X

Tuesday, April 7, 2015

Trung quốc với ảo tưởng lớn : Thắng Mỹ



Date: Sun, 5 Apr 2015 06:03:27 -0500
Subject: TRUNG QUOC tu tin thang MY.
From: lehuutu060

Trung quốc với ảo tưởng lớn : Thắng Mỹ

         - Tăng trưởng kinh tế không thể kéo dài mãi, trong khi Trung Quốc vẫn thua kém Mỹ về kinh tế, quân sự và quyền lực mềm.                  

Mỹ thất thế?
Sau thời hạn chót vào ngày 31/3, đã có tất cả 48 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới tuyên bố gia nhập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). Đáng chú ý là có rất nhiều đồng minh của Mỹ nằm trong số này bất chấp những lời khuyên ngăn từ Washington.
Truyền thông Trung Quốc vui mừng như thể AIIB là toàn bộ thế giới, cho rằng họ đã thắng trong cuộc “đại chiến giữa Mỹ và Trung Quốc”.
Không những thế, những người ở ngoài Trung Quốc còn có tầm nhìn “chiến lược” hơn, như tờ Financial Times của Anh mở hẳn chủ đề thảo luận kiểu: “Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã kết thúc thế kỷ Mỹ?”, “Nền quản trị thế giới hướng tới thời hậu Mỹ”… "Phải chăng Mỹ đã mất vị thế lãnh đạo thế giới?".
Trung Quốc tự tin thắng Mỹ?
Trung Quốc tự tin thắng Mỹ?
Những dẫn chứng được đưa ra để chứng minh cho sự “đi xuống” của Mỹ là các sự kiện ở Ukraine, Syria, Yemen, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS), và tất nhiên là việc thành lập AIIB.
Mấy chục năm qua, Mỹ luôn giữ vai trò chủ đạo Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), cùng với Nhật Bản chủ đạo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), lũng đoạn hệ thống tài chính quốc tế. Trung Quốc tuy được “định giá” là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng quyền bỏ phiếu tại IMF chỉ bằng 1/6 Mỹ.
Theo báo chí Trung Quốc, khi cầm quyền, ông Bush nêu sáng kiến “Trung Quốc trở thành bên lợi ích liên quan có trách nhiệm của Mỹ”. Thế nhưng, khi Trung Quốc dành 50 tỉ USD để thành lập AIIB (báo chí Trung Quốc gọi đây là hành động thực hiện trách nhiệm quốc tế) thì Mỹ lại tẩy chay, cho rằng Trung Quốc muốn chia quyền lãnh đạo với Mỹ, khuyên nhủ đồng minh không tham gia.
Truyền thông Trung Quốc cho rằng việc một loạt đồng minh của Mỹ đã không nghe theo lời khuyên đó, đua nhau quyết định gia nhập AIIB khi thời hạn chót tới gần, khiến ngoại giao Mỹ chuốc phải thất bại nghiêm trọng nhất trong mấy năm lại đây.
Ảo tưởng
Những thay đổi trên thế giới gần đây đang cho thấy sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự “lụi tàn của kỷ nguyên Mỹ”? Nhìn bề ngoài có vẻ như vậy, nhưng cần nhìn nhận thực tế một cách khách quan.
Theo Giáo sư Joseph Nye thuộc Đại học Harvard, người đã phát minh ra khái niệm “quyền lực mềm”, thế giới vẫn chưa bước vào thời đại “hậu Mỹ”.
Vào những năm 1970, 1980, mọi người cũng từng đánh giá quá cao Liên Xô và Nhật Bản. Trung Quốc cũng có thể sẽ tiến sát Mỹ trong mấy chục năm tới, nhưng chưa chắc đã vượt được Mỹ về quân sự, kinh tế và quyền lực mềm. Đó là chưa nói tới việc Trung Quốc có thể phải đối mặt với nhiều thách thức.
Chỉ riêng thách thức về môi trường đã khiến Trung Quốc đau đầu
Chỉ riêng thách thức về môi trường đã khiến Trung Quốc đau đầu
Giáo sư Joseph Nye cho rằng Mỹ có một số điểm yếu như nợ công, giáo dục trung học, thu nhập bất bình đẳng, bế tắc chính trị…, nhưng lại chiếm ưu thế về quân sự, quyền lực mềm, kết cấu dân số, công nghệ và năng lượng. Nếu xét ở khía cạnh địa lý và văn hóa sáng tạo, Mỹ càng có lợi.
Đối với Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế của nước này không phải vĩnh viễn đi lên, hơn nữa lại nằm ở thế bất lợi về địa chính trị ở châu Á. Ngược lại, Mỹ có quan hệ tốt với châu Âu, Nhật Bản và Ấn Độ.
Riêng với AIIB, sau khi ra đời và đi vào hoạt động sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, thắng bại vẫn chưa rõ ràng.
Trong quá khứ, ngay cả khi cực thịnh, Mỹ cũng từng nếm không ít thất bại trên các mặt trận chủ chốt (quân sự, kinh tế, ngoại giao, khoa học công nghệ…).
Chỉ vì quá tự tin?
Theo giới phân tích, “thất bại” của Mỹ tại trong một số vấn đề nóng hiện nay chủ yếu nằm ở chính sách sai lầm và thái độ quá tự tin.
Các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, đã và đang cố gắng áp đặt các giá trị mà họ tự cho là “tiêu chuẩn” lên phần còn lại của thế giới. Chính vì vậy, khi thấy nước này hay nước kia không phù hợp với các tiêu chuẩn do họ đặt ra, họ sẽ sử dụng mọi thủ đoạn để thay đổi hiện trạng ở những nước này.
Đặc biệt, Mỹ không đánh giá đúng thực lực của bản thân (và của cả đối thủ). “Học thuyết Bush” nhấn mạnh đến việc duy trì địa vị siêu cường về quân sự, theo đuổi và tôn sùng “an ninh quốc gia tuyệt đối”.
Mỹ quá tự tin vào sức mạnh
Mỹ quá tự tin vào sức mạnh
Sau các vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001, chính quyền Bush cho rằng dựa vào sức mạnh to lớn của Mỹ, các hành động quân sự có thể bảo đảm được an ninh tuyệt đối cho nước Mỹ. Tuy nhiên, kết quả ngược lại, các hành động quân sự của Mỹ không những không mang lại an ninh cho Mỹ và thế giới, mà còn khiến cho tình trạng bất ổn ở Afghanistan và Trung Đông càng thêm nghiêm trọng.
Để theo đuổi cái gọi là "an ninh tuyệt đối", ngay sau khi nhậm chức, bất chấp sự phản đối của Nga và các đồng minh, Tổng thống Bush đã quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD). Việc khuếch trương “an ninh tuyệt đối” của Mỹ cho thấy rõ sự mở rộng của NATO về hướng Đông. Tuy nhiên, sự mở rộng của NATO hoàn toàn không giúp tăng cường an ninh cho các nước phương Tây mà còn dồn Nga vào chân tường, biến Nga trở thành kẻ thù của họ.
Tàu tên lửa Moskva của Nga được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay”
Tàu tên lửa Moskva của Nga được mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay”
Ngoài ra, một trong những thách thức chính trị mà Mỹ phải đối mặt lại chính là bản thân họ. Ví dụ trong vấn đề hạt nhân Iran, người Mỹ đã tự “làm rối mình” khi thể hiện mẫu thuẫn sâu sắc giữa Nhà Trắng và Quốc hội (một bên là đảng Dân chủ, một bên là đảng Cộng hòa).
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner (người của đảng Cộng hòa) đã đi ngược thông lệ, xâm phạm quyền ngoại giao của Tổng thống (người của đảng Dân chủ), mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thăm và phát biểu tại Quốc hội, đi ngược lại với chính sách của ông Obama.
Không những thế, 47 Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa thậm chí còn gửi thư cho nhà lãnh đạo tối cao Iran, đe dọa không được ký thỏa thuận với Tổng thống Obama. Những hành động này đều làm tổn hại tới uy tín, ảnh hưởng ngoại giao và vị thế quốc tế của Mỹ. Tất cả cho thấy đối thủ thực sự của Mỹ chính là Mỹ, chứ không phải một đối thủ nào ở bên ngoài.
  • Nhật Lam

__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?B?TkdVWeG7hE4gVsOCTiBUw5lORw

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts