TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ sáu 03 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 03 Tháng
Giêng 2014
Bắc Kinh cải tổ quân đội, đặt ưu tiên cho hải quân
Đơn vị hải quân Trung Quốc được huấn luyện tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông-
REUTERS/Stringer
Trọng
Nghĩa RFI
Sau báo chí Nhật Bản, đến lượt báo chí Trung Quốc tiết lộ kế hoạch của Bắc Kinh, muốn cải tổ năng lực đối phó của quân đội trong trường hợp nổ ra « khủng hoảng ». Trong số ra ngày hôm nay, 03/01/2014, nhật báo chính thức China Daily xác nhận kế hoạch của lực lượng vũ trang Trung Quốc liên quan đến việc thiết lập một hệ thống chỉ huy tác chiến chung giữa các binh chủng, với hải quân được đặt lên hàng ưu tiên.
Theo tờ China Daily, trích dẫn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, quân đội đã « tung ra những chương trình thí điểm có kết quả tích cực » trên vấn đề thành lập một bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp. Tờ báo tuy nhiên không cho biết là hệ thống chỉ huy hỗn hợp đó có thay thế hệ thống chỉ huy theo vùng chiến thuật hiện hành hay không.
Hiện nay Quân đội Trung Quốc – trong đó có cả hải quân và không
quân – được tổ chức theo tiêu chí địa lý, phân chia
thành 7 quân khu, với lục quân làm lực lượng chủ đạo. Một cách tổ chức mới, thống nhất hơn, được cho là có thể làm giảm bớt nguy cơ một chỉ huy địa phương hành động trái phép trong một tình huống khủng hoảng.
Tuy quyết định cải thiện hiệu năng chiến đấu của lực lượng võ trang, nhưng Bắc Kinh vẫn xác định chủ trương hòa bình của mình.
Giáo sư Âu Dương Vệ (Ouyang Wei) thuộc Đại học Quốc phòng của Quân đội Trung Quốc nhận định là hệ thống mới sẽ giúp quân đội gia tăng tốc độ đối phó với các tình huống khẩn cấp. Đối với chuyên gia này :
« Đây là một hệ thống này đã được phổ biến ở phương Tây trong nhiều thập kỷ, không phải là (nhằm) khởi động một cuộc chiến, mà là để triệt hạ đe dọa chiến tranh ngay từ trong trứng nước ».
Bộ Quốc phòng Trung Quốc, được báo China Daily
trích dẫn, đã khẳng định rằng kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này không nhắm vào bất kỳ nước nào, gián tiếp phản bác lập luận trên tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản cách nay hai
hôm, cho rằng kế hoạch của Bắc Kinh nhắm vào Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, vào lúc Bắc Kinh không ngừng phô trương sức mạnh trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, giới phân tích đã đặc biệt lưu ý đến ưu tiên giành cho hải quân trong kế hoạch cải tổ quân đội của Trung Quốc.
Trả lời báo China Daily,
Phó tổng thư ký Hội đồng Nghiên cứu Chính sách An ninh Quốc gia Trung Quốc cho biết nước này sẽ tập trung vào việc cải thiện kho vũ khí tối tân trong lãnh vực hải quân, không quân
và hạt nhân. Riêng Hải quân Trung Quốc có khả năng được ưu tiên cao nhất - bằng cách thêm tàu
sân bay và các hạm đội hùng hậu hơn.
Giải thích về ưu tiên trên đây,
chuyên gia này xác định : « Trung Quốc đã xây dựng được pháo đài sắt tại các vùng biên giới (trên bộ) của mình. Quan ngại lớn hiện nay nằm trên biển. »
NHẬT BẢN - TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ sáu 03 Tháng Giêng 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 03 Tháng
Giêng 2014
Nhật triển khai chiến lược an ninh mới : Dồn sức kháng Trung Quốc
Global Hawk, máy bay trinh sát không người lái mà Nhật Bản mua từ Hoa Kỳ
(wikipedia)
Trọng
Nghĩa RFI
Vào lúc Trung Quốc đang hướng tới việc tăng cường năng lực tấn công để đảm bảo thế thượng phong trên không và trên biển tại hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, Nhật Bản, cũng rốt ráo triển khai chiến lược an ninh được thông qua cuối năm 2013.
Chiến lược của Nhật Bản được cho là đi theo
hai hướng : Tăng cường khả năng giám sát,
ngăn chặn và đẩy lùi đe dọa đến từ Trung Quốc, đồng thời tích cực hơn trong việc hợp tác quân sự chặt chẽ với đồng minh Hoa Kỳ.
Một thông tin trên tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shinbum
ngày 01/01/2014 như đã tóm gọn hai hướng chủ đạo trong chiến lược Quốc phòng mới của Tokyo : Ngay từ tháng Tư tới đây, Bộ Quốc phòng Nhật Bản bắt đầu cho triển khai ba chiếc máy bay không người lái giám sát đầu tiên của mình trên đảo Honshu, hòn đảo chính của xứ Phù tang.
Global Hawk là loại drone trinh sát hiện đại của Mỹ, có khả năng bay hơn 30 tiếng đồng hồ không ngừng nghỉ và năng lực phát hiện sự chuyển động của tàu thuyền, phi cơ và tên lửa trong vòng bán
kính 500 km từ độ cao 18.000 thước.
Yếu tố đáng chú ý là các
chiếc Global Hawk của Nhật sẽ đặt bản doanh tại căn cứ không quân ở Misawa, tiếp giáp với một căn cứ không quân Mỹ, nơi cùng một loại máy bay sẽ được bố trí vào cuối năm. Bộ Quốc phòng Nhật Bản và lực lượng không quân Mỹ sẽ cùng nhau duy trì
máy bay để đảm bảo hoạt động hiệu quả, thông tin do các
chiếc Global Hawk thu thập sẽ được chia sẻ để hai bên cùng nhau
phân tích..
Quyết định triển khai phi cơ trinh sát không
người lái nói trên nằm trong một loạt các biện pháp nhằm giúp Nhật Bản khôi phục ưu thế trên không và trên biển trong vùng, vào
lúc Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh hải quân và không
quân của họ. Đề cương chính sách quốc phòng mới của Tokyo ghi rõ là
Nhật Bản « sẽ tăng cường khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng máy bay, tàu hải quân, và tên lửa » để « đảm bảo ưu thế trên biển và trên không. »
Việc bố trí các trinh sát cơ không người lái Global Hawk ở miền Tây Nam Nhật Bản gần Trung Quốc rõ ràng là nhằm theo dõi hoạt động của tàu và máy bay Trung Quốc ở Biển Hoa Đông Trung
Quốc.
Không chỉ nhằm mục tiêu phòng thủ, chiến lược mới của Nhật Bản còn hàm chứa tính tấn công, với phương án thiết lập một lực lượng đổ bộ theo mô hình Thủy quân lục chiến Mỹ, với nhiệm vụ cấp tốc đổ bộ, tái chiếm và giữ vững bất kỳ hòn đảo xa xôi nào trong
trường hợp bị xâm lược.
Tính cơ động của quân đội Nhật Bản cũng sẽ được tăng cường với việc mua thêm 17 phi cơ vận tải Osprey của Mỹ, có khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Đó là chưa kể đến việc gia tăng đáng kể số lượng khu trục hạm, tàu ngầm và chiến đấu cơ.
Tính cơ động của quân đội Nhật Bản cũng sẽ được tăng cường với việc mua thêm 17 phi cơ vận tải Osprey của Mỹ, có khả năng cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng. Đó là chưa kể đến việc gia tăng đáng kể số lượng khu trục hạm, tàu ngầm và chiến đấu cơ.
Kế hoạch tăng cường khả năng đối phó với Trung Quốc trong trường hợp bị tấn công như nêu bật ở trên, rõ ràng là
nằm trong khuôn khổ một sự hợp tác cực kỳ chặt chẽ với Hoa Kỳ.
Tăng cường đáng kể hợp tác quân sự quốc phòng với Mỹ được cho là một về quan trọng khác trong chiến lược an ninh mới của Nhật Bản, nhằm đáp ứng yêu cầu của Washington, muốn các đồng minh và đối tác của mình đóng góp tích cực hơn vào nỗ lực « xoay trục » của Hoa Kỳ qua vùng
châu Á -Thái Bình Dương.
Trong đề cương quốc phòng mới của mình, Tokyo đã
xác định rằng cần phải « tăng cường liên minh Nhật-Mỹ theo chiều hướng cân bằng và hiệu quả hơn ». Nếu trước đây Nhật nhường hẳn cho Hoa Kỳ trách
nhiệm về an ninh, thì kể từ nay, Nhật chủ trương đóng một vai trò tích cực và chủ động hơn.
Đối với giới phân tích, thái
độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông và Biển Đông đã góp phần đẩy Nhật Bản vào vòng tay Mỹ. Nhưng các nỗ lực của Tokyo về mặt quốc phòng cũng nhằm duy trì vị trí đồng minh số một của Washington tại châu Á.
Theo một số chuyên gia phân
tích, trong chiến lược xoay trục qua chấu A-Thái Bình Dương của mình, Hoa Kỳ từng xác định là sẵn sàng tăng cường quan hệ an ninh với một số tác nhân khác
trong khu vực. Quan điểm đó đã làm dấy lên một vài mối ưu tư tại Nhật Bản, sợ rằng Tokyo có thể bị mất ưu thế của mình trong liên
minh của Mỹ với khu vực trong trường hợp Washington đa dạng hóa các quan hệ an ninh.
Trong một bài viết công bố vào hôm qua, nhà
nghiên cứu Shamshad A Khan thuộc trung tâm nghiên
cứu Ấn Độ Council of World
Affairs tại New Delhi nhận định : « Bằng cách nêu bật ý muốn sẵn sàng gánh vác thêm trách nhiệm trong hồ sơ an ninh khu vực châu Á - Thái
Bình Dương, Nhật Bản đã tránh được nguy cơ bị Mỹ ‘bỏ rơi’ trong tư cách đồng minh ».
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching