Đăng
ngày 01-05-2015 Sửa đổi ngày 01-05-2015 15:02
Phương Tây tìm cách chống tuyên truyền của Nga
Biểu tình chống NATO trước sứ quán Mỹ tại Matxcơva, Nga, ngày
03/04/2015REUTERS/Maxim Zmeyev
Trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina, các nước phương Tây tìm cách
chống lại « các chiến dịch
bóp méo thông tin » của Nga, thế nhưng, cũng như Liên minh Bắc Đại
Tây Dương – NATO – khả năng hành động của các nước này rất hạn chế.
Quan hệ giữa Matxcơva và Bruxelles đã xuống tới mức thấp nhất kể
từ khi Nga sáp nhập vùng Crimée và khởi phát xung đột quân sự ở miền đông Ukraina
giữa phe ly khai thân Nga và quân đội chính quyền Kiev.
Theo ông Robert Pszczel, đại diện Văn phòng Thông tin NATO tại
Matxcơva cho biết, ở Nga, « Liên Hiệp Châu Âu được miêu tả như
là một âm mưu của những người đồng tính » và « những chuyện bí ẩn cũ kỹ về NATO trong thời kỳ Chiến
tranh lạnh tái xuất hiện ».
Vẫn theo quan chức này, « hoạt động tuyên truyền tràn ngập khắp nơi. 90% dân
Nga xem vô tuyến truyền hình quốc gia và những người chỉ trích chế độ thì không
xem vô tuyến ».
Các tổ chức phi chính phủ như StopFake.org, thường xuyên tố cáo
những thông tin sai lệch trên truyền thông Nga cũng như Ukraina. Đầu tháng Tư,
nhiều đài truyền hình Nga đã liên tục khẳng định là một bé gái 10 tuổi đã thiệt
mạng trong một trận ném bom của quân đội Ukraina. Phóng viên một đài truyền
hình quốc tế đi tìm xác nạn nhân và cuối cùng thì một nhà báo Nga đã thổ lộ với
phóng viên này là ông bị buộc phải bịa ra tin này và đứa trẻ đó « không hề tồn tại ».
Báo chí phương Tây nói đến các hoạt động của những «dư luận viên » ở Saint
Petersbourg, những người được trả tiền để phát tán trên các mạng xã hội những
thông tin có lợi cho điện Kremlin, miêu tả chính quyền Kiev như những « tên phát xít » và chế
nhạo các lãnh đạo phương Tây.
Người dân Châu Âu, nhất là các cộng đồng thiểu số nói tiếng Nga
tại những nước vùng Baltic đều có thể tiếp cận được. Chính vì thế, Litva đã cấm
kênh truyền hình Nga RTR Planeta, bị cáo buộc « kích động chia rẽ, xâm lược và phổ biến những thông
tin không khách quan, có dụng ý ».
Cuối tháng Sáu, lãnh đạo các nước Châu Âu sẽ xem xét một « kế hoạch hành động » nhằm
« chống lại những chiến
dịch bóp méo thông tin do Nga tiến hành ». Kế hoạch này được soạn
thảo dưới sự chỉ đạo của cơ quan ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu.
Giới ngoại giao Châu Âu nhấn mạnh, « điều chắc chắn là Châu Âu không có được phương tiện
như Nga ». Mục tiêu của Châu Âu là theo dõi tốt hơn những thông tin
do Nga phát tán, để kịp thời đưa ra những thông tin bằng tiếng Nga, trên các
website và mạng xã hội Twitter của các quan chức Châu Âu, qua đó, đưa ra những thông
điệp « mạnh mẽ, đúng đắn
và rõ ràng », đồng thời trả lời phỏng vấn nhiều hơn trên các phương
tiện truyền thông Nga.
Một quan chức Châu Âu giải thích, « đây không phải là phản công tuyên truyền, mà chỉ là
cách thức đưa ra những sự việc và sự thật một cách tốt nhất ».
Liên minh Bắc Đại Tây Dương, vốn rất năng động trong lĩnh vực này,
cũng hướng theo cách thức của Châu Âu. Bộ phận phụ trách báo chí của NATO – có
khoảng hai chục người – cho biết số lượng các đề nghị cung cấp thông tin trong năm
ngoái đã tăng 400%.
Phát ngôn viên của NATO Oana Lungescu đã gửi các thông tin qua thư
điện tử, trên Twitter và trên website của NATO, ngay sau khi truyền thông Nga
phổ biến những thông tin «
không chính xác », ví dụ như thông tin về hệ thống chống tên lửa
đặt tại Rumani và Ba Lan, mà theo NATO «
là không chĩa về hướng nước Nga ». NATO cũng lập các hồ sơ thông
tin để làm rõ những « chuyện thần bí » về
Liên Minh.
Theo phát ngôn viên NATO, «
điều này làm mất quá nhiều thời gian và công sức để đáp trả những tất cả những
dối trá, do vậy, chúng tôi cố gắng làm rõ những chuyện thần bí chính và những
bịa đặt thô thiển mà thôi ».
Phó Tổng Thư ký NATO Alexander Vershbow, nói tiếng Nga, đã phản
bác trực tiếp một số khẳng định trên Twitter. Để cho cuộc thảo luận được « khách quan », NATO cho
đăng các bản đồ, thông tin, video và ảnh. Bên cạnh đó, Liên minh cũng mời các
nhà báo Nga tham dự các cuộc họp cấp Bộ trưởng.
Tổng chỉ huy các lực lượng của Liên minh tại Châu Âu, tướng Mỹ
Philip Breedlove, rất năng động, liên tục chỉ trích sự hiện diện của binh lính Nga
tại Ukraina. Ông đã hai lần cho công bố những bức ảnh chụp từ vệ tinh để chứng
minh cho việc Nga dính líu đến cuộc xung đột ở Ukraina.
Giáo sư Nick Cull, thuộc đại học Nam Caroline, nhấn mạnh, phương
Tây có thể rơi vào bẫy khi đóng vai trò là «
những kẻ bài Nga », một luận điệu do các cố vấn về truyền thông của
điện Kremlin tung ra. Vẫn theo vị giáo sư này, chiến lược có hiệu quả nhất để
chống lại tuyên truyền của Nga là chứng minh rỡ ràng rằng Châu Âu không phải là
những nước định kiến bài Nga.
Một đại sứ của Châu Âu giải thích, Bruxelles nên sử dụng « sức mạnh mềm », hỗ trợ
để một số cơ quan truyền thông Nga nổi trội lên và có tiếng nói rõ ràng hơn. « Nhưng, thỉnh thoảng, các lãnh đạo
Châu Âu cũng cần phải lên tiếng cứng rắn, thay vì đưa ra các phát biểu khiêu
khích » để đáp trả hoạt động tuyên truyền của Nga.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching