X

Monday, September 9, 2013

Rủi ro kinh tế thế giới trước nguy cơ chiến tranh Syria


Date: Sun, 8 Sep 2013 06:40:55 -0700
From: sangthai42
Subject: giai quyet nhanh


Đánh cho chết cha mấy thằng cs


 

 

Chuan bi di xe dap hay di bo neu chu' Sam ba't pha't hoa tien dau tien va`o Syrianhung ma di bo cung khong sao .da'nh cho ma'y thang Ta`u , thang Nga biet the na`o la chu' Sam

 

 

 

Rủi ro kinh tế thế giới trước nguy cơ chiến tranh Syria


18:18 | 05/09/2013

|

Theo giới phân tích, nếu tấn công quân sự nổ ra tại Syria, giá dầu thô và vàng thế giới sẽ tăng vọt. Doanh số bán ôtô, nhà và sản xuất tại Mỹ sẽ giảm, còn kinh tế Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn khi phải nhập khẩu nhiên liệu giá cao.   


Nguy cơ Syria bị tấn công quân sự đang ngày một tăng khi ngày 3/9, Tổng thống Mỹ - Barack Obama nhận được sự ủng hộ từ các nghị sĩ 2 đảng. Ông Obama kỳ vọng cuộc bỏ phiếu "nhanh chóng" vào tuần tới sẽ thông qua việc can thiệp vào Syria. Mỹ cũng đang xem xét kế hoạch tấn công tối đa là 60 ngày và không có sự tham gia của bộ binh.

Hãng nghiên cứu Capital Economics nhận định nếu Mỹ tấn công Syria, giá dầu thô thế giới có thể sẽ tăng cao. Syria không phải nước sản xuất dầu mỏ quan trọng, nhưng việc này sẽ gây bất ổn cho cả khu vực Trung Đông - nơi cung cấp tới một phần ba dầu mỏ toàn cầu.

Thêm vào đó, cuộc xung đột tại Syria liên quan đến rất nhiều quốc gia giàu dầu mỏ. Nga ủng hộ cho lực lượng của ông Assads. Trong khi đó, Ảrập Xêút và Kuwait lại vận chuyển vũ khí và tiền bạc cho phe đối lập tại Syria. Nội chiến giữa người dòng Shiite và Sunni tại Syria cũng có thể cuốn Iraq, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai OPEC, vào cuộc. Iran công khai ủng hộ chế độ của Tổng thống Syria- Bashar al-Assad.

Syria-Economy-0-1378368547.jpg
Giá dầu được dự đoán có thể chạm mốc cao nhất mọi thời đại năm 2008. Ảnh: Al-akhbar

Giá dầu Brent giao tháng 10 trên sàn ICE Futures Europe đã tăng lên 114,96 USD mỗi thùng sáng 5/9. Giới phân tích nhận định, bất kỳ dấu hiệu xung đột nào tại Syria cũng có thể khiến giá dầu tăng vọt. Capital Economics ước tính nếu dầu lên 150 USD một thùng, tăng trưởng toàn cầu sẽ mất 1%. Thậm chí, nhiều chuyên gia dự đoán giá dầu có thể chạm mốc lịch sử năm 2008 với 147 USD mỗi thùng.

Dầu thô tăng cao sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, như Mỹ hay Trung Quốc. Tại Mỹ, giá nhiên liệu tăng vọt sẽ làm giảm doanh số bán ôtô, kiềm chế nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp và đặt gánh nặng lên doanh số bán nhà.

Việc Mỹ muốn đánh Syria cũng làm dấy lên mối lo nước này sẽ lại sa lầy vào một cuộc chiến tốn kém, khi đang phải cắt giảm ngân sách triệt để. Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, cuộc chiến này sẽ không gây áp lực lên tài chính công do quy mô hạn chế và không dùng bộ binh. Todd Harrison, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược dự đoán chi phí ban đầu vào khoảng vài trăm triệu USD.

Trung Quốc cũng sẽ chịu ảnh hưởng khi giá dầu tăng cao. Tháng trước, Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) dự đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ vượt Mỹ về nhập khẩu dầu hàng tháng trong tháng 10. Trung Quốc chỉ nhập một lượng dầu nhỏ từ Syria, nhưng tính chung, khu vực Trung Đông đóng góp tới 42% dầu nhập cho nước này, China Daily cho biết. Giá nhiên liệu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty trong nước và gây áp lực lên lạm phát.

Nỗi lo Syria cũng sẽ khiến nhà đầu tư tìm đến vàng như một kênh trú ẩn an toàn, đặc biệt khi có bất ổn địa chính trị. Giá vàng quốc tế hôm qua (4/9) đã tăng vọt lên hơn 1.400 USD một ounce sau tin Tổng thống Barack Obama đã giành được sự ủng hộ của lãnh đạo Hạ viện về cuộc tấn công Syria. Vàng chỉ hạ nhiệt hôm nay với tin quy mô cuộc tấn công Syria sẽ được hạn chế.

Kinh tế Nga cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, do mối quan hệ kinh tế - chính trị kéo dài hàng thập kỷ với Syria. Các chuyên gia kinh tế nước này ước tính Nga đã đầu tư vào Syria 19,4 tỷ USD năm 2009. Tuy nhiên, thương mại giữa hai nước chủ yếu tập trung vào quốc phòng và năng lượng. Phần lớn hàng xuất khẩu từ Nga sang Syria là vũ khí. Điều này đã biến Syria thành thị trường xuất khẩu quan trọng cho ngành công nghiệp quốc phòng của Nga.

< br>

Vi Nguyen

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts