From: [mailto: @
Sent: Monday, 13 January 2014 12:10 PM
Subject: UAV ops ! - Go Navy,
Sent: Monday, 13 January 2014 12:10 PM
Subject: UAV ops ! - Go Navy,
Từ tháng 7/2013, Mỹ đã thử nghiệm thành công phi cơ không người lái cất & hạ cánh trên Hàng Không Mẫu Hạm.
Mỹ không sợ Chệt ăn cắp kỹ thuật, nên đưa lên Youtube cho mọi người cùng xem !!!
This is amazing, technology sometimes just boggles my mind. I hope the video comes through for you. First stealth fighter to take off and land on a carrier! "Unmanned stealth fighter, that is."
Mỹ không sợ Chệt ăn cắp kỹ thuật, nên đưa lên Youtube cho mọi người cùng xem !!!
This is amazing, technology sometimes just boggles my mind. I hope the video comes through for you. First stealth fighter to take off and land on a carrier! "Unmanned stealth fighter, that is."
Neat... makes you proud! Go Navy.
Click on :X-47B UCAS Aviation History Under Way
www.youtube.com/embed/WC8U5_4lo2c?feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=WC8U5_4lo2c
www.youtube.com/embed/WC8U5_4lo2c?feature=player_embedded
http://www.youtube.com/watch?v=WC8U5_4lo2c
Vũ khí Trung Quốc: Vỏ Tàu ruột ngoại
Kỹ thuật hạn chế khiến Trung Quốc gần như chỉ có thể đóng được vỏ tàu ngầm
Sẽ là sai lầm nếu cho rằng công nghệ quân sự Trung Quốc đã đạt tới trình độ cao. Hầu hết máy bay, tàu chiến của họ chỉ có cái vỏ, còn ruột bên trong thì toàn “hàng ngoại”!
"Hàng nguội" từ Đức, Pháp, Anh
Với ngân sách quốc phòng khổng lồ khoảng 200 tỉ USD/năm (chỉ sau Mỹ), Trung Quốc đang dồn hết “công lực” cho hiện đại hóa quân đội. Tàu chiến, máy bay, máy bay không người lái (UAV)… xuất xưởng ào ạt như người ta sản xuất xúc xích! Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng kỹ thuật quân sự Trung Quốc đã đạt đến trình độ cao thì thật lầm. Hầu hết máy bay, tàu chiến của họ chỉ có cái vỏ, còn ruột bên trong thì toàn “hàng ngoại”!
Phóng sự của Reuters (ngày 19/12/2013) cho biết, Đức, Pháp và Anh là những nước đang cung cấp thiết bị quân sự nhiều nhất cho Trung Quốc, nếu không kể Nga. Hầu hết tàu chiến hiện đại của Trung Quốc hiện chạy bằng động cơ diesel của Pháp và Đức. Khu trục hạm Trung Quốc trang bị giàn sonar, trực thăng diệt tàu ngầm và tên lửa đất đối không của Pháp.
Trong khi đó, chiến đấu cơ và máy bay diệt hạm chạy bằng động cơ Anh. Thế hệ máy bay do thám mới nhất được trang bị hệ thống radar cảnh báo sớm của Anh. Và một số trực thăng vận tải lẫn trực thăng chiến đấu được đánh giá là tốt nhất đều dựa vào thiết kế của Eurocopter, chi nhánh thuộc Tập đoàn Hàng không quốc phòng khổng lồ EADS của châu Âu.
Đặc biệt, loại thiết bị chiến lược mà Trung Quốc đến nay vẫn không thể tự làm mà phải mua là động cơ tàu ngầm. Trong các tàu lớp Tống và lớp Nguyên do Trung Quốc tự đóng, người ta thấy có động cơ diesel của Hãng MTU Friedrichshafen GmbH (Đức).
Cùng với 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo nhập từ Nga, sức mạnh hải quân Trung Quốc tập trung ở 21 chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ Đức này.
Theo dữ liệu các thương vụ vũ khí mà Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) thu thập, tính đến cuối năm 2012, MTU đã cung cấp 56 động cơ diesel cho tàu ngầm Trung Quốc…
Hải quân Trung Quốc ngày nay vẫn không thể so với Hải quân Nhật cách đây hơn nửa thế kỷ về khả năng tự lực.
Về lý thuyết, Trung Quốc vẫn nằm dưới luật cấm vận vũ khí của phương Tây từ sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, nhưng trong khi Mỹ kiểm soát chặt chẽ các thương vụ chuyển giao kỹ thuật quân sự cho Trung Quốc thì châu Âu lại lỏng lẻo hơn.
Trong 10 năm (tính đến năm 2011), theo số liệu chính thức, giới sản xuất châu Âu đã được cấp phép xuất khẩu số vũ khí trị giá gần 3 tỉ euro (4,1 tỉ USD) cho Trung Quốc, trong đó không chỉ có các thiết bị quân sự mà còn cả máy bay, tàu chiến, thiết bị chụp ảnh, xe tăng, hóa chất quân sự và đạn dược.
Pháp và Anh là hai nước "chịu chơi" nhất trong các thương vụ vũ khí với Trung Quốc.
Riêng Pháp, nước này chiếm gần 2 tỉ euro giá trị các thương vụ được cấp phép. Anh đứng hạng nhì với gần 600 triệu euro và theo sau là Ý với 161 triệu euro. Giá trị các thương vụ thật ra khó kiểm chứng trong thực tế, vì một số nước, trong đó có Anh và Pháp, không công bố những con số này.
Ngoài ra, thống kê thương vụ vũ khí châu Âu lại không bao gồm các thiết bị kỹ thuật kép (dùng trong dân sự lẫn quân sự); và trong nhiều trường hợp, những thiết bị này bán không cần giấy phép, chẳng hạn một số động cơ tàu ngầm, tương tự với trường hợp phần mềm thiết kế hàng không mà trong thực tế có thể được dùng cho chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và UAV.
Tại sao Trung Quốc phải nhập?
EU không có cơ chế nhất quán để kiểm soát và theo dõi những thương vụ chuyển giao kỹ thuật kép. Do đó, trong tổng giá trị hàng hóa trị giá 143,9 tỉ euro xuất từ EU sang Trung Quốc năm 2012, khó có thể biết đâu là hàng kỹ thuật kép. Với giới sản xuất vũ khí châu Âu, Trung Quốc là thị trường béo bở và họ tận dụng khai thác. Vậy thôi.
Một trong những ví dụ là trường hợp MAN Diesel & Turbo (Đức). Năm 2012, MAN loan bố họ cung cấp động cơ cho hai tàu vận tải thuộc Cơ quan Kiểm soát -theo dõi hàng hải vệ tinh Trung Quốc (trực thuộc Bộ tổng quân trang, nơi giám sát các cuộc nghiên cứu và phát triển vũ khí cũng như quản lý mọi hoạt động quân sự lẫn không gian Trung Quốc).
Phát ngôn viên MAN cho biết hãng đã sản xuất khoảng 250 động cơ cung cấp cho hải quân Trung Quốc…
Quả thật kỹ thuật quân sự Trung Quốc vẫn còn kém quá xa so với trình độ thế giới hiện nay và nếu không sắm đồ ngoại thì có lẽ 100 năm nữa Hải quân Trung Quốc vẫn chỉ có thể quanh quẩn ở vùng cận duyên. Họ đã nếm mùi thương đau từ kinh nghiệm riêng.
Đầu năm 2003, một chiếc tàu ngầm hỏng được phát hiện trôi lềnh bềnh nửa chìm nửa nổi tại biển Bột Hải ở duyên hải Bắc Trung Quốc. Khi vớt nó lên, người ta nhận thấy tất cả 70 người trong thủy thủ đoàn đều thiệt mạng.
Nguyên nhân gây nên thảm kịch chỉ được thông báo ngắn gọn là "lỗi kỹ thuật". Điều gì đã thật sự xảy ra với con tàu lớp Minh mang số 361, một phiên bản mà Trung Quốc sao chép từ tàu ngầm Nga?
Hầu hết ý kiến chuyên gia đều tin rằng tất cả là do lỗi từ động cơ. Hệ thống động cơ đã không tắt tức thì khi tàu trồi lên khiến oxy bị "hụt" và gây tử vong cho toàn bộ thủy thủ đoàn.
Sau sự kiện trên, Trung Quốc không dám mạo hiểm chế tạo động cơ tàu ngầm. Vậy là bắt đầu từ tàu ngầm lớp Tống tự đóng, Trung Quốc phải nhập động cơ MTU, mang về ráp tại xưởng đóng tàu Vũ Xương bên bờ Dương Tử
MTU là một chi nhánh thuộc Tập đoàn Tognum của Đức, nơi được sở hữu bởi tập đoàn đa quốc gia Rolls Royce Group PLC và Daimler AG của Đức. Các hợp đồng với quân đội PLA và nhiều nhà sản xuất vũ khí của Trung Quốc đã giúp MTU và công ty mẹ giành được ảnh hưởng lớn trong các vụ đấu thầu.
Nhà sản xuất vũ khí lớn nhất Trung Quốc, Norinco (Bắc Phương công nghiệp), đã sản xuất động cơ dưới giấy phép chuyển giao kỹ thuật MTU từ năm 1986.
Năm 2010, Tognum còn hợp tác liên doanh với Norinco trong dự án lắp ráp động cơ diesel MTU loại to và vận tốc cao, cũng như máy phát điện khẩn cấp, sản xuất tại nhà máy ở thành phố Đại Đồng (tỉnh Sơn Tây). Động cơ MTU còn được sản xuất dưới giấy phép chuyển giao kỹ thuật tại Công ty Công nghiệp nặng động cơ diesel Thiểm Tây.
Điều lạ là phát ngôn viên Phòng Kiểm soát xuất khẩu-kinh tế Liên bang Đức (BAFA) lại nói rằng, việc xuất khẩu động cơ diesel sử dụng cho mục đích quân sự nên được xem là bất hợp pháp!
Động cơ MTU lợi hại như thế nào?
Có thể nói thêm về tàu ngầm Trung Quốc. Đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc bắt đầu bí mật xây dựng một căn cứ hải quân chiến lược tại vịnh Yalong (Á Long loan) ở cực Nam đảo Hải Nam. Không như căn cứ hải quân cũ ở Du Lâm (thành phố Tam Á, Hải Nam), căn cứ Á Long được chia thành hai phần.
Phía tây là hai ụ cảng 1.000 m dùng cho tàu chiến; phía đông (nằm trên một bán đảo) là khu vực được cô lập với một độc đạo nối nó với phần phía tây. Cụm đông cũng to hơn, với cầu tàu 800m, 4 ụ cảng 230 m và một đường hầm…
Trong một phân xưởng lắp ráp động cơ MTU.
Theo hai tác giả Andrew S. Erickson và Michael Chase trong bài viết trên Proceedings (6/2009), Hải quân Trung Quốc đã có khả năng đóng được tàu ngầm thế hệ thứ hai chạy bằng năng lượng hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Đó là tàu ngầm lớp Jin (Tấn cấp tiềm đĩnh), mạnh hơn so với lớp Xia (Hạ cấp tiềm đĩnh) cũng như các thế hệ trước đó như lớp Thương, lớp Hán và lớp Minh.
Tàu ngầm lớp Tấn (vận tốc 37 km/giớ) có thể trang bị 12 tên lửa đạn đạo JL-2 có tầm bắn ít nhất 7.200 km.
Giới nghiên cứu quân sự Mỹ tin rằng, với "cửa hang" rộng hơn 23 m và cao 19 m, khu vực phía đông của căn cứ Á Long loan đã được thiết kế để làm hậu cứ cho những chiếc tàu ngầm lớp Tấn - vốn có kích thước to (dài khoảng 148 m và rộng 12 m), trong khi căn cứ hải quân Khương Các Trang tại Thanh Đảo, với cửa hang rộng 13 m, chỉ có thể chứa tàu ngầm lớp Hạ.
Ngoài tàu ngầm lớp Tấn, Trung Quốc còn tự sản xuất tàu ngầm lớp Song (Tống cấp tiềm đĩnh). Với thiết kế hình giọt nước, Tống cấp tiềm đĩnh (chạy diesel; vận tốc 22 km/giờ; 75 m x 8,4 m) là thế hệ tàu ngầm Trung Quốc đầu tiên sử dụng chân vịt cánh quạt (bảy cánh); trang bị tên lửa phản hạm YJ-82 có vận tốc khoảng 956 km/giờ (tuy nhiên, loạt thử nghiệm bắn YJ-82 cuối thập niên 90 đều thất bại).
Ngoài lớp Tống, thế hệ tàu ngầm thứ hai Trung Quốc tự chế nữa là Yuan (Nguyên cấp tiềm đĩnh). Chạy điện-diesel, tàu ngầm lớp Nguyên được tin là phiên bản rút tỉa những gì tinh hoa nhất của tàu lớp Tống và tàu Kilo.
Tàu lớp Nguyên được nâng cấp với hệ thống vũ khí hiện đại, có thể phóng ngư lôi, tên lửa phản hạm YJ-8 hoặc thậm chí tên lửa phản hạm siêu thanh 3M-54E Club mua của hãng Nga Novator (vận tốc tối đa có thể lên đến 3.000 km/giờ)…
Hệ thống động cơ lắp cho tàu ngầm lớp Tống và Nguyên, serie MTU 396 SE84, là một trong những loại được dùng phổ biến nhất thế giới đối với hệ thống phát điện tàu ngầm. Mỗi tàu ngầm Trung Quốc có 3 động cơ diesel MTU.
Trong các tập sách in quảng cáo, MTU cho biết, hầu hết 250 trong số các loại động cơ của họ đang được sử dụng trên tàu ngầm khắp thế giới đều có khả năng hoạt động 310.000 giờ. Vài loại còn thích hợp trang bị cho tàu ngầm hạt nhân (sử dụng như trạm phát điện hỗ trợ)…
Quả thực là động cơ diesel tàu ngầm MTU là loại rất tốt. Chúng có thể giảm thiểu tiếng ồn (noise) và tiếng rung (vibration) đến mức tối đa.
Khi dùng motor điện, chúng trở nên "tàng hình" hơn cả tàu ngầm hạt nhân. Hải quân Trung Quốc đã biết thế nào là sự lợi hại của tàu ngầm trang bị động cơ MTU. Năm 2006, một tàu ngầm lớp Tống đã khiến Hải quân Mỹ bất ngờ khi nó trồi lên cách hàng không mẫu hạm Kitty Hawk chỉ 8 km ngoài khơi Okinawa - một khoảng cách hoàn toàn nằm trong tầm bắn của thủy lôi…
Thời điểm hiện tại, tàu ngầm Trung Quốc bắt đầu hoạt động ngày càng mạnh. Số vụ tuần hành của tàu ngầm Trung Quốc đã tăng từ 4 năm 2001 lên 18 chiếc năm 2011 - theo dữ liệu của Cục Tình báo hải quân Mỹ
.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching