X

Thursday, September 12, 2013

Mức Độ Khả Tín Của Giới Truyền Thông và Trí Huệ Của Kẻ Viết Bài


 

 

From: levanthang10
Date: Mon, 9 Sep 2013 16:48:06 -0500
Subject: Mức Độ Khả Tín Của Giới Truyền Thông và Trí Huệ Của Kẻ Viết Bài

 

 

"Tony Blinken, Obama’s deputy national security advisor, said the Obama administration was skeptical but open to the Russian proposal, which emerged Monday morning in response to Secretary of State John F. Kerry’s off-the-cuff remark about how Syria could avoid a U.S. missile strike in retaliation for an alleged lethal nerve gas attack near Damascus last month."

 

2013/9/9 Vanthang Le <

Mức Độ Khả Tín Của Giới Truyền Thông và Trí Huệ Của Kẻ Viết Bài

Thật chẳng đặng đừng phải viết đôi lời để thức tỉnh một số tác giả có chút trí thức hạng trung bình nhưng hình như thiếu trí tuệ và trí huệ.

Thí dụ 1: Giải pháp quân sự hạn chế của TT Obama chống Syria về việc sử dụng vũ khí hoá học là khả thi về phương diện chiến lược " Thắng-Thắng". Tuy nhiên thật khó hiểu cho người dân bình thường không  không được huấn luyện về khoa chiến thuật và chiến lược. Đó là hậu quả của việc thăm dò dư luận quần chúng:

"The CNN/ORC International poll released Monday shows that even though eight in 10 Americans believe that Bashar al-Assad's regime gassed its own people, a strong majority doesn't want Congress to pass a resolution authorizing a military strike against it.

More than seven in 10 say such a strike would not achieve significant goals for the U.S. and a similar amount say it's not in the national interest for the U.S. to get involved in Syria's bloody two-year-long civil war."
http://www.cnn.com/2013/09/09/politics/syria-poll-main/


Tiếc thay đại đa số quần chúng không có cơ hội được giáo dục về khoa chiến lược và " war game"- một môn trong toán học.

Như quý vị đã đọc mấy ngày trước đây, kế hoạch quân sự hạn chế đối với Syria về việc Syria sử dụng vũ khí hoá học, là kết quả nhiều bộ óc của nhiều nhà chuyên môn thượng thặng về chiến lược, toán học, chính trị học, tình báo học, tôn giáo học, xã hội học,...

Trong mấy tuần nay chúng ta đã bị hoả mù bởi các nhà chính trị, nhà báo, các tay bình luận tay ngang, IQ thấp, thiếu trình độ hiểu biết về chiến lược, chiến thuật hay an ninh quốc phòng, hay...

Thí dụ 1: Một nhà chính trị lý luận: Hành động oanh kích Syria có thể tạo các nước Trung Đông ngoại trừ Do Thái, thành một khối để chống HK.

Góp Ý: Có cả trăm ngàn giả thuyết 'có thể'. Tuy nhiên câu hỏi: Độ xác suất của 'có thể' ấu trỉ trên là bao nhiêu. Thiển nghĩ, các nhà toán học tại National Security Agency đã có con số độ xác suất nầy rồi; dĩ nhiên quá nhỏ căn cứ vào các dữ kiện về địa lý, khả năng quân sự của các đối tượng, tương quan và bất đồng giữa các đối tượng về phương diện tôn giáo, kinh tế,...., cũng như quyền lực của HK về phương diện quân sự, kinh tế,...,tại Trung Đông.

Dĩ nhiên TT Obama chọn lựa đường lối hành động có độ xác suất cao nhất để đáp ứng với quyền lợi quốc gia HK.

Thí dụ 2: Một số nhà chính trị muốn ban hành NQ cấm TT Obama thi hành giải pháp khả thi nhất và có lợi cho HK.

Góp Ý:   TT Obama và nội các sẽ trình bày tại sao lại chọn lựa giải pháp tốt nhất nầy, căn cứ vào đề nghị của nội các trong thời gian hai tuần tới, đặc biệt trong tuần lễ nầy . Đề nghị của National Security Agency là một yếu tố chủ yếu do nhiều bộ óc ở hậu trường, để các vị chính trị gia thông hiểu.

Chủ yếu thứ nhất là sự phân tích về hậu quả khốc hại của uy tín, quyền lợi và quyền lực của HK khắp thể giới nói chung và chiến lược Thái Bình Dương,..., nếu huỷ bỏ giải pháp khả thi nhất hiện nay.

Chủ yếu thứ hai, trình bày các bằng chứng khả tín chính phủ Assad sử dụng vũ khí hoá học, như hình ảnh vũ khí sử dụng, địa điểm trong khu vực của chính phủ Assad, địa điểm mục tiêu bị nổ trong khu vực dân chúng có sự kiểm soát của quân chống đối, các bức ảnh từ hệ thống viễn thám vệ tinh, nhiều You tube hình ảnh của dân lành bị sát hại,..

Các bằng chứng từ ' soft evidence' đủ đạt được mức độ khả tín tối cao cho QH. Tiếc thay các 'hard evidence' của tình báo không thể hé lộ cho QH vì có thể nhiều lý do theo quan điểm của người học khoa tình báo, như mức độ ' top security clearance hay high security clearance', bảo vệ nhân vật nhị trùng, bảo vệ kỹ thuật tình báo, ...

Trong thực tế chỉ có một số ít nhân vật trong Nội các Obama biết các 'hard evidence' mà thôi, tôi nghĩ.

Thí dụ 3: Có thể  một số chính trị vẫn chê bài các bằng chứng được bạch hoá hay chê bai giải pháp hành động của chính phủ. Câu hỏi: Thứ nhất chính phủ Syria có bằng chứng nào để chứng minh họ không sử dụng vũ khí hoá học? Thứ hai, chính phủ Syria có bằng chứng nào phản biện các bằng chứng từ vệ tinh HK, cây súng phóng vi trùng, ...? Không!
Thứ ba, mức độ kiến thức của các nhà chính trị về phương diện chiến lược và tình báo?

Dĩ nhiên bất cứ một đường lối hành động- ĐLHĐ - nào cũng có cái lợi và cái bất lợi nguy hiểm của nó- luôn luôn đi kèm của mỗi đường lối hành động. Chọn lựa ĐLHĐ nào có nhiều lợi và bỏ qua cái nguy hiểm bất lợi là nhiệm vụ của vị Tổng tư lệnh quân đội HK.

Thiển nghĩ, tất cả những lập luận vu vơ và không có dữ kiện chính xác, là thiếu khả thi và bất lợi cho HK mà thôi.


Vì vậy lượng giá ý kiến quần chúng phải được căn cứ vào nhiều lãnh vực như kiến thức, trí tuệ, thời gian và không gian của sự kiện. Chẳng hạn, quyết định lâm trận toàn diện vào Iraq sau vụ 9-11-2001 là một sai lầm về chiến lược cũng như sai lầm về tình báo - Iraq không có vũ khí 'weapon of mass destruction. Hậu quả là HK lãnh đủ hậu quả bất lợi về sinh mạng, kinh tế,...

Trái lại trường hợp lâm chiến hạn chế vào Syria tại thời điể thời gian và không gian nầy lại hoàn toàn khác hẳn với trường hợp của TT W.  Bush. Xin nhớ lại, đại đa số quần chúng và QHHK ủng hộ TT Bush, trong khi TNS Obama chống đối mà thôi.  Vậy thì khả năng chiến lược của ông Obama có phải là
'tay mơ chính hiệu' hay không? Tôi sử dụng 'tay mơ chính hiệu '' để nhớ một tác giả  tôi đã đọc trên hộp thư; xin miễn phê bình thêm vì sợ làm mất lòng kẻ đồng hương. Không biết, khi chê kẻ khác giống như tay mơ chính hiệu một cách sai lầm, thì chính mình tự vạch áo cho người khác biết rõ trình độ trí thức, trí tuệ và nhất là trí huệ chăng?

Thêm chuyện buồn cười chê bai kế hoạch kinh tế của Nội các Obama. Bài nầy của người làm báo người Mỹ. Tác giả cũng nêu lên con số thống kê không được lượng giá. Vì vậy bài viết khó mà lượng giá khả thi khi tác giả quên những sự kiện khả thi, như chận đứng  nền kinh tế tuột dốc từ năm 2008, QH ngăn cản nhiều kế hoạch kinh tế của Obama, nạn thất nghiệp được giảm tới mức độ thấp nhất kể từ năm 2008 đến nay, chỉ số thị trường tăng trưởng từ 8,149 đến khoảng 15,000 từ 1/12/2008 đến 09/09/2013,...

http://www.mdleasing.com/djia.htm


Cuối cùng tôi xin 'kính chào' hai ông nhà báo, một Mỹ một Việt, vì tôi sẽ không bao giờ nói đến vấn đề nầy nữa kể từ nay. Xin dùng trí huệ để thông diễn tâm tư của tôi; hai ông cứ tha hồ viết nhưng tôi sẽ không bình luận hay chuyển bài của quý vị kể từ nay.

Trân trọng,

Trần Văn Thưởng ( 9/9/2013)

 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts