X

Friday, January 24, 2014

"Chiến tranh hạt nhân với Mỹ, TQ sẽ thảm bại chỉ sau 1 giờ"

"Chiến tranh hạt nhân với Mỹ, TQ sẽ thảm bại chỉ sau 1 giờ"

- Quân đội Trung Quốc có thể bị đánh bại trong một cuộc chiến hạt nhân tiềm năng với Mỹ chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ - Tạp chí Expert có trụ sở tại Moscow nhận định.
Các chuyên gia quân sự trên thế giới gần đây cảnh báo rằng Mỹ không nên đánh giá thấp năng lực hạt nhân của Quân đoàn pháo binh số 2 hay lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc. Tuy nhiên, bài viết trên tạp chí Expert của Nga mới đây lại cho rằng rất nhiều công nghệ mà hiện nay quân đội Trung Quốc đang sử dụng đã có từ thời Xô Viết, thậm chí công nghệ tiên tiến nhất của nước này cũng đến từ các chuyên gia hạt nhân Nga và Ukraine, những người đã rời bỏ Tổ quốc sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991.
Trung Quốc vẫn chưa xây dựng được thế "kiềng ba chân" về hạt nhân (bao gồm các máy bay ném bom, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm) để có thể thách thức Mỹ. Cũng theo bài viết, Quân đoàn pháo binh số 2 của nước này cũng không đủ khả năng để cạnh tranh với Mỹ về số lượng đầu đạn hạt nhân. Vì vậy, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ thua trong một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện, quy mô lớn với Mỹ trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ.
Chuyên gia quân sự Vasily Kashin tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (trụ sở tại Moscow) cho biết các tên lửa DF-5 đang được trang bị cho Quân đoàn pháo binh số 2 có khả năng tấn công vào lục địa Mỹ. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc sẽ mất ít nhất 2 giờ đồng hồ để khai hỏa loại tên lửa nhiên liệu lỏng này. Điều đó có nghĩa là nó có thể dễ dàng bị xóa sổ trước khi kịp rời bệ phóng. Trong khi đó, theo Kashin, tên lửa DF-4 Trung Quốc chỉ có tầm bắn 5.500km, không thể vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Bài viết trên tạp chí Expert còn nhận định Trung Quốc đang phát triển ICBM nhiên liệu rắn di động DF-31A với tầm bắn 11.000km, có thể tấn công các thành phố đầu não ở bờ Tây nước Mỹ, trong đó có Los Angeles. Tuy nhiên, Mỹ có ít nhất 2.000 ICBM tiên tiến, với khả năng tương tự DF-31A. Thêm vào đó, cả DF-31 và biến thể khác của nó là DF-31A đều bị giới hạn với một đầu đạn hạt nhân.
Một số nguồn tin cho biết Trung Quốc đang đầu tư các nguồn lực để phát triển ICBM DF-41 với tầm bắn tới 14.000km. Mỗi tên lửa DF-41 có thể mang đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV). Tuy nhiên, theo bài viết, trong tương lai gần, loại tên lửa này chưa thể biên chế cho quân đội Trung Quốc. Sau cuộc thử nghiệm đầu tiên, phải mất khoảng 20-30 năm nữa, Trung Quốc mới có thể triển khai các ICBM này.
  Tàu ngầm Type 094 Trung Quốc
Tàu ngầm Type 094 Trung Quốc
Nhận định về tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094 lớp Jin của Trung Quốc, bài viết cho biết Type 094 được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2 với tầm bắn 8.000km. Thế nhưng, các nhà phân tích của Lầu Năm Góc nhận định khả năng của Type 094 chỉ có thể so sánh với tàu ngầm của Xô Viết trong những năm 1970. Thêm vào đó, sẽ mất khoảng 5 năm nữa, chiếc tàu ngầm Type 094 đầu tiên mới bắt đầu phục vụ trong biên chế Hải quân Trung Quốc.
Trung Quốc cũng có một trung đoàn máy bay ném bom chiến lược H-6K được thiết kế dựa trên oanh tạc cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô (giới thiệu lần đầu tiên năm 1950). H-6K đã được nâng cấp với động cơ D-30KP và tên lửa hành trình CJ-10 nhưng theo bài viết, Trung Quốc vẫn chưa đủ khả năng phát triển đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ hơn để có thể gắn trên máy bay ném bom chiến lược.


Sự mù quáng vô tận

Nguyễn Hưng Quốc
alt
Ở Tây phương, hầu như ai cũng đồng ý ba tên siêu sát thủ hàng đầu của thế kỷ 20 là Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông.

Trong ba người, Hitler là kẻ bị căm ghét nhất và bị lên án nhiều nhất, nhưng thật ra, theo các sử gia, đó lại là người gây ra tội ác ít nhất. Số nạn nhân của những tên siêu sát thủ này thay đổi theo từng tài liệu và từng cách tính, nhưng nói chung, của Hitler là khoảng từ 17 đến 30 triệu; của Stalin là từ 40 đến 62 triệu; của Mao Trạch Đông là từ 45 đến 75 triệu. Nhìn vào con số nào, tối thiểu hay tối đa, Stalin và Mao Trạch Đông cũng đều vượt xa Hitler.

Tất cả các tội ác của Hitler đều được công khai hóa. Ở nhiều quốc gia, không phải việc ca ngợi mà cả việc hoài nghi hay biện bạch cho các tội ác ấy cũng đều bị phê phán gay gắt, thậm chí, bị xem là phạm pháp. Hitler trở thành biểu tượng của cái ác, của tội chống lại nhân loại. Mọi người đều biết điều đó. Và công nhận điều đó.

Tội ác của Stalin được giấu giếm kỹ hơn. Suốt cả mấy chục năm, ông được xem như một vị cha già dân tộc, hơn nữa, một cứu tinh của nhân loại. Nhiều nhà thơ, nhà văn và trí thức nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đua nhau ca tụng và góp phần thần thánh hoá ông. Những lời tụng ca ấy lan đến tận Việt Nam, trong thơ Tố Hữu: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng / Thương mình thương một, thương Ông thương mười.”

Tuy nhiên, sau khi Stalin chết được một thời gian, trong thời xét lại ở Liên xô, một số tội ác của Stalin bắt đầu được vạch trần; đặc biệt, sau khi Liên xô sụp đổ, hầu như toàn bộ những tội ác ấy đều được phanh phui. Người ta thấy Stalin không khác gì một con quỷ dữ. Số nạn nhân bị hành quyết chính thức lên đến cả triệu người. Số người bị chết, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong các trại tù và trại cải tạo lên đến mấy triệu. Số nạn nhân mà người ta không thể đếm hết là số những người thuộc các sắc tộc khác, kể cả người Đức và người Ukraine, bị Stalin ra trục xuất, đày đến những nơi hoang vu hẻo lánh và đầy băng giá, cũng như những người dân bị chết vì đói khát do các chính sách kinh tế và kiểm soát lương thực ngặt nghèo của Stalin. Con số này lên đến vài chục triệu.

Nhận ra sự thật ấy, hầu như ở khắp nơi trên thế giới, người ta đều lên án Stalin. Từ đầu thập niên 1990, khi chế độ Cộng sản ở Nga và Đông Âu cáo chung, rất nhiều bức tượng của Stalin bị giật sập. Tuy nhiên, gần đây, ở Nga, dường như le lói chút xu hướng muốn phục hồi uy tín của Stalin cho một mưu đồ chính trị gì đó. Tượng Statin được dựng lại ở Georgia, quê quán của ông, cũng như ở Moscow, trong quần thể tượng đài tưởng niệm các lãnh tụ Cộng sản. Dù sao, đó chỉ là một chỉ dấu nhỏ. Và nó cũng bị phê phán dữ dội. Một cách chính thức, chưa thấy một tên tuổi lớn nào dám công khai biện hộ cho Stalin.

Còn với Mao Trạch Đông?

Giống như trường hợp của Hitler và Stalin, rất khó biết được chính xác số nạn nhân bị chết dưới tay của Mao Trạch Đông. Họ gồm hai loại chính: Một là những người bị giết chết theo lệnh, trực tiếp hoặc gián tiếp, của Mao (ví dụ trong thời chiến tranh trước 1949, thời cải cách ruộng đất, thời chống xét lại và thời Cách mạng văn hóa) và hai là những người bị chết do các chính sách của Mao gây ra, từ các chính sách thanh trừng trong nội bộ đảng và các chính sách thanh tẩy chủng tộc ở Tibet đến các chính sách kinh tế điên khùng dẫn đến những nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc khiến cả hàng chục triệu người chết.

Ngoài việc giết người trực tiếp và gián tiếp, Mao Trạch Đông còn phạm nhiều sai phạm nghiêm trọng khác đối với đất nước Trung Quốc, trong đó, đáng kể nhất là: Một, phá nát nền văn hóa truyền thống vốn lừng lẫy khắp thế giới trong cả hơn hai ngàn năm; hai, làm kinh tế Trung Quốc hoàn toàn suy sụp và kiệt quệ; và cuối cùng, ba, đẩy cả một tỉ người vào tù ngục của một chế độ độc tài, độc đoán và vô nhân đạo. Trong ba sai phạm ấy, Đặng Tiểu Bình, với chính sách đổi mới từ giữa thập niên 1980, chỉ cứu chữa được hai sai phạm đầu. Còn chế độ độc tài thì vẫn còn đó, đè nặng lên cuộc sống của mọi người. Dù kinh tế phát triển nhanh, Trung Quốc vẫn nằm trong danh sách những nước chà đạp lên quyền làm người một cách trầm trọng nhất. Người dân Trung Quốc, dù no ấm, thậm chí, giàu có hơn, vẫn tiếp tục bị nghẹt thở dưới một chế độ độc đảng hà khắc.

Vậy mà, lạ, trong khi huyền thoại Hitler đã hoàn toàn sụp đổ, huyền thoại Stalin đã sụp đổ gần hết, huyền thoại Mao Trạch Đông tại Trung Quốc hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Cách đây mười mấy năm, đi Hong Kong, và cách đây chỉ có mấy năm, đi Trung Quốc, tôi vẫn thấy các bức tượng Mao nho nhỏ được bày bán đầy trong các tiệm; hình ảnh của ông vẫn xuất hiện đầy trên áo sơ-mi, ly tách và nhiều loại đồ trang trí khác. Bày bán nhiều như thế hẳn là có nhiều người mua, trong đó, có khá nhiều người thuộc giới trẻ. Đến Bắc Kinh, vẫn thấy bức tượng của Mao dựng uy nghi ngay trước cổng Thiên An Môn. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những lời ca ngợi Mao vẫn đầy dẫy.

Nhưng sự sùng bái đối với Mao Trạch Đông được thấy rõ nhất là vào kỷ niệm 120 ngày sinh của ông vào cuối tháng 12 vừa qua. Chính phủ Trung Quốc chi ra cả thảy hai tỉ rưỡi đô la cho việc tưởng niệm (bao gồm cả việc bảo tồn ngôi nhà cũ của Mao cũng như việc trùng tu một trung tâm du lịch ở địa phương). Một bức tượng Mao bằng vàng ròng trị giá 20 triệu bảng Anh được dựng lên để dân chúng đến cúng vái. Cúng vái thực sự. Với nhang khói nghi ngút. Mà số người đến cúng vái như vậy, theo báo chí, lên đến cả mấy trăm ngàn người. Họ ùn ùn kéo về từ mọi miền trên đất nước. Một bài báo đăng trên tờ Telegraph ở Anh chạy tít: “Ở Trung Quốc, Mao Chủ tịch vẫn còn lớn hơn cả Chúa Jesus” (In China, Chairman Mao still bigger than Jesus). Trong bài, ký giả dẫn lời một y tá 23 tuổi: “Mao là một vị thần ở Phương Đông” (Mao is a god in the East).

Thật ra, hiện tượng sùng bái lãnh tụ như vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Sùng bái là tâm lý chung của loài người. Nguyên nhân chính là sự yếu đuối với hai khía cạnh: Một, tâm lý bầy đàn; và hai, ước mơ được “cứu rỗi” qua hình ảnh của thần tượng: người ta hoặc nhìn các thần tượng ấy như giấc mơ của chính mình hoặc hy vọng thần tượng sẽ làm thay đổi đời mình. Ở Tây phương, trong nền văn hóa đại chúng và nặng tính chất tiêu thụ, nhiều người cũng mê mệt với các hoàng tử và các công chúa hay các ngôi sao trong các lãnh vực âm nhạc, điện ảnh, thể thao, v.v… Tuy nhiên, kiểu sùng bái như vậy, về bản chất, khác hẳn kiểu sùng bái lãnh tụ. Người ta có thể mê mệt một ngôi sao trong làng giải trí nhưng không ai sẵn sàng chết hay hy sinh bất cứ thứ gì cho các ngôi sao ấy cả. Trong chính trị, ngược lại, sự sùng bái mang tính chất tôn giáo, do đó, có thể dẫn đến những hành vi tử vì đạo. Mức độ mê muội của sự sùng bái, do đó, lớn, sâu và nghiêm trọng hơn nhiều.

Ở các nước dân chủ, về phương diện chính trị, với các lãnh tụ, người ta có thể ngưỡng mộ, cực kỳ ngưỡng mộ, nhưng không sùng bái, hoặc nếu sùng bái, chỉ là một sự sùng bái có mức độ.

Với tư cách một hiện tượng xã hội, sự sùng bái lãnh tụ hầu như là một tâm lý đặc thù dưới các chế độ độc tài, từ độc tài quân phiệt đến độc tài Cộng sản. Dưới chế độ độc tài quân phiệt, ở Iraq có Sadam Hussein; ở Libya có Muammar Gaddafi; ở Malawi, có Malawi Hastings Banda; ở Togo có Gnassingbé Eyadéma; ở Turkey có Mustafa Kemal Atatürk; ở Turkmenistan cóSaparmurat Niyazov. Nhưng nhiều nhất là dưới chế độ Cộng sản: Ở Liên xô, có Lenin và Stalin; ở Albania, có Enver Hoxha; ở Romania, có Nicolae Ceaușescu; ở Ba Lan, có Józef Piłsudski; ở Việt Nam, có Hồ Chí Minh; ở Bắc Hàn có nguyên cả dòng họ Kim, hết cha đến con rồi đến cháu, hết Lãnh tụ Vĩ đại đến Lãnh tụ Kính yêu; ngay ở Afghanistan trước đây, Nur Muhammad Taraki, theo đòi Cộng sản, cũng tự xưng là một “Lãnh tụ Vĩ đại” và là một “Vì sao ở Phương Đông”, v.v..

Lý do của việc gắn liền giữa chế độ độc tài và sự sùng bái lãnh tụ rất dễ hiểu: Tất cả các chế độ độc tài đều sử dụng sự sùng bái của dân chúng đối với lãnh tụ như một trong những chiến lược chính để xây dựng và bảo vệ chế độ. Không có chính nghĩa và cơ sở pháp lý, họ chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là mê hoặc dân tâm. Biện pháp chính để mê hoặc là tuyên truyền. Nhưng muốn tuyên truyền một cách hiệu quả thì lại cần đến hai điều kiện khác: Một, nắm toàn bộ các phương tiện truyền thông để có thể dập tắt tất cả những tiếng nói khác, đặc biệt, những tiếng nói trái chiều; và hai, trình độ dân trí thấp đủ để có thể tin những lời nói dối trá.

Ở Trung Quốc, sự độc quyền thông tin vẫn tồn tại. Nhưng còn dân trí thấp? Trên nguyên tắc, có cảm tưởng như đó là một nghịch lý. Một đất nước có truyền thống lịch sử và văn hóa huy hoàng đến vậy không thể có dân trí thấp. Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh như vậy cũng không thể có dân trí thấp. Nhưng trên thực tế, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, người ta lại không thể không nói trình độ dân trí của Trung Quốc, nói chung, còn khá thấp.

Thấp nên mới mê tín lâu đến như vậy.

Và vì mê tín lâu nên chế độ độc tài mới kéo dài. Dài triền miên.

Người ta thường nói độc tài đi đôi với ngu dân là vậy.



'Đảng vẫn chưa trưởng thành'

LS Nguyễn Văn Đài
Gửi tới BBC từ Hà Nội
Cập nhật: 09:16 GMT - thứ tư, 22 tháng 1, 2014
Ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Việt Nam đã nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng hơn nửa thế kỷ
Mùa Xuân năm 2014 đang đến với đất nước và dân tộc Việt Nam và cũng là lúc kỷ niệm lần thứ 84 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc.

Bạo lực và nhà tù

Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời được 84 năm, với hơn nửa thế kỷ nắm quyền lãnh đạo đất nước, đã trải qua hai cuộc chiến tranh. Nhưng tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn như một đứa trẻ chậm hiểu, chưa trưởng thành, chưa biết tự bảo vệ quyền lực của mình bằng bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, uy tín. Sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải dựa vào nòng súng, bạo lực và nhà tù của quân đội và công an. Đảng Cộng sản Việt Nam chưa thể duy trì hoạt động của mình bằng sự đóng góp đảng phí của các đảng viên, mà vẫn phải dựa vào tiền thuế của nhân dân để tồn tại.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Những năm trước đây, để duy trì quyền cai trị tuyệt đối của mình, các lực lượng bảo vệ Đảng Cộng sản thường bắt giữ và cầm tù nhiều năm đối với những người hoạt động nhân quyền, những người đối lập. Trước áp lực của cộng đồng quốc tế, nỗ lực đấu tranh của người Việt ở trong và ngoài nước, gần đây việc bắt giữ, cầm tù đã giảm. Nhưng những lực lượng bảo vệ Đảng lại có những hành động theo kiểu lưu manh, côn đồ như cướp tài sản, tài liệu nhân quyền, đánh người, ném chất bẩn vào người, vào nhà của những người hoạt động nhân quyền và đối lập.
Trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì các quyền con người phải được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn, đặt biệt phải tôn trọng những người hoạt động nhân quyền và những lực lượng đối lập. Những người hoạt động nhân quyền sẽ bảo vệ và nói lên tiếng nói của những nhóm thiểu số mà bị phân biệt đối xử trong xã hội, làm cho chính quyền phải quan tâm đến họ và giải quyết các bất công trong xã hội. Từ đó mọi người sẽ được đối xử bình đẳng, xã hội sẽ phát triển hài hòa và tiến bộ.

'Tư tưởng không tiến bộ'

Đảng giữ quyền lực bằng bạo lực và tuyên truyền?
Còn những lực lượng đối lập sẽ giám sát đảng cầm quyền, tạo nên sự cân bằng quyền lực, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực để tư lợi. Những lực lượng đối lập sẵn sàng thay thế đảng cầm quyền khi đảng cầm quyền không còn năng lực và uy tín để lãnh đạo đất nước.
Nguyên tắc của một chế độ dân chủ văn minh là phải có đa đảng, các đảng phái chính trị hoạt động bình đẳng với nhau, được cạnh tranh tự do và công bằng trong các cuộc bầu cử.
Rất rõ ràng là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh đạo đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Ngoài ra cái mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính trị để ứng xử với những công dân và tổ chức đối lập.
Một đất nước, xã hội muốn có được dân chủ, công bằng, văn minh thì phải do một tổ chức, đảng chính trị có tư tưởng dân chủ tiến bộ, có trí tuệ và đạo đức lãnh đạo.
Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại có tư tưởng độc quyền, phi dân chủ, lạc hậu và tham nhũng thì làm sao lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân và đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được.
Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy rất rõ ràng là bản chất và hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là đối lập với bản chất xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.



Khi người Cộng sản phản tỉnh

Tiến sỹ Đoàn Xuân Lộc
Gửi cho BBC Việt ngữ từ London
Cập nhật: 03:21 GMT - thứ năm, 23 tháng 1, 2014
Ông Lê Hiếu Đằng (áo kẻ sọc) trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở TP HCM
Trong thời gian qua có khá nhiều đảng viên và cựu quan chức lên tiếng chỉ trích những bất cập, phi lý, sai lầm của Đảng Cộng sản Việt Nam và kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi để giúp Đất nước tiến tới tự do, dân chủ, giàu mạnh.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Trong số họ, có những người đã công khai từ bỏ Đảng Cộng sản vì họ nhận ra rằng Đảng đã suy thoái biến chất, chỉ lo cho lợi ích của mình và coi nhẹ lợi ích của Đất nước, Dân tộc, Nhân dân.
Một gương mặt tiêu biểu cho những tiếng nói đòi hỏi dân chủ ấy – và có thể nói cũng là biểu tượng cho phong trào dân chủ trong nước – là ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, người vừa qua đời tại thành phố tối hôm 22/1.

Nhận ra ‘Đảng đang biến chất’

Dù biết rằng đâu đó có những người không thích ông Đằng vì ông là một người Cộng sản và từng tham gia phong trào đấu tranh chống chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, nhưng chắc ít ai có thể phủ nhận rằng ông làm vậy chỉ vì ông tin rằng sự dấn thân của mình có thể giúp giải phóng Dân tộc và đưa Đất nước tới tự do, dân chủ.
Có thể nói, ông thuộc thế hệ mà có ai đó gọi là ‘thế hệ Vàng của cuộc Cách mạng Giải phóng Dân tộc, trong sáng, lãng mạn, tràn đầy lí tưởng’.
Và nếu nhìn lại cuộc đời của ông Lê Hiếu Đằng, công việc của ông, những băn khoăn, trăn trở của ông – đặc biệt trong những năm tháng cuối đời, được thể hiện qua ‘Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh’ được ông viết vào tháng 8/2013 – có thể thấy rõ điều đó.
Quả thực, ông là một người rất nặng lòng với Nước, với Dân và là một người ‘Cộng sản’ thực sự.
Khác hẳn với những quan chức ‘cộng sản’ nhưng nhiều ‘tư bản’ – như biệt thự, xe hơi – ở Việt Nam, dù nhiều năm công tác trong Đảng với một chức vị khá cao ông chẳng có tài sản gì đáng giá.
Trong một bài viết kể về chuyện đi thăm ông Đằng khi ông nằm viện được đăng trên trang Bauxite Việt Nam vào tháng 12/2013, một người bạn của ông Đằng là ông Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, đã viết rằng cái nhà ông Đằng ‘chỉ có 3 thước bề ngang đã cho thuê, chỉ sống ở phần bếp đằng sau, không thể để lọt cái quan tài’.
Chính vì một lý tưởng trong sáng và một lối sống minh bạch như vậy, ông không thể chấp nhận khi thấy Đảng Cộng sản ‘trở thành lực cản cho sự phát triển đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân’ như ông nhận định trong tuyên bố bỏ Đảng của mình.
Cũng vì nhận ra rằng ‘đảng’ của ngày hôm nay là một ‘đảng của những tập đoàn lợi ích’, không còn là Đảng mà ông từng biết trước đây, trong những năm tháng cuối đời, ông liên tục lên tiếng chỉ trích đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản. Cùng lúc ông kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đòi dân chủ, tự do và hạnh phúc cho người dân và độc lập cho đất nước.
Chẳng hạn, dù đang lâm trọng bệnh, ông vẫn chấp nhận trả lời phỏng vấn của BBC sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Hiến pháp sửa đổi. Trong cuộc phỏng vấn ấy ông nhận định rằng việc thông qua một bản Hiến pháp như vậy chứng tỏ ‘Quốc hội chỉ là bù nhìn chứ không có thực quyền, phản lại lợi ích quần chúng’.
Chuyện Quốc hội Việt Nam thông qua ‘một Hiến pháp đi ngược lại lòng dân, không có dân chủ, nhất là trong vấn đề ruộng đất’ cũng là ‘là giọt nước làm tràn ly’, khiến ông đi đến quyết định bỏ Đảng.

Trở thành biểu tượng dân chủ

Khi mạnh dạn, công khai lên tiếng đòi dân chủ, tự do, hạnh phúc cho dân, ông cũng đã trở thành một biểu tượng cho phong trào dân chủ trong nước.
Ông Lê Hiếu Đằng đã từ bỏ Đảng Cộng sản
Việc nhiều giới – trong đó các nhân sỹ, trí thức và những ai muốn Việt Nam thay đổi – dành cho ông sự ủng hộ hay bày tỏ sự vui mừng, thán phục mỗi khi ông thẳng thắn đề cập đến các vấn nạn của Đất nước hay mạnh dạn kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi và đặc biệt khi ông quyết định bỏ Đảng Cộng sản và kêu gọi thiết lập một chính đảng mới chứng minh điều đó.
Nhiều người đã bày tỏ lòng quý mến cũng như lo lắng khi biết ông lâm bệnh. Và chắc chắn trong những ngày tới sẽ có nhiều nhân sỹ, trí thức và những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam cũng như hải ngoại sẽ bày tỏ sự thương tiếc, cảm phục và biết ơn ông khi hay tin ông qua đời.
Với họ, trong những năm vừa qua ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cổ vũ dân chủ, tự do, nhân quyền ở Việt Nam. Là một quan chức với 40 năm là đảng viên, có nhiều đóng góp cho chế độ lại nắm rõ nội tình của Đảng, việc ông lên tiếng về các vấn đề đó và đặc biệt quyết định bỏ Đảng của ông chắc chắn đã và đang có nhiều tác động lớn đến phong trào dân chủ.
Đây cũng là điều làm cho giới lãnh đạo Việt Nam cảm thấy khó chịu vì nó còn có tác động rất lớn lên xã hội Việt Nam nói chung và ảnh hưởng đến vị thế, vai trò của Đảng nói riêng.
Việc các báo Đảng – như Nhân Dân, Quân đội Nhân dân và Sài Gòn Giải phóng – đã mở một ‘chiến dịch’ công kích ông Đằng sau khi ông cho đăng bài viết ‘Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh’ và coi những suy nghĩ của ông là ‘những hành vi độc hại của một khuynh hướng tư tưởng sai lầm’ chứng minh điều đó.

Dẫn đến diễn biến hòa bình?

Quan trọng hơn Đảng Cộng sản sợ những tiếng nói và quyết định của ông Lê Hiếu Đằng vì những hành động như thế có thể làm các đảng viên khác phản tỉnh và ‘tự diễn biến’. Đây là một điều mà Đảng luôn lo sợ, thường cảnh báo, chỉ trích và tìm cách ngăn ngừa.
Với những kinh nghiệm từ Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây, có thể Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra rằng ‘đối tượng’ phá hoại Đảng lớn nhất, làm Đảng sụp đổ không phải đến từ bên ngoài mà ngay từ trong Đảng. Vì vậy, Đảng luôn sợ và tìm cách ngăn ngừa mọi ‘diễn biến hòa bình’.
"Chắc chắn nhiều người sẽ không quên ông – một người ‘Cộng sản’ đích thực và là một con người rất nặng lòng với Nhân Dân, với Dân tộc và với Đất nước."
Nếu nhìn lại những gì diễn ra tại Việt Nam trong những năm qua có thể thấy rằng Đảng có ‘lý’, có ‘cơ sở’ để lo sợ như vậy vì xem ra những tiếng nói đối lập trong Đảng hay từ những đảng viên, cựu quan chức ở Việt Nam có tác động lên xã hội Việt Nam nói chung và phong trào dân chủ nói riêng nhiều hơn những tiếng nói từ các nhân vật hay đảng đối lập Việt Nam ở hải ngoại.
Với Đảng Cộng sản – và đặc biệt đối với những lãnh đạo không muốn Việt Nam thay đổi – sự ‘phản tỉnh’ của đảng viên hay ‘tự diễn biến’ trong Đảng là một mối nguy, cần phải ngăn ngừa bằng mọi giá.
Nhưng đối với tiến trình dân chủ của Việt Nam nói chung và với những ai muốn đất nước tiến tới dân chủ, tự do, giàu mạnh đó có thể lại là một tín hiệu vui, đáng mừng. Chẳng hạn, những thay đổi của Miến Điện và những biến động ở các nước Ả Rập và Bắc Phi trong thời gian vừa qua cho thấy việc tự diễn biến không chỉ tốt cho Đất nước, cho Nhân dân mà còn có thể tốt cho cả Đảng.
Vì biết phản tích và biết chấp nhận tự diễn biến, giới tướng lãnh tại Miến Điện đã đưa đất nước này từ bỏ độc tài chuyển sang dân chủ mà người dân không đổ máu, mình có thể chính danh nắm quyền.
Trái lại, vì không biết phản tích, không tự diễn biến, Tổng thống Hosni Mubarak của Ai Cập bị truất phế, Đại tá Moammar Gaddafi của Libya phải chết bi thảm, nhục nhã và hai quốc gia này phải rơi vào xung đột, bất ổn.
Và nếu trong tương lai giới lãnh đạo Việt Nam tự diễn biến và có những thay đổi quan trọng, tích cực như ở Miến Điện hay khi Đất nước thực sự có dân chủ, tự do các thế hệ sau sẽ không quên ông và những đóng góp của ông.
Có thể ông ra đi chưa thực sự an lòng vì bao điều dang dở, vì sau bao năm tháng dấn thân cho lý tưởng, theo và phục vụ Đảng cuối đời thất vọng nhận ra rằng lý tưởng trong sáng, tốt đẹp ban đầu ấy không mang đến kết quả như mình mong muốn, theo đuổi. Nhưng chắc chắn nhiều người sẽ không quên ông – một người ‘Cộng sản’ đích thực và là một con người rất nặng lòng với Nhân Dân, với Dân tộc và với Đất nước.


Vai trò VietinBank trong vụ Huyền Như

Cập nhật: 09:03 GMT - thứ năm, 23 tháng 1, 2014
Bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như bị buộc tội lừa đảo để chiếm đoạt hơn 4.000 tỷ đồng
Tòa án Nhân dân TP. HCM chiều ngày 22/1 đã kết thúc phần tranh luận trong phiên tòa xét xử vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), sau hai tuần làm việc.

Các bài liên quan

Chủ đề liên quan

Chủ tọa Nguyễn Đức Sáu tuyên bố tòa sẽ tạm nghỉ để nghị án. Hội đồng xét xử dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 27/1.
23 bị cáo, trong đó có nhiều người là cựu quan chức, nhân viên ngân hàng, đã phải hầu tòa từ hôm 6/1 trong 'vụ án lừa đảo lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam'.
Vụ án không chỉ thu hút sự chú ý của dự luận trong nước vì tổng mức giá trị tài sản bị chiếm đoạt và số lượng bị cáo cũng như bị hại, mà còn bởi nhiều tình tiết phức tạp, khiến hồ sơ vụ án "nặng hơn 300 kg", theo tiết lộ của chủ tọa Sáu được Thời báo Kinh tế Sài Gòn dẫn lại.

Mức án 'phù hợp'

Nhân vật trọng tâm của vụ án, bà Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro VietinBank Chi nhánh TP.HCM, bị cáo buộc lừa đảo hơn 4.000 tỷ đồng bằng hình thức huy động vốn tại hai chi nhánh Nhà Bè và TP.HCM của Vietinbank.
Bà Như đã dùng số tiền trên để chi trả cho các khoản tín dụng đen mà bà đã dùng để đầu tư thất bại vào bất động sản trong các năm từ 2007 - 2010, ngoài ra còn bỏ túi 43 triệu đô la, theo nội dung cáo trạng.
Bà này đang đối diện với các cáo buộc biển thủ và "làm con dấu giả, tài liệu giả của các cơ quan, tổ chức", với tổng mức án lên tới tù chung thân.
22 bị cáo khác đối diện với các cáo buộc ít nghiêm trọng hơn, trong đó có tội lạm quyền và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trả lời BBC ngày 23/1, Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng luật sư Hoàng Hưng, nói mức án Viện Kiểm sát đề nghị cho bà Như là "hoàn toàn phù hợp".
"Án chung thân là một trong những khung hình phạt cao nhất của Tôi lừa đảo chiếm đoạt theo Điều 139 Bộ Luật Hình sự," ông nói.
"Theo Khoản 4 Điều 139 thì người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt từ 500 triệu trở lên thì đã phải áp dụng từ 20 năm tới chung thân rồi."
"Nhìn về khách thể và việc phạm tội nhiều lần, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, tôi cho là mức án mà Viện Kiểm sát đưa ra là khách quan."

Bảo vệ VietinBank vì 'vốn nhà nước'?

"Hội đồng xét xử và các cơ quan tố tụng thì đang xem xét vì VietinBank đang sở hữu vốn nhà nước rất lớn. Không những cơ quan tố tụng mà bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ sở hữu nhà nước đầu tiên."
Luật sư Hoàng Văn Hướng
Trong thời gian diễn ra tranh luận, các luật sư bảo vệ cho bên bị hại như ngân hàng ACB, các công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, những đơn vị đã gửi tiền vào VietinBank thông qua bà Như, đã yêu cầu VietinBank phải chịu trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý tài khoản của khách hàng và phải bồi thường cho bên bị hại.
Tuy nhiên, theo ý kiến của Viện Kiểm sát, vụ lừa đảo chỉ nên quy trách nhiệm cho cá nhân.
"Việc thiếu kiểm soát, lỏng lẻo trong quản lý của ngân hàng VietinBank chỉ là điều kiện cho bà Như thực hiện mục đích của mình một cách dễ dàng hơn, vì vậy, người phạm tội phải trả lại tài sản chiếm đoạt cho người chiếm giữ, quản lý hợp pháp," nhận định của Viện Kiểm sát được các báo trong nước dẫn lại,
"Việc buộc bà Như phải bồi thường cho các cá nhân và tổ chức đã chiếm đoạt là hợp lý và đúng pháp luật."
Riêng trường hợp ngân hàng ACB, phía công tố cho rằng việc lãnh đạo ACB ủy quyền cho nhân viên gửi tiền vào VietinBank vì "tham lãi suất cao" là "che giấu cho việc làm sai trái".
Theo luật sư Hướng, "VietinBank thì không thể không có vai trò trách nhiệm trong vụ án này".
"Hiện nay các luật sư đang yêu cầu trách nhiệm bồi thường cho bên thiệt hại phải là ngân hàng chủ thể và tôi thấy cũng có những căn cứ nhất định," ông nói.
"Theo những tài liệu chứng cứ và phân tích của các luật sư thì VietinBank rõ ràng đã tham gia như một chủ thể độc lập khi giao dịch về thương mại và tín dụng."
"Tuy nhiên Hội đồng xét xử và các cơ quan tố tụng đang xem xét vì VietinBank đang sở hữu vốn nhà nước rất lớn. Không những cơ quan tố tụng mà bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ sở hữu nhà nước đầu tiên."

'Nạn nhân của sếp'

Luật sư Hoàng Văn Hướng nói VietinBank đã tham gia như một chủ thể độc lập khi giao dịch về thương mại và tín dụng
Nhiều bị cáo là cấp dưới, người thân của bà Như bị quy là đồng phạm với bị cáo này hôm 22/1 cũng đã xin giảm án với lý do bị bà Như lợi dụng lòng tin.
Bình luận về điều này, luật sư Hướng nói "tôi nghĩ tội hình sự thì nười ta không quy cho một tổ chức nên đương nhiên không khởi tố một tổ chức nào."
"Người ta cụ thể hóa hành vi phạm tội và cá thể hóa hình phạt ở mỗi phiên tòa, đó là nguyên tắc."
"Một số bị cáo đã khai nhận, đưa ra quan điểm là đã thực hiện theo quy trình, theo chỉ đạo của cấp trên. Nhưng rõ ràng khi xem xét xử lý vai trò trách nhiệm của các bị can, bị cáo thì phải làm rõ là cấp trên là ai, và đã chỉ đạo bằng văn bản, tài liệu chứng cứ nào?"
"Hiện tại thì người ta đang củng cố hồ sơ vụ án theo hướng là các bị cáo đồng phạm của Vietinbank đã làm trái quy định."
"Còn những bị cáo mà muốn chứng minh mình không phạm tội hoặc phạm tội theo chỉ đạo của cấp trên để giải quyết vụ án theo một hướng khác thì rõ ràng việc đó phải có tài liệu chứng cứ."
"Bất kể ở đâu, trong nguyên tắc chứng minh tội phạm hình sự thì người ta trọng chứng hơn trọng cung."
"Hiện nay theo tôi theo dõi ở phiên tòa thì những tài liệu chứng cứ để nói là có chỉ đạo từ bên trên thì chưa rõ ràng, hoặc có thể nói là không có trong hồ sơ, nên việc xử lý sẽ rất khó khăn".



Khánh thành đền thờ Lê Duẩn, Cựu TBT/đảng CSVN
                                                                    Posted by Chinh Luan on Jan. 23, 2014

                             
Hoàng Thanh Trúc (Chinhluan) Những ngày tháng cuối năm, theo phong tục tập quán Việt Nam, trong mọi người chúng ta, vì đạo lý tri ân (nhớ ơn) hay dành một phần tâm linh hướng về người thân đã khuất và cho những người vị quốc vong thân.
Mới đây, chắc củng trong chiều hướng ấy, hướng về người vị quốc vong thân nên ngày 18 tháng 1 năm 1974 ông CT/Nước Trương Tấn Sang đã đến xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cắt băng khánh thành một cái đền thờ xây dựng trị giá tới 5 tỷ đồng cho một nhân vật quá cố có tên Lê Duẩn cựu TBT/đảng CSVN (*) mà nói theo người xưa “trâu chết để da, người ta chết để tiếng” ông ta đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tiếng nói bất hủ của ông là: Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô” 

Từ câu nói như quân lệnh chỉ đường ấy mà hàng triệu thanh niên hai miền Nam Bắc Việt Nam đã nằm xuống, 
một nửa chết vì chống lại và một nữa chết vì muốn nhuộm đỏ miền Namtheo lệnh của đảng CSVN và quốc tế CS, Liên xô và Trung Quốc.
Đền thờ trị giá 5 tỷ cho kẻ tuyên bố: “Ta vào Nam nổ súng là đánh cho Trung Quốc, đánh cho Liên Xô”.
Hình như nhờ xương máu Việt Nam như trải đường đó mà Liên Xô từ CS/XHCN mới tiến lên được dân chủ đa nguyên, đa đảng, như phương Tây hiện nay.
Còn Trung Quốc củng nhờ đó mà nới rộng lãnh thổ về phương Nam, đưa Ải Nam Quan vào viện bảo tàng và nhất là nhờ xương máu Việt Nam quét Mỹ đi nên 
Trung Quốc có điều kiện rảnh tay một mình một cõi “giải phóng” luôn Hoàng Sa và Biển Đông của Việt Nam!
Và chính ông ta (Lê Duẩn) củng có một sáng kiến rất thực dụng, ngoài phân xanh, phân chuồng, phân bắc, thì ông vận dụng sáng tạo thêm một thứ phân nửa là phân “người chết” để sau 30 tháng 4/1975 kết thúc chiến tranh đích thân ông ký giấy chỉ đạo lùa gần nữa triệu sĩ quan công chức chính phủ miền Nam vào rừng sâu núi thẳm “cải tạo” 1/3 số tù nhân đó thành “phân người” vùi xuống đất bón trực tiếp cho xanh cây lá.
Người dân Việt Nam muốn hỏi ngài CT/Nước Trương Tấn Sang rằng: Đó có phải là công lao to lớn “vì tổ quốc Việt Nam” hay không? Mà cái đền thờ của ông Lê Duẩn toàn là gỗ quí hảo hạng, tượng của ông ta đúc bằng đồng nặng tới hàng tấn?
Ngược lại - cũng trong ngày này (18 và 19 tháng 1) tại thủ đô Hà Nội, nhân dân thương tiếc tưởng nhớ 74 đồng bào anh em chiến sĩ miền Nam, đã anh dũng hy sinh vì chống lại quân TQ xâm lược trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Nhưng suốt 40 năm “nhà nước, đảng ta” không có lấy một bát hương tưởng niệm thì lại bị CA/AN chìm nổi đàn áp, phá đám, hành hung và khủng bố mà họ không giải thích là tại sao?.
CA/AN phá đám, ngăn cấm đồng bào tưởng niệm Liệt Sĩ Hoàng Sa.
Chắc chắn trong 180 quốc gia thuộc LHQ không có quốc gia nào (trừ duy nhất CSVN)cấm đoán công dân mình tôn vinh liệt sĩ hy sinh vì chống xâm lược.
Thưa ông CT/Nước Trương Tấn Sang! Chẳng lẽ bắn giết đày đọa đồng bào anh em mình theo lệnh CS Nga và CS Tàu, tạo điều kiện cho Tàu xâm lược là có công với Tổ Quốc.Còn nằm xuống xả thân hy sinh vì biển đảo cương thổ của cha ông lại là những tội đồ?
Chỉ vô tri vô giác như loài tôm, loài sò, thì cứt mới lộn ngược lên đầu như vậy! Thưa ngài CT/Nước.


Cúm gia cm H5N1 tái xut hin ti Vit Nam

Cúm gia cầm tái phát vào lúc Việt Nam chuẩn bị ăn Tết (DR)
Cúm gia cầm tái phát vào lúc Việt Nam chuẩn bị ăn Tết (DR)

Thanh Hà

Ln đu tiên t 9 tháng qua, mt bnh nhân Vit Nam thit mng vì cúm gia cm. Theo B Y tế Vit Nam nn nhân là mt người đàn ông 52 tui, quê quán ti Bình Phước, đã t trn ngày 18/01/2014 va qua sau khi được điu tr ti bnh vin Thành ph H Chí Minh.

Ti ngày 20/01/2014, thông cáo ca b Y tế Vit Nam đã cho biết các thông tin trên. Các gii chc y tế Vit Nam kêu gi dân chúng đ cao cnh giác phòng bnh. Cúm gia cm tái phát ti Vit Nam vào thi đim dân chúng trong nước chun b đón Tết Giáp Ng.
K t năm 2003 ti nay, vi rút H5N1 đã lây nhim sang 649 người ti 15 quc gia trên thế gii và là nguyên nhân gây t vong cho 385 người. Theo T chc Y tế Thế gii, Vit Nam là mt trong nhng quc gia b lây nhim nghiêm trng nht trong khu vc Đông Nam Á vi 63 người thit mng vì cúm gia cm.
Tuy nhiên, vn theo cơ quan y tế đa quc gia này, trong nhng năm gn đây dch bnh đã tái phát mt cách thưa tht hơn ti Vit Nam. Ngược li, đi vi nước láng ging sát cnh là Cam Bt, vào năm ngoái Phnom Penh thông báo có 13 ca t vong, trên tng s 26 người b nhim H5N1. Cam Bt là nơi dch bnh bùng phát mt cách đáng quan ngi nht trong năm 2013.



Xem Video này để thấy sự tàn bạo của bọn 
cọng sản Tàu đối xử với những bộ đội Bác
Hồ mà ngày nay CS Hà Nội quyết 
chí bám gót giày Trung cộng để được vinh thân!


  
  https://www.youtube.com/watch?v=GwhBJ6Y-Aks

__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts