyện
này: Một hôm, tay trái
thấy tay phải việc gì cũng tranh lấy mà làm, mới đem lòng ganh tị và sinh sự
cải nhau. Hể tay phải cầm cái gì thì tay trái giựt lại. Rồi hai tay đánh đập nhau,
đến nỗi cùng bị đau cả. Lúc
ấy đầu mới bảo hai tay rằng: “Chúng bay là anh em cùng chung máu mũ, chúng bay
không biết rằng đứa nọ làm đau đứa kia tức là làm đau cả mình ư? Và khi hai anh em đánh nhau
như vậy, thì mất cả công việc, còn làm ăn gì được? Chúng bay không nên đánh đập
nhau, phải hòa thuận với nhau”
4. VC kêu gọi đồng bào tại Huế
“tổng nổi dậy” trong trận “tổng công kích” Tết Mậu Thân năm 1968. “Phong trào đồng khởi” do
Việt cộng Nguyển Thị Định nhận lịnh csHN phát động tại Bến Tre vào đầu năm 1960
với bọn Việt minh do chúng gài lại Miền Nam sau Hiệp định Genève ngày 20-4-1954. Phong trào này đã bị Liên
Đoàn Thủy Quân Lục Chiến dẹp tan nên không lây sang các vùng khác.
5. Thảm bại
mùa xuân của CSHN trong “tổng công kích Tết Mậu Thân”:
a) Thơ Chế Lan
Viên, “Ai? Tôi”
“Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng.
Chỉ một đêm, còn sống có 30!
Ai chịu trách nhiệm về cái chết của 2.000 người
đó?
Tôi!
Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi
cuộc xung phong.
Một
trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi
đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ,
Chả
huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy? Lại chính là tôi!”
b) Trong cuộc hội thảo với chủ đề “ARVN: Reflections and reassessments after 30 years”
(Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà: Suy ngẫm và tái thẩm định sau 30 năm) do Trung Tâm
Việt Nam thuộc Đại Học Texas Tech tổ chức tại Lubbock trong hai ngày 17,
18/03/2006, Giáo sư NTT đã dạy tại Viện Đại Học Hà Nội trong 27 năm, định cư
tại Canada cho biết: Công trường (sư đoàn) tấn công Huế khi triệt thoái theo
ngả Nam Lào về đến Miền Bắc chỉ còn vài trăm tên; Sau Tết Mậu Thân, csHN phải
động viên đến lớp tuổi 14, 15; Một số đông sĩ quan tác chiến csVN được tái phối
trí phục vụ tại các xí nghiệp và các cơ quan hậu cần vì họ bị lượng giá “không
còn tinh thần chiến đấu nữa”.
6.
Ông Trịnh Vĩnh Bình từ Hòa Lan mang tiền về Việt Nam đầu tư để cuối cùng bị kết
án tù hình sự tại VN. Tài sản của ông mang về đầu tư đã bị tịch thu trái phép
trong những năm 1990-1996. Ông
đã từng tiến hành khởi kiện nhà nước csVN, đòi bồi thường thiệt hại với số tiền
lên tới hàng trăm triệu mỹ kim.
7. Sống
Sống tủi làm chi đứng
chật trời!
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống nhìn thế giới hổ chăng ai?
Sống làm nô lệ cho
người khiến,
Sống chịu ngu si để chúng cười.
Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quý, chẳng lo đời.
Sống mà như thế, đừng nên sống!
Sống tủi làm chi, đứng chật trời.
Sống chịu ngu si để chúng cười.
Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
Sống lo phú quý, chẳng lo đời.
Sống mà như thế, đừng nên sống!
Sống tủi làm chi, đứng chật trời.
Chết
Chết mà vì nước, chết
vì dân,
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
Chết đấng nam nhi trả nợ trần.
Chết buổi Đông Chu, hồn thất quốc,
Chết như Tây Hán lúc tam phân.
Chết như Hưng Đạo, hồn thành thánh,
Chết tựa Trưng Vương, phách hóa thần.
Chết cụ Tây Hồ danh chẳng chết,
Chết mà vì nước, chết vì dân.
8. Cái chết của Tạ Thu Thâu.
Tác giả Trần Ngươn Phiêu trong bài viết “Những
nhân chứng cuối cùng”: Ông Tạ Thu Thâu bị bắt khi đi ngang qua Quảng Ngãi
ngày 18 tháng 8 năm 1945, bị giam ở đình Xuân Phổ và sau đó bị giết ở cánh đồng
Dương, bờ biển Mỹ Khê. Trong
hồi ký chính trị Việt Nam máu lửa quê
hương tôi (Nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành năm 1993), Hoàng Linh Đỗ Mậu cũng
cho rằng “lãnh tụ Đệ tứ Quốc tế, ông Tạ Thu Thâu, bị Hồ Chí Minh âm mưu sắp đặt
cho dân quân Quảng Ngãi giết trên đường vào Nam”.
__._,_.___
Posted
by: Nmh5475
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching