Một chứng từ của tội lỗi
Cây búa dưới đây được chụp ở Bảo tàng Quân đội Việt Nam. Phía dưới
kỉ vật có ghi như sau: “BÚA. Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, huyện đội phó huyện Mỏ Cày (Bến
Tre) dùng bổ chết 10 tên ác ôn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Ngoài ra, còn có dòng chữ tiếng Anh: “HAMMER. WITH THIS, CAMARADE NGUYEN VAN THANG, DEPUTY
CHIEF OF MO CAY MILITARY DISTRIS, BEN TRE PROVINCE, KILLED TO DEATTS A TOTAL OF
10 LOCAL TYRANTS.”
(Chú ý phiên bản tiếng Anh sai văn phạm và
ngữ vựng rất nhiều, nhưng không có nói đến “Chống Mỹ cứu nước”). Có lẽ không
cần nói gì thêm, đây là một chứng từ về tội lỗi trong chiến tranh
Nhìn cây búa này và dòng ghi chú làm tôi nhớ đến kỉ niệm chiến
tranh thời tôi còn nhỏ ở dưới quê. Lúc đó tôi đã độ 10 tuổi, tức là vào tiểu học
rồi. Tôi thường hay theo Má đi chợ làng, cách nhà tôi độ 500 mét. Ở chợ có một
bến đò rất tấp nập, nơi người dân đậu xuồng, ghe và vỏ tắc ráng để đem nông sản
ra bán. Thỉnh thoảng tôi thấy xác người ở bến đò và người ta bu quanh. Má tôi
bằng mọi cách không cho tôi đến gần xem, nhưng về nhà thì tôi nghe chuyện mới
biết là có người bị giết chết. Người chết thường bị đập đầu, rồi quăng xuống
sông, xác trôi theo lục bình. Lạ một điều là khi đến khu chợ thì mấy xác người
“dừng” lại ở đó! Thế là dân làng vớt lên và mai táng. Sau này nghe ca khúc “Bài
Ca Dành Cho Những Xác Người” của Trịnh Công Sơn, tôi thấm lắm:
Xác người nằm trôi sông
phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố
trên những đường quanh co
Xác người nằm bơ vơ ?
dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố
trên thềm nhà hoang vu
phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố
trên những đường quanh co
Xác người nằm bơ vơ ?
dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố
trên thềm nhà hoang vu
Thời đó, đập đầu là một cách giết người rất phổ biến của mấy người
mà người dân quen gọi tắt là “VC”. Sợ lắm. Lúc đó tôi có biết VC là gì đâu, mãi
đến khi lớn lên mới biết. Hôm nay, nhìn cây búa này, kỉ niệm về những chết chóc
thời còn chiến tranh lại ùa về.
Mới đây, tướng Lê Đức Anh có một bài quan trọng có tựa đề là “Lòng
nhân ái làm nên 30/4/1975″ trên Vietnamnet. Nhưng cây
búa đó và những lời chú thích rất rõ ràng, nói theo ngôn ngữ phản nghiệm
(falsificationism) của Karl Popper, thì khái niệm “nhân ái” không phù hợp với
cuộc chiến vừa qua.
Theo
Facebook Nguyễn Tuấn
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching