Những con số đáng sợ
·
Mỏi
mòn ngóng người thân
·
Thiếu
nữ bị xe buýt cán chết
·
Cả
họ làm quan
·
Bảo
hiểm y tế học sinh, sinh viên: Kết dư ngàn tỉ vẫn tăng thu
14/09/2015 23:45
Mổ thịt heo, bò không rõ nguồn gốc ngay trên
sàn nhà dơ dáy; gà vịt được làm “đẹp” bằng hóa chất độc hại; tạng động vật hôi
thối cũng được tẩm ướp ngon lành; rau quả tẩm thuốc bảo quản cho tươi xanh; cá,
giò chả, bánh phở, bún tươi bị ngâm hóa chất tránh ươn, thiu…
Hôn
mê, phù nề sau khi ăn huyết heo xào giá hẹ
Chất
“tạo nạc” rất hại cho người!
Tất cả đang tràn lan trên thị trường, người
tiêu dùng bất an.
Tại TP HCM, thị trường lớn nhất nước, mới đây,
các cơ quan chức năng khi kiểm tra 61 lô heo giết mổ đã phát hiện có đến 12 lô
dương tính với chất cấm. Thậm chí, có nơi còn bị phát hiện chất tạo nạc độc hại
salbutamol cao gấp 650 lần mức
cho phép.
Trong khi đó, báo cáo của Cục An toàn thực
phẩm cho biết năm 2014, cả nước ghi nhận 189 vụ ngộ độc thực phẩm với hơn 5.100
người mắc, 4.100 người nhập viện, 43 trường hợp tử vong. Riêng 6 tháng đầu năm
2015, ngộ độc thực phẩm xảy ra 90 vụ với 2.595 người mắc, 2.444 người đi viện,
16 trường hợp tử vong.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lương thực,
thực phẩm là nguyên nhân gây ra khoảng 50% trường hợp tử vong trên toàn thế
giới. Hiện có tới 400 bệnh lây qua đường thực phẩm không an toàn, như dịch tả,
tiêu chảy, thương hàn, cúm... WHO cảnh báo trong 20 năm nữa, các ca ung thư
trên toàn thế giới sẽ tăng 57% (từ 14 triệu lên 22 triệu), trong đó Việt Nam được dự đoán là nước có số ca ung thư
tăng nhanh nhất thế giới với 75.000 người tử vong/năm, hơn 150.000 ca mắc bệnh
mới mà nguyên nhân chính là các loại hóa chất độc hại dùng để tẩm ướp tồn dư
trong thực phẩm.
Những con số quả là rất đáng sợ!
Rõ ràng, an toàn thực phẩm đang là nỗi ám
ảnh đối với toàn xã hội. Tuy nhiên, việc giám sát, xử lý vi phạm hiện chỉ dừng
ở “phần ngọn”. Các cơ quan chức năng luôn có nhiều lý do cho việc không thể
kiểm soát thực phẩm nguy hại như thiếu cơ chế, nhân sự. Tuy nhiên, nhìn lại
từng vụ vi phạm an toàn thực phẩm bị phát hiện trong thời gian vừa qua khi lực
lượng hữu trách mạnh tay là “hốt trọn ổ” ngay. Vậy nên, có thể khẳng định rằng
thực trạng việc kiểm soát thực phẩm đâu nan giải đến mức phải để sức khỏe của
cộng đồng trôi nổi trong nguy hại (!?). Do đó, người dân có quyền đặt câu hỏi
tại sao họ không được bảo đảm an lành, ngay vấn đề nhỏ nhất là miếng ăn, trong
khi họ phải oằn lưng gánh biết bao nhiêu loại thuế, phí và lệ phí để các cơ
quan hữu trách thực thi công vụ.
Về phía người sản xuất, không ít trong số này
đã bao biện rằng ở thời kinh tế thị trường nếu không sử dụng hóa chất vào thực
phẩm thì không thể cạnh tranh nhưng chính họ cũng thành nạn nhân khi phải mua
lại những thứ của người khác để dùng bởi chẳng ai đủ khả năng tự cung cho mọi
sinh hoạt trong cuộc sống.
Để giảm đến mức thấp nhất thực phẩm không an
toàn trôi nổi trên thị trường, các cơ quan hữu trách phải có giải pháp căn cơ,
tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” hoặc làm kiểu được chăng hay chớ. Và mỗi
người phải thay đổi nhận thức - hành động để bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và
cho chính mình. Đây là vấn đề đạo đức, là mệnh lệnh của lương tâm.
Lê Trường
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching