X

Thursday, March 30, 2017

SAU KHI TT TRUMP ĐƯA MỸ TRỞ LẠI THỜI MỎ THAN, TRUNG QUỐC CÔNG BỐ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI VỀ NĂNG LƯỢNG SẠCH CHỐNG THAY ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU

 
Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thải khí CO2 vào khí quyền thì sẽ bị chế tài và bị phạt không cho xuất khẩu hàng hóa đến các quốc gia tham dự Quy ước Paris. Chính vì vậy Trung Quốc đã tháo bỏ tất cả các nhà máy nhiệt điện và bán các nhà máy cũ kỹ xài than nầy qua Việt Nam hay viện trợ đến nhiều nước nghèo ở Phi Châu.
Đây là phương thức (thủ đoạn) của Trung Quốc để giữ vị thế "lãnh đạo thế giới về  kiểm soát khí thải"?
  
-----Original Message-----
From: VietPress USA News Agency >
Sent: Thu, Mar 30, 2017 2:58 am
Subject: [ChinhNghia] SAU KHI TT TRUMP ĐƯA MỸ TRỞ LẠI THỜI MỎ THAN, TRUNG QUỐC CÔNG BỐ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI VỀ NĂNG LƯỢNG SẠCH CHỐNG THAY ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
BoxbeThis message is eligible for Automatic Cleanup! (
 
MỜI ĐỌC TIN CỦA HẠNH DƯƠNG TẠI LINK:

SAU KHI TT TRUMP ĐƯA MỸ TRỞ LẠI THỜI MỎ THAN, TRUNG QUỐC CÔNG BỐ LÃNH ĐẠO THẾ GIỚI VỀ NĂNG LƯỢNG SẠCH CHỐNG THAY ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU
Wednesday, March 29, 2017:
Năng lượng mới của T Donald Trump cho chạy bằng than xịt khói thoải mái

TT Trump phát biểu về Sắc lệnh hủy bỏ các chương trình năng lượng sạch
của TT Barack Obama để đưa Hoa Kỳ vào năng lượng "Than Sạch"
VietPress USA (29/3/2017): Hôm qua Thứ Ba 28/3/2017 TT Donald Trump  đã ký ban hành Sắc lệnh Hành pháp hủy bỏ tất cả các quy định của TT Barack Obama ban hành trước đây về bảo vệ môi trường, năng lượng xanh sạch và chống thay đổi khí hậu toàn cầu để thay vào đó chính sách mới của TT Trump là đưa Hoa Kỳ trở lại khai hác mỏ than, dùng các nhà máy nhiệt điện đốt bằng than mà dưới thời TT Obama đã dẹp bỏ để tiến vào năng lượng Mặt Trời, điện gió.. Xe Hybrid chạy bằng điện.. (http://www.vietpressusa.us/2017/03/tt-trump-ban-hanh-sac-lenh-hanh-phap.html).


Tại lễ ký sắc lệnh, ông Trump nói: "Chúng ta sẽ đưa các thợ mỏ trở lại làm việc và sản xuất than thực sự sạch".


Sắc lệnh chỉ đạo các cơ quan liên bang lọc ra và hủy bỏ các quy định ban hành trước đây của chính quyền Obama được coi là gây trở ngại cho việc sản xuất năng lượng trong nước. Hủy bỏ và thu hồi chương trình năng lượng sạch để sẽ sử dụng năng lược "độc lập" trong nước đó là hai thác, sản xuất và sử dụng "Than sạch". Theo TT Trump thì đây là bước đầu tiên trong một quá trình 6 tháng để lập ra kế hoạch chi tiết cho chính sách năng lượng trong tương lai của chính quyền Hoa Kỳ. Một phần trong việc rà soát sẽ là Kế hoạch Năng lượng Sạch do TT Obama chủ trương để ngăn cản khí Carbonic CO2 thải ra từ các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá hay nguyên liệu hóa thạch..  Hủy bỏ kế hoạch năng lượng sạch vì kế hoạch nầy tự trói tay Mỹ không cho phát triển năng lượng than làm cho nhiều thợ khai thác mỏ than mất việc làm.


Sắc lệnh của TT Trump cũng hủy bỏ nhiều sáng kiến về môi trường của TT Barack Obama và loại bỏ việc đòi hỏi các quan chức liên bang phải cân nhắc tác động của biến đổi khí hậu khi đưa ra quyết định. 


TT Trump quyết định rút tên Hoa Kỳ ra khỏi chương trình đã ký kết trong Quy ước Paris 2015 là giảm khí thải để chống lại thay đổi khí hậu toàn cầu. Điều nầy TT Trump khi tranh cử đã nói rõ là chuyện khí quyển trái đất nóng lên là bịa đặt và khí hậu thay đổi là không có, là do Trung Quốc bịa đặt. 


Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Sean Spicer cho hay ông Trump tin rằng ông có thể cân bằng hai mục tiêu song hành là vừa bảo vệ môi trường vừa thúc đẩy sản xuất năng lượng ở Hoa Kỳ.


Trong cuộc họp báo hàng ngày của Tòa Bạch Ốc, ông Spicer nói: "Tổng thống tin tưởng mạnh mẽ là bảo vệ môi trường và thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta không phải là những mục tiêu loại trừ lẫn nhau. Sắc lệnh hành pháp này sẽ giúp đảm bảo rằng chúng ta có không khí sạch và nước sạch mà không phải hy sinh tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm".


Sau khi TT Donald Trump ký và ban hành Sắc lệnh Hành pháp rút tên khỏi chương trình chống thay đổi khí hậu toàn cầu và không tham gia Quy ước về bảo vệ môi trường trong Hội nghị Paris 2015, thì lập tức Trung Quốc công bố sẽ thế chân Hoa Kỳ trong việc lãnh đạo thế giới về năng lượng sạch và bảo vệ môi trường, chống khí thải.


Giám đốc Điều hành Sierra Club là Michael Brune gọi Sắc lệnh của ông Trump là "cuộc tấn công lớn nhất vào hành động vì khí hậu trong lịch sử Hoa Kỳ". Ông Brune nói "việc làm này không chịu nhìn thấy nền kinh tế năng lượng sạch đang phát triển, nền kinh tế này chính là cách tốt nhất để bảo vệ cả người lao động lẫn môi trường".


Ngân sách dự kiến năm 2018 của ông Trump cắt 31% ngân sách của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), trong đó gần như cắt toàn bộ ngân quỹ cho việc nghiên cứu khí hậu. Các chi tiết của sắc lệnh bị rò rỉ ra đã làm bùng lên những phản ứng của các nhà khoa học về khí hậu. 

Tim Barnett, nhà nghiên cứu địa vật lý học thuộc Học viện Hải dương học Scripps ở California, nói rằng: "Tôi là một người ủng hộ Trump, nhưng tôi thấy việc hủy bỏ những quy định trong Kế hoạch Năng lượng Sạch là vô lý". Ông Tim Barnett nói tiếp: "Tình trạng ấm lên toàn cầu không phải là một vấn đề của đảng Dân chủ hay một vấn đề của đảng Cộng hòa. Nếu nhìn vào những gì diễn ra ở Bắc cực, Nam cực, với việc tiếp tục đưa CO2 vào bầu khí quyển, chúng ta đang làm cho các đại dương có nồng độ axit cao hơn. Người ta cho rằng đến năm 2040, một nửa sinh vật phù du sẽ gặp nguy cơ".


Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Lục Khảng nói rằng "Chống biến đổi khí hậu là một thách thức đối với toàn thế giới, và Trung Quốc sẽ duy trì cách tiếp cận của mình ngay cả khi các chính phủ khác thay đổi chính sách của họ. Trung Quốc luôn quyết tâm tôn trọng các cam kết của mình trong khuôn khổ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu."


Trước hành động của ông Trump, Trung Quốc cho hay đã chuẩn bị sẵn sàng để thay thế Hoa Kỳ lập một trật tự quốc tế về khí thải. Trước đây Trung Quốc sử dụng nhà máy nhệt điện chạy bằng than, các nhà máy luyện kim hay mọi ngành kỹ nghệ đều dùng nhiên liệu hóa thạch khiến bầu khí quyển của Trung Quốc bị khói bụi mịt mù độc hại nhất thế giới. 


Thành phố Thượng Hải của Trung Quốc m2u mịt khói dù đã chuyển qua năng lượng sạch
Trong thời gian TT Barack Obama lãnh đạo thế giới tham gia ký kết vào Quy ước Paris 2015 về năng lượng sạch, bảo vệ môi trường, giảm khí thải hiệu ứng nhà kính để chống lại thay đổi khí hậu toàn cầu. thì Trung Quôc buộc phải thay đổi chuyển hướng qua năng lượng sạch. Nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục thải khí CO2 vào khí quyền thì sẽ bị chế tài và bị phạt không cho xuất khẩu hàng hóa đến các quốc gia tham dự Quy ước Paris. Chính vì vậy Trung Quốc đã tháo bỏ tất cả các nhà máy nhiệt điện và bán các nhà máy cũ kỹ xài than nầy qua Việt Nam hay viện trợ đến nhiều nước nghèo ở Phi Châu.


Nay nếu như Trung Quốc giữ vị thế lãnh đạo hế giới về  kiểm soát khí thải thì Hoa Kỳ sẽ bị Trung Quốc chế tài số lượng khí thải.  Néu Mỹ thải khí CO2 quá mức cho phép tì Trung Quốc sẽ phạt Mỹ về số iền quá mức qui định chp phép và bị các quốc gia tham gia Quy ước Paris 2015 tẩy chay mua hàng hóa của Mỹ.


Matthew Evans, khoa trưởng của Đại học Hong Kong (HKU), nói: "Đã có một số vấn đề về môi trường ở Trung Quốc trong vài năm gần đây. Trung Quốc ngày càng chiếm vị trí của mình trên sân khấu thế giới (như là một siêu cường kinh tế).


Phát biểu tại New York vào tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Liu Jeyi cho biết "bất kể thăng trầm của tình hình thế giới ... Trung Quốc vẫn kiên định trong tham vọng tăng cường các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu".


Liu cho biết Trung Quốc cam kết "giảm cường độ cácbon xuống 40-45% vào năm 2020 so với năm 2005 và đạt mức phát thải carbon tối đa vào năm 2030 hoặc thậm chí sớm hơn."

MỜI ĐỌC TIẾP TẠI LINK:




__._,_.___

Posted by: bebeliem

ANI CHOYING DROLMA - NI CÔ "NỔI LOẠN " NHẤT NEPAL



Chủ đề: Chuyển tiếp: Ni cô “nổi loạn” nhất Nepal


                       ANI  CHOYING DROLMA - NI CÔ "NỔI LOẠN " NHẤT NEPAL

TTO - Câu chuyện trở thành ngôi sao ca nhạc nổi tiếng, ra mắt 12 album, trở thành đại sứ quốc gia đầu tiên của UNICEF tại Nepal của ni cô Choying Drolma được xem là một cổ tích.

 

 


Ni cô Choying Drolma trong một lần trình diễn - Ảnh: CNN
Ni cô Choying Drolma trong một lần trình diễn - Ảnh: CNN

Lớn lên trong những trận đòn roi của người cha vũ phu, lên 10 tuổi, mang trong lòng nỗi giận dữ và sợ hãi, cô bé Dolma Tsekyid quyết định đi tu.
Ba năm sau, cô bé Dolma được nhận vào tu viện Nagi Gompa nằm trên một đỉnh núi trong thung lũng Kathmandu, nơi cô gọi là “thiên đường”. Dolma lúc này trở thành Ani Choying Drolma. Ani có nghĩa là ni cô trong Phật giáo Tây Tạng.
“Lần đầu tiên xuống tóc, tôi có cảm giác rất tự do - Drolma, nay đã 45 tuổi, nhớ lại - Tôi có cảm giác mình được trả lại tuổi thơ”.
Cuộc gặp gỡ diệu kỳ
Tu viện Phật giáo Nagi Gompa là nơi đón nhận nhiều du khách phương Tây đến để giác ngộ tâm linh, trong đó có nhà sản xuất âm nhạc người Mỹ Steve Tibbetts.
Năm 1993, ông đến tu viện này cùng vợ mình để học thiền. Vào đêm cuối cùng trước khi ông rời đi, một người phiên dịch trong tu viện đề nghị Tibbetts thu âm cho Drolma.
Năm đó cô 22 tuổi. Cô tròn mắt ngạc nhiên, rồi sau đó hít một hơi thật sâu và hát vài câu trong bài Leymon Tendrel, nhạc Phật giáo của người Tây Tạng. Nhà sản xuất Tibbetts lúc đó sững sờ đến nỗi... quên mất bấm nút thu. “Giọng hát của cô ấy có sức mạnh nhân văn thấu vào tim người nghe” - ông nói.
Vài ngày sau đó, Tibbetts quay trở lại để thu âm với Drolma. Về Mỹ, ông hòa phần ca của cô với guitar và gửi lại cho Drolma, đề nghị hợp tác sản xuất một album. “Chẳng nghĩ ngợi gì, tôi đồng ý ngay, và đó là một điều kỳ diệu trong cuộc đời tôi” - Drolma nói.
Vậy là album đầu tiên ra đời, có tên Cho, được thu ngay tại tu viện ở Nepal, với sự hỗ trợ của tác giả Joe Boyd, người từng làm việc với nhiều cái tên “cộm cán” trong làng nhạc như Pink Floyd, Nick Drake và Billy Bragg.
Cho nhanh chóng được bán hết sạch, còn mang về cho Drolma một tour diễn vòng quanh 22 thành phố tại Mỹ, và một cú sốc văn hóa rất lớn. “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy phụ nữ ở đó tự tin và độc lập như thế nào. Họ lái xe, họ được đi học... Tôi thấy mình được truyền cảm hứng” - Drolma nhớ lại. Kết thúc tour diễn, Drolma về lại Nepal, mua một chiếc máy tính, kết nối Internet và mở tài khoản ngân hàng.
Mẹ Teresa của Nepal
Chuyên tâm giúp đỡ người khác, sư cô Drolma được nhiều người so sánh với mẹ Teresa của Ấn Độ. Số tiền kiếm được sau tour diễn đầu tiên tạo nền tảng cho Drolma thực hiện ước mơ mà cô ấp ủ bao lâu: mở một ngôi trường dành cho các cô gái có hoàn cảnh khó khăn.
Năm 1998, Drolma thành lập quỹ phúc lợi dành cho ni cô NWF. Hai năm sau, cô khánh thành trường nội trú mang tên Đa-la Bồ Tát ở Kathmandu, là nơi dạy dỗ miễn phí cho khoảng 80 ni cô có hoàn cảnh khó khăn ở Nepal và Ấn Độ.
 Related image


Suốt một thập niên sau đó, gần như năm nào cô cũng ra một album. Tính đến nay cô đã biểu diễn ở nhiều nơi trên thế giới, ra mắt tự truyện Singing For Freedom (Hát vì tự do) được dịch ra 15 ngôn ngữ khác nhau.
Năm 2010, cô tiếp tục mở quỹ Aarogya hỗ trợ dịch vụ y tế cho những người mắc bệnh thận, căn bệnh cướp đi mạng sống của mẹ cô, và đã vận động được chính phủ hỗ trợ chạy thận miễn phí cho người nghèo ở Nepal.
Một năm sau đó, Drolma đứng ra bảo vệ một ni cô trẻ 21 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể và bị tẩy chay khỏi cộng đồng, không màng đến chuyện chính cô cũng có thể bị tẩy chay. Thật ra, Drolma từ lâu cũng đã bị chỉ trích vì xuất hiện trên các tạp chí phương Tây và vì sự nghiệp ca nhạc nổi tiếng thế giới của cô, những điều được xem là không phù hợp với một ni cô.
“Tôi là người đã bứt phá và làm nhiều chuyện gây sốc cho mọi người - Drolma nói - Tuy nhiên, tôi không hát những bài ca não tình, tôi hát những giai điệu có ý nghĩa tâm linh”.
Ở nhà riêng, lái xe riêng và có sự nghiệp của riêng mình, Drolma được xem là một hiện tượng rất kỳ lạ ở Nepal.
“Tôi chưa từng hối hận vì quyết định đi tu - cô tự tin khẳng định không tiếc cơ hội hôn nhân - Tôi hoàn toàn tận hưởng tự do của riêng mình”. Năm 2014, Drolma trở thành đại sứ quốc gia đầu tiên của UNICEF tại Nepal, có sứ mệnh bảo vệ trẻ em và người trẻ khỏi tình trạng bạo lực ở nước này.
NGỌC ĐÔNG (Theo CNN

 Image result for ANI CHOYING DROLMA - NI CÔ "NỔI LOẠN " NHẤT NEPAL
                                    


Image result for ANI CHOYING DROLMA - NI CÔ "NỔI LOẠN " NHẤT NEPAL


__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay"

Tuesday, March 28, 2017

ĐIỂM SÁCH VIETNAMESE / TIẾNG VIỆT KHÔNG SON PHẤN* (NGUYỄN ĐÌNH HÒA)



...Thực sự, cũng như tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên, tiếng Việt không có liên hệ thân tộc với tiếng Trung Hoa” (trang 2).


 

ĐIỂM SÁCH VIETNAMESE / TIẾNG VIỆT KHÔNG SON PHẤN* (NGUYỄN ĐÌNH HÒA)

ĐÀM TRUNG PHÁP
PROFESSOR OF LINGUISTICS EMERITUS

TEXAS WOMAN’S UNIVERSITY

Được soạn thảo nghiêm túc và tôi luyện kỹ càng trong nhiều thập niên giảng dạy ngôn ngữ Việt tại các đại học Mỹ (khởi thủy tại Columbia vào năm 1953 và kết thúc tại Southern Illinois vào năm 1990), VIETNAMESE / TIẾNG VIỆT KHÔNG SON PHẤN của Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa là một cuốn sách giáo khoa thượng đẳng Với 11 chương sắp xếp theo thứ tự rành mạch, hai phụ bản, một thư tịch liệt kê 210 nguồn khảo cứu của các tác giả khắp năm châu viết về tiếng Việt, và một “index” hơn 13 trang, cuốn sách là một đóng góp uyên bác hiếm quý cho thế giới bên ngoài muốn tìm hiểu về cấu trúc tiếng Việt. Bằng một lối viết trong sáng vui tươi và với những thí dụ đầy tình tự dân tộc, tác giả đã miêu tả những nét chính yếu và đặc thù của âm pháp (phonology), từ pháp (morphology) và cú pháp (syntax) tiếng Việt qua các nguyên lý của khoa ngôn ngữ học hiện đại.


Trong lời tựa, tác giả cho biết ông giữ lập trường “bảo thủ” (conservative) của trường phái “miêu tả” (descriptive school) khi soạn thảo cuốn sách, nhưng người viết thấy cần phải nói thêm rằng khảo hướng của ông cũng rõ nét “chiết trung” (eclectic). Khảo hướng chiết trung rất lành mạnh và cần thiết để duy trì được một cái nhìn quân bình trong bộ môn ngôn ngữ học.



Thật vậy, tác giả đã miêu tả cấu trúc của “tiếng Việt không son phấn” qua các bình diện “lịch sử” (historical), “công năng” (functional), “so sánh” (comparative), “tương phản” (contrastive), “pháp vị” (tagmemic), “ngữ dụng” (pragmatic), “biến tạo” (transformational), và “đại đồng” (universal).  Kiến thức chuyên môn quảng bác cũng như kinh nghiệm thâm sâu về giảng dạy ngôn ngữ đã giúp tác giả thành công trong nỗ lực áp dụng khảo hướng chiết trung khi soạn thảo cuốn sách giáo khoa này, để giúp cho người đọc có được một cái nhìn quân bình về cấu trúc tổng thể tiếng Việt. Có hai điểm son nữa của cuốn sách có tính cách sư phạm, mà người sử dụng sẽ trân quý, cần được nêu ra: (1) Nội dung cuốn sách được trình bầy một cách “giáo khoa”, có nghĩa là theo một dàn bài lớp lang, chặt chẽ, dễ theo dõi cho người đọc; (2) Vì cuốn sách nhắm vào người ngoại quốc chưa giỏi tiếng Việt, các câu thí dụ bằng tiếng Việt đều được chuyển sang tiếng Anh từng chữ tương đương một, rồi mới dịch sang tiếng Anh. 

Chẳng hạn câu “Xe đạp của tôi phanh không ăn” được chuyển từng chữ một thành “Bike of me – brakes no eat” và dịch thành “My bicycle has brakes that don’t work” (trang 220).  Điều này giúp người ngoại quốc hiểu nghĩa các từ tương ứng trong hai ngôn ngữ, đồng thời thấy được sự khác biệt khá ngoạn mục về vị trí các từ trong câu (word order) giữa cú pháp tiếng Việt (một ngôn ngữ đơn lập) và cú pháp tiếng Anh (một ngôn ngữ biến cách). Và cũng vì nhiều độc giả cuốn sách không phải là những chuyên viên ngữ học, người viết chỉ tiếc là cuốn sách đã không có một danh sách (glossary) liệt kê và định nghĩa những từ chuyên môn về ngữ học được dùng trong cuốn sách, mặc dù tác giả đã cố gắng giải thích một số từ này rất cặn kẽ trong sách, như “âm vị” (phoneme) ở trang 12, “tiếp tố” (affixation) ở trang 59, vân vân. Trong những đoạn kế tiếp dưới đây, người viết sẽ nêu lên một vài nét chính yếu đáng lưu ý trong nội dung từng chương của cuốn sách giáo khoa này.

Chương 1, qua bình diện lịch sử và so sánh, đưa ra một cái nhìn khái quát về con số và nơi cư ngụ hiện tại những người nói tiếng Việt trên thế giới, mối quan hệ thân tộc của tiếng Việt với nhóm Môn-Khmer, các giai đoạn phát triển tiếng Việt (từ Tiền Việt đến Việt hiện đại), các phương ngữ, và các hệ thống chữ viết (Nho, Nôm, Quốc ngữ). Để chặn đứng cái ý nghĩ vội vàng và sai lầm cho rằng “tiếng Việt là do tiếng Trung Hoa mà ra” hoặc “tiếng Việt là một phương ngữ (dialect) của tiếng Trung Hoa”, tác giả khẳng định “Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa mà thôi, cũng như Nhật Bản và Triều Tiên mắc nợ một số khía cạnh văn hóa Trung Hoa. Thực sự, cũng như tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên, tiếng Việt không có liên hệ thân tộc với tiếng Trung Hoa” (trang 2).


Trong chương 2, tác giả đã mổ xẻ hệ thống âm thanh tiếng Việt (phụ âm, nguyên âm, thanh điệu, nhấn, ngữ điệu, cấu trúc âm tiết) theo tinh thần miêu tả và khoa học mà ngữ học gia người Mỹ Leonard Bloomfield đã khởi xướng qua cuốn sách LANGUAGE (1933), nay đã trở thành một tác phẩm kinh điển trong khoa ngôn ngữ học. Đáng lưu ý là bảng liệt kê 22 âm vị tử âm (consonant phonemes) dùng trong mọi phương ngữ Việt Nam – bằng ký hiệu như /b-/, /f-/, /z-/, vân vân – có thể đứng đầu các âm tiết, cùng với những chữ cái trong mẫu tự Việt được dùng để biểu hiện những âm vị này. Thí dụ, âm vị /k-/ thường được biểu hiện bằng những chữ cái c-, k-, q- (con cá, cái kim, quả cam) (trang 20). Biểu đồ của 6 thanh điệu (trang 20) cho người đọc thấy rõ độ cao thấp cùng với đường uốn lượn của từng thanh điệu. Tác giả cũng đưa ra những nét đặc thù của tiếng Việt như một ngôn ngữ đơn lập (isolating language): các từ trong tiếng Việt không biến dạng, và các quan hệ ngữ pháp được biểu hiện trước tiên bằng trật tự của các từ trong một chuỗi lời nói. Đặc thù không biến dạng này của tiếng Việt được cho tương phản với sự biến dạng của động từ (drink, drinks, drank, drinking) và danh từ (dog, dogs) trong tiếng Anh, một ngôn ngữ biến cách (inflectional language). 

Vì mỗi âm tiết tiếng Việt là một thực thể trọn vẹn thường gọi nôm na là “tiếng”, ta cần biết cách cấu tạo nội bộ của nó. Theo tác giả, mỗi âm tiết có 3 phần: một phụ âm đầu (onset), một vần (rhyme) theo sau đó, và một trong 6 thanh điệu (tones), chẳng hạn âm tiết “cám” có phụ âm đầu là /k-/, vần là /-am/, và thanh điệu là /dấu sắc/. Bàn về việc hoán chuyển vị trí các từ và thanh điệu như một cách chơi chữ, tác giả đưa ra một so sánh thú vị giữa cách “nói lái” của người Việt (như chửa hoang = hoảng chưa) với hiện tượng “spoonerism” trong tiếng Anh (a dear old queen = a queer old dean). Trong một ngôn ngữ sử dụng thanh điệu (tone language) như tiếng Việt, ít ai để ý xem nó có “độ nhấn” (stress) và “ngữ điệu” (intonation) như trong một ngôn ngữ sử dụng ngữ điệu (intonation language, như tiếng Anh chẳng hạn) hay không, nhưng trong chương này tác giả đã tán đồng ý kiến của Laurence Thompson khi ông này phân biệt tới 4 mô hình ngữ điệu trong tiếng Việt:  (a) giảm dần / diminuendo, (b) phai lạt đi / morendo, (c) duy trì / sostenuto, và (d) tăng dần / crescendo. Mô hình ngữ điệu loại (a) được thấy trong câu “Cô ấy không đi đâu cả”, loại (b) được thấy trong câu “Cô ấy đi đâu?”, loại (c) được thấy trong câu “Cô đi chưa?”, và loại (d) được thấy trong câu “Cô ấy có đi đâu!” (trang 31-33).


Chương 3 và 4 miêu tả từ pháp hoặc ngữ thái học (morphology), tức là bộ môn nghiên cứu về hình thái tiếng Việt để có thể nhận diện và miêu tả hình dạng và cấu trúc của đơn vị mệnh danh là “từ” (tương đương với “word” trong tiếng Anh hoặc “mot” trong tiếng Pháp). Các tiết mục chính trong hai chương này gồm có: khái niệm từ trong tiếng Việt, từ đơn âm tiết và từ đa âm tiết, thực từ và hư từ, từ Hán-Việt, từ đơn, từ lắp láy, tiếp tố (tiền tố và hậu tố), từ ghép, những từ gốc Hán, khái niệm từ tố. Vì ai cũng thấy những từ đơn âm tiết (monosyllabic) chiếm một số rất lớn trong từ vựng tiếng Việt, người ta thường cho rằng tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn âm tiết. Thực ra, tiếng Việt hiện đại có khuynh hướng rõ ràng nghiêng về phía song âm tiết (disyllabic), như các từ: quần áo, mặt trời, nhà tranh, vách đất, đi đứng, giám đốc, và cũng có một số từ ba âm tiết (bất thình lình, quan sát viên) hoặc bốn âm tiết (tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa). Vì những từ song âm tiết chiếm tỷ lệ cao nhất (ngót 80% theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Tu năm 1966), ta có thể nói rằng tiếng Việt ngày nay là một ngôn ngữ song âm tiết. Đa số những từ đơn âm tiết có thể chia ra làm thực từ (full words / content words) và hư từ (empty words / function words). Thực từ có ý nghĩa từ vựng rõ ràng và có thể đứng làm thành phần của một câu, thí dụ: nhà, cửa, chó, mèo, chăm, lười. Hư từ không có ý nghĩa từ vựng rõ ràng mà chỉ có trách vụ nối các đơn vị như từ và câu lại với nhau theo một quan hệ nào đó, và chúng cũng không thể dùng làm thành phần của một câu, thí dụ: đã (như trong “đã cày rồi”), rất (như trong “rất chăm”), thì (như trong “trời mưa thì tôi không đi”). Từ lắp láy (reduplications) là những tiếng đôi trong đó một yếu tố được lặp lại phản ánh đặc tính phát âm của yếu tố chính (đều đều < đều, nho nhỏ < nhỏ, đèm đẹp < đẹp). Mức độ lắp láy có thể toàn vẹn (buồn buồn, vui vui) hoặc nửa vời (cũ kỹ, gồ ghề). Khía cạnh đặc thù này của từ vựng Việt được tác giả trình bầy rất kỹ và cung cấp nhiều thí dụ thú vị (trang 44-57) liên hệ đến lãnh vực phát âm và ngữ nghĩa (semantics). Từ ghép (compounds) gồm 2 yếu tố là loại từ ghép phổ cập nhất và gồm 2 loại: đẳng lập (coordinate) và chính-phụ (subordinative). Thí dụ về từ ghép đẳng lập: ruồi muỗi (2 danh từ), ăn uống (2 động từ), dơ bẩn (2 tính từ). Thí dụ về từ ghép chính-phụ: cây lúa, chó đực, gà mái (danh từ kép); ăn cơm, đánh đổ, chặt đứt (động từ kép); nhanh trí, dễ chịu, làm biếng (tính từ kép). Tác giả kết thúc hai chương về từ vựng bằng nhận định rằng đơn vị từ vựng “tiếng (một)” trong Việt ngữ có thể được so sánh với “hình vị” (morpheme) trong ngôn ngữ Tây phương và cũng trùng với âm tiết. Vì thế, một số nghiên cứu gia cũng gọi “tiếng” là một “hình-tiết” (morpho-syllable).

Ba chương 5, 6, 7 mô tả cách sắp xếp từ loại (parts of speech) theo hai tiêu chuẩn ý nghĩa (meaning) và môi trường ngữ cảnh (contextual environment). Trước khi xác quyết từ loại của một từ, tác giả trả lời 4 câu hỏi về từ đó: (1) nghĩa tổng quát là gì? (2) liên hệ cú pháp của nó với các yếu tố xung quanh ra sao? (3) chức năng của nó trong câu nói là gì? và (4) từ đó được cấu trúc ra sao? [Trong tiến trình sắp xếp từ loại tiếng Việt – mà tác giả cũng gọi là những “chủng loại từ vựng-ngữ pháp” (lexico-grammatical categories) – một cách cẩn trọng này, Nguyễn Đình-Hòa đã khác hẳn với Charles Fries (người viết cuốn sách lừng danh có ảnh hưởng lớn lao đến việc giảng dạy Anh ngữ khắp hoàn cầu mang tên THE STRUCTURE OF ENGLISH vào năm 1952), vì ông Fries đã không đoái hoài gì đến ý nghĩa mà chỉ hoàn toàn máy móc nhìn vào các ngữ cảnh trong đó các từ có thể xuất hiện để sắp xếp các từ loại trong tiếng Anh, căn cứ vào ý niệm “pattern substitution”]. Áp dụng những tiêu chuẩn và câu hỏi nêu trên và không dựa vào ngữ cảm (linguistic intuition), tác giả đã sắp xếp các từ loại tiếng Việt một cách mới mẻ như sau, với những ranh giới khá minh bạch và dứt khoát:

I. THỰC TỪ (Content words)
A.      Thể từ (Substantives)
1. Danh từ (Nouns) : cha, mẹ, ruộng nương, nền văn minh ...
1a. Loại từ (Classifiers) :  cái, con ..
2. Phương vị từ (Locatives) :  trên, dưới, trong ...
3. Số từ (Numerals) : một, hai, dăm, vài ..
B.      Vị từ (Predicatives)
4. Động từ (Functive verbs) : ăn, uống, trượt tuyết, ăn hối lộ ...
5. Tính từ (Stative verbs) : cao, thấp, nóng tính, mù chữ, tinh đời ...
C.      Đại từ (Substitutes)
6. Đại từ (Substitutes) : tôi, tao, mày, anh, chị, ông, bà, đây, đấy ...

II. HƯ TỪ (Function words)
D.      Phó từ (Adverbs)
7. Phó từ (Adverbs): đã, sẽ, đang, không, lắm, quá ..
E.      Quan hệ từ (Connectives)
8. Giới từ (Prepositions): bằng, của, về, do, cho ..
Liên từ (Conjunctions):  và, vì, để cho, ví như ...
F.      Tiểu từ tình thái (Particles)
9. Tình thái từ (Initial and final particles): chính, đích, à, ạ, nhé, nhỉ ...
10. Cảm thán từ (Interjections): ôi, ai, chà, vâng ..

Chương 8 và 9 miêu tả cấu trúc của danh ngữ (noun phrase, NP) và động ngữ (verb phrase, VP) trong tiếng Việt. Hai yếu tố NP và VP đã được Noam Chomsky, vị bá chủ lý thuyết ngữ pháp đại đồng từ hơn bốn chục năm nay, làm mọi người lưu tâm từ khi ông viết cuốn sách nho nhỏ mang tên SYNTACTIC STRUCTURES (1957), trong đó mô thức [S à NP + VP] tượng trưng cho cấu trúc chính yếu của một câu đơn trong rất nhiều, nếu không muốn nói tất cả, ngôn ngữ nhân loại.
Có 4 quan hệ trong cấu trúc NP và VP: (1) chính-phụ (modification), (2) bổ túc (complementation), (3) đẳng lập (coordination), và (4) chủ-vị (predication). Có lẽ W. Nelson Francis, tác giả cuốn THE STRUCTURE OF AMERICAN ENGLISH (1958), là người đầu tiên đã mổ xẻ tinh vi 4 quan hệ này trong cấu trúc NP và VP tiếng Mỹ. Theo Francis, quan hệ modification gồm yếu tố “head” và “modifier” (trong “happy days” thì “days” là head và “happy” là modifier); quan hệ complementation gồm yếu tố “verb” và “complement” (trong “ate a sandwich” thì “ate” là verb và “a sandwich” là complement); quan hệ coordination gồm hai, hoặc nhiều hơn, yếu tố tương đương nối vào nhau (rich and beautiful, sang or danced); và quan hệ predication gồm yếu tố “subject” và “predicate” (trong “The little boy saw a tiger” thì “The little boy” là subject và “saw a tiger” là complement).  Tác giả VIETNAMESE / TIẾNG VIỆT KHÔNG SON PHẤN cũng làm việc tương tự cho tiếng Việt một cách rất rành mạch. Thí dụ cho các quan hệ nêu trên lấy từ cuốn sách: (1) chính-phụ: “bò đực”, “một con bò cái này”; (2) bổ túc: “thấy một con bò cái”; (3) đẳng lập: “Nam và vợ”, “Tôi muốn về quê /nhưng xe đạp hỏng”; (4) chủ-vị: “Tôi thấy một con bò cái”.  Nói theo khoa ngữ pháp đại đồng của Chomsky thì tác giả họ Nguyễn đã thành tựu trong nỗ lực ấn định các thông số (fix the parameters) của bốn nguyên tắc đại đồng (universal principles) nêu trên cho tiếng Việt.

Hai chương sau cùng của cuốn sách (chương 10 và 11) miêu tả hình thức các loại câu trong tiếng Việt, qua hai bình diện “cấu trúc” (structural) và “biến tạo” (transformational). Nguyên tắc “phân tích thành phần cấp kỳ” (immediate constituent analysis) là phương tiện mổ xẻ chính yếu của trường phái cấu trúc Bloomfield, dùng để tách lìa hai phần chính trong mỗi cấu trúc cú pháp. Hai cái “thành phần cấp kỳ” của một câu đơn tiếng Việt (chủ ngữ / vị ngữ) cũng trùng hợp với [NP / VP] trong mô thức Chomsky và với hai yếu tố rất Đông phương là “đề” (topic) / “thuyết” (comment). Ước chi tác giả trong chương 10, bằng kiến giải chuyên môn lão luyện, đã nói nhiều hơn về khuynh hướng “đề / thuyết” trong cú pháp Việt, biểu hiện trong các câu  tỷ dụ “Mẹ tôi / mất năm 1943” và “Con chim ấy / hót hay lắm”! Tác giả cũng dùng quan niệm “câu lõi” (kernel sentence) của ngữ học biến tạo, tức là cấu trúc một câu “đơn, hoạt động, xác định, tuyên bố” trong mọi ngôn ngữ, để vạch ra hình dạng một câu đơn trong tiếng Việt.


Nội dung phong phú của hai chương này phản ánh sự hòa hợp của hai phái cấu trúc và biến tạo, qua các mô thức cũng như những lời giải thích cặn kẽ của tác giả. Dưới đây là một vài thí dụ về các mô thức cấu trúc câu đơn trong tiếng Việt:
Sentence = Noun Phrase + Verb Phrase [Yếu tố V trong VP có thể là động từ ngoại động (transitive) hoặc nội động (intransitive)]: “Tâm còn ngủ”, “Các bà ấy làm thơ bát cú.”
Sentence = Noun Phrase + Verb Phrase [Yếu tố V trong VP là một tính từ (stative verb)]: “Sương thu lạnh”, “Vườn cụ Phúc đầy hoa.”
Sentence = Noun Phrase + Là + Noun Phrase : “Liên là cô giáo”, “Giáo sư đại học bên ấy đều là công chức.”
Sentence = Noun Phrase + Là + Verb Phrase : “Ước muốn của tôi là học y khoa.”
Sentence = Noun Phrase + : “Lão già dê ”.
Sentence = Verb Phrase + Verb Phrase : “Học đi đôi với hành”.
Sentence = Verb Phrase + Là + Noun Phrase : “Gả chồng cho ba cô con gái” là ý muốn của ông bà hàng xóm.

Tác giả cũng nêu lên một cấu trúc câu đặc thù và rất hay dùng trong tiếng Việt là cấu trúc trong đó một quan hệ chủ-vị đứng ra làm chủ từ cho câu, như “ làm chúng em thẹn” hoặc “<Ông ấy giải thích thế> là sai”.

Chương 11 đề cập tới những loại câu rắc rối hơn là câu lõi, như : câu phủ định, câu nghi vấn, câu kép [gồm hai câu đơn đứng liền nhau hoặc có liên từ làm trung gian], câu phức [nhất là câu mẹ có câu con “lồng” (embedded) ở trong]. Theo ngữ pháp biến tạo thì những loại câu rắc rối này là kết quả của những “luật biến tạo” (T-rules) áp dụng vào các câu lõi. Trong chiều hướng ấy, tác giả Nguyễn Đình-Hòa đã diễn tả các tiến trình biến tạo (thay vì dùng các công thức của luật biến tạo) để chuyển những câu lõi tiếng Việt thành ra những câu có hình thức phiền toái hơn. Thí dụ, câu phủ định thì cần một phó từ (adverb) như “không, chẳng, chả, chưa” đứng trước động từ chính trong phần “thuyết” (comment) của câu : “Hôm nay, nó KHÔNG học đàn”, “Nó CHẲNG nói, CHẲNG rằng.” Một vài nhận định mới mẻ của tác giả về cấu trúc đặc thù của một số câu kép (compound sentences) và câu phức (complex sentences) cần được nêu lên ở đây vì giá trị sư phạm đặc biệt. 

Theo tác giả, mối liên hệ ý nghĩa giữa hai câu đơn nằm trong câu kép “Trời mưa, tôi không đi” (trang 244) không rõ rệt. Tình trạng mù mờ ý nghĩa này chỉ có thể giải quyết bằng cách cho thêm các quan hệ từ (connectives) phù hợp vào câu ấy để nó trở thành “Nếu trời mưa, (thì) tôi không đi” hoặc “Vì trời mưa, (nên) tôi không đi”, vân vân. Tác giả cũng giải thích, qua nhiều thí dụ soi sáng, một đặc trưng của cú pháp câu kép tiếng Việt khi một trong những liên từ như “tuy, nếu, dù, tại, ngay cả” đứng đầu cấu trúc. Trong trường hợp này, cấu trúc đó sẽ cần một “từ quân bình” (người viết tạm dịch từ ngữ “balancing word” trong khoa tu từ học so sánh ; tác giả không dùng từ này trong cuốn sách), để hầu như giữ thăng bằng cho hai phần trong câu kép liên hệ. [Tôi đoán một số độc giả sẽ cho các cấu trúc loại này là những câu phức, trong đó mệnh đề phụ đứng trước mệnh đề chính]. Các từ quân bình sẽ được người viết cho viết bằng chữ hoa trong các câu dưới đây (trích trong sách, trang 247-249) : “Tuy nó mới có mười tuổi NHƯNG nó thông minh bằng người mười bốn mười lăm”, “Dù con có muốn CŨNG không được”, “Tại họ chủ quan NÊN mới bị thất bại.

 Hiển nhiên, trong các cấu trúc tương đương của Anh ngữ, những từ quân bình này không cần thiết. Hiểu biết được điều này có lợi cho cả người nói tiếng Anh khi học tiếng Việt (nhớ dùng “balancing words”) lẫn người Việt khi học tiếng Anh (nhớ bỏ “balancing words” đi). Trong phần cuối của chương 11, khi nói đến cấu trúc các câu phức tiếng Việt, tác giả phân biệt hai loại : loại thứ nhất là một câu mẹ có câu con “lồng” ở trong (embedded) với mục đích bổ nghĩa, như “Tám được
·  ” hoặc “Tôi ngỡ ”, và loại thứ nhì có cấu trúc tương tự nhưng với mục đích định nghĩa, như “Cái ông <đeo kính đen> chắc là tay mật vụ” hoặc “Những ai đều được trả lương phụ trội.” Phần miêu tả cú pháp câu phức này, vốn vẫn là một thử thách không nhỏ cho những ai giảng dậy ngữ pháp Việt cho người nước ngoài, cũng được trình bầy trong sáng và có giá trị sư phạm rất cao.

VIETNAMESE / TIẾNG VIỆT KHÔNG SON PHẤN do Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa biên soạn công phu và nghiêm túc là một nguồn tài liệu hàn lâm kiệt xuất dành cho những ai muốn đạt được một kiến thức vững vàng về ngữ pháp tiếng Việt đương đại.

*1997 - 289 trang - $84.00
John Benjamins North America
P. O. Box 27519
Philadelphia, PA 19118
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Bàn ủi bị rỉ sét cỡ nào cũng sẽ trắng tinh với cách này

Bàn ủi bị rỉ sét cỡ nào cũng sẽ trắng tinh  với cách này


From:


-------- Forwarded Message --------

Bàn ủi bị rỉ sét cỡ nào cũng sẽ trắng tinh  với cách này




Lam sach ban ui 2


Trong một số trường hợp vô tình trong lúc ủi quần áo, vì lý do nào đó bạn để mặt bàn ủi bị dính vải cháy và để lại vết đen trên bề mặt đó. Sau này, khi sử dụng bàn ủi lần tiếp theo thì thấy việc ủi áo quần rất khó khăn và có khi bàn ủi không sử dụng được nữa.

Khi làm sạch bàn ủi với muối biển, không còn phải lo lắng chất làm sạch bịt kín lỗ phun hơi giống như khi sử dụng bột baking soda hoặc kem đánh răng.

Bạn cần chuẩn bị:

- 1 tờ giấy hoặc 1 khăn cotton cũ đặt lên mặt bàn dùng để ủi quần áo

- Muối (Bạn nên dùng muối thô , hạt muối càng to thì tác dụng làm sạch mặt của bàn ủi càng hiệu quả và nhanh hơn rất nhiều loại muối mịn)

Lam sach ban ui 2
Muối biển hạt to sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. (Ảnh: Internet)

Cách thực hiện:

- Cắm điện bàn ủi, chỉnh nhiệt độ cao nhất, tắt phun hơi nước.

- Rải muối biển lên giấy hay khăn cotton đã chuẩn bị

- Ấn nhẹ mặt bàn ủi đè lên lớp muối, di chuyển 1, 2 lần, cặn bẩn sẽ bám vào muối và mặt đế bàn ủi sẽ sạch bong.

Lam sach ban ui 3
Các vết bẩn gặp muối sẽ tự động biến mất và trả lại bề mặt sạch sẽ và sáng bóng vốn có. (Ảnh: Internet)

(Nguồn: listotic, amumntheoven.blogspot)
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Saturday, March 25, 2017

Rửa tiền : Hơn 20 tỉ đô la được chuyển từ Nga vào các ngân hàng châu Âu như thế nào?


Rửa tiền : Hơn 20 tỉ đô la được chuyển từ Nga vào các ngân hàng châu Âu như thế nào?

media
Ảnh minh họa.© iStock

Ngày 20/03/2017, nhiều hãng truyền thông đồng loạt tiết lộ cách hoạt động của một hệ thống rửa tiền quy mô lớn chưa từng có, gần như mang tính công nghiệp, giúp giới chính trị gia Nga giầu có, nhiều lãnh đạo ngân hàng hay những người giầu khác rửa hơn 20 tỉ đô la có nguồn gốc từ Nga, thông qua nhiều ngân hàng châu Âu khác nhau.

Số tiền khổng lồ này được cất giữ tại nhiều ngân hàng nổi tiếng hàng đầu thế giới như HSBC, Bank of China hay Royal Bank of Scotland (RBS). Nhờ đó, người thụ hưởng tiếp tục cuộc sống đế vương trên khắp thế giới.

Theo kênh truyền hình France24 (21/03), tai tiếng rửa tiền hàng loạt này được tiết lộ ngày 20/03 nhờ một tổ hợp phóng viên điều tra về tội phạm có tổ chức và tình trạng tham nhũng ở Đông Âu (Organized Crime and Corruption Reportin Project - OCCRP) cùng phối hợp với nhật báo Anh The Guardian và tờ Suddeutsche Zeitung của Đức. Cuốn vào hoạt động gian lận này có nhiều chính trị gia thân cận với chính quyền Nga, nhiều ngân hàng của một số nước Đông Âu, nhân viên tình báo FSB (trước là KGB), cũng như các vị thẩm phán “dễ dãi”.

Tiết lộ của nhóm phóng viên điều tra cũng đặt ra nhiều câu hỏi về thủ tục giám sát trong nội bộ các ngân hàng lớn của thế giới mà mục đích là tránh tạo điều kiện giao dịch các khoản tiền có nguồn gốc đáng ngờ.

Đầu não của cỗ máy nằm ở Moldova
Trả lời nhật báo The Guardian, một nhà điều tra Anh cho biết từ năm 2010 đến 2014, một nhóm khoảng 500 người đã chuyển ra khỏi lãnh thổ Nga khối lượng tiền rất lớn “rõ ràng là ăn cắp hay có nguồn gốc tội phạm”. Ít nhất 20,7 tỉ đô la đã được rửa, nhưng số tiền thật của cỗ máy tội phạm rộng lớn này có thể lên đến gần 80 tỉ đô la, theo nhật báo Anh.

Đây là trường hợp chưa từng có, được thực hiện nhờ một hệ thống vô cùng tinh vi để cất tiền vào nơi an toàn. “Cỗ máy rửa tiền Nga” (tên do các nhà điều tra đặt) hoạt động từ năm 2014 và tiến hành theo nhiều giai đoạn. Trước hết, hai công ty bình phong được thành lập ở một nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu, mà Anh Quốc là ưu tiên số một. Công ty thứ nhất cho công ty thứ hai vay một khoản tiền “khống” (chỉ tồn tại trên giấy tờ). 

Khoản tín dụng này được một hoặc nhiều doanh nghiệp Nga bảo lãnh và luôn có một công ty Moldova đóng vai trò quan trọng trong đội ngũ bảo lãnh này. Sau đó, công ty thứ hai tuyên bố không có khả năng thanh toán khoản nợ “ảo”. Như vậy, công ty cho vay tín dụng sẽ quay sang các nhà bảo lãnh. Vì một trong số đó mang quốc tịch Moldova, vụ việc sẽ được đưa ra tòa án của nước này, nơi các thẩm phán “dễ dãi” xác nhận thực tế của khoản nợ.

Vậy là các nhà bảo lãnh Nga có thể chuyển tiền một cách hợp pháp, điều mà họ tìm kiếm ngay từ đầu : Tiền được chuyển từ Nga vào một tài khoản trong một ngân hàng Moldova (Moldindconbank). Tiếp theo, số tiền trên lại được chuyển sang một ngân hàng Latvia… có nghĩa là nằm trong Liên Hiệp Châu Âu. Từ đó, tiền có thể giao dịch tự do hơn trong phần còn lại của khối và trên khắp thế giới.

Hàng trăm nghìn euro được trả vào khách sạn và đồ hiệu tại Pháp
Các ngân hàng Anh, như HSBC, RBS, Barclays…, đã nhận được 740 triệu đô la từ các công ty bình phong đăng ký tại Anh Quốc phục vụ cho tỉ phú Nga. Được phóng viên của The Guardian liên lạc để tìm hiểu tại sao nguồn gốc của những khoản tiền này lại chưa bao giờ được xác minh, các ngân hàng liên quan đều tránh trả lời, từ chối “bình luận trường hợp cá nhân”.

Thế là tiền được rửa và thỏa mãn thói quen xa xỉ của giới nhà giầu Nga ở hơn 90 quốc gia khắp thế giới. Tại Pháp, nhóm điều tra OCCRP đã tìm được dấu vết của 125.583 euro được thanh toán cho một khách sạn hạng sang ở Courchevel, trên dãy núi Alpes. 

Hơn 42.000 euro được chi trong các cửa hàng thương hiệu lớn của Pháp hay khoảng 366.780 euro được thanh toán cho các tiệm kim hoàn. Tổng cộng, 52 triệu euro từ số tiền bẩn này đã được tiêu ở Pháp từ năm 2011 đến 2014. Tuy nhiên, con số đó vẫn chưa thấm vào đâu so với 1,2 tỉ euro được những người thụ hưởng từ “cỗ máy rửa tiền Nga”“rải” ở Estonia.

Nếu như đường dây rửa tiền và các kiểu chi tiêu được tìm hiểu rõ, hiện vẫn còn nhiều thắc mắc về những người thụ hưởng thật sự từ hệ thống này. Nhóm điều tra OCCRP khẳng định tìm ra được danh tính của ba người : Alexei Krapivin, con trai của một cựu cố vấn của tổng thống Vladimir Putin và là người đứng đầu ngành đường sắt Nga ; Georgy Gens, một doanh nhân Matxcơva đứng đầu một tập đoàn tin học chuyên phân phối các sản phẩm của Apple, Samsung và nhiều tập đoàn công nghệ khác ở Nga và Sergei Girdin, lãnh sự danh dự của Guinea-Conakry ở Saint-Peterburg và là chủ một doanh nghiệp tin học. Còn tờ báo Đức Suddeutsche Zeitung nói rõ là các nhà điều tra vẫn đang tìm tung tích những người chủ chốt trong vụ này.

Đây cũng là việc mà chính quyền Moldova cố gắng thực hiện kể từ khi nhóm phóng viên điều tra OCCRP nêu vụ tai tiếng này lần đầu tiên vào năm 2014. Năm 2016, họ đã bắt giam Vyacheslav Platon, một doanh nhân người Moldova, bị tình nghi tổ chức “cỗ máy rửa tiền Nga” có quy mô lớn trên. Nhiều thẩm phán cũng bị bắt và nhiều ngân hàng đã bị đóng cửa vì rửa tiền.

Nhưng cuộc điều tra trở nên phức tạp hơn ngay khi bắt đầu vươn sang biên giới Nga. Từ tháng 03/2017, Moldova phàn nàn về việc các nhà ngoại giao nước này bị tình báo Nga “quấy rối có hệ thống” ngay khi đặt chân vào lãnh thổ Nga. Đối với một quốc gia nhỏ bé như Moldova nằm sát Ukraina, đó là câu trả lời của Matxcơva vì đã quan tâm đến vụ tai tiếng.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Popular Posts

Popular Posts