X

Wednesday, January 29, 2014

Trung Mỹ và một số vũ khí đối đầu


Trung Mỹ và một số vũ khí đối đầu

Cập nhật: 14:14 GMT - thứ năm, 19 tháng 9, 2013
Máy bay thả bom tàng hình B2 của Mỹ
Máy bay thả bom tàng hình B2 của Mỹ
Tuy mọi thứ liên quan tới quân đội Trung Quốc, dù là thực đơn ăn trưa ở căng tin bộ đội thôi cũng được coi là thông tin tối mật, thì các nhà phân tích phương Tây đôi khi vẫn nhìn trộm được vào bên trong cái kho bí mật đó.
Một trong những thông tin mà họ thu thập được, là chương trình phát triển thiết bị chống lại chiến dịch quân sự Hoa Kỳ ở vùng Biển Đông hay ở khu vực Đài Loan, trang Bấmdefensenews.com viết.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trung Quốc bắt đầu tập trung vào phát triển hệ thống chống tiếp cận/ chống xâm nhập (A2/AD) từ năm 1996, khi Hoa Kỳ đưa hai đội tàu sân bay tới Đài Loan để hỗ trợ Đài Bắc khi Trung Quốc liên tục thử hỏa tiễn nhằm dọa dẫm dân chúng lúc đó chuẩn bị đi bầu cử.
Thế nhưng động thái này của Hoa Kỳ khiến Bắc Kinh giận dữ và từ đó ra sức phát triển hệ thống vũ khí chống Mỹ.
Chương trình đang được phát triển DF-21D là loại tên lửa đạn đạo chống chiến hạm. Đây là loại được coi là hàng độc khi không có quốc gia nào phát triển thành công tên lửa đạn đạo thông thường lại có khả năng nhắm bắn chiến hạm.
Trong lúc đó quan chức Hải quân Mỹ nói đang nghiên cứu các phương thức khác nhau để đánh bại DF-21D cùng với chuỗi hủy diệt.
Một trong những khả năng là thay hệ thống tác chiến điện tử AN/SLQ-32 đã được dùng trên hầu hết các chiến hạm Hải quân Mỹ bằng hệ thống tự động nguyên mẫu SLQ-59.
Thế nhưng các nhà phân tích vẫn không chắc chắn liệu hệ thống mới này có thực sự được phát triển để chống chương trình trên của Trung Quốc, hay chỉ đơn giản là một phần của chương trình cải tiến hệ thống tác chiến điện tử bề mặt của Hải quân Mỹ (SEWIP).
Trở lại Trung Quốc, quốc gia này cũng đang cho phát triển hỏa tiễn chống tên lửa và hệ thống laser để phá hoặc gây thiệt hại tới tên lửa của Mỹ.
Theo một học giả đang nghiên cứu tại Học viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược đặt tại Singapore, Trung Quốc đang thực hiện dự án laser Thần Quang (Shenguang), nén quán tính hợp hạch tạo ra laser năng lượng cao, từ đó sản xuất phản ứng hạt nhân hợp hạch ổn định.
Theo học giả này, chương trình Thần Quang có thể mang lại hai cái lợi cho Trung Quốc: cải tiến vũ khí nguyên tử nhiệt hạch và nâng cấp chương trình vũ khí điều khiển năng lượng laser.
Chiến lược A2/AD của Trung Quốc nhằm đẩy quân đội Hoa Kỳ hoạt động cách xa vùng đất liền và cũng để tránh đối thủ nhòm ngó vào các hoạt động của quân đội Trung Quốc.

Trung Quốc thực sự có gì?

Diễu hành tên lửa dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Quân Trung Quốc
Diễu hành tên lửa dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Quân Trung Quốc
Thế nhưng, hồi tháng 5/2013, trang BấmThời báo Nhật Bản cho đăng một bài khá đầy đủ về loại máy bay chiến đấu X-51A WaveRider, kết quả của cuộc thử nghiệm loại khí cụ bay tối tân, tốc độ cao có khả năng mang vũ khí tầm xa của Hoa Kỳ.
Tác giả bài báo, ông Micheal Richardson gọi WaveRider là nỗi lo lắng của Trung Quốc, và điều này có thể khiến mối mâu thuẫn về hạt nhân giữa các quốc gia càng thêm phức tạp.
Trong cuộc thử nghiệm, chiếc WaveRider được bay trên Thái Bình Dương với vận tốc nhanh hơn tốc độ âm thanh khoảng 5 lần. Máy bay sử dụng hệ thống khí nén vượt âm, và với vận tốc của WaveRider, một chuyến bay với khoảng cách gần gấp đôi Hà Nội – Sài Gòn, có thể chỉ mất chưa đầy 39 phút.
Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu Dự án Quốc phòng Cao cấp (DARPA) cũng đã thử nghiệm loại máy bay có hình như mũi tên Falcon Hypersonic Technology Vehicle 2 (HTV-2).
Đây là loại máy bay không người lái với động cơ tên lửa, có thể di chuyển xuyên qua tầng khí quyển của Trái đất với vận tốc gấp 20 lần vận tốc âm thanh.
"Mọi nỗ lực của Hoa Kỳ khi sử dung các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 hay máy bay thả bom B-2 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống ngầm của Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với công nghệ chống vũ khí tàng hình của Bắc Kinh."
Theo DARPA, mục tiêu đặt ra cho loại khí cụ bay này là “khả năng đến được bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng chưa tới một giờ”.
Đáp lại, Trung Quốc có hệ thống phương tiện quân sự dưới lòng đất vô cùng phức tạp và tối tân.
Defensenews.com viết: “Mọi nỗ lực của Hoa Kỳ khi sử dụng các chiến đấu cơ tàng hình F-22 hay máy bay thả bom B-2 nhằm vô hiệu hóa các hệ thống ngầm của Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với công nghệ chống vũ khí tàng hình của Bắc Kinh.”
Các nhà phân tích cho rằng, kỹ sư Noshir Gowadia, người bị Mỹ kết án năm 2010, và một số kỹ sư khác của tập đoàn Northrop Grumman, đã cung cấp cho Trung Quốc loại tên lửa dẫn đường bằng tia hồng ngoại có khả năng định vị và theo dõi, đồng thời chống lại B-2 và những thông tin cho phép Trung Quốc phát triển hệ thống tên lửa hành trình tín hiệu thấp.
Cuối năm 2011, nhóm nghiên cứu trường Đại học Georgetown dưới sự dẫn dắt của một cựu quan chức lầu Năm góc, cho rằng Trung Quốc có mạng lưới đường hầm chằng chịt dưới lòng đất tới hàng ngàn cây số, làm kho vũ khí đạn dược trong đó có cả vũ khí hạt nhân, theo BấmMail Online đưa.
Nhóm các nhà nghiên cứu dành ra ba năm để dịch các tài liệu quân sự bí mật, rồi dùng một số nguồn khác trên internet và hình ảnh vệ tinh để kiểm chứng.
Theo đó, tỉnh Tứ Xuyên có hệ thống đường hầm dài ít nhất 4.800 km, do Quân đoàn Pháo binh 2 của Trung Quốc - đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ các vũ khí hạt nhân – đào và cai quản.
Báo cáo nghiên cứu dài 363 trang thực chất là bài tập cho các sinh viên trong trường do giáo sư Phillip Karber giao, người từng là nhà chiến lược phòng vệ khá nổi trội của Washington trong thời Chiến tranh lạnh.
Nhiều người tỏ ra nghi ngờ về báo cáo trên, nhưng ông Mark Stokes thuộc Viện nghiên cứu Dự án 2049 về an ninh quốc tế, nói rằng, ít nhất báo cáo cũng cho thấy việc “không rõ Trung Quốc thực sự có gì”.
Và giáo sư Karber đáp lại, “đó chính là vấn đề với Trung Quốc – chỉ có họ mới biết họ thực sự có gì”.

Thêm về tin này

Các bài liên quan

18.09.13
13.09.13
05.09.13

19.09.13

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts