Hãy bảo tồn các lũy tre xanh
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-02-17
2015-02-17
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Lũy tre làng luôn là hình ảnh thân thương cho mỗi người dân Việt
Nam
Tre-
trúc từng là loài cây phổ biến tại các làng mạc Việt Nam. Do tiến trình đô thị
hóa nhiều làng quê trở thành phố thị nên những lũy tre làng bị đốn bỏ.
Tuy
vậy giá trị của cây tre được các nhà khoa học khẳng định như giúp giữ đất, tăng
độ phì nhiêu … Những công dụng cụ thể này được chứng minh tại Làng Tre Phú An ở
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đây là khu bảo tồn tre đầu tiên và cũng là lớn
nhất tại Việt Nam hình thành xuất phát từ ý tưởng của tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh,
giảng viên trường Đại học Khoa học Tự Nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 1999.
Tiến
sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh mong muốn cây tre sẽ được người dân Việt khắp nơi trồng như
là một loại cây mang lại những giá trị sinh thái cho môi trường đô thị ngày
càng ngột ngạt vì ô nhiễm khói bụi, hóa chất như hiện nay. Tuy nhiên ước muốn
đó đến nay vẫn khó có thể thành sự.
Trong
chuyên mục Khoa học- Môi trường cuối năm Giáp Ngọ này, Gia Minh trò chuyện cùng
tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh về sự phát triển của dự án Làng Tre và những ước
nguyện chưa thành của bà.
Gia Minh: Về
làng sinh thái tre đến nay có những gì phát triển thêm mà tiến sĩ có thể chia
sẻ?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Có phát triển ra được thêm mấy vùng nữa.
Vừa qua làm nghiên cứu, thí nghiệm thấy tre có ‘cố định carbon’ có
giá trị cao nên mới dùng kết quả đó để ứng dụng cho một vùng trồng ở Đồng bằng
Sông Cửu Long, tại một vùng thiếu nước để phủ đất bỏ hoang, và một điểm trên
Tây Nguyên để chống sói mòn. Như vậy làm được ba nơi.
Gia Minh: Cụ
thể những nơi đó là những nơi nào?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Điểm ở Đồng Tháp là ở Gáo Giồng, điểm đất ‘khó khăn’ ở Phan Thiết
và điểm kia ở Dak Nong.
Gia Minh: Những
nơi đó nhận được sự hỗ trợ của Làng Sinh Thái ở Bình Dương và còn có nơi nào
khác nữa?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Không, Làng Tre Phú An bàn với người ta và họ quyết định làm; vì
mình cũng giới thiệu những kết quả và người ta đồng ý (làm để) phát triển cho
người ta. Chúng tôi chịu trách nhiệm về khoa học kỹ thuật và người ta chịu
trách nhiệm trồng.
Gia Minh: Hẳn
nhiên các nơi đó có các giống tre địa phương rồi và có đưa thêm vào các giống
tre mới?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Không, chúng tôi đưa giống của ( chúng tôi) vào, nghĩa là những
giống nào có khả năng thích ứng được; thứ hai là có thể sử dụng để làm gì mà
mang lại kinh tế.
Gia Minh: Việc
thử nghiệm tại ba nơi mới đó tiến hành được bao lâu rồi?
Tre là một loại cây mang lại những giá trị sinh thái cho môi
trường đô thị
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Mới có một năm, và tạm thời sau một năm thấy nó phát triển tốt.
Gia Minh: Việc
đánh giá về Làng sinh thái tại Phú An, đã có cơ quan khoa học nào cấp Nhà nước
đến để cùng đánh giá và có kế hoạch nhân rộng ra thêm?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Nhà Nước chưa có ai. Những chỗ kia là tư
nhân có đất họ muốn phát triển ra.
Gia Minh: Các
kết quả có được đưa đến những hội nghị trong thời gian hiện nay về vấn đề thích
ứng để các nhà khoa học tham khảo không?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Dự kiến sắp đến có một hội nghị về tre của quốc tế tổ chức ở
Damyang, Đại hàn vào tháng 9, chúng tôi sẽ trình bày những kết quả mà mình đã
làm được.
Gia Minh: Là
đạt được những kết quả nhưng tại sao việc phổ biến đại trà vẫn chưa được như
mong muốn?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Điều đó không biết tại sao. Chúng tôi với sự giao tiếp, quan hệ
với các nơi và muốn nơi đó thử nghiệm nên đề xuất với họ. Còn chiến lược lớn là
của Nhà nước.
Gia Minh: Nhưng
những người làm công tác khoa học như tiến sĩ có trình bày với những viên chức
chịu trách nhiệm và nhận được phản hồi ra sao?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Chúng tôi không gặp ai và không trình bày gì hết.
Gia Minh: Tại
sao làm những việc lợi ích như vậy mà không có trình bày?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Tại vì cũng có mấy lần gặp một số người nói nhưng rồi không thấy
có gì tiến triển; không biết tại sao nữa thành ra bây giờ mình làm được việc gì
thì mình làm. Mình là người nhỏ thì mình làm việc nhỏ thôi!
Gia Minh: Việc
giới thiệu cho các cấp học từ thấp đến cao thăm Làng Sinh Thái ra sao?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Điều đó chúng tôi làm mạnh lắm: các em học sinh tiểu học rồi các
sinh viên đến tham qua học hỏi nhiều lắm. Hoạt động đó rất mạnh. Các em học hỏi
rất nhiều, đó là nơi vừa bảo vệ đa dạng sinh học, vừa bảo vệ môi trường, các em
đến học hỏi được nhiều thứ.
Gia Minh: Nhân
nói về mảng xanh của Làng sinh thái, tiến sĩ thấy mảng xanh của các đô thị và
vùng ngoại ô ở các nơi ra sao?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Tôi cũng đã từng nói ( nói với ai tôi quên mất rồi) về chương
trình nếu mỗi nhà chỉ cần một chậu nhỏ thôi và trồng một cây như cây kiểng thì
như vậy sẽ đóng góp vào mảng xanh rất quan trọng. Nhưng sau đó không có ai
hưởng ứng vào nên tôi cũng không nói nữa.
Gia Minh: Đó
là chuyện lên tiếng, còn thực tế ra sao?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Hiện nay người ta cũng tập trung trồng nhiều cây kiểng lắm nhưng
bản thân tôi chưa làm cây kiểng nên chưa biết khả năng cố định carbon của nó
như thế nào; nhưng theo tôi cây tre vẫn hơn vì nó sinh trưởng mạnh, dễ trồng.
Còn cây kiểng phải chăm sóc, phải tưới nước nên ảnh hưởng.
Điều đó chắc tùy theo quan điểm của từng người thôi. Có người
hướng về cái đẹp, màu sắc; còn có người nói trồng tre chỉ có một màu xanh thôi.
Có thể là như vậy, tôi tự nghĩ thôi chứ không có ai nói gì hết.
Mỗi lần tôi trình bày về cây tre, về cố định carbon thì mọi người
nói rất hay, ai cũng hưởng ứng nhưng sau đó không thấy ai ‘tiếp tục’. Vì chúng
tôi là cơ quan nghiên cứu, thiếu việc marketing do không có người lo việc
marketing, lo đi vận động người khác. Mình đang bị thiếu điều đó.
Gia Minh: ‘Màu
xanh’ tại các thành phố đang bị thu hẹp, người ta đang hy sinh màu xanh cho
phát triển phải không?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Mảng đó tôi không làm nhiều nên không biết sao, nhiều khi nói sai
đi.
Gia Minh: Để
giữ được màu xanh và phát triển thêm thì cần phải làm gì?
Tiến sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Cần phải trồng nhiều lắm, phải trồng ngoài đường, phải tận dụng
những khoảng không gian trống, tận dụng từng khoảng đất trống có thể trồng
được; nhất là Việt Nam là nước có ánh sáng mặt trời có thể trồng được nhiều
thứ.
Theo tôi nghĩ trồng cây gì phải để chăm sóc và có tính bền một tí.
Ví dụ cây đường phố thì phải lựa cây gì không gãy đỗ, có thể ‘sống’ cả trăm năm
luôn và trên đó phải có những khối hoa để trang trí. Để làm được chuyện này
phải đầu tư nhiều.
Gia Minh: Có
những bài học tương tự tại những quốc gia khác nơi mà họ có thể làm được mà
tiến sỹ đã thấy?
Tiến
sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Singapore họ làm dữ
lắm. Tôi thấy tại Singapore, trên một cành cây họ có treo thêm một cây nữa. Và
người ta chăm sóc dữ lắm. Có lẽ nước mình còn nghèo, chưa có đủ kiều kiện như người
ta nên từng người phải cố gắng thôi.
Gia Minh: Trước
hết mình làm cho mình và sau đó những người chung quanh và cả xã hội cũng được
hưởng, đúng không?
Tiến
sỹ Diệp thị Mỹ Hạnh: Đúng rồi! Hiện nay tôi
đang làm một phong trào như thế này: tôi vận động người lớn không được thì tôi
vận động những đứa trẻ nhỏ trồng trong chậu nhỏ thôi. Con nít trồng như thế cũng
hay. Cho các cháu vừa biết cây cỏ, vừa biết cách chăm sóc như thế nào, rồi đem
về trồng thì chắc cha mẹ cũng thích, rồi từ đó người ta thích trồng cây hơn
chẳng hạn.
Việc này lớn quá so với khả năng của tôi, thành ra tôi làm được
trong mảng nào thì tôi làm thôi. Còn nếu muốn làm chương trình lớn thì phải có
chương trình của quốc gia. Điều đó tôi chưa dám nghĩ tới.
Gia Minh: Chân
thành tiến sỹ đã dành cho cuộc nói chuyện vừa rồi.
Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các
bạn trong chương trình kỳ tới.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching