X

Friday, November 6, 2015

Cơn ác mộng của Trung Quốc: Nhật Bản có vũ khí hạt nhân


 

Cơn ác mộng của Trung Quốc: Nhật Bản có vũ khí hạt nhân
                                                                                            Vy Lam - 02/11/2015

Theo nhà phân tích Kyle Mizokami, mặc dù có ác cảm với vũ khí hạt nhân nhưng Nhật Bản hoàn toàn có thể sản xuất thứ vũ khí này trong trường hợp cần thiết.

Dưới đây là nội dung bài viết của nhà phân tích Kyle Mizokami trên tạp chí National Interest (Mỹ):
Một đất nước Nhật Bản trang bị vũ khí hạt nhân – đây có lẽ là cơn ác mộng lớn nhất đối với Trung Quốc.

Bởi lẽ điều đó sẽ khiến tình hình an ninh của Trung Quốc phức tạp hơn nhiều so với hiện tại, đồng thời buộc Bắc Kinh phải xem xét lại học thuyết hạt nhân và tăng cường kho vũ khí nguyên tử của mình.
Cần phải nói rõ rằng, Nhật Bản không có ý định sản xuất vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, nước này có ác cảm lớn đối với thứ vũ khí từng dội xuống 2 thành phố của họ.
Nhật Bản có lẽ phải rơi vào tình cảnh rất khủng khiếp mới đưa ra một lựa chọn quyết liệt và tốn kém như vậy.

Khung cảnh hoang tàn sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Khung cảnh hoang tàn sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản


Trong khi đó, Trung Quốc cũng không có ý định khiêu khích Nhật Bản sản xuất vũ khí hạt nhân.

Chính sách “không sử dụng trước” vũ khí hạt nhân của Trung Quốc một phần nhằm trấn an Nhật Bản rằng, nếu Trung Quốc không bị tấn công trước bằng vũ khí hạt nhân thì nước này sẽ không sử dụng tới chúng nếu có chiến tranh.
Tuy nhiên, nếu gác sang một bên nỗi ám ảnh hạt nhân và việc chưa có nhu cầu cấp bách ở hiện tại thì không có lý do gì mà Nhật Bản – quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới – lại không thể sản xuất vũ khí hạt nhân.

Vậy năng lực răn đe hạt nhân của Nhật Bản sẽ như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu bộ ba hạt nhân truyền thống, gồm tên lửa đạn đạo trên bộ, máy bay ném bom chiến lược, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo và xem xét mức độ thích hợp của chúng đối với tình hình của Nhật Bản.

Có thể đặt tình huống Nhật Bản chỉ lựa chọn đầu tư vào một thành tố trong bộ ba này. Ngoài ra, chúng ta có thể giả định số vũ khí hạt nhân là khoảng 300.
Với mật độ dân cư đông đúc của Nhật Bản, cuộc tấn công vào một nhóm nhỏ các thành phố có thể gây thương vong cho phần lớn dân số của quốc gia này.
Vì thế, để đối phó với đối thủ lớn như Nga hay Trung Quốc, Nhật Bản cần có khả năng gây ra những thiệt hại tương tự.

* Tên lửa trên bộ
Nhật Bản có thể đầu tư phát triển tên lửa trên bộ với số lượng nhỏ, mỗi tên lửa có thể mang một hoặc nhiều đầu đạn hạt nhân.
Các tên lửa này có thể được triển khai trong các silo, như loại Minuteman III của Mỹ, hay trên các bệ phóng di động như RS-24 Yars của Nga.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Nhật sẽ có kích cỡ nhỏ hơn, không cần nhiều nhiên liệu và tầm bắn xa tới mức có thể vươn tới Bắc Mỹ.
Chúng chỉ cần có khả năng vươn tới tất cả các mục tiêu tại Trung Quốc, phần châu Âu của Nga và Trung Đông là đủ.

Cuối cùng, Nhật Bản có thể thành lập lực lượng gồm 100 tên lửa đạn đạo tầm trung, mỗi tên lửa trang bị 3 đầu đạn có sức công phá 100 kiloton.
Chúng có thể được bố trí trong các silo cố định ở đông Hokkaido, đảo cực bắc của Nhật Bản hoặc di chuyển linh hoạt trên các bệ phóng di động.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars của Nga
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars của Nga

Tuy nhiên, đây là phương án kém khả thi nhất trong bộ ba hạt nhân.

Do vị trí địa lý quá gần với Trung Quốc nên trong trường hợp Bắc Kinh phát động tấn công hạt nhân, Nhật Bản cần được “báo trước” để đảm bảo khả năng sống sót cho các tên lửa.

Song, điều đó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân “ngẫu nhiên” bởi trục trặc về phần mềm hay khí tài trong hệ thống cảnh báo sớm của Nhật Bản có thể báo động nhầm một cuộc tấn công.
Ngoài ra, vị trí địa lý khiến năng lực răn đe trên bộ trở nên kém khả thi hơn. Mật độ dân số cao của Nhật Bản khiến nước này không thể tìm ra địa điểm phù hợp cho 100 silo tên lửa mà không gây ra những thiệt hại lớn ngoài dự kiến trong trường hợp tấn công.

Những rủi ro không cần thiết vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bố trí chúng tại những khu vực xa xôi hẻo lánh như phía bắc đảo Hokkaido.
Trong khi đó, các bệ phóng di động lại quá cồng kềnh và nặng nề để di chuyển trên các con đường ở Nhật Bản, trừ phi nước này xây dựng hệ thống đường riêng để phục vụ mục đích trên.
Tuy nhiên, điều đó có thể khiến các tên lửa dễ bị lộ vị trí.

* Máy bay ném bom chiến lược
Nhật Bản có thể xây dựng một không đoàn máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa hành trình và bom hạt nhân.
Chúng có thể thực hiện các nhiệm vụ thâm nhập, phá hủy vũ khí hạt nhân, cơ sở chỉ huy, kiểm soát và các mục tiêu phản kháng khác của đối phương.
Máy bay ném bom hạt nhân cho phép các nhà hoạch định tác chiến chiến lược của Nhật Bản tấn công nhiều mục tiêu hoặc thay đổi mục tiêu tấn công giữa quá trình bay.
Chúng cũng có thể được thu hồi bất cứ lúc nào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Có thể lên kế hoạch với 3 phi đoàn máy bay ném bom, với 72 máy bay (24 chiếc mỗi phi đoàn), mỗi chiếc có kích cỡ tương tự máy bay tấn công FB-111 của Mỹ và mang theo 4 tên lửa tầm ngắn có sức công phá 100 kiloton mỗi tên lửa.
Như vậy, tổng cộng các máy bay này sẽ mang theo 288 vũ khí hạt nhân.

Máy bay FB-111 của Mỹ
Máy bay FB-111 của Mỹ

Song, vị trí địa lý lại một lần nữa khiến máy bay ném bom chiến lược trở nên không khả thi. Một cuộc tấn công chớp nhoáng nhằm vào các căn cứ máy bay ném bom của Nhật Bản sẽ “quét sạch” toàn bộ lực lượng trên mặt đất trước khi chúng nhận được lệnh xuất kích.

Nếu các máy bay ném bom này cần tới máy bay tiếp dầu mới có thể vươn tới mục tiêu thì phá hủy lực lượng máy bay tiếp dầu của Nhật Bản sẽ khiến lực lượng máy bay ném bom không còn vai trò gì trong cuộc chiến.
Bên cạnh đó, những tiến bộ trong công nghệ phòng không cũng khiến máy bay ném bom gặp nhiều nguy hiểm hơn.
Nhật Bản có thể duy trì lực lượng máy bay ném bom thường trực trên không, tương tự như Bộ chỉ huy Không quân Chiến lược của Không quân Mỹ trước đây.
Song, điều này sẽ rất tốn kém và luôn yêu cầu phải có đủ số máy bay ném bom (và máy bay tiếp dầu) trên không tại mọi thời điểm để kịp thời ra đòn giáng trả.
Chi phí và mức độ phức tạp để duy trì lực lượng như vậy sẽ ngăn cản Nhật Bản đầu tư theo hướng này.

* Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo
Đây là phương án khả thi nhất đối với Nhật Bản. Các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo là phương tiện chiến đấu có khả năng sống sót cao nhất, miễn là luôn có ít nhất 1 chiếc trong số chúng thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường xuyên.
Nhật Bản có thể thuyết phục Mỹ chia sẻ công nghệ tàu ngầm, tên lửa và đầu đạn như từng chia sẻ với Anh.

Trong bộ ba hạt nhân, tính chất phòng thủ của lực lượng răn đe trên biển sẽ có khả năng cao nhất thuyết phục được Mỹ đồng ý hỗ trợ.
Đổi lại, Nhật Bản có thể đóng góp tài chính trong chương trình thay thế tàu ngầm Ohio của Mỹ, đặc biệt là tên lửa.

Nhật Bản có thể cạnh tranh với Trung Quốc, Pháp và Anh, duy trì một lực lượng gồm 5 tàu ngầm, mỗi chiếc trang bị 16 tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Mỗi tên lửa này sẽ có khả năng mang 4 đầu đạn, với sức công phá 100 kiloton.
Như vậy, một chiếc tàu ngầm thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường xuyên sẽ được trang bị 64 đầu đạn.
Nhật Bản có thể xây dựng lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (Ảnh minh họa: Mô phỏng tàu ngầm Ohio của Mỹ).


Nhật Bản có thể xây dựng lực lượng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (Ảnh minh họa: Mô phỏng tàu ngầm Ohio của Mỹ).


Tuy nhiên, phương án này có một số hạn chế. Các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo khó duy trì liên lạc hơn trong tình huống khủng hoảng.
Tới cuối cùng, nếu chỉ 2 trong 5 chiếc tàu ngầm có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra thường xuyên thì Nhật Bản chỉ có 128 đầu đạn sẵn sàng.


Kết luận
Hiển nhiên, trong tình hình hiện tại, không phải ai cũng muốn Nhật Bản có vũ khí hạt nhân. Song, cần phải thừa nhận rằng, nếu bị thúc ép, Nhật Bản chắc chắn có thể làm điều đó.
Mặc dù còn khá xa vời song tất cả các bên cần lưu ý rằng mối quan hệ ngày một căng thẳng giữa Nhật Bản, Nga và Trung Quốc có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ, thậm chí tồi tệ hơn rất nhiều.


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~




Mỹ công bố ảnh chuẩn bị ném bom nguyên tử xuống Nhật năm 1945.
Đoạn video cho thấy quá trình chuẩn bị và vận chuyển bom hạt nhân của Mỹ.



~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___

Posted by: "Nhat Lung" 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts