Chiếc
xe mới cho sức mạnh Mỹ trên chiến trường.
Có lớp "áo giáp" như xe tăng hạng
nhẹ, lại di chuyển rất linh động trên địa hình hiểm trở, xe JLTV sẽ dần thay
thế biểu tượng Humvee của Mỹ trên chiến trường.
|
Xe JLTV của Tập đoàn Oshkosh. Ảnh: Oshkosh
Defense.
|
Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 25/8 quyết định Tập đoàn
Oshkosh trở thành nhà thầu sản xuất 17.000
xe chiến thuật hỗn hợp hạng nhẹ (JLTV) với trị giá hợp đồng lên
tới 6,75 tỷ USD.
Do sự chống đạn, chống mìn, cũng như tính cơ động trên địa
hình hiểm trở, xe JLTV dự kiến sẽ dần thay thế dàn xe quân sự Humvee 140.000 chiếc mà
Lục quân, và Thủy quân Lục chiến Mỹ đang sử dụng.
Xe tăng hạng nhẹ kết hợp bộ máy tốc độ:
Theo Fox
News: Bộ Quốc phòng Mỹ chọn mẫu xe JLTV của nhà thầu
Oshkosh bởi những tính năng vượt trội của nó, so với hai loại xe quân sự phổ
biến hiện nay, thuộc quân đội Mỹ là Humvee, và xe quân sự bọc thép chống mìn
(MRAP).
Chuyên gia đánh giá xe JLTV của Oshkosh kết hợp hoàn hảo tính năng
chống đạn của xe tăng hạng nhẹ, và tính năng cơ động trên địa hình gập ghềnh
của một chiếc xe đua chuyên nghiệp.
Với trọng tải tối đa 7 tấn, JLTV có kích cỡ lớn hơn xe Humvee 3,5
tấn, nhỏ hơn xe MRAP với trọng tải từ 14 -18 tấn, và có thể dễ dàng vận chuyển
bằng trực thăng quân sự. JLTV sẽ có hai biến thể gồm: xe chiến đấu chở 4 người,
và xe hỗ trợ chiến đấu chở 2 người.
JLTV rất cơ động trên các địa hình không bằng phẳng, có thể đạt
đến vận tốc 160 km/h. Tốc độ tối đa của xe Humvee, và xe MRAP chỉ đạt lần lượt
là 120 km/h, và 104 km/h.
Theo ông John Bryant, phó Quản Trị chương trình quốc phòng của Tập
đoàn Oshkosh, JLTV có tính năng chống đạn tương tự một xe tăng hạng nhẹ, vì nó
có lớp thép bọc ngoài thân. Bryant ví lớp bọc thép, và hệ thống bảo vệ Core
1080 của JLTV giống với lớp bảo vệ của một chiếc xe đua, cho phép người điều
khiển bước ra an toàn, dù xe bị hư hỏng nghiêm trọng bên ngoài do gặp nạn.
Ông cho biết các Chuyên gia, và Kỹ sư của Oshkosh còn tập trung
vào tính năng bảo vệ xe trước cả bom mìn cài ven đường nữa. Không giống Humvee,
các bộ phận bọc thép phủ bên ngoài của JLTV được chế tạo để chúng dễ bong ra
thành từng mảnh, khi trúng mìn, vì thế, lực nổ sẽ bị phân tán khỏi buồng lái,
giúp làm giảm năng lượng nổ sát thương.
"Các mảnh của xe chắc chắn sẽ bắn tung ra, nếu nó trúng mìn.
Bạn sẽ thấy nhiều bộ phận xe bị phá hủy ở mức độ nặng, nhưng buồng
lái cùng hàng hóa quý giá bên trong vẫn không hề hấn gì, và người lái sẽ sống
sót", Bryant nói.
Trong khi các chi tiết kỹ thuật của xe vẫn được giữ bí mật, Bryant
cho hay: JLTV được thiết kế dành cho tương lai. Nó sẵn sàng được điều chỉnh để
thích nghi với các nhu cầu thay đổi của quân đội ở từng thời điểm.
JLTV nhiều khả năng sẽ được trang bị một pháo tháp bắn bằng tay,
hay hệ thống điều khiển vũ khí từ xa. Ngoài ra, xe cũng có ống phóng hỏa
tiễn nữa. JLTV còn cung cấp cho người vận hành các thiết bị tác chiến điện tử,
cũng như công nghệ giám sát tình hình chiến trận với tính năng theo dõi tầm xa,
phát hiện hỏa lực địch.
Để tăng cường tối đa khả năng bảo vệ, cửa sổ của JLTV có kích
thước nhỏ và chống đạn, đồng thời một tấm chắn lớn phía trước sẽ giúp động cơ
diesel 6,6 lít của xe luôn an toàn.
|
Xe JLTV có thể di chuyển bất cứ trên địa hình
gập ghềnh. Ảnh: Oshkosh Defense.
|
Biểu tượng Humvee sắp bị thay thế:
Trong ba thập kỷ qua, những chiếc xe Humvee của Lục quân, và Thủy
quân Lục chiến Mỹ đã trở thành biểu tượng sức mạnh của quân đội nước này tại
bất kỳ mặt trận nào.
Sản xuất lần đầu vào năm 1985 bởi Tập đoàn AM General, xe quân sự
Humvee giúp vận chuyển hàng trăm nghìn lính Mỹ hoạt động trên chiến trường.
Cũng giống những chiếc xe Jeep từng đi vào huyền thoại, Humvee truyền cảm hứng
để hãng General Motors cho ra đời xe Hummer, phục vụ những khách hàng hâm mộ
dòng xe có động cơ mạnh mẽ, và vẻ ngoài hù dọa này.
Quân đội Mỹ đưa vào sử dụng xe Humvee tại thời điểm các thiết bị
nổ cải tiến (IED), và thiết bị nổ chống các loại xe khác chưa phải là yếu tố
quan trọng trong chiến lược quân sự của Washington. Tuy nhiên, đến giai đoạn
cao điểm của cuộc chiến tranh Iraq, những vụ tấn công phục kích, và gài
bom ven đường nhằm vào xe Humvee, đã gây không ít thương vong cho binh sĩ Mỹ.
Năm 2007, IED là sát thủ số một đối với lính Mỹ tại Iraq. Chúng xé toạc gầm xe
mỏng manh của Humvee, và hất tung chúng lên trời.
Tình thế này buộc Mỹ phải chi 50 tỷ USD để đặt mua một lúc 27.000
xe MRAP vào năm 2007. Song, MRAP lại vướng phải nhược điểm là quá nặng nề,
khiến khả năng di động trên các địa hình gồ ghề bị hạn chế.
Vì thế, Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2008 đề nghị chương trình nghiên cứu,
và phát triển xe chiến thuật hỗn hợp hạng nhẹ JLTV với yêu cầu kết hợp được
tính năng chống bom mìn của xe MRAP, với tính năng di chuyển linh động trên mọi
địa hình của xe Humvee.
Bộ Quốc phòng Mỹ 4 năm sau chính thức chọn ba nhà thầu Oshkosh, AM
General, và Lockheed Martin tham gia giai đoạn thiết kế, thử nghiệm JLTV. Mỗi
nhà thầu phải cung cấp 22 mẫu xe để Bộ Quốc phòng dùng thử trong thời gian 14
tháng, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Kết quả là bản hợp đồng sản xuất
17.000 chiếc JLTV trị giá 6,75 tỷ USD thuộc về Tập đoàn Oshkosh.
Từ nay đến năm 2040, quân đội Mỹ lên kế hoạch mua khoảng 55.000 xe
JLTV để thay thế cho dàn xe quân sự Humvee đã cũ kỹ, và không còn thích hợp với
điều kiện tác chiến hiện đại nữa. Nếu các tính năng của JLTV được bảo đảm qua
quá trình sử dụng thực tiễn, nhà thầu Oshkosh sẽ tiếp tục ký các hợp đồng sản
xuất hàng loạt xe JLTV với tổng trị giá lên đến 30 tỷ USD.
|
Xe JLTV có khả năng đạt tốc độ tối đa 160 km/h
trên địa hình gồ ghề. Ảnh: Oshkosh Defense
|
(Theo Fox News/Popular Mechanics).
.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching