Thổ
chơi dại, kế hoạch Mỹ bị bể mánh
Lữ
Giang
Chiến lược “Một Trung Đông Mới” của Hoa Kỳ
được Thổng Thống Bush công bố ngày 17.8.2006 để chận đứng sự vùng dậy của khối
Hồi Giáo gây thảm họa cho thế giới, trong đó có hai kế hoạch chính: Kế hoạch
thứ nhất là thanh toàn các lãnh tụ Hồi Giáo chủ trương tái lâp một đế chế Hồi
Giáo như đế chế Ottoman trong lịch sử, đó là Saddam Hussein, Gaddafi, Mubarak
và Assad. Kế hoạch thứ hai là phân chia 5 quốc gia Hồi Giáo trong vùng trung
tâm thành 14 quốc gia để phân tác sức mạnh của khối Hồi Giáo. Đây là chiến lược
đã được chúng tôi đã trình bày nhiều lần và Hoa Kỳ đang áp dụng mọi thủ đoạn,
kể cả những thủ đoạn dã man nhất, để thực hiện cho bằng được. Các diễn biến tại
Trung Đông trong những năm gần đây và hiện nay đang nằm trong chiến lược đó.
Nếu không đặt các biến cố đang xảy ra ở Trung Đông vào trong bối cảnh đó, chúng
ta khó biết được chuyện gì đang xảy ra và nó sẽ đi tới đâu.
BA BIẾN CỐ ĐANG XẢY RA
Từ tháng 9 đến nay, có ba biến cố lớn đang đẩy thế giới vào một
giai đoạn cực kỳ nguy hiểm:
Biến cố thứ nhất: Lùa dân ra khỏi vùng phía Bắc Syria rồi
oanh tạc ồ ạt và cho các lực lượng đối kháng, đứng đầu là ISIS, đánh chiếm thủ
đô Damacus và lật đổ Tổng Thống Assad. Kế hoạch này đã bị Nga ngăn chận với hậu
quả là nhiều nước, nhất là các nước ở Âu Châu, phải đón nhận trên 3 triệu người
di dân từ Trung Đông.
Biến cố thứ hai: Hôm 13.11.2015 ISIS đã mở cuộc tấn công
đẫm máu tại Paris khiến dư luận bang hoàng và lên tiếng đòi phải thanh toán
ISIS bằng mọi giá. Tổng thống
Pháp Hollande tuyên bố rằng ISIS đã đứng đằng sau các vụ tấn công và phải chịu
trách nhiệm về "hành vi chiến tranh". Còn Tổng thống Mỹ Obama nói
rằng cuộc tấn công khủng bố tại Paris là “một cuộc tấn công vào nhân loại”.
Ông nhấn mạnh. “Chúng tôi sẽ hợp tác với Pháp để truy lùng những kẻ thủ ác và
đưa chúng ra đối mặt với công lý”. Phải chăng tình thế mới đã buộc Mỹ phải thay
đổi chiến thuật?
Ngày 16.11.2015 quân đội Mỹ
đã cho các chiến đấu cơ ném bom đoàn xe chở dầu lậu của ISIS ở Syria, có 116 chiếc đã bị phá hủy. Chớp thời cơ, ngày 18.11.2015 Nga cho các máy bay chiến đấu đang có tại Syria mở
cuộc truy lùng các xe chở dầu của ISIS, bắn cháy một đoàn xe dài khoảng 5km. Thượng Tướng Andrei Kartapolov của Nga cho
biết: "Chỉ trong vài ngày đầu tiên, không quân Nga đã phá hủy khoảng 500
xe chở dầu”.
Biến cố thứ ba: Hôm
24.11.2015, oanh tạc cơ Su-24 của Không quân Nga đã bị 2 chiến đấu cơ F-16 của Thổ
bắn rơi. Bây giờ hai bên đang cãi nhau về chuyện vi phạm biên giới. Ngoại trưởng
Nga Sergei Lavrov cho rằng “hành
động bắn rơi chiếc Su-24 của Ankara rõ ràng đã được lên kế hoạch từ trước
nhằm mục đích khiêu khích Moscow”, trong khi một số nhà phân tích cho rằng Thổ
đã trúng kế Nga. Ông Ramzan Kadyrov, Tổng thống Chesnia, cho rằng
Thổ Nhĩ Kỳ “sẽ phải hối hận trong thời gian dài” vì đã bắn hạ máy bay
Su-24 của Nga.
Ở đây chúng tôi xin tạm gác lại tài liệu của Cơ Quan An Ninh Quốc
Gia Hoa Kỳ (US National Security Agency) nói về lá
bái ISIS của Hoa Kỳ, Do Thái và Anh do
điệp viên Edward Snowden tiết lộ. Chúng tôi chỉ nói về nguyên nhân của vụ bắn
rơi chiếc Su-24 của Nga với những hậu quả nghiêm trọng có thể bắt buộc Hoa Kỳ
phải thay đổi chiến thuật tại Trung Đông.
TƯƠNG QUAN GIỮA NGA VÀ THỔ
Trong lịch sử, giữa Nga và Thổ đã có nhiều cuộc đụng chạm kéo dài
nhiều thế kỷ, nhất là cuộc chiến Nga – Thổ từ 1806 đến 1812, nhưng trong những
năm gần đây quan hệ giữa hai nước đã trở nên sáng sủa, hai bên đã có những hợp
tác khá chặt chẽ. Chế độ miễn visa xuất nhập cảnh đã được áp
dụng. Mỗi năm có khoảng 3 triệu người Nga đến Thổ du lịch hay ăn chơi.
Về thương mại, Moscow
là đối tác lớn thứ hai của Ankara và 60% lượng khí đốt của nước này
đến từ Nga. Hợp tác thương mại giữa hai bên đã lên đến 32,7 tỷ USD, thậm chí
hai bên còn hướng đến mục tiêu tăng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ
USD vào năm 2020.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng
đã ký kết một loạt các thỏa thuận về năng lượng chiến lược quan trọng. Một
trong số đó là dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”, đó là xây dựng một hệ thống đường
ống mới dẫn khí đốt từ Nga sang Thổ, và sau đó là sang thị trường châu Âu tiềm
năng. Nga cũng đã ký hợp đồng xây dựng nhà máy hạt nhân cho Thổ trị giá 20 tỷ
USD.
Nhưng kể từ khi Nga đưa quân vào Syria, tình hình trở nên căng
thẳng vì có sự đụng chạm giữa Nga và Thổ về việc xử dụng đường biên giới kéo
dài hơn 800km giữa Syria và Thổ và phần đất ở phía bắc Syria đang do Thổ chiếm
giữ.
TẠI SAO BẮN RƠI CHIẾC Su-24?
Có ba lý do khiến Thổ bắn rơi chiếc Su-24 của Nga
1.- Thổ lập “vùng cấm bay” trên đất Syria.
Từ tháng 6/2012, sau
khi một tên lửa phòng không của Syria bắn rơi một chiến đấu cơ F-4 của Thổ đi lạc
vào không phận Syria, với sự yểm trợ của Mỹ, Thổ tuyên bố lập vùng đệm phòng không ngay bên trong
lãnh thổ Syria sâu 8km, tính từ biên giới giữa hai nước. Không quân Thổ sẽ
xem bất cứ mục tiêu nào tiến vào khu vực này đều là kẻ thù và có thể bị bắn hạ.
Đây là hành động kiểu “ông cố nội”, nhưng lúc đó Syria đang quá yếu nên không
thể phản kháng được.
Ngày 23.3.2015, các
chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một chiếc MIG-23 của Không quân
Syria tại khu vực không phận Yayladagi, phía đông cửa khẩu Kasab của Syria.
Chiếc MIG-23 rơi xuống khu vực trong lãnh thổ Syria cách biên giới khoảng
1.200m. Nhưng sau khi đổ quân vào
Syria, Nga không chấp nhận “vùng cấm bay” do Thổ ấn định. Hôm 2.10.2015
Thổ đã nổi giận và cảnh cáo Nga khi một chiến đấu cơ Nga đã bay vào “vùng cấm
bay” 8km do Thổ áp đặt.
2.- Biến phần đất Bắc Syria thành đất Thổ
Ngoài việc áp đặt “vùng
cấm bay”, Thổ còn muốn biến vùng phía Tây Bắc Syria đang do lực lượng
thổ dân Turkmen chiếm đóng thành đất của Thổ. Thổ đã cung cấp vũ khí và hậu thuẫn cho
nhóm này chống lại Tổng thống Assad. Hôm 24.11.2015, sau khi chiếc Su-24 bị
bắn rơi, chính phiến quân này đã bắn hai phi công Nga khi họ nhảy dù ra khỏi
máy bay, khiến một người bị tử thương.
Các nhà phân tích cho rằng Tổng
thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ vốn mơ mộng sự sụp đổ của chế độ Assad và chờ đợi cơ hội kiểm soát lãnh thổ
Syria vốn đã có một thời thuộc về Đế chế Ottoman. Chỉ vài tháng trước, ông
tưởng rang giấc mơ đó sắp thành sự thật!
3.- Bảo vệ con đường giao thông huyết mạch
Đoạn đường biên giới dài
khoảng 200km giữ Syria và Thổ nằm ở phía Đông là con đường huyết mạch được Thổ
và Hoa Kỳ dùng làm đường vận chuyển quân và võ khí cho phiếm quân ở Syria. Đây
cũng là con đường ISIS dùng để giao thông với bên ngoài và đưa dầu lậu qua Thổ
bán. Trên 3 triệu người Syria cũng đã được lùa qua con đường này để tràn vào Âu
Châu.
Khi đổ quân vào Syria, Nga
nhận thấy nếu không chận đứng được “sinh lộ” này của phiếm quân, nhất là của
ISIS, không thể bảo vệ chế độ Asaad và giữ phần đất còn lại được. Nga đã cho
lập một căn cứ không quân lớn ở tỉnh Latakia cách biên giới phía bắc chỉ 50km.
Nga cũng đã oanh tạc các năn cứ của thổ dân Turkmen, nhưng chưa giám đụng đến
“sinh lộ” của phiếm quân vì sợ mất lòng Thổ và Hoa Kỳ. Phải có một biến cố nào
đó tạo áp lực mạnh mới hành động được. Và hai biến cố đã đến: Biến cố Paris
ngày 13.11.2015 và biến cố Thổ bắn rơi chiếc Su-24 của Nga đã tạo lý do chính
đáng cho Nga phong tỏa biên giới Thổ - Syria.
NGA ĐÃ CHỚP THỜI CƠ NGAY
Sau
vụ chiếc Su-24 bị bắn rơi, Nga chớp thời cơ ngay. Tổ chức Giám sát Nhân quyền
Syria (SOHR) cho biết chiến đấu cơ Nga đã tăng cường không kích vào vị trí
phiến quân ở miền Bắc và Đông Bắc tỉnh Aleppo – Syria, gần biên giới Thổ. Các mục tiêu bao gồm vị trí của ISIS
tại thị trấn Manbej, Đông Bắc Aleppo và các ngôi làng của người Turkmen ở phía
Bắc tỉnh Latakia, gần biên giới Thổ. Kênh truyền hình Arab
al-Mayadeen ngày 27.11.2015 loan tin các chiến đấu cơ của Nga đã tấn công một
đoàn xe chở vũ khí từ Thổ tới căn cứ của lực lượng nổi dậy ở Bắc Syria qua cửa khẩu Bab al-Salameh trên biên
giới Thổ - Syria. Các xe này chuyển hàng tới cho Mặt trận al-Nursa của
al-Qaeda, và Phong trào Ahrar al-Sham.
Hãng thông tấn CNN cho biết ngày 26.11.2015 Nga đã chuyển hệ thống tên lửa
phòng không S-400 tới căn cứ Latakia tại Syria cách biên giới Syria – Thổ chỉ có 50km.
Như vậy Nga có thể “đóng sập” không phận Syria và chỉ những máy bay nào có
thông báo trước mới vào Syria được. Đó là một tai hại lớn lao do Thổ tự gây ra
cho chính mình. Thổng Thống Thổ Erdogan đã than: “Tôi ước điều đó chưa từng xảy ra và
sẽ không lặp lại.”
CHUYỂN BUÔN DẦU LẬU GIỮA ISIS VÀ THỔ
Hiện nay, Tổng thống Thổ
Erdogan đang cãi cọ với Tổng Thống Putin về chuyện Thổ có buôn dầu lậu với ISIS
hay không. Cuộc cãi lộn này cũng gióng như cuộc cãi lộn giữa Việt Tân và
Frontline về vụ 5 ký giả Việt Nam đã bị ám sát, cãi chỉ để khỏa lấp
công luận mà thôi.
Ông Putin không phải là
người đầu tiên tố cáo Thổ buôn bán dầu lậu với ISIS. Các ký giả Tây phương đã
mở cuộc điều tra và công bố tài liệu về vấn đề này từ lâu rồi. Không phải chỉ
có Thổ mua dầu của ISIS với giá rẽ để bán lại kiếm lời, Irak và Syria cũng đã
mua dầu của ISIS để dùng, vì giá dầu ISIS thường chỉ bằng nữa giá dầu trên thị
trường.
Tài liệu nói về Thổ
trục lợi bằng cách buôn bán dầu lậu của ISIS rất nhiều, nhưng chúng tôi thấy
bài “Fuelling Isis Inc” của Borzou Daragahi và
Erika Solomon đăng trên tạp chí Financial Time của Anh số ra ngày 21.9.2014
và bài phân tích dưới đầu đề “Isis Inc: how oil fuels
the jihadi terrorists” của Erika Solomon ở Beirut, Guy Chazan và Sam
Jones ở London đăng trên tạp chí Financial Time ngày 14.1.2015,
đã tóm lược đầy đủ nhất. Sau đây là vài nét chính:
Nguồn thu nhập chính
của ISIS là buôn lậu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ ở những cánh đồng dầu mỏ
mà chúng đang kiểm soát rồi đưa đến các nhà máy lọc dầu của người Kurd và
Jordan dể lọc, qua trung gian của Thổ , sau đó đem bán với giá thấp hơn 2
hay 3 lần so với giá thị trường. Mỗi ngày, ISIS thu được khoảng từ 3 đến 3,5
triệu USD từ việc bán dầu mỏ. ISIS đã thành lập Tập Đoàn Dầu Mỏ Quốc Gia để phụ
trách công việc này.
Hôm
28.11.2015, ông Mowaffak Rubaie - một chính trị gia và là cựu cố vấn an ninh
quốc gia Iraq – đã nói với hãng thông tấn Sputik News rằng nguồn thu từ buôn
dầu và khí đốt "chính là dưỡng khí nuôi sống IS".
Ông cho biết: "Trong
vòng 8 tháng qua, chúng (IS) đã bán 800 triệu USD dầu và khí đốt trên thị
trường chợ đen ở Thổ với giá bằng 1/2 giá thị trường,"
Các trang mạng xã hội
đã đăng tải nhiều tấm hình của Necmettin Bilal - con trai của Tổng thống Thổ Erdogan
- đi ăn tối trong một nhà hàng tại Istanbul với một thủ lĩnh IS, một tên được
cho là đã dính líu đến các vụ thảm sát người dân Syria ở Homs và Rojava.
Hồi tháng 10/2015, ông
David Cohen, Thứ trưởng phụ trách về Tình báo Tài chính và Chống khủng
bố của Mỹ cho biết ISIS đang kiếm được 1 triệu USD/ngày chỉ từ việc bán dầu mỏ
lậu. ISIS có rất nhiều tiền, hàng trăm triệu hoặc thậm chí hàng tỷ USD từ việc
buôn bán dầu lậu. Chúng được bảo vệ bởi cả một đội quân hùng hậu của một quốc
gia.
Ngày 3.12.2015, Nga đã công bố những hình ảnh chụp từ vệ
tinh cho thấy các tuyến đường chở dầu giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Nga cũng khẳng
định có bằng chứng cáo buộc Tổng thống Thổ Erdoga và gia đình có liên can tới
các giao dịch tài chính với tổ ISIS. Trong bài “ISIS Oil” công bố ngày 3.12.2015, Giáo
sư Vijay Prashad, một nhà nghiên cứu lịch sử Á Châu của Mỹ, đã mô tả
khá rõ ràng đường dây chuyển dầu lậu của ISIS qua Thổ đến cảng Ceyhan của Địa
Trung Hải. Chúng tôi sẽ trình bày sau.
Chắc chắn nhà cầm quyền
Mỹ cũng đã biết chuyện buôn bán dầu lậu này nhưng làm ngơ vì hai lý do: Lý
do thứ nhất là nguồn tài chánh này đã trợ giúp cho cả ISIS lẫn Thổ
trong “sứ mạng” tiêu diệt Assad. Nếu đập bể “nồi cơm” của họ, ai sẽ tiếp tay
cho Mỹ? Lý do thứ hai là nguồn dầu lậu hạ giá này sẽ làm cho
giá dầu trên thị trường quốc tế xuống thấp, gây khó khăn cho kinh tế Nga.
Bài
“Fuelling
Isis Inc” nói
trên có trích dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói: “Chúng bơm dầu rồi bán để tài trợ cho các
thủ đoạn dã man, cùng với hoạt động bắt cóc, ăn cắp, bảo kê và hỗ trợ từ nước
ngoài.” Nhưng khi được hỏi liệu
chính quyền Mỹ có xem xét khả năng oanh tạc các mỏ dầu hay nhà máy lọc dầu do
ISIS kiểm soát hay không, ông Kerry đáp: “Tôi chưa nghe sự phản đối nào.” (I have not heard any objection)!
HOA KỲ ĐÀNH BỎ ISIS?
ISIS được thành lập vào khoảng tháng 2 năm
2014. Mỹ và đồng minh bắt đầu oanh tạc ISIS kể từ 7.8.2014 cho đến nay, tình ra
đã có trên 10.600 phi vụ, nhưng ISIS không chết mà ngày càng mạnh lên. Ký giả Hafsa
Kara-Mustapha -
một nhà báo Anh chuyên về Trung Đông – đã viết: "Không
ai hiểu tại sao chiến dịch không kích rầm rộ của Hoa Kỳ và hơn 60 đồng minh
chẳng tác động được gì đến khả năng khai thác dầu mỏ của IS?". Nhưng
sau đó ông đã
tìm ra câu trả lời khi nói rằng "kể từ khi bắt đầu chiến dịch của Nga trong
hơn 3 tuần gần đây, chúng tôi mới nhìn thấy cơ hội làm suy yếu vị thế của IS
cũng như khả năng của chúng trong việc khai thác ‘vàng đen’ - nguồn thu
quan trọng để tài trợ cho hoạt động khủng bố.” Quả thật trong hơn
một năm qua, Mỹ không đụng đến “nguồn
sống” của ISIS là các mõ dầu và đoàn xe chở dầu lậu đi bán hàng ngày với ý định
sẽ dùng ISIS để hạ Assad, vì trong đám loạn quân ở Syria hiện nay không tổ chức
nào làm được chuyện đó.
Nay
những thảm họa mà ISIS đã gây ra quá lớn, nên Mỹ phải đồng ý với các cường quốc
Tây phương là Pháp, Anh và Đức về thanh toán ISIS. Ngày 3.12.2015, sau khi được
Hạ viện Anh cho phép không kích với 397
phiếu thuận và 223 phiếu chống, các chiến đấu cơ phản lực Tornado của Anh đã
đi oanh tạc ngay các bãi dầu ở Omar của ISIS ở Syria. Như vậy Hoa Kỳ bị bắt
buộc phải bỏ rơi ISIS và đi theo các cường quốc đồng minh. Kế hoạch
lật đổ Assad vẫn được duy trì, nhưng được Obama “bán cái” cho Tổng Thống Mỹ
nhiệm kỳ tới.
Ngày 3.12.2015
Lữ Giang
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching