GS Carl Thayer – Quy định đánh bắt cá mới của
Trung Quốc: Cướp biển đội lốt nhà nước?
14/01/2014by
Quy định đánh bắt cá mới của tỉnh Hải Nam làm phức tạp hoá quan
hệ của Trung Quốc với ASEAN
Carl Thayer | The Diplomat | 13.1.2014
Người dịch: Lê Anh Hùng
Người dịch: Lê Anh Hùng
Ngày 29.11.2013, tức chỉ 6 ngày sau khi Bộ Quốc phòng
Trung Quốctuyên bố thiết lập Vùng
Nhận diện Phòng không(ADIZ) trên Biển Hoa
Đông, chính quyền tỉnh Hải Nam đã âm thầmban hành quy định đánh
bắt cá mớitrên Biển Đông. Quy
định này được loan báo vào ngày 3.12.2013 và có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.
Cả hai hành động
này đều là đơn phương và nhằm mục đích củng cố cơ sở pháp lý cho yêu sách biển
đảo của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hành động của Trung Quốc
thách thức chủ quyền quốc gia của các nước láng giềng và tiềm ẩn nguy cơ gây
căng thẳng và châm ngòi cho xung đột vụ trang.
Quy định đánh
bắt cá mới của tỉnh Hải Nam yêu cầu các tàu thuyền nước ngoài muốn đánh bắt cá
hay tiến hành khảo sát trên những vùng biển mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền
phải được sự chấp thuận trước từ “cơ quan hữu trách” của chính phủ.
Tỉnh Hải Nam
khẳng định trách nhiệm quản lý hành chính đối với đảo Hải Nam, quần đảo Hoàng
Sa, quần đảo Đông Sa, quần đảo Trường Sa “và các vùng biển phụ cận”. Các vùng
biển phụ cận rộng chừng 2 triệu km2 hay khoảng 57% của 3,6 triệu km2 bao quanh
bởi đường lưỡi bò mà Trung Quốc đòi chủ quyền trên Biển Đông.
Những tàu thuyền
đánh bắt cá hay khảo sát từ chối tuân thủ quy định sẽ bị đuổi ra khỏi khu vực
hoặc bị kiểm tra, tịch thu và chịu một mức phạt lên tới 83.000USD. Chính quyền
tỉnh Hải Nam cũng khẳng định quyền tịch thu hải sản đánh bắt mà họ tìm thấy
trên tàu thuyền bị thu giữ.
Trung Quốc có
quyền chủ quyền đối với những vùng biển và thềm lục địa nằm trong Vùng Đặc
quyền Kinh tế (EEZ) của mình.
Chính quyền tỉnh Hải Nam có quyền đặt ra những
hạn chế đối với tàu thuyền nước ngoài muốn đánh bắt cá trong khu vực 200 hải lý
đó, nhưng họ phải tôn trọng quyền đi lại của tất cả các tàu thuyền khác.
Trung Quốc cũng
khẳng định chủ quyền đối với vùng biển bao quanh quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam
phản bác yêu sách này. Cả Trung Quốc và Việt Nam, với tư cách những quốc gia đã
phê chuẩn Công ước LHQ về Luật
Biển (UNCLOS), không chỉ có nghĩa vụ phải kiềm chế hành động đơn
phương mà còn phải hợp tác và kiềm chế hành vi đe doạ vũ lực hoặc sử dụng vũ
lực. Tuy nhiên, những nghĩa vụ này từng bị vi phạm trong quá khứ.
Quy định mới của
tỉnh Hải Nam cũng được áp đặt lên những vùng biển nằm trong khu vực mà yêu sách
đường lưỡi bò của Trung Quốc chồng lấn lên các vùng đặc quyền kinh tế mà
Philippines và Việt Nam tuyên bố. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt chủ quyền của
Trung Quốc lên những vùng biển này đều dễ khơi mào cho hành động chống trả và
có thể dẫn đến xung đột vũ trang trên biển.
Tuy nhiên, khía
cạnh gây tranh cãi nhất của quy định đánh bắt mới lại liên quan đến khái niệm
mà người ta vẫn thường gọi là vùng biển quốc tế. Tất cả các tàu thuyền đánh bắt
cá và khảo sát đều có quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế. Bất kỳ nỗ lực
nào của Trung Quốc hòng gây khó dễ cho những tàu thuyền này đều có thể coi là
hành động “cướp biển đội lốt nhà nước”. Điều này rất có thể sẽ kéo theo việc
kiện tụng quốc tế nhằm vào tàu thuyền Trung Quốc liên quan.
Trung Quốc rất khó
có thể áp đặt được lệnh cấm này trên những vùng biển mênh mông mà tỉnh Hải Nam
đòi chủ quyền. Bất chấp khả năng áp đặt luật biển không ngừng tăng lên, kể cả
việc sáp nhập một số cơ quan
vào lực lượng cảnh sát biển mới, Trung Quốc vẫn thiếu máy bay và
tàu thuyền tuần tra biển để thường xuyên giám sát cả khu vực mênh mông này.
Thực tế này dẫn đến khả năng là Trung Quốc có thể “ưu tiên” áp dụng quy định
trên cho ngư dân Philippines. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên Manila và làm
tăng chi phí của hành động kháng cự chính trị mà họ nhằm vào Trung Quốc liên
quan đến tranh chấp lãnh thổ giữa hai bên.
Quy định đánh
bắt mới của chính quyền tỉnh Hải Nam cũng có nguy cơ làm xói mòn những nỗ lực
ngoại giao của các quan chức Trung Quốc và Việt Nam nhằm quản lý cuộc tranh
chấp lãnh thổ giữa hai bên. Tháng Mười vừa qua, trong chuyến thăm của Thủ tướng
Lý Khắc Cường tới Hà Nội, hai bên đã đồng ý thiết lập đường dây nóng giữa hai bộ
nông nghiệp nhằm giải quyết tức thời những sự cố liên quan đến hoạt động đánh
bắt cá. Hai nước cũng đã nhất trí thành lập một nhóm công tác về hợp tác hàng
hải.
Mặc dù vẫn còn
những vụ lẻ tẻ liên quan đến tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc và tàu thuyền
đánh cá của Việt Nam, song số vụ được báo cáo công khai kể từ cuối năm ngoái
dường như đã giảm mạnh. Quy định đánh bắt mới làm tăng khả năng xu hướng này sẽ
bị đảo ngược.
Ngay sau khi
chính quyền tỉnh Hải Nam ban hành quy định mới, nhiều nước bị ảnh hưởng đã tìm
kiếm lời giải thích từ phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Philippines là quốc gia
lớn tiếng nhất trong việc chỉ trích quy định đánh bắt cá của tỉnh Hải Nam.
Trong một tuyên bố ngày 10.1 vừa qua, Bộ Ngoại giao Philippines đã nêu rõ rằng quy
định mới “làm gia tăng căng thẳng, phức tạp hoá tình hình trên Biển Đông một
cách không cần thiết và đe doạ hoà bình và ổn định trong khu vực”.
Một phát ngôn
viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố tương tự: “Việc áp đặt
quy định mới này lên hoạt động đánh bắt cá của các nước khác trên các khu vực
tranh chấp ở Biển Đông là một hành động khiêu khích và tiềm ẩn nguy hiểm.”
Tuy ban đầu tỏ
thái độ im lặng, song Việt Nam cuối cùng cũng đưa ra phản ứng trước quy định
đánh bắt cá mới một vài ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc tổ chức vòng
hiệp thương đầu tiên về hoạt động khai thác chung tài nguyên trên biển ở Bắc
Kinh như một diễn biến tiếp nối sau chuyến công du của Thủ tướng Lý Khắc Cường
vào năm ngoái. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi quy định mới này là “phi
pháp và vô giá trị” và tuyên bố: “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bãi bỏ hành động
sai trái nêu trên, đồng thời đóng góp thiết thực vào việc duy trì hoà bình và
ổn định trong khu vực.”
Bộ Ngoại giao
Trung Quốc đã phản ứng trước sự chỉ trích với cái phong cách mà họ từng ứng phó
với những lời phàn nàn trong quá khứ. Theo quan điểm của Trung Quốc, hành động
của các cơ quan chức năng là “hoàn toàn
bình thường và là một phần trong thông lệ của các tỉnh thành Trung Quốc tiếp
giáp với biển nhằm thiết lập các quy tắc khu vực theo luật pháp quốc gia để
điều chỉnh hoạt động bảo tồn, quản lý và khai thác tài nguyên sinh học biển”.
Hai dấu hỏi vẫn
lơ lửng trên đầu những diễn biến mới trong tương lai. Đầu tiên, liệu Trung Quốc
có đi đến thiết lập một vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông hay không?
Tháng 11 năm ngoái, khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố về ADIZ trên Biển Hoa
Đông, họ cũng nêu rõ là “Trung
Quốc sẽ thiết lập các vùng nhận diện phòng không khác vào thời điểm thích hợp
sau khi hoàn tất việc chuẩn bị”.
Câu hỏi thứ hai
là diễn biến mới nhất này sẽ tác động ra sao đến các cuộc thương thảo sắp tới
giữa Trung Quốc và ASEAN về một Bộ Quy tắc Ứng xử trên
Biển Đông. Trong quá khứ, một số thành viên ASEAN đã đứng
ngoài sự chỉ trích công khai mà Philippines nhằm vào Trung Quốc.
Nếu ASEAN
không thể đạt được sự đồng thuận về cách thức ứng phó với sự quyết đoán mới của
Trung Quốc trên Biển Đông thì điều này sẽ có lợi cho Trung Quốc./.
Nguồn:The Diplomat/ Defend The Defenders
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching