Tỗng Thống
Obama có (không kích) Syria không ?
Sự kiện nầy kòn tùy thuộc vào quyết định cũa quốc hội HK
Thái độ cũa Obama lưỡng lự trước sự kiện là Syria đã zùng vũ khí
hóa học đối với người zân Syria là một thách đố nghiêm trọng đối với thế zới.
Chúng ta hãy tránh zùng từ ngữ "tấn kông" (với bộ binh)
đối với vụ Syria vì HK sẽ không áp zụng hành động tấn công trên dất
như trước nữa: Chuyện zễ hiễu: Hoa Kỳ không muốn chi nhiều cho vụ nầy.
Trước đây, có tin là Fáp cũng như Anh quốc, sẽ ũng hộ chính sách
cũa HK là sẽ trừng fạt Syria
bất kễ có sự đồng ý cũa LHQ hay không …NHƯNG nay, quốc hội Anh Quốc đã bõ fiếu
không chấp thuận cho việc Anh quốc tham za trừng fạt Syria. Sự việc nầy là
một sự kãn trỡ trong nỗ lực trừng fạt Syria đối với HK.
Tỗng Thống Obama cũa HK cũng đã dỗi ý-kiến là sẽ tìm sự hậu thuẫn
cũa quốc hội HK về việc trừng fạt Syria ..nhưng quốc hội HK đang trong tình
trạng nghĩ hè và sẽ tái nhóm vào ngày 9 tháng 9 sắp tới. ..Như rứa là TT Obama
sẽ kòn fãi chờ dợi 9 ngày nữa đễ biết được quyết định cũa Quốc Hội.
Vậy từ hôm ni cho tới khi nớ, TT Obama dẽ vận động mạnh mẽ đễ tìm
hậu thuẫn cũa QH.
Thời zan chờ đợi đã tạo ra sự bất lợi cho TT Obama như sau:
- Hiện nay, Syria đã/đang zi chuyễn, fân tán các mục tiêu chiến
thuật mà KQ Hoa Kỳ đã nhắm vào.. nay nếu dược QH Hoa Kỳ chấp thuận, tuy việc
không tập sẽ được thực hiện. ..nhưng sự hữu hiễu đã zãm bớt rất nhiều so với
lúc nguyên thũy.
Thế thì thái độ cũa Fáp và Turkey như thế nào?
Lúc đầu, 2 nước nầy noái hăng lắm nhưng nay thì có vẽ lưỡng lự. Sự
kiện nầy mặc nhiên tạo zịp cho chính quyền Assad cũa Syria trỡ nên hung
hăng và kiêu kăng.
Tôi có thễ noái mà không sợ sai lầm là: Tỗng
thống Obama cũa Hoa Kỳ sẽ chĩ hành động khi mà Quốc hội HK fán quyết sự
chấp thuận mà thôi.
Chúng ta hãy chờ cho đến ngày thứ Ba tới
(Sept 10, 2013) sau khi QH Hoa Kỳ tái nhóm đễ biết chuyện zì sẽ xãy ra cho
Syria ..
MT
__._,_.___
5 lý do khiến Mỹ phải đánh Syria
Tiếng trống trận khơi mào cuộc chiến ở Syria đã dồn dập
mấy ngày qua. Mỹ không mấy mặn mà với một chiến dịch quân sự khác ở nước ngoài.
Những người hoài nghi nói rằng hành động quân sự đưa đến những hậu quả khôn lường.
Nhưng không hành động có thể đưa đến hậu quả nguy hiểm và tốn kém hơn là một cuộc
can thiệp hạn chế.
Theo CNN, dưới đây là 5 lý do Mỹ phải can thiệp quân sự
vào Syria:
1. Những nhà độc tài khác đang quan sát.
Khi tổng thống Mỹ nói rằng việc sử dụng vũ khí hóa học
là "ranh giới đỏ", những chính quyền khác theo dõi chặt chẽ xem điều
đó có nghĩa là gì. Nếu ranh giới đó bị vượt qua, giống như hiện tại ở Syria, mà
không có điều gì xảy ra, sẽ là một tín hiệu rõ ràng cho những chính quyền hiện
tại và tương lai có thế đe dọa lợi ích Mỹ và những thông lệ quốc tế cơ bản.
Nếu những cảnh báo của Mỹ có thể bị bỏ qua thì những cảnh
báo của cộng đồng quốc tế cũng có thể bị lờ đi, nhất là ở những nước như Iran
và Triều Tiên - hai quốc gia theo đuổi vũ khí hạt nhân, đe dọa không chỉ Mỹ mà
còn cả thế giới.
Những cáo buộc
sử dụng vũ khí hóa học ở Syria khiến hàng chục người thiệt mạng
2. Vũ khí hóa học
sẽ được sử dụng trên các chiến trường trong tương lai.
Hơn 100.000 người đã bị giết ở Syria. Chỉ
riêng điều đó thôi đã đủ khuấy động lượng tâm của nhân loại. Nhưng có một điều
thực sự nguy hiểm về vũ khí hóa học. Kinh hoàng vì tác hại của vũ khí hóa học,
các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau đưa ra lệnh cấm quốc tế về việc sử dụng
các khí độc thần kinh và các chất hóa học độc hại khác.
Chính phủ Syria được cho là dùng khí độc để
giết hại hàng trăm dân thường. Nếu không có phản ứng gì với Syria, thì đây
không phải là lần cuối cùng vũ khí hóa học được sử dụng. Vũ khí hóa học không
những chỉ "hấp dẫn" các nhà độc tài không chịu từ bỏ quyền lực, mà
còn là thứ vũ khí lý tưởng cho những kẻ khủng bố.
3. Chiến tranh đang lan
rộng, các lựa chọn ngày càng thu hẹp.
Từ trước đến nay, Mỹ hầu như giữ khoảng cách
trong cuộc nội chiến Syria. Hai năm trước, Tổng thống Obama tuyên bố rằng ông
Assad phải ra đi. Một năm trước, ông Obama vạch ra ranh giới đỏ. Nhưng bất kỳ hy
vọng nào cho rằng tình hình có thể tự giải quyết bằng cách nào đó chỉ đưa đến
kết quả tồi tệ nhất mà thôi.
Mỹ đáng ra phải sớm hỗ trợ cho phe đối lập.
Thất bại trong việc này đưa đến hậu quả là Mỹ muốn chính quyền Assad sụp đổ,
nhưng phe đối lập đang bị chi phối bởi chiến binh thánh chiến cực đoan, trong
đó một số kẻ câu kết với al-Qaeda.
Trong khi đó, chiến tranh đang bùng nổ bên
ngoài biên giới Syria. Hàng triệu người Syria rời bỏ nhà cửa, đổ sang Jordan,
Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và thậm chí Israel. Chiến tranh đe dọa nhấn chìm khu
vực. Trung Đông vẫn là khu vực bất ổn nhất thế giới, trong khi đây lại là khu
vực cung cấp dầu mỏ lớn và nằm ở ngã tư của bản đồ thương mại thế giới.
Xe tăng quân đội Syria truy kích phe nổi dậy tại
tỉnh Latakia
4. Nếu Mỹ không hành động
đồng nghĩa với việc trao chiến thắng vào tay ông
Assad, Iran và Hezbollah.
Mỹ chỉ thị cuộc tấn công Syria chỉ nhằm mục
đích trừng phạt ông Assad và gửi thông điệp đến thế giới, chứ không nhằm lật đổ
chính quyền nước này. Không có hành động mạnh mẽ của Mỹ, những thành quả mới
nhất của chính quyền ông Assad đã đem đến thắng lợi cho cả những đồng minh là
Iran và Hezbollah; đem lại động lực cho liên minh này đi ngược lại sự ổn định,
hòa bình của khu vực và thế giới. Iran và Hezbollah có "hồ sơ bất
hảo", tiến hành một loạt làn sóng tấn công khủng bố ở Châu Á, Châu Âu và
Mỹ Latinh.
5. Thế hệ mới sẽ thù hận thảm kịch này.
Cuộc chiến ở Syria mới kéo dài 2 năm rưỡi.
Trong thời gian đó, nó đã chứng tỏ sự tàn bạo và hủy diệt. Tất cả bắt đầu bằng
một cuộc nổi dậy hòa bình đòi nhà độc tài từ chức và tạo điều kiện cho một chính
phủ dân chủ, đại diện cho các sắc tộc và tôn giáo ở Syria. Giờ đây, nó lại trở
thành một cuộc chiến phe phái giữa người Sunni, Shiite, Alawite, Công giáo, người
Kurd và nhiều phe khác. Cuộc chiến này càng kéo dài, hậu quả của nó càng khốc
liệt và kéo theo những đám cháy mới.
Mỹ và đồng minh cần phải tấn công Syria theo cách cho thấy thế
giới không thể dung thứ cho việc sử dụng vũ khí hóa học và chứng minh rằng
những lời đe dọa và cam kết quốc tế của Mỹ có ý nghĩa và có sức nặng.
~~~~~~~~~~~~~~~
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~