Đại tỉ phú Hồng Kông chuyển hướng đầu tư sang Châu Âu
Tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành (giữa) chuẩn bị
họp báo ngày 09/01/2015.REUTERS/Tyrone Siu
Ông Li Ka Shing (Lý Gia Thành), 86 tuổi, được coi là người giầu
nhất Châu Á, vừa có một quyết định bất ngờ : mua lại một hãng điện thoại di
động Anh, trị giá ít nhất 12 tỉ euro. Hồi năm ngoái, ông còn bác bỏ các lời đồn
đại về khả năng ông “
quay lưng ” với Trung Quốc. Lựa chọn đầu tư của tỉ phú Hồng
Kông dựa trên việc ông dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ lâm vào suy thoái và Hồng
Kông có những biến động chính trị bất thường, theo một số nhà phân tích.
Ông Li Ka Shing và đế chế thương mại rộng lớn của ông, mà tiêu
điểm là tòa tháp 63 tầng, được coi là một biểu tượng của Hồng Kông. Theo xếp
loại của Bloomberg Billionaires Index, ông là người giầu nhất Châu Á, với tổng
tài sản trị giá 31,4 tỉ đô la. Những quyết định của ông mỗi ngày có ảnh hưởng
lớn đến cuộc sống của bảy triệu cư dân Hồng Kông.
Hồi năm ngoái, khi được hỏi về các tin đồn ông sẽ thoái vốn khỏi
Trung Quốc, nhà tỉ phú từ chối : đây chỉ là “ một lời nói đùa ”. Tuy nhiên, tin
đồn nay đã được chứng thực. Cách nay một tuần, Li Ka Shing đã mua lại hãng điện
thoại di động Anh Quốc O2, với ít nhất 12,1 tỉ euro.
Cùng lúc đó, đại tỉ phú
bán lại nhiều cổ phiếu tại Trung Quốc và Hồng Kông, trong đó có nhiều cổ phiếu
bất động sản ông nắm giữ từ những năm 1990, mà giá trị đã gia tăng ở mức thấp
nhất kể từ 24 năm nay.
Hai tập đoàn lớn của ông Li Ka Shing, Hutchison Whampoa (Hòa Ký
Hoàng Phố) và Cheung Kong (Trường Giang thực nghiệp), dự kiến cũng sẽ được sát
nhập và tái tổ chức. Cheung Kong - tập đoàn kinh tế đầu tàu của đại tỉ phú –
cũng vừa quyết định mua lại doanh nghiệp đường sắt Anh Quốc Eversholt Rail
Group với giá 3,3 tỉ euro, theo thông báo hồi tháng trước.
Trả lời AFP, nhà phân tích tài chính Castor Pang – thuộc công ty
tư vấn tài chính và ngân hàng Core Pacific-Yamaichi International - nhận xét :
nhà tài phiệt Hồng Kông “ lo ngại trước đà tăng trưởng chậm
lại của nền kinh tế Trung Quốc” và đây là “lý do chủ yếu để giải thích các
quyết định bất thường trong những tháng gần đây ”. Theo nhà
phân tích Castor Pang, đại tỉ phú Hồng Kông “
hết sức thính nhạy trong việc tìm ra những món hàng giá hời, có thể chính vì
vậy ông đã chọn Châu Âu vào thời điểm này ”.
Các nhà phân tích cũng cho rằng nhà tài phiệt Hồng Kông đang
chuẩn bị chuyển giao đế chế kinh tế khổng lồ của mình.
Sinh năm 1928, tại thành phố Chaozhou (Triều Châu), tỉnh Quảng
Đông – Trung Quốc, Lý Ka-shing cùng gia đình tị nạn sang Hồng Kông khi chiến
tranh Trung-Nhật bùng nổ. Kể từ năm 1950, ông lập ra công ty sản xuất hoa giả
mang tên “ Cheung
Kong ” (tên của sông Trường Giang theo tiếng Quảng Đông),
thoạt tiên với số vốn 8.700 đô la.
Tiếp sau đó, nhà tỉ phú tương lai đầu tư
nhiều vào bất động sản, và có được một tài sản lớn trong những năm 1960, trước
khi kinh doanh trong nhiều lĩnh vực như phân phối, viễn thông, dịch vụ…
Từ lâu, đại tỷ phú Li Ka Shing đã quan tâm đầu tư ra nước ngoài,
đặc biệt về bất động sản và năng lượng tại Canada những năm 1980. Quyết định
chuyển hướng nói trên được ông Li Ka Shing giải thích là vì thế hệ mới, khi
được hỏi liệu ông sẽ “
trao lá cờ ” cho người con trai Victor.
Tuy nhiên, theo nhà
phân tích độc lập Francis Lun, ông Li Ka Shing sẽ không rút hoàn toàn khỏi công
việc kinh doanh, bởi theo truyền thống Trung Hoa, ngay cả khi không còn bước đi
được, ông ta vẫn sẽ tiếp tục làm việc hàng ngày.
Tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành (giữa) chuẩn bị
họp báo ngày 09/01/2015.REUTERS/Tyrone Siu
Một phụ nữ trước căn nhà đổ nát của mình ở
Donetsk, 30/01/2015.REUTERS/Alexander Ermochenko
Vào lúc chiến sự gia
tăng, phiến quân ở Đông Ukraina hôm nay 02/02/2015 loan báo lệnh tổng động
viên. Theo báo chí Mỹ, Washington nghiên cứu giải pháp viện trợ vũ khí cho quân
đội Ukraina khoảng 3 tỉ đôla. Hầu hết giới chức Mỹ đều nghiêng về giải pháp
này.
Theo hãng thông tấn Nga
RIA, Alexandre Zakhartchenko, lãnh đạo của nước cộng hòa tự phong Donetsk hôm
nay 02/02 cho biết đã ban hành lệnh tổng động viên. Kế hoạch đầu tiên, tiến
hành trong 10 ngày tới đây, sẽ tăng thêm 10.000 quân cho phe nổi dậy. Phe thân
Nga dự tính liên quân Donetsk và Lougansk hợp lại sẽ lên đến 100.000 người.
Trong 24 giờ qua phe ly
khai thân Nga sử dụng đại bác, tên lửa và xe tăng pháo kích, tấn công gần 100
vụ vào phòng tuyến của quân đội chính phủ. Quân đội Ukraina lâm vào tình thế khó
khăn. Theo báo Mỹ New York Times, một bản báo cáo của 8 nhân vật từng đảm nhiệm
chức vụ quan trọng trong Bộ Quốc phòng sẽ được công bố hôm nay, yêu cầu chính
phủ viện trợ cho Ukraina 3 tỉ đôla vũ khí.
Ngoại trưởng Mỹ John
Kerry và Tổng tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey đã bàn thảo vấn đề
này.Tư lệnh liên minh NATO, tướng Philip Breedlove cũng đã đồng ý cung cấp vũ
khí sát thương cho quân đội Ukraina.
Theo Reuters, cố vấn an
ninh Tổng thống Mỹ, Susan Rice, dường như cũng thay đổi lập trường do dự không
muốn cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina.
Từ khi tình hình Đông
Ukraine căng thẳng dẫn đến xung đột võ trang, Hoa Kỳ chỉ cung cấp áo giáp chống
đạn, quân phục mùa đông, ra-đa chống tên lửa và máy bay trinh sát không người
láí cho Kiev.
Toàn cảnh hải cảng Pirée của Hy Lạp, 28/01/2015.REUTERS/Alkis
Konstantinidis
Trên bến cảng Pirée, hải
cảng lớn nhất Hy Lạp, bóng dáng cồng kềnh của những chiếc tàu hàng mang dấu
hiệu « Cosco » là
biểu tượng cho sự hiện diện của Trung Quốc ở một trong những ngõ vào châu Âu
bằng đường biển. Một sự cát cứ lâu dài, theo các chuyên gia, cho dù chính phủ
của tân Thủ tướng Tsipras không muốn nhượng lại cơ sở hạ tầng mang tính chiến
lược này.
Gần hai tuần trước, cũng
chính cảng Pirée đã được Thủ tướng phe bảo thủ mãn nhiệm, ông Antonis Samaras
chọn lựa làm địa điểm chủ yếu cho chiến dịch tranh cử. Thủ lãnh của liên minh
xã hội- bảo thủ, bao quanh là các quan chức Trung Quốc, đã tuyên bố khởi công
công trường mở rộng cảng số 3, dự án đầu tư mới của Cosco trị giá 230 triệu
euro.
Từ năm 2008, tập đoàn
Trung Quốc thông qua chi nhánh Piraeus Container Terminal (PCT), được chuyển
nhượng quyền quản lý hai cảng hàng hóa của Pirée. Cosco cũng là một trong những
ứng viên muốn mua lại 67% phần vốn do Nhà nước Hy Lạp sở hữu trong công ty cảng
Pirée (OLP). Thương vụ này sẽ giúp Cosco có quyền kiểm soát toàn bộ hải cảng
chiến lược, nhất là các hoạt động vận chuyển khách, hàng triệu du khách hàng
năm và các chuyến phà hàng ngày đến các hòn đảo.
Tham vọng này không kéo
dài được bao lâu: vừa lên nắm quyền, chính phủ Tsipras đã loan báo – phù hợp
với chương trình tranh cử trước đó – rằng Nhà nước vẫn là sở hữu chủ của OLP, « mang tính chiến lược để tái xây
dựng hệ thống sản xuất của đất nước ». « Việc Nhà nước kiểm soát các cảng
là một trong những điều kiện của việc tái xây dựng này » - dân
biểu đảng Syriza, Theodore Dritsas, từ hôm thứ Hai tuần trước đã trở thành Thứ
trưởng Vận chuyển Hàng hải, trong khi tranh cử đã nhấn mạnh như trên.
Liệu Cosco có bị đe dọa
trên lãnh địa đã chiếm được ? Thứ trưởng Dritsas tỏ ra mơ hồ, nêu ra trong cùng
ngày « việc xem xét
lại các hợp đồng với Cosco », và « viễn tượng rộng mở » trong việc hợp
tác với Bắc Kinh. Đại sứ Trung Quốc là một trong những người khách đầu tiên
được tân Thủ tướng Hy Lạp tiếp đón.
Trung Quốc tuần rồi cho
biết « hết sức quan
ngại », và hứa hẹn sẽ « cổ
vũ chính quyền Hy Lạp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty
Trung Quốc tại Hy Lạp, trong đó có Cosco ».
Ông George Xiradakis, cố
vấn trong lãnh vực hàng hải phân tích : «
Về mặt luật pháp, tôi khó tưởng tượng việc bãi bỏ các hợp đồng đã ký kết với
Cosco. Và điều này cũng không có lợi cho chính phủ, khi tính đến trọng lượng
của món đầu tư này – một trong những dự án quan trọng nhất trong những năm gần
đây tại Hy Lạp ».
Ông nhắc lại, từ năm
2008, sự xuất hiện của Cosco đã đưa cảng Pirée ra khỏi « giấc ngủ mê »,
và « áp đặt được vai
trò của cảng trong bản đồ hàng hải châu Âu, như một điểm đến không thể bỏ qua
giữa phương Bắc và phương Nam ».
Chính phủ Samaras khoe
rằng hoạt động container tại đây đã tăng gấp tám lần kể từ năm 2008. Cựu Thủ
tướng đã nỗ lực tối đa trong quan hệ với Bắc Kinh. Ông đã đến thăm thủ đô Trung
Quốc năm 2013, và đến mùa xuân vừa rồi đã đón tiếp Thủ tướng Lý Khắc Cường,
hướng dẫn ông này đi thăm cảng Pirée.
Trên bến cảng do tập
đoàn Trung Quốc quản lý, những cần cẩu mới đã được thiết trí để đẩy nhanh tiến
độ bốc dỡ các container. Trong khu văn phòng của PCT, chi nhánh do thuyền
trưởng Fu Cheng Qiu lãnh đạo, tiếp đón khách đến thăm là các bức ảnh xen lẫn
đền Parthénon với Vạn Lý Trường Thành – hai nền văn hóa lâu đời mà ông Antonis
Samaras chưa bao giờ muốn so sánh.
Nhà phân tích Xiradakis
lo ngại : « Nhấn mạnh rằng Pirée là cửa ngõ để
Trung Quốc xâm nhập châu Âu và vùng Balkan cũng là một lời mời đưa ra cho các
nhà đầu tư trong những lãnh vực khác. Chính phủ Tsipras có thể làm cho những
nhà đầu tư này chùn bước ».
Đã có những tập đoàn như
Hewlett Packard hay Philip Morris đã chọn lựa cảng Pirée làm căn cứ ở Nam Âu.
Một chuyên gia hàng hải
muốn giấu tên dự đoán: « Trung Quốc vẫn sẽ là một đối tác
ưu tiên của Hy Lạp ». Từ khi Hy Lạp rơi vào khủng hoảng và Cosco
xuất hiện, « OLP đã
trở nên cạnh tranh hơn nhiều » - chuyên gia này khẳng định,
nhấn mạnh đến những khó khăn đặt ra về các quy định của châu Âu trong cạnh
tranh, sự độc quyền của Cosco về quyền sở hữu và quản lý hải cảng.
« Điều này là chưa từng
thấy tại châu Âu » - Giorgos
Georgakopoulos, chủ tịch nghiệp đoàn khuân vác khẳng định. Ông cũng tố cáo «
các điều kiện làm việc bất bình đẳng giữa công nhân của Cosco và OLP » -
công nhân có giờ giấc làm việc kéo dài hơn nhưng được trả lương ít hơn, tuy hai
cầu cảng chỉ cách nhau có vài trăm mét.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching