X

Saturday, April 28, 2018

TOMAHAWK một thứ vũ khí lợi hại của MỸ như thế nào ?

From: Phung N. Tran <phungtran42@gmail.com>
Date: 2018-04-23 14:17 GMT-07:00
Subject: & TOMAHAWK một thứ vũ khí lợi hại của MỸ như thế nào ?


TOMAHAWK 
một thứ vũ khí lợi hại của MỸ như thế nào ?

Vi tính ưu việt của mình nên tên lửa Tomahawk được mệnh danh là ‘sứ giả chiến tranh’, thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn khi Mỹ muốn phát động tấn công một quốc gia nào đó. 


Sát thủ vô hình
Phát hiện Tomahawk bằng radar hay các thiết bị quét hồng ngoại là việc rất khó.
Thân tên lửa được chế tạo từ hợp kim nhôm, một số các bộ phận và bề mặt khí động học của tên lửa được chế tạo từ nhựa tổng hợp graphite-epoxy và trong suốt đối với các sóng radio. Để giảm độ phản xạ hiệu dụng, trên thân tên lửa, cánh tên lửa và bộ cánh ổn định đuôi được sơn phủ bằng lớp vật liệu hấp thụ sóng radar.
Cặp cánh dài độc đáo giúp Tomahawk linh hoạt trong quá trình bay. Không bay theo đường thẳng mà có khả năng di chuyển qua những “điểm mù” của radar phòng không đối phương giúp khả năng sống sót của Tomahawk rất cao.
Trên thực tế, phát hiện Tomahawk bằng radar hay các thiết bị quét hồng ngoại là việc rất khó. 
 Chính vì vậy, tuy chỉ bay với tốc độ cận âm nhưng Tomahawk có khả năng né tránh linh hoạt hệ thống phòng thủ của đối phương, dễ dàng lọt sâu và bắn hạ các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Với khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân nhẹ, Tomakawk có khả năng phá hủy lớn hơn rất nhiều so với dáng vẻ bề ngoài của nó.
Đường bay khó nắm bắt
Bức tranh mô tả quỹ đạo bay của Tomahawk. Với phương án bay như này, các phương tiện phòng không của đối phương hoàn toàn bị vô hiệu hóa.
Robert Aldridge – Kỹ sư cao cấp General Dynamics – mô tả sản phẩm của mình trên tạp chí “The Nation” bài viết “Lầu Năm Góc trên đường chiến tranh”, từ ngày 27/3/1982: “Phương án chiến lược của tên lửa được tính sao cho, với vận tốc 0,7M tên lửa bay được một quãng đường xa nhất trên độ cao 20000 ft (6096m). Trong giai đoạn này tên lửa tiết kiệm được nhiều nhiên liệu nhất và bay được khoảng cách xa nhất. 
Khi tên lửa tiếp cận không gian phòng ngự của đối phương, tên lửa sẽ hạ xuống độ cao rất thấp, từ 30 m đến 130 m, với khả năng tàng hình (công nghệ stealth), tên lửa có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng không hiện đại nhất. Khi khoảng cách đến mục tiêu còn khoảng 50 hải lý (80,5 km) tên lửa sẽ hạ độ cao xuống còn 15 m so với địa hình và tăng tốc độ lên đến 1,2 M để tấn công mục tiêu.
Với phương án bay như vậy, các phương tiện phòng không của đối phương hoàn toàn bị vô hiệu hóa.
Tính cơ độc cao
Với khả năng bắn từ mặt đất, trên tàu chiến hay tàu ngầm hoạt động dưới đáy biển, Tomahawk dễ dàng tham chiến ở mọi chiến trường.
Trên thực tế, Tomahawk là một trong những tên lửa đa nhiệm bậc nhất thế giới. Với khả năng bắn từ mặt đất, trên tàu chiến hay tàu ngầm hoạt động dưới đáy biển, Tomahawk dễ dàng tham chiến ở mọi chiến trường.
Ngay sau khi rời bệ phóng, các chuyên gia vũ khí có thể điều khiển tên lửa thông qua hệ thống định vị toàn cầu. Trong trường hợp tự hành theo lịch trình được cài đặt sẵn, tên lửa Tomahawk vẫn nhận các tín hiệu trực tiếp từ vệ tinh hoặc hệ thống do thám tối tân của Mỹ để dễ dàng bắn hạ mục tiêu mà không gặp phải bất kể sự cản trở nào của đối phương.
Khác với tên lửa thông thường, khi đã dời khỏi bệ phóng là bị khóa cứng vào một mục tiêu nhất định nên khả năng bắn trượt cao, Tomahawk có thể thay đổi mục tiêu bắn hạ khi mục tiêu đó thay đổi vị trí, hoặc bay nhiều vòng trên bầu trời để tìm ra mục tiêu nếu mục tiêu biến mất khỏi định vị.
Độ chính xác gần như tuyệt đối
Tomahawk có khả năng bắn lọt qua cửa sổ của căn nhà mục tiêu từ khoảng cách xa hàng ngàn Km
Hệ thống dẫn đường phức tạp, tích hợp nhiều công nghệ khác nhau giúp Tomahawk trở nên chính xác vượt trội trong mọi điều kiện tác chiến. Thậm chí, gần như chắc chắn Tomahawk biết nó đang bay ở địa hình nào, độ cao bao nhiêu với sai số 1m trên 1.000m đường bay.
Không chỉ vậy, Tomahawk còn có thể đọc địa hình theo chiều thẳng đứng để so sánh với bản đồ số được nạp sẵn, giúp tên lửa di chuyển an toàn và chính xác hơn. Cuối cùng, hệ thống so sánh điện tử với mắt thần giúp Tomahawk lao vào mục tiêu với sai số dưới 5 m. Sau khi nạp sẵn dữ liệu mục tiêu, hệ thống điện tử của Tomahawk sẽ so sánh cách bức ảnh mà mắt thần chụp lại để xác định mục tiêu.
Cuối cùng, Tomahawk sở hữu hệ thống định vị toàn cầu GPS, giúp xác định vị trí tên lửa và quỹ đạo bay. Bên cạnh đó, khả năng kết nối và cập nhật thông tin mục tiêu từ các thiết bị do thám khác giúp đảm bảo khả năng bắn hạ. Chính vì lẽ đó, Tomahawk có khả năng bắn lọt qua cửa sổ của căn nhà mục tiêu.
Tiêu diệt đối phương từ khoảng cách hàng ngàn cây số
Cấu tạo của Tomahawk khiến chúng trở thành thứ vũ khí bất khả chiến bại
Các chuyên gia quân sự đánh giá tên lửa Tomahawk là thứ vũ khí cách mạng tạo ra bước ngoặc thay đổi quy luật của chiến tranh hiện đại. Trong các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam, không quân và bộ binh Mỹ từng phải chịu những tổn thất nặng nề về người và phương tiện. Nhưng thời nay, với Tomahawk, luật chơi đã thay đổi. Chỉ cần ngồi một nơi an toàn cách xa chiến trường hàng ngàn cây số, nhấn nút phóng tên lửa Tomahawk có thể bắn lọt qua cửa sổ một tòa nhà mục tiêu.
Chính vì vậy, hàng trăm quả Tomahawk luôn khai hỏa trận chiến trước tiên, tiêu diệt hoặc làm tê liệt các mục tiêu quan trọng có giá trị cao của đối phương. Sau khi kẻ địch đã gần như bị đánh quỵ, không còn khả năng chống trả hoặc nếu có cũng vô cùng yếu ớt thì các lực lượng khác của Mỹ và đồng minh mới vào cuộc, giải quyết chiến trường một cách dễ dàng.
Không phải ngẫu nhiên mà tên lửa Tomahawk được mệnh danh là ‘sứ giả chiến tranh’ vì thứ vũ khí chính xác này luôn giữ vai trò mở màn khi Mỹ muốn tuyên chiến với một quốc gia nào đó.
Nam Minh




--
TRAN NANG PHUNG
__._,_.___

Posted by: Tran Nang Phung 

Ngày mà nền văn minh thua chế độ man rợ


Ngày mà nền văn minh thua chế độ man rợ
Babui

Thumbnail
Tôi đi giữa phố Sài Gòn nắng đổ
Lòng đếm lòng bốn mươi ba tháng tư đen
Mất hết rồi Hòn Ngọc Viễn Đông
Đảng đã vô đây đốt cháy trái lòng
Thiêu rụi từng buồng tim lá phổi
Có những con đường tráo trở đổi tên
Lủng lẳng khẩu hiệu cờ máu giăng giăng
Đồng bào tôi lây lất giữa địa ngục đỏ cơ hàn
Đảng cứ phân lô chia phần cao ốc
Xã hội xoay cuồng như cơn gió lốc
Bò vàng bò xanh lọc cọc chạy đầy đường
Chủ nghĩa độc tài đầy rẫy bất lương
Công lý ,nhân quyền là con số không to tướng
Sài Gòn lắm kẻ đói ăn nhưng nhiều đài tượng

*

Tôi đi giữa trời mưa Hà Nội
Nghe tiếng gọi dân oan
Hòa quyện côn trùng kêu than đêm vắng
Nếu phải chi đời không có đảng
Không có khỉ vượn lên ngôi
Ăn trốc ngồi trên
Nói dối
Ác độc
Lừa lọc lưu manh
Áp bức khủng bố dân lành
Đảng tạo ra bức tranh lạc hậu
Cấu kết với giặc
Bán từng thước đất, biển quê huơng

Tôi đi từ phố xá xuống thôn làng
Trong lòng chế độ côn đồ
Chế độ bỏ tù người bảo vệ môi trường
Chế độ dùng luật rừng giết người chống họa diệt vong
Tôi đi giữa lòng nhà nước cai trị phi nhân
Đi một bước nặng tình quê một bước
Trời đau thương chất ngất tận cõi lòng
Có phải tôi đang đứng giữa quê hương
Nỗi buồn mất biển giăng giăng
Giặc nội xâm nằm trong lòng đảng trị
Đồng bào tôi bị trói tay bịt mồm mất trí
Bốn mươi ba năm quằn quại dưới gót giày
Thân thể mẹ Việt như kẻ ăn mày
Rách từng manh áo đói chết phơi thây
Đảng mặc sức làm giàu xây lâu đài trên xác

Tôi đi giữa ban ngày như trời tối
Lạc lối đi về
Chỉ thấy để đảng lo đảng no
Đảng chường cái mặt mo rước giặc.

Lê Hải Lăng


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Thursday, April 19, 2018

BINH LUAN :Syria : Bãi thử vũ khí mới của phương Tây ?


 BINH LUAN :Syria : Bãi thử vũ khí mới của phương Tây ?

 
media
Máy bay trinh sát không người lái Global Hawk của quân đội Hoa Kỳ.Wikimedia Commons
Để thực hiện vụ tấn công Syria hôm thứ Bảy 14/04/2018, liên minh ba nước Mỹ, Anh và Pháp đã huy động một khối lượng lớn đáng kể các phương tiện quân sự : tầu ngầm, tầu chiến, chiến đấu cơ, tên lửa… Với quy mô sức mạnh quân sự như thế, phải chăng Syria đang trở thành là nơi để phương Tây « khoe hàng » với thế giới ?
Le Monde (17/04/2018) cho rằng đây là một sự « Biểu dương sức mạnh nhắm vào Nga và Iran ». Cả khu vực hôm đó như bị vây bủa bằng mưa tên lửa hành trình của Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp. Tổng cộng 105 quả tên lửa đã được bắn vào lãnh thổ Syria. Riêng trung tâm nghiên cứu ở Barzeh, gần Damas đã phải hứng lấy 76 hỏa tiễn chỉ của riêng Mỹ. Với cường độ này đương nhiên đến con kiến cũng không thể sống sót.
Không chỉ huy động cả một đội không quân – hải quân hùng hậu, liên minh ba nước lần này còn có dịp để trình làng các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự tối tân nhất. Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa vào sử dụng tên lửa hành trình không-địa JASSM-ER, có thể bắn đi từ xa bằng oanh tạc cơ B-1B. Tầu ngầm hạt nhân tấn công phóng tên lửa John Warner, lớp Virginia. Hay như chiếc « Global Hawk », máy bay trinh sát không người lái tầm cao để đánh giá kết quả trận đánh.
Pháp cũng khẳng định lần đầu đưa vào tác chiến tên lửa hành trình bắn đi từ tầu chiến. Một loại vũ khí mới của hải quân Pháp.
Sau trận tên lửa là cuộc chiến truyền thông. Liên minh ba nước đều tỏ ra hài lòng về chiến dịch, tuyên bố « đã đánh trúng các mục tiêu ». Phía Damas hùng hồn thông báo bắn hạ hơn 70 tên lửa đồng minh. Một thông tin mà phương Tây khẳng định không thể kiểm chứng. Còn Nga thì « phủ chăn » hệ thống phòng không S300-S400 được triển khai tại Syria và đóng vai người quan sát.
Tuy nhiên, mục tiêu được đánh trúng như thế nào thì chẳng ai được thấy rõ. Nhưng với sự phô diễn sức mạnh như vừa qua, Syria rõ ràng chẳng khác gì là một bãi thử để cho phương Tây có dịp trình làng các loại vũ khí tối tân nhất.
Nhưng có một chi tiết chắc ít ai biết đến, cuộc chiến 7 năm qua tại Syria, bàn cờ để các cường quốc áp đặt cuộc chơi, ngoài việc cướp đi sinh mạng của hơn 700.000 người, hơn 13 triệu người phải di tản, thiệt hại kinh tế cho đất nước nay ước tính đã lên đến hơn 220 tỷ đô la, theo như một báo của Ngân Hàng Thế Giới năm 2017.
media
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres (T) trao đổi với ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel Al-Jubeir, trong cuộc họp ban tư vấn Trung tâm LHQ chống khủng bố, Riyad, ngày 17/04/2018REUTERS/Faisal Al Nasser
Ít tuần sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump ngỏ ý kêu gọi đồng minh chia sẻ gánh nặng bảo đảm an ninh tại Syria, hôm qua, 17/04/2018, Ả Rập Xê Út tái khẳng định sẵn sàng gửi quân, « cùng với các quốc gia khác », để ổn định tình hình.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh có nhiều thông tin về khả năng tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech) có xu hướng trỗi dậy tại một số khu vực.
Theo Reuters, trong một cuộc họp báo chung với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tại Riayd, trả lời câu hỏi của báo Mỹ Wall Street Journal, ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir cho biết « đang thảo luận với Hoa Kỳ » về vấn đề lực lượng nào là cần thiết cho chiến dịch bảo vệ an ninh tại miền đông Syria, và thành phần các quốc gia tham gia. Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út cũng giải thích đây không phải là « một ý tưởng mới », bởi dưới thời tổng thống Obama trước đây, ngay từ khi khủng hoảng bùng phát năm 2011, Riayd cũng từng đề xuất việc gửi quân đến Syria.
Hôm thứ Hai, 16/04, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders nhấn mạnh chủ trương của tổng thống Trump là rút quân Mỹ khỏi Syria, nhưng không nêu rõ thời điểm nào.
Nguy cơ Daech trở lại
Còn theo người phát ngôn của liên quân quốc tế chống khủng bố thánh chiến tại Syria và Irak, đại tá Ryan Dillon, phát biểu hôm qua, 17/04, chế độ Bachar al-Assad không đủ lực lượng để bảo vệ tất cả các vùng lãnh thổ, lấy lại được từ tay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo.
Theo Lầu Năm Góc, Daech mất đến 98% lãnh thổ chiếm được tại Syria, nhưng theo người phát ngôn của liên quân quốc tế, trong những tuần gần đây Daech đang trở lại tại nhiều địa điểm ở phía đông sông Euphrate. Cuộc chiến chống Daech chững lại, trong lúc lực lượng Kurdistan FDS - lực lượng vũ trang chống Daech chủ chốt trên bộ - phải chia sẻ binh lực để đối phó với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng biên giới phía bắc.
Pháp thuyết phục Nga về một dự thảo nghị quyết mới
Trong khi đó tại Liên Hiệp Quốc, một dự thảo nghị quyết mới của phương Tây nhằm tìm một giải pháp cho khủng hoảng Syria, được đề xuất hôm thứ Bảy, 14/04, tiếp tục bị Nga phê phán, tuy Matxcơva không khẳng định sẽ phủ quyết. Trong lúc đó, Paris nói đến « các thảo luận đầu tiên mang tính xây dựng ». Theo giới thân cận với ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, Paris « hy vọng thuyết phục được Nga » về dự thảo này, và nước Nga « có thể tìm thấy lợi ích khi hợp tác để giúp cho khủng hoảng không lan rộng » và mở đường cho một giải pháp hòa bình.
Dự thảo nghị quyết yêu cầu thực thi nghiêm túc một thỏa thuận ngừng bắn và « cứu trợ nhân đạo » đến khắp mọi miền đất nước mà « không bị giới hạn ».
Theo AFP, đây là dự thảo nghị quyết đầu tiên đề cập đến toàn bộ các vấn đề của khủng hoảng Syria, từ vũ khí hóa học, cứu trợ nhân đạo đến giải pháp chính trị. Về vũ khí hóa học, văn bản dự kiến lập ra « một cơ chế (điều tra) độc lập, và buộc Damas chấm dứt hoàn toàn chương trình vũ khí hóa học », dưới sự kiểm soát của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học (OAIC). Theo đại sứ Pháp tại Liên Hiệp Quốc François Delattre, điểm mới của dự thảo nghị quyết về Syria lần này là hướng đến việc « tái lập một không gian đối thoại, xác định các điểm có thể đồng thuận và tạo các điều kiện » cho các hợp tác thực sự.
Phiên họp đầu tiên của 15 thành viên Hội Đồng Bảo An về dự thảo diễn ra hôm thứ Hai, 16/04. Dự kiến sẽ còn có nhiều phiên họp khác trong tuần này. Hiện chưa có lịch trình về thời điểm bỏ phiếu.


__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Tuesday, April 17, 2018

Gián điệp Trung cộng ăn cắp công nghệ Hoa Kỳ

From:


Gián điệp Trung cộng ăn cắp công nghệ Hoa Kỳ



Trung cộng đang tham gia vào vụ trộm cắp quy mô lớn các nghiên cứu và công nghệ của Hoa Kỳ ở các trường đại học bằng cách sử dụng gián điệp, sinh viên và các nhà nghiên cứu để thu thập thông tin.

Đây là nội dung được các chuyên gia trình bày trước Quốc hội trong phiên điều trần hôm thứ Tư, 11 tháng 4 và được tờ The Washington Free Beacon loan tin một ngày sau đó.


Theo báo The Washington Free Beacon, một cựu viên chức phản gián đã tiết lộ việc quản lý của Tổng thống Barack Obama khi còn đương chức đã làm suy yếu các nỗ lực chống gián điệp nước ngoài của Hoa Kỳ bằng cách ngăn cản những chương trình chống gián điệp cấp quốc gia.

Bà Michelle Van Cleave, cựu giám sát tình báo phản gián, cho biết chương trình chống lại gián điệp nước ngoài bị hạn chế trong thời gian điều hành Tổng thống George W. Bush từ năm 2004 và vẫn tiếp tục bị giới hạn dưới thời tổng thống Obama.


Một số chuyên gia về trí tuệ và an ninh đã xác nhận trong phiên điều trần rằng Trung cộng là mối đe dọa đáng kể nhất đối với hành vi trộm cắp công nghệ từ những nghiên cứu mà Hoa Kỳ chi khoảng 510 tỷ đô la hàng năm.


Bắc Kinh sử dụng các nhân viên bí mật, các công ty bình phong, và liên doanh nghiên cứu trong chương trình trộm cắp. Các điệp viên công nghệ của Trung cộng đã phát triển các danh sách cụ thể về công nghệ cần đánh cắp, trong đó tập trung vào công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ liên quan đến trí thông minh nhân tạo, robot và các công nghệ khác.

Ngoài ra, Trung cộng cũng dùng những một số trong 350.000 sinh viên Trung cộng đang du học tại Mỹ cho công tác tình báo..


Trung cộng cũng đang thâm nhập vào các trường đại học Hoa Kỳ bằng cách tài trợ cho các trung tâm ngôn ngữ và văn hoá được gọi là Viện Khổng Tử đang được sử dụng để che giấu tội phạm công nghệ. Khoảng 100 viện nghiên cứu đang hoạt động tại các trường đại học Hoa Kỳ và sử dụng kinh phí của Bắc Kinh như là một phần của nỗ lực "quyền lực mềm" ở Hoa Kỳ.
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Sunday, April 15, 2018

Facebook và năm đại công ty


Facebook và năm đại công ty

Việt Nguyên
Ngày 10 và 11 Tháng Tư, 2018, Mark Zuckerberg, tổng giám đốc công ty Facebook, ra trước Quốc Hội điều trần về xì căng đan công ty Cambridge Analytica đã sử dụng những dữ liệu cá nhân của hơn 87 triệu người dùng Facebook, công ty với Steve Bannon (cựu chiến thuật gia Tòa Bạch Ốc của Tổng Thống Donald Trump) làm phó chủ tịch, công ty cũng nhận tài trợ của Robert Mercer đại gia đứng sau lưng ông Trump.

Hai tỷ người dùng Facebook mỗi tháng bỗng nhiên rung động khi biết Facebook sử dụng dữ liệu cá nhân không được xin phép. Trung bình một người lên xem Facebook 50 phút mỗi ngày nay rút khỏi Facebook, đa số là giới trẻ còn người già không thấy bị ảnh hưởng vẫn trung thành với Facebook.

Người Mỹ đôi khi hơi buồn cười, lên Facebook phải biết đời tư đã thành đời công nhưng vẫn ngạc nhiên khi đời tư đã bị tiết lộ. Facebook với những kỹ thuật tiến bộ thế kỷ 21 không khác nào “chợ chồm hổm” của các bà đi chợ trong mấy ngàn năm, xách giỏ đi chợ, ngồi xuống trao đổi tin tức gia đình hàng xóm, loan truyền tin vịt, tin đồn nhảm, cho đến khi xem đồng hồ giật mình phải đi chợ gấp để về làm cơm cho chồng con!

Năm đại công ty Microsoft, Apple, Facebook, Amazon và Google với những kỹ thuật điện tử tối tân cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21 đã thay đổi thế giới từ lối sống đến truyền thông. Các nhà tỷ phú trẻ tuổi năng động với lối ăn mặc giản dị, áo thun, áo polo đi làm, nhân viên vì vậy chú trọng đến năng suất không để ý đến y phục như những thập niên trước, Mark Zuckerberg, tỷ phú mất hơn $100 tỷ qua trị giá công ty, đã tự đặt ra sứ mạng khi thành lập công ty Facebook: thay đổi thế giới để thế giới trở nên cởi mở, khi thế giới cởi mở thì thế giới sẽ tốt hơn.

Năm 2017, tuyên ngôn của Zuckerberg: “Facebook giúp nhân loại với nền nhân bản tiến đến thành lập hạ tầng xã hội cho cộng đồng thế giới.” Qua các máy điện toán ở nhà, Facebook lập ra mạng xã hội có tham vọng thành biên thùy mới của thông minh nhân tạo (A.I.). Bà Hillary Clinton khi còn là ngoại trưởng đã xem Facebook là diễn đàn tự do, khuyến khích Facebook đến các nước độc tài để dân có diễn đàn tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Mục đích của Facebook vĩ đại nhưng Facebook cũng chỉ là phương tiện, một con dao hai lưỡi, các nước Cộng Sản cũng biết dùng Facebook để truyền đạt bạo lực, thù hận và đàn áp. Tù đày bắt bớ vẫn là phương pháp hữu hiệu để đàn áp đối lập.

Trong những ngày đầu của Facebook Zuckerberg được hỏi: “Tại sao mọi người đã đưa hết tất cả dữ liệu cá nhân cho Facebook?” Nhà tỷ phú trẻ tuổi đã trả lời kiêu ngạo “vì họ đã tin tôi, đồ ngu!” nay với xì căng đan Cambridge Analytica Zuckerberg phải sửa đổi để lấy lại niềm tin cho công ty.
Chủ tịch công ty Cambridge Analytica, Alexander Nix đã thú nhận là cái não vận động bầu cử của Tổng Thống Trump gồm 40,000 cử tri Michigan, Wisconsin và Pensylvania đã thay đổi ý kiến trong ngày bầu cử 8 Tháng Mười Một, 2016, bầu cho Donald Trump nhờ quảng cáo, thông điệp lấy từ dữ liệu cá nhân của cử tri. Bà Hillary Clinton gọi công ty Cambridge Analytica là cơ quan tuyên truyền quên đi trong chính trị Facebook chỉ là phương tiện người nào biết sử dụng kẻ ấy thắng.

Xì căng đan đã cho thấy bộ máy vận động tranh cử của Donald Trump lấy được dữ liệu của 50 triệu người trên Facebook mà không cần phải xin phép. Đây là bài học cho những người có đời sống qua mạng lưới điện tử với dữ liệu cá nhân chia sẻ với bạn bè. Alexander Kogan, tâm lý gia, đã làm ra App để lấy dữ liệu trên 270,000 người bán cho Cambridge Analytica để Steve Bannon sử dụng trong kỳ tranh cử. Luật bảo vệ dữ kiện cá nhân bị vi phạm, theo luật mỗi người phải được biết trước khi họ đồng ý chia sẻ.
Xì căng đan của Facebook đặt vấn đề mạng lưới điện tử, khác với tuyên ngôn của Zuckerberg, thập niên 1990 mạng điện tử bị xem là đe dọa cho tư bản chứ không phải là đe dọa cho các quốc gia độc tài Cộng Sản. Công ty Napster là một đe dọa, bị xem như là phương tiện theo dõi hữu hiệu rẻ tiền, các người sử dụng dễ bị theo dõi. Các công ty lúc đầu lỗ lã như công ty Uber nhưng dụ dỗ mọi người bằng các App càng dùng các công ty càng có những dữ liệu cá nhân để sử dụng vào các kinh doanh thương mại. Dữ liệu cá nhân cũng như dầu dưới mặt đất. Các công ty dầu đào mỏ dầu, các công ty mạng điện tử đào dữ kiện cá nhân. Các công ty như Uber đào dữ kiện qua mỗi lần hành khách đi xe, các dữ kiện cá nhân, ngày giờ, thái độ hành xử khi hành khách lên xe xuống xe được phân tích qua các máy quay phim phân tích nét mặt giọng nói…

Năm 2010, tờ Wall Street Journal đã cho biết các App của Facebook đã thu nhặt dữ kiện cá nhân của các người sử dụng cung cấp cho các công ty quảng cáo hay các công ty thu thập tin tức khác mà không hề có sự chấp thuận. Qua sự điều tra của công tố viên đặc biệt Mueller, Facebook đã bán hàng trăm ngàn đô la quảng cáo cho các công ty “Dư luận viên” Nga. Hơn 126 triệu người Mỹ đã bị Nga sử dụng dữ kiện cá nhân để làm tin vịt trong kỳ bầu cử tổng thống từ 2015 đến 2016.

Ngoài Facebook, công ty Google cũng giống như “anh cả” trong truyện George Orwell, Google biết bạn đã đi đâu, ở đâu, làm gì, vào lúc nào qua các App. Google giữ lại vị trí của bạn mỗi lần mở máy điện thoại di động, thời khóa biểu khi dùng Google, giữ tất cả lịch sử truy lùng tìm kiếm, xóa bỏ trên máy. Amazon dùng tất cả dữ liệu cá nhân để quảng cáo, làm thương mại. Ngoài YouTube các máy ảnh trên mạng thu thập tất cả tin tức, buổi họp& Dữ liệu cá nhân là dầu của các công ty điện tử, dầu là nguyên liệu thiên nhiên đem lợi tức đến các công ty dầu còn dữ liệu cá nhân là tư liệu đem lợi tức cho các công ty điện tử. Người Mỹ nay có câu: “Các nhà bảo vệ môi sinh không phá hoại thiên nhiên bằng cách để dầu dưới mặt đất không khai thác còn các công ty điện tử Silicon Valley không để đầu bạn yên, họ đào óc bạn để khai thác dữ liệu!”

Mạng lưới điện tử bắt nguồn từ DARPA (Cơ Quan Nghiên Cứu Các Chương Trình Quốc Phòng) cơ quan này có trách nhiệm thành lập và phát triển các kỹ thuật quốc phòng mới. Được gọi là “Free Internet” các mạng lưới điện tử hiện tại được dùng được kiểm soát bởi các công ty tư tuy nhiên kỹ thuật tân tiến như nhận diện, nói, thông minh nhân tạo của các điện thoại thông minh đều là thương mại hóa của phát minh quốc phòng.
DARPA lúc đầu cấp quỹ cho nghiên cứu quốc phòng và giáo dục nhưng tương quan giữa Silicon Valley và an ninh quốc gia lẫn lộn, các kỹ thuật của Silicon Valley cần thiết cho quốc phòng như thông minh nhân tạo (A.I.) cần cho máy bay không người lái (drone). Chính quyền Hoa Kỳ đã cung cấp ngân quỹ cho các đại công ty điện tử qua cơ quan nghiên cứu sáng tạo cho các thương mại nhỏ (SBIR) lên đến $2.5 tỷ mỗi năm theo sách của Linda Weiss. Silicon Valley cũng được ngân quỹ từ các cơ quan CIA, quốc phòng, hải quân, NASA, NGIA (cơ quan tình báo không gian) và Bộ Nội An trợ giúp. Mục đích chính của ngân quỹ này là tạo ra những phát minh kỹ thuật cho quốc phòng trong khi bảo đảm các kỹ thuật này sẽ đi vào kỹ thuật dân sự để nhắm đến tiến bộ kỹ thuật chung cho quốc gia và tư nhân.

Chính quyền Hoa Kỳ đã ủng hộ sự độc quyền của năm đại công ty điện tử để Hoa Kỳ sử dụng “sức mạnh mềm” đi chung với bộ máy chiến tranh. Nói đến soft power “sức mạnh mềm” từ thời chính quyền Bush và Obama đến nay là nói đến sức mạnh của các công ty điện tử chứ không phải là sức mạnh của đồng tiền như thời chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Xô Viết.

Sau khi xong nghiên cứu, chính quyền không giữ bằng sáng chế, các công ty tư làm giàu nhờ các sáng chế này. Các công ty có quyền bán phát minh cho bất cứ người nào, bất cứ nước nào, lợi tức không bắt buộc phải chia cho chính phủ, kết quả như Intel mấy tháng trước báo cho chính quyền Trung Quốc về con “chip” hư có thể hại đến an ninh quốc gia Trung Quốc trước khi báo động chính quyền Hoa Kỳ.

Tiền thuế dân Mỹ đóng vì vậy làm lợi cho năm đại công ty (Tổng Thống Trump không chú ý điều này chỉ đánh Amazon về tội sử dụng bưu điện). Năm đại công ty vừa kinh doanh hàng trăm tỷ đô la vừa làm chủ dữ liệu của quốc gia và tư nhân. Một phần vì phụ thuộc vào kỹ thuật của các công ty điện tử, chính quyền Hoa Kỳ đã nhắm mắt cho khế ước các công ty như Booz Allen Hamilton, Boeing Analytx, Paluatir, SCL và công ty Cambridge Analytica có phần hùn với SCL.

Chính quyền Hoa Kỳ xem năm đại công ty Silicon Valley là sự cần thiết cho an ninh quốc gia. Quyền này phần lớn nằm trong tay Mark Zuckerberg công ty Facebook và Larry Page cùng Sergey Brin công ty Google vì họ kiểm soát các công ty này với hơn 50% số phiếu công ty. Mục đích lúc đầu là giữ cân bằng giữa an ninh quốc gia và kỹ thuật tư nhân nay đã nghiêng về quyền lợi vì chính quyền không kiểm soát các công ty cho đến khi xảy ra xì căng đan Cambridge Analytica.

Từ lâu, trong nước các phương tiện trên mạng được sử dụng cho vận động bầu cử, báo chí cảnh cáo nhưng chính quyền không chú ý. Cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều sử dụng dữ liệu cá nhân trên mạng để nhắm đến cử tri. Anh em nhà Koch với công ty dữ liệu i 360 lấy được dữ liệu 250 triệu cử tri Mỹ, ảnh hưởng bầu cử qua các text trên điện thoại di động. Google Double click và Facebook, được liệt kê trên i 360 là phương tiện hữu hiệu để quảng cáo tranh cử. Google, Facebook, Twitter đều bị tin tặc do dư luận viên và người máy Nga dùng tên giả (trolls và bots) để ảnh hưởng lên bầu cử 2016 (Tổng Thống Trump do dự nhưng cuối cùng cũng đi bước đầu trừng phạt Nga).
Dân chúng bắt đầu đặt câu hỏi: An ninh quốc gia có bị xâm nhập với các trolls, bots của Nga? Tấn công lớn nhất là vào Tháng Mười, 2016, Mirai Bonet đã phá công ty Dyn (quản trị một phần hạ từng mạng lưới) làm ngưng hoạt động phần lớn mạng lưới điện tử từ giao thông, máy điện, hồ sơ y khoa…

Facebook đã ước lượng hơn 11 triệu người Mỹ xem quảng cáo của Nga để làm cuộc bầu cử nghiêng về cho Tổng Thống Trump. Google cũng cho biết con số kể cả trên YouTube và Gmail, có khoảng hơn 126 triệu người đã bị nhóm Nga lấy dữ liệu.

Năm 1983, Tổng Thống Ronald Reagan đọc diễn văn đã xem Xô Viết là đế quốc quỷ, mối thù này V. Putin không quên, nay chiến tranh trên mạng lưới Cyberware được Putin sử dụng cũng như chính công ty Nga Kapersky Lalo đã khám phá vi khuẩn Stuxnet của Hoa Kỳ và Do Thái dùng ngăn chặn chương trình nguyên tử của Iran và sẽ lan đi trên mạng lưới toàn cầu. Chương trình của vi khuẩn này của NSA, cơ quan an ninh quốc gia năm 2009 thời chính quyền Obama nhằm cảnh cáo các nước là Hoa Kỳ sử dụng mạng lưới trong mục đích tấn công.

Tỷ phú Mark Zuckerberg đã nhũn nhặn hơn sau xì căng đan Cambridge Analytica, hứa dùng mọi cách để sửa chữa lỗi lầm một phần có lẽ vì phản ứng của đa số dân chúng đã đề nghị chính quyền Hoa Kỳ một nước dân chủ phải có chính sách trong sáng hơn về mạng lưới hay một đề nghị khác là dùng luật chống độc quyền để phá vỡ năm đại công ty thành các công ty nhỏ hơn.
Việt Nguyên

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" <

Facebook đang phải trả lời trong một cuộc điều tra quốc tế khác

 
  

Facebook đang phải trả lời trong một cuộc điều tra quốc tế khác

Rishi Iyengar


 
đang phải trả lời trong một cuộc điều tra khác về những tiết lộ cho biết thông tin cá nhân của chục triệu người dùng đã bị công ty nghiên cứu dữ liệu Cambridge Analytica truy cập.
Philippines là nước mới nhất vừa mở cuộc điều tra chính thức, và hôm thứ Sáu nhà chức trách ở đây cho biết rằng CEO Mark Zuckerberg đã không giải thích đầy đủ chuyện gì đã xảy ra.
Uỷ ban Bảo mật Quốc gia Philippines cho biết trong một bức thư gửi cho Zuckerberg ngày 11/4,
“Chúng tôi xác nhận có sự liên lạc trực tiếp của những đại diện toàn cầu và khu vực của ông với văn phòng của chúng tôi. Nhưng không may, câu trả lời của ông chỉ nói chung chung và không đủ để đáp ứng với những mối quan tâm ngày càng lớn của người Philippines sử dụng Facebook.”
Búc thư này được chính phủ Philippines công bố vào thứ Sáu.
Tuần trước, Facebook (FB) cho biết có gần 1,2 triệu người dùng FB ở Philippines có thể có dữ liệu cá nhân bị Cambridge Analytica truy cập; con số này lớn hơn bất kỳ ở nước nào khác ngoài ngoài Hoa Kỳ.
FB đã không lập tức đáp ứng yêu cầu bình luận về cuộc điều tra.
Facebook cho biết 87 triệu người dùng trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng trong vụ để dữ liệu cá nhân bị thu thập, cao hơn nhiều so với ước tính ban đầu. Cambridge Analytica đã phủ nhận con số 87 triệu người dùng đó..
Giống như Australia và Indonesia, đã công bố từ tuần trước họ sẽ điều tra Facebook, Philippines sẽ kiểm tra xem hành động của công ty này có vi phạm luật bảo mật của địa phương hay không.
Ủy ban bảo mật của Philippines đã cho Facebook 15 ngày kể từ ngày nhận được thư để cung cấp thêm tài liệu về cách thu thập dữ liệu từ người sử dụng FB bằng tiếng Philipines. Nó cũng đã yêu cầu FB cung cấp các chi tiết về cách người sử dụng Facebook tại Philippines bị ảnh hưởng trong vụ Cambridge Analytica lấy thông tin cá nhân.
Bộ trưởng Truyền thông Indonesia nói với CNNMoney tuần trước rằng ông sẽ “suy nghĩ kỹ” về việc đóng Facebook nếu cách giải quyết vấn đề Cambridge Analytica của FB không thỏa đáng. Nước này cũng có hơn 1 triệu người dùng Facebook có dữ liệu có thể đã bị Cambridge Analytica truy cập.
Các quốc gia khác có một số đáng kể người dùng FB bị ảnh hưởng gồm có Anh, Mexico, Canada, Ấn Độ, Brazil và Việt Nam.
Những quốc gia (kể cả Hoa Kỳ) có dữ liệu cá nhân của người dùng FB vị Cambridge Analytica thu thập. Nguồn: CNN
Trong những buổi điều trần ở lưỡng viện quốc hội Mỹ, Zuckerberg nói rằng công rằng công ty của ông đã “phạm sai lầm lớn vì không có tầm nhìn đủ rộng” về trách nhiệm của mình.
Nhưng khi được hỏi liệu Facebook có cam kết giới hạn càng nhiều càng tốt việc thu thập dữ liệu người hay không, ông nói: “Đây là một vấn đề phức tạp cần có câu trả lời dài hơn một một chữ.”
Giám đốc điều hành FB cũng tiết lộ trong lời khai của ông rằng dữ liệu cá nhân của chính ông cũng bị Cambridge Analytica thu thập.


Nguồn:Facebook is facing another international investigation. Rishi Iyengar . CNN, April 13, 2018. Sara Faidell của CNN đóng góp cho bản tin này.

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Làm sao siêu keo có thể dính chặt?

 
Làm sao siêu keo có thể dính chặt?


  Hà Dương Cự

Siêu keo.
Siêu keo có sức dính hơn tất cả những thứ keo khác. Một inch vuông có thể chịu được sức kéo ra hơn một tấn.
Chất chính của siêu keo là chất hóa học cyanoacrylate, một loại chất dẻo a-cri-lic (acrylic resin). Chất này khi gặp i-ông hy-drô-xyn (hydroxyl ion) có trong nước thì tạo ra một phản ứng hóa học làm cho nó cứng lại và bám chặt vào những chỗ lồi lõm nhỏ xíu trên mặt vật chất mà nó chạm vào.
Siêu keo hoạt động ra sao 
Nhưng khi bạn dùng siêu keo thì đâu thấy phải dùng nước. Như vậy nước ở đâu? Những hạt nước nhỏ li ti có mặt hầu như khắp mọi nơi, trên bề mặt của phần lớn mọi vật và trong không khí. Vì cần nước nên siêu keo hoạt động tốt nhất ở một môi trường ẩm. Ở một môi trường khô, như ở sa mạc thì siêu keo không hoạt động tốt. Nhiều khi bạn phải lau lên mặt chỗ cần dính bằng một khăn ẩm. Có thể chỉ cần hà hơi vào chỗ cần dùng siêu keo là cũng đủ có hơi nước cho siêu keo đặc lại rồi.
Cũng vì lý do cần hơi nước nên bạn không nên để quá nhiều siêu keo. Thí dụ bạn để một viên tròn siêu keo lên mặt một vật thể thì bề ngoài của siêu keo sẽ gặp hơi nước trong không khí và cứng lại. Như vậy phần trong của siêu keo không có hơi nước và không bao giờ cứng lại được.
Ai sáng chế ra siêu keo 
Tiến Sĩ Harry Wesley Coover, Jr. , là một nhà khảo cứu về hóa học, đã tình cờ khám phá ra siêu keo. Trong Thế Chiến Thứ 2 ông Coover đang nghiên cứu về ống nhắm trên súng bằng chất dẻo cho quân đội Hoa Kỳ. Khi ông thử nghiệm với hóa chất cyanoacrylate thì thấy có một vấn đề: chất đó làm mọi thứ dính chặt với nhau.Vì lý do đó quân đội Hoa Kỳ bỏ dự án này.

Tiến Sĩ Harry Wesley Coover, Jr. (trái) được Tổng Thống Barack Obama trao mề đay. (Hình: wbur.org)

Tới năm 1951 khi ông làm khảo cứu cho công ty Eastman Kodak thì ông và một đồng nghiệp, ông Fred Joyner đã lại khám phá ra chất cyanoacrylate. Nhưng lần này thì ông Coover nhận ra tiềm năng thương mại của đặc tính dính như keo của chất này. Từ đó siêu keo có tên Eastman 910 ra đời, sau đó được đổi tên là Super Glue.
Vì phát minh ra siêu keo nên Tiến Sĩ Coover được chọn vào National Inventors Hall of Fame (hội trường quốc gia của những nhà phát minh danh tiếng) vào năm 2004 và ông cũng được Tổng Thống Barack Obama trao tặng mề đay National Medal of Technology and Innovation (Mề Đay Quốc Gia Về Kỹ Thuật và Sáng Tạo) vào năm 2010. Ông qua đời năm 2011, thọ 94 tuổi. Lúc đó ông có tất cả 460 bằng sáng chế.
Những công dụng của siêu keo 
Vì siêu keo có thể dính hầu như bất cứ vật liệu nào nên siêu keo có rất nhiều áp dụng. Áp dụng nhiều nhất là hàn gắn các vật dụng bị gãy hay long ra. Siêu keo cũng được dùng để sửa những sự hư hại nhỏ trên xe hơi thí dụ như những vết nứt ở đèn sau xe. Các nha sĩ cũng dùng một loại siêu keo không độc hại trong việc gắn dính răng giả.
Siêu keo tuy là chất keo dính đặc biệt nhưng dùng để dán hai vật thủy tinh nhẵn thín thì không tốt mấy. Bạn nên tránh để siêu keo chạm vào vải hay len. Một phản ứng hóa học sẽ xảy ra khi siêu keo trộn lẫn với vải hay len và có thể làm bốc cháy hay nếu chạm vào da có thể làm bỏng.
–Áp dụng siêu keo trong chiến trường: Trong thập niên 1960, công ty Eastman Kodak đã nghiên cứu việc dùng siêu keo để dán các mô (tissue) với nhau trong các cuộc giải phẫu. Eastman Kodak đã nộp đơn cho Cơ Quan Thực Phẩm và Thuốc (Food and Drug Administration, viết tắt là FDA) của Hoa Kỳ để được dùng siêu keo bịt kín các vết thương. Nhưng FDA không chấp nhận vì chất hóa học dùng lúc bấy giờ có tác dụng độc hại với con người.

Băng có chất keo cyanoacrylate. (Hình: en.wikipedia.org)

Nhưng quân đội Hoa Kỳ vẫn dùng nó để bịt kín vết thương. Theo chính ông Coover kể lại sau này là trong chiến tranh Việt Nam siêu keo được thử nghiệm ngay trên chiến trường và có kết quả rất tốt. Ông đã phát triển một loại siêu keo phun rất tiện dụng và đã cứu được rất nhiều người trong cuộc chiến.
Về sau các công ty dùng một loại hóa chất khác không độc hại và được FDA chấp thuận cho dùng siêu keo vào việc dán kín vết thương vào năm 1998.
–Siêu keo dùng để lấy dấu tay: Chất keo cyanoacrylate khi hâm nóng sẽ cho ra một luồng khói. Luồng khói này phản ứng với dấu tay trên những vật dụng và cho ra một chất po-li-me có màu trắng nhạt và làm dấu tay lộ ra.
–Làm sao cào bỏ siêu keo: Có nhiều trường hợp bị dính siêu keo hay siêu keo đổ ra ngoài thì làm sao cạo bỏ nó được.
+Nếu siêu keo dính hai ngón tay: Tại sao siêu keo lại dễ dính vào tay? Vì ngón tay có nhiều rãnh nhỏ để cho siêu keo bám chặt lấy và vì da con người luôn luôn có hơi ẩm để cho siêu keo cứng lại. Khi hai ngón tay bạn bị dính vào nhau do siêu keo gây ra, thì phải làm sao để gỡ ra?
Trước hết bạn cào bỏ siêu keo còn dư ở ngoài. Nhớ dùng một vật dụng như cái muỗng, đừng dùng giẻ vì vải gặp siêu keo sẽ gây ra một phản ứng hóa học có thể làm phỏng da. Sau đó nhúng tay vào một chậu nước ấm có xà bông trong khoảng một phút rồi từ từ kéo hai ngón tay ra, nhớ đừng kéo mạnh quá sẽ bị rách da.
Nếu dùng nước ấm không được thì nhỏ vài giọt a-cê-tôn vào chỗ da bị dính. A-cê-tôn thường có trong những thuốc chùi sơn móng tay. Sau đó cũng từ từ kéo hai ngón tay ra.
+Cào bỏ siêu keo trên các vật nhẵn: Trước hết lấy móng tay cào nhẹ xem siêu keo có bong ra không. Nếu không thì lấy một khăn có nhúng nước xà bông để lên chỗ bị dính siêu keo trong vài tiếng đồng hồ cho nó mềm ra, rồi cào nhẹ xem có ra hay không. Nếu không thì phải dùng a-cê-tôn quết lên chỗ bị dính siêu keo rồi cào đi. A-cê-tôn là chất làm mềm siêu keo nên thường là cào siêu keo ra được. Nhưng nó cũng có thể làm hư hại mặt đá hay kim loại.
Những loại keo mới đang được phát triển 
Một loại keo mới đang được nghiên cứu tại Đại Học Harvard. Loại keo này không độc và vẫn dính khi bị ướt, rất thích hợp trong y khoa. Theo Tiến Sĩ Jianyu Li, công việc được bắt nguồn từ một loại con sên có nhiều bên Âu Châu và Hoa Kỳ. Con sên này khi bị nguy hiểm thì tiết ra một chất làm nó dính chặt xuống đất không làm sao cạy lên được.
Con trai sống dưới biển có tiết ra một chất keo để bám dính vào đá. Các nhà khoa học ở Đại Học Purdue đang nghiên cứu để làm tổng hợp nhân tạo chất pô-li-me giống như chất keo của con trai. Chất này không độc hại cho các tế bào và có thể dùng chỗ nào có nước nên có nhiều áp dụng trong y khoa.
Bạn biết là những băng keo nếu bị bụi dính vào thì không dùng lại được. Nhưng chân con thạch sùng (hay tắc kè) có chất dính mà sau khi bị dơ vì đất cát vẫn dính như thường. Các nhà khoa học ở Đại Học Carnegie Mellon đang phát triển một loại băng keo dính có thể tự làm sạch và có thể dùng đi dùng lại như chân con tắc kè.
Hà Dương Cự
—————-
Nguồn tài liệu: www.supergluecorp.com, www.sciencedaily.com, https://home.howstuffworks.com, https://en.wikipedia.org

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay

Friday, April 13, 2018

Bí mật sự vĩ đại của Tổng thống Mỹ được tạc hình trên núi: Trở nên phi thường bằng chính sự bình thường

 


 

Bí mật sự vĩ đại của Tổng thống Mỹ được tạc hình trên núi: Trở nên phi thường bằng chính sự bình thường

Bạn đã bao giờ tự hỏi khả năng của bản thân mình tới đâu? Bạn có nghĩ là mình biết rõ về giới hạn của mình? Thật ra ai trong chúng ta cũng có những sức mạnh vượt xa điều bản thân nghĩ. Và phát triển sức mạnh tinh thần chính là cách bạn vượt qua “vùng an toàn” để khởi động những khả năng đa dạng khác của bản thân.
Nếu bạn muốn được thuyết phục hơn nữa, hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về cuộc đời và sự nghiệp của tổng thống Mỹ thứ 26, một trong 5 vị tổng thống vĩ đại nhất xứ cờ hoa, và cũng là một trong 4 vị tổng thống được tạc hình chân dung lên Khu tưởng niệm Quốc gia nằm trên ngọn núi Rushmore hùng vĩ.
Theodore Roosevelt là tổng thống trẻ tuổi nhất của nước Mỹ khi nhậm chức, là người Mỹ đầu tiên nhận giải Nobel Hòa bình, cũng là tổng thống đầu tiên công khai ủng hộ việc bảo tồn thiên nhiên, đồng thời giữ nhiều danh hiệu đầu tiên khác trong các đời tổng thống Mỹ. Cuộc đời ông từ khi còn nhỏ đã là một trận chiến với những giới hạn của bản thân mình, để rồi trở thành nhân vật lịch sử gợi nhiều cảm hứng với câu nói nổi tiếng: “Khi tin là có thể, thì bạn đã đạt được một nửa thành công”.

Tổng thống thứ 26 Theodore Roosevelt (1858 – 1919).
Vị Tổng thống lạ kỳ
Con người ông hội tụ rất nhiều điều kỳ lạ, chẳng hạn ông cận thị nặng tới nỗi không đeo kính thì cách mười thước cũng không nhận ra người bạn thân nhất của mình, vậy mà ông lại trở thành một tay bắn thiện xạ.
Ông bắn rất tài nhưng lại từ chối hạ một con gấu mà người ta vây lại cho ông vì như thế là phi thể thao và phi nhân đạo. Và chính vì hành động đó, Roosevelt đã tạo nguồn cảm hứng cho sự ra đời của chú gấu Teddy nổi tiếng nước Mỹ.
Hồi nhỏ ông xanh xao, ốm yếu và mắc bệnh suyễn, nhưng khi trưởng thành lại có thể đấu quyền Anh với Mike Donavan, thám hiểm những khu rừng của Nam Mỹ, leo lên đỉnh núi Junfrau và Matterhoorn, dẫn đầu một đoàn kỵ binh tấn công San Juan Hill ở Cuba, làm cho quân địch mặc dầu dùng một hỏa lực kinh khủng mà cũng không sao chống cự nổi.

Theodore Roosevelt và những người lính của ông. 
Roosevelt kể lại rằng hồi nhỏ ông nhút nhát, luôn luôn sợ đau. Vậy mà ông đã tự làm mình bị thương khá nhiều như: gãy cổ tay, gãy cánh tay, bể mũi, gãy xương sườn, gãy vai và không bao giờ ngừng dấn thân vào nguy hiểm. Khi còn là cao bồi ở Dakota, một hôm ông té ngựa gãy tay, nhưng vẫn nhảy lên lưng ngựa, tiếp tục gom đàn bò lại.
Ông nói rằng trong thâm tâm ông sợ tới chết điếng đi, nhưng cũng ráng làm những việc ông ngại nhất, hành động như mình dũng cảm lắm, để rèn luyện đức tính can đảm. Rốt cuộc ông trở nên gan dạ đến nỗi coi thường tiếng sư tử gầm và tiếng đại bác nổ.

Roosevelt đi săn. 
Đích thân Roosevelt bửa tất cả số củi dùng trong trại của mình ở Oysterbay. Ông cắt cỏ, phơi cỏ với gia nhân trong trại và yêu cầu người lãnh canh phải trả công cho ông cũng như người ở chứ không được hơn.
Khi còn đương nhiệm, công việc bề bộn là vậy mà ông vẫn có thì giờ đọc hàng trăm cuốn sách. Nhiều khi ông phải tiếp khách suốt buổi chiều không lúc nào ngớt, nhưng luôn luôn có một cuốn sách ở bên cạnh để đọc trong lúc đợi người khách sau.
Chiếc chìa khóa vàng mở ra thế giới bí mật của Roosevelt
Trong một bài viết trên tạp chí “Quyền lực Nam giới” của Giáo sư James thuộc trường Harvard đã viết đại ý rằng, có một số người dùng những nhà kho cực lớn để giấu đi những nguồn năng lượng mà họ sở hữu, và rằng hầu hết chúng ta đều bị ảnh hưởng từ “Thói quen tự hạn chế năng lực bản thân”. Giáo sư cũng chỉ ra những thành tựu phi thường của những người đã học được cách “kích hoạt” những giới hạn sâu thẳm trong khả năng của mình.
Và cố Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt chính là một kiểu người “kích hoạt” mọi giới hạn của bản thân như vậy. Những đòi hỏi của ông về khả năng của bản thân mình có khi còn vượt quá những gì vốn có.
Một nhân vật vĩ đại nhưng mang phẩm chất bình dân

Ông chuẩn bị vào Yellowstone Park trên lưng ngựa, bức ảnh năm 1903.
Khả năng tự “kích hoạt” năng lực bản thân chính là điều khiến Roosevelt trở thành một người đàn ông đáng chú ý, chứ không phải phẩm chất đa dạng nào khác của ông. Thường thì những người xuất chúng, vĩ đại sẽ có một phẩm chất siêu việt nào đó của thiên tài, vượt qua mọi giới hạn của khả năng con người. Nhưng ai gặp Roosevelt lần đầu cũng bị ấn tượng bởi thể hiện “bình dân” của ông. Những người có mối quan hệ thân thiết với ông đều cho biết, ông ấy như là “bất kỳ ai trong số chúng ta”.
Không có gì quá nổi trội, đó chính là những phẩm chất vốn có của Roosevelt. Nhưng điều tuyệt vời là ông đã áp dụng phẩm chất “bình thường” đó vào từng công việc, hoạt động với kỷ luật thép và ý trí mạnh mẽ, kiên định. Ai làm việc với ông cũng có thể nhận ra năng lượng trong ông thật đáng kinh ngạc, nhưng đó lại là kết quả của “tính bình dân” được kích hoạt lên nhiều lần.
Rèn luyện kiên trì để vượt qua giới hạn bản thân
Khi còn học ở Harvard, ông ấy là một võ sĩ quyền anh, võ sĩ đấu vật và là một vận động viên điền kinh, nhưng không bao giờ có chức vô địch nào. Ông tham gia trò bắn súng nhưng không bao giờ đứng trong tốp đầu. Ông đã mô tả lại trong một cuốn sách của mình như sau:
“Bản thân tôi không phải và không bao giờ giỏi hơn một xạ thủ bình thường vì mắt tôi không được tốt và tay thì không vững mặc dù tôi đã kinh qua nhiều cuộc săn bắn, chính một phần là vì tôi đã săn bắn rất kiên trì và một phần vì tôi đã luyện tập”.
Đó là định nghĩa của Roosevelt, một xạ thủ bình thường có nghĩa là hạ gục mọi mục tiêu bằng việc kiên trì và luyện tập.
Khi còn bé, ông là một cậu bé yếu đuối, nhợt nhạt và mảnh khảnh nên phải học ở nhà và không được tham gia vào các trò chơi đòi hỏi nhiều vận động với các cậu bé cùng trang lứa. Nhưng ông quyết tâm đạt được thể chất khỏe mạnh. Vì vậy ông đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc đó. Ông học cưỡi ngựa, bơi và chạy bộ cùng các hoạt động ngoài trời bổ ích khác.

Tổng thống Theodore Roosevelt được trao tặng huân chương Danh dự vì lòng dũng cảm. 
Trong thời gian đang là sinh viên tại ĐH Harvard, Tiến sĩ Dudley Sargent đã cảnh báo Roosevelt rằng, ông là một đứa trẻ ốm yếu vì có trái tim không khỏe mạnh, vậy nên tránh vận động nhiều và có thể chết sớm. Đáp lại, cố Tổng thống nói: “Tôi sẽ làm tất cả những điều mà bác sĩ nói rằng tôi không thể. Nếu tôi chỉ sống được một thời gian ngắn giống như bác sĩ nói thì tôi cũng không quan tâm đến việc nó ngắn đến mức nào”.
Một năm sau khi tốt nghiệp, ông đã đi hưởng tuần trăng mật ở châu Âu với Alice và chinh phục dãy núi Alp hùng vĩ của Thụy Sĩ cùng với hai hướng dẫn viên.
Những năm tháng đầu đời, ông đã đưa mình vào một kỷ luật nghiêm khắc và điều đó đi theo ông suốt cả cuộc đời. Không mấy ai ngày nay có thể làm việc từ tuần này sang tuần khác như Roosevelt. Ông đã gặt hái thành công bởi khả năng tự “kích hoạt” siêu phàm, bằng việc tận dụng từng tí một những khả năng mà ông có được, bằng sự kỷ luật, kiểm soát và không ngừng phát triển kỹ năng. Đó là “cuộc sống tích cực” mà ông tôn vinh, đã tạo nên một con người như ông.
Một Tổng thống không biết nghỉ ngơi
Cựu Tổng thống cực kỳ bình thường về thể chất lẫn tinh thần. Ông giản dị trong ăn uống như thể đó là những phần cần thiết cho “cỗ máy kích hoạt” của mình. Cuộc sống gia đình cũng bình thường, và ông khuyến khích mọi người dân sống bình dị tương tự như vậy. Nhưng ông là người có kỷ luật, ông tập thể dục mỗi ngày với một lịch trình đều đặn, tập tennis vào thứ Tư, đi bộ vào thứ Năm, cưỡi ngựa và thứ Sáu, đấm bốc vào thứ Bảy.
Với một số người, lịch trình này trông có vẻ là quá sức, nhưng với Roosevelt thì đây chỉ là những bài tập bình thường để nâng cao thể chất mỗi ngày.

Tổng thống Roosevelt bên bàn làm việc.
Vị Tổng thống này cũng là hiện thân của trật tự và nguyên tắc trong công việc. Đó là một phần trong hệ thống “kích hoạt” của ông. Mỗi buổi sáng, thư ký Loeb để lên bàn ông một bản đánh máy các cuộc gặp trong ngày và thi thoảng ông sẽ cho giảm bớt 5 phút nghỉ giải lao trong lịch trình đó. Không nhân viên đường sắt nào có thể cho tàu chạy đúng lịch trình một cách chính xác như cách Ngài tổng thống này làm việc với lịch trình của mình. Ông mang đồng hồ ra khỏi túi và dừng các cuộc phỏng vấn nửa chừng, hoặc kí một tờ giấy rồi bỏ đi vì phải làm công việc tiếp theo cho đúng lịch trình. Nếu có giờ nghỉ giải lao, ông sẽ đọc cuốn sách về lịch sử luôn luôn nằm sẵn sàng trong tầm tay hoặc viết một vài ba câu.
Một cỗ máy chính xác
Ông không bao giờ ngừng làm việc, như chạy trên đống lửa, như chiếc tàu với động cơ luôn đầy hơi. Ông làm việc liên tục từ 9h sáng cho tới tận nửa đêm, là vẫn làm việc với những vị khách trong bữa ăn trưa và ăn tối. Khi ông đi ngủ, ông có thể để mọi lo lắng bên ngoài và đi vào giấc ngủ rất nhanh, ông thường xuyên ngủ đúng giờ và ngon giấc.
Những người quen biêt ông cũng nói rằng họ không thể nhớ nổi là đã từng nghe thấy ông bị ốm hay buồn khổ như những người khác hay không. Như một người kỹ sư giỏi, ông ấy giữ cho bộ máy luôn ở trong trạng thái tốt nhất và không bao giờ bị đình trệ.
Bí mật sự vĩ đại của Roosevelt

Ông còn là người Mỹ đầu tiên được nhận giải Nobel năm 1906 về hòa bình nhờ vai trò trung gian giúp cuộc chiến Nga – Nhật Bản kết thúc bằng một hiệp định hòa bình – Hiệp ước Portsmouth. Ảnh forbes.com
forbes.com
Forbes is a global media company, focusing on business, investing, technology, entrepreneurship, leadership, and lifestyle.

Sự bình thường được kích hoạt lên cực đại đã làm cho Roosevelt trở thành một người vĩ đại hiếm có: nó đại diện cho một sự phát triển tối đa về ý chí của con người. Như John Burroughs đã nói đâu đó trong những bài viết của mình rằng:
“Năng lực của một người đàn ông là gì – đó là cách anh ta làm gì với bản chất sẵn có của mình”.
Câu chuyện của Roosevelt sẽ luôn là nguồn cảm hứng để đấu tranh cho những giới hạn của con người, bởi vì ông là một hình mẫu về một người đàn ông tự tạo ra phẩm chất đáng quý cho mình. Bằng sự kiên trì và thực hành, ông đã chiến thắng và ngồi ở vị trí cao nhất trong tòa Bạch Ốc.
***
Hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mình biết rõ được giới hạn của bản thân. Trong cuộc sống có rất nhiều việc, từ học tập, chơi thể thao, lao động hay cố gắng hình thành thói quen tốt… sẽ có lúc chúng ta cảm thấy không thể nào cố gắng hơn được nữa. Nhưng theo kinh nghiệm được lưu truyền trong đội đặc nhiệm tinh nhuệ Seal của Mỹ, khi chúng ta cảm thấy đã tới giới hạn cực điểm thì đó chỉ là do bộ não đang “lừa” cơ thể chúng ta mà thôi. Dưới góc độ khoa học, khi não chúng ta nghĩ việc đó đến mức giới hạn thì thực ra chúng ta mới chỉ mới cố gắng được 40% sức lực.
Ngày nay, đã có rất nhiều trường hợp thực tế chứng minh sức mạnh của ý thức đối với những khả năng của cơ thể, và giới khoa học cũng đang dần đi theo hướng nghiên cứu này. Ý thức của chúng ta hoàn toàn có thể giúp đánh thức những tiềm năng mà chúng ta không nghĩ là nó tồn tại trong mình. Nếu chúng ta chỉ bằng lòng với những thứ quen thuộc, thoải mái và lăn lộn trong những thú vui trần tục, thì đổi lại, phần lớn cuộc đời chúng ta sẽ sống tầm thường thay vì đầy ý nghĩa.
Hãy đánh thức tiềm năng trong bạn bằng ý chí mạnh mẽ, kiên trì thực hành và tự do thu nạp những điều mà bạn đã từng nghĩ là không thể. Bạn không thấy, không có nghĩa là nó không tồn tại, kể cả năng lực của bạn!
Thu Hiền

__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Popular Posts

Popular Posts