Xoay trục Châu Á tiếp
tục là trọng tâm của chính sách ngoại giao Mỹ
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình
Dương Daniel Russel phát biểu trong cuộc họp báo ở Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế
tại Washington.
·
·
·
Tin liên hệ
Mỹ trao tàu tuần tra, tăng cường hỗ trợ tuần duyên VN
Một quan chức ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ cho VOA Việt Ngữ biết
rằng Washington đã trao cho Việt Nam các tàu tuần tra biển theo như lời hứa của
Ngoại trưởng John Kerry.
05.02.2015
Trong năm 2014, Tổng thống Obama có 2 chuyến thăm đến khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương, Bộ trưởng ngoại giao John Kerry có 5 chuyến thăm tới khu
vực, và nhiều chuyến thăm của các quan chức chính phủ về nhiều lĩnh vực bao gồm
thương mại, an ninh, năng lượng và nhiều vấn đề cùng quan tâm của các bên.
Với
chính sách xoay trục về Châu Á, chính phủ Mỹ đang đặt ra những ưu tiên cho khu
vực này trong năm nay để nâng cao vai trò và tầm quan trọng của Hoa Kỳ ở đây
trong bối cảnh Trung Quốc đang trở thành một thế lực toàn cầu mới. Trợ lý Ngoại
trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương thông báo những ưu
tiên này hôm qua tại một cuộc họp báo ở Washington.
Với nhiều đối tác quan trọng và vị thế chiến lược của Châu Á -
Thái Bình Dương, khu vực này sẽ tiếp tục là trọng tâm của chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ trong năm nay. Điều này được thể hiện rõ trong sự tăng cường viện
trợ nước ngoài dành cho khu vực này trong gói ngân sách 4.000 tỷ đô la dành cho
an ninh quốc gia mới được công bố. Trong ý kiến giải trình ngân sách, Bộ trưởng
Ngoại Giao John Kerry gọi việc xoay trục về khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là
“ưu tiên hàng đầu cho tất cả mọi người trong chúng ta trong chính quyền này.”
Ông Daniel Russel đã củng cố điều này hôm thứ tư tại một cuộc họp
báo ở Trung Tâm Báo Chí Quốc Tế ở Washington.
“Chúng tôi đã xoay trục trở lại Châu Á. Sự giao tiếp ở cấp cao giờ
đây là lẽ tự nhiên trong quan hệ của chúng tôi. Điều này giờ đây cũng thể hiện
trong ngân sách của chúng tôi mà Tổng thống Obama vừa công bố đầu tuần này –
trong đó ngân sách tài trợ nước ngoài cho khu vực Đông Á và Thái Bình Dương
tăng 8% . Khoản viện trợ tăng thêm này tập trung vào việc tăng cường cho việc
xây dựng dân chủ, khả năng hàng hải, kinh tế và thể chế.”
Ngoài các sự kiện quan trọng khác ở Châu Á trong năm 2015, năm nay
sẽ chứng kiến Mỹ và Việt Nam kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao
và 40 năm kết thúc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Ông Russel nói, sẽ có nhiều
chuyến thăm quan trọng giữa các bên trong năm nay.
Ông cũng cho biết năm 2015
sẽ là năm của sự hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP vì nó có một sự quan trọng
chiến lược to lớn trong lĩnh vực thương mại và và đầu tư, mang lại thịnh vượng
cho cả 12 nước thành viên, cho khu vực và cho kinh tế toàn cầu. TPP là hiệp
định gói gọn trong đó 40% lượng GDP toàn cầu và 1/3 thương mại toàn thế giới.
Ông Russel vừa có chuyến công du – mà ông gọi là rất hiệu quả -
tới 4 nước Đông Nam Á, bao gồm Philippines, Malaysia, Thailand, và Campuchia.
Philippines sẽ là nước chủ nhà của hội nghị APEC trong khi Malaysia là chủ tịch
ASEAN trong năm nay.
Cùng với việc đẩy mạnh hợp tác và nâng cao vai trò của Mỹ ở khu
vực, trọng tâm của Hoa Kỳ trong năm nay cũng sẽ là giải quyết những vấn đề
trong khu vực như kiềm chế sự bành trướng sức mạnh của Trung Quốc trên biển
Đông, các mối đe dọa của Bắc Triều Tiên về hạt nhân và cuộc tranh đấu đòi dân
chủ ở Hong Kong.
Trong chuyến thăm vừa qua của ông Russel tới Châu Á, ông đã có
những tuyên bố liên quan đến vấn đề Biển Đông. Ông nói rằng ông quan ngại về
cách hành xử của Trung Quốc để thay đổi nguyên trạng. Chính phủ Mỹ đã trực tiếp
bày tỏ quan ngại này với chính phủ Trung Quốc trong thiện chí xây dựng. Trả lời
một phóng viên về vấn đề này tại cuộc họp báo hôm thứ tư, ông nói:
“Chúng tôi có lợi ích khi Trung Quốc có những mối quan hệ tốt đẹp
và ổn định với các nước láng giềng quan trọng như Việt Nam, Philippines và
Malaysia. Đó là cái mà chúng tôi muốn khuyến khích và vì lý do đó mà chúng tôi
đã tán thành việc tự kiềm chế của các bên tuyên bố chủ quyền, đặc biệt trong
các hoạt động cải tạo qui mô lớn thông qua việc chuyển đổi các bãi đá cạn thành
các tiền đồn dễ dàng quân sự hóa.”
Trả lời câu hỏi về mức độ quan ngại của Mỹ đối với những khiêu
khích của Bắc Triều Tiên gần đây và việc liệu Mỹ có khả năng đạt được mục tiêu
giải trừ quân bị trên bán đảo Triều Tiên không, ông Russel nói:
“Chính phủ Mỹ không coi thường những de dọa từ Bắc Triều Tiên và
chúng tôi luôn lưu tâm và cảnh giác tới nguy cơ là Bắc Triều Tiên có thể có
những hành động khiêu khích như phóng tên lửa, hay tấn công mạng. Chúng tôi
biết rõ khả năng khiêu khích của Bắc Triều Tiên.”
Việc các nhà lãnh đạo Bắc Tiều Tiên không sẵn lòng tham gia cuộc
đàm phán 6 bên và không có thiện chí hợp tác không làm cho chính phủ Mỹ từ bỏ
theo đuổi việc này vì ông Russel nói ông thấy được ví dụ về sự thay đổi của
Myanmar.
“Cái làm cho chúng tôi tiếp tục hy vọng là ví dụ của Myamar. Đất
nước này tự quyết định thay đổi. Đây là trường hợp mà một chế độ độc tài quân
sự tự ý thay đổi, tự đổi mới và kết quả là trợ giúp kinh tế đã ồ ạt đổ vào đất
nước này.”
Tổng thống Obama đã tới thăm Myanmar 2 lần và đất nước này đang
tiến tới cuộc bầu cử dân chủ. Ông Russel nói Bắc Triều Tiên không cần phải thay
đổi chế độ để có thể tốt như Myanmar.
Về vấn đề Hong Kong, ông Russel nói ông hy vọng các giới chức Bắc
Kinh sẽ tôn trọng và tỏ ra linh động hơn với các tiếng nói đòi dân chủ của
người dân ở đây. Ông hy vọng sẽ có các chuyến thăm của quan chức Mỹ ở cấp chính
phủ tới Hong Kong.
Vào cuối năm nay, Tổng thống Obama sẽ có chuyến công du tới Châu Á
như một phần trong nghị trình của chính sách xoay trục về khu vực trong đó ông
hy vọng hoàn tất việc thương thuyết hiệp định thương mại TPP.
NATO thành lập « lực
lượng mũi nhọn » bảo vệ sườn đông Âu
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại hội nghị
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên NATO, họp tại Bruxelles ngày
05/02/2015;REUTERS/Francois Lenoir
Hôm nay, 05/02/2015, Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên
Liên Minh Bắc Đại Tây Dương – NATO, họp tại Bruxelles và đã quyết định thành
lập một lực lượng bao gồm 5000 binh sĩ, để tăng cường bảo vệ an ninh cho suờn
phía đông Châu Âu, nhằm đáp trả việc Nga « xâm lược » Ukraina, từ ngữ trong
nguyên văn.
Theo ông Jens Stoltenbers, Tổng thư ký NATO, lực lượng này sẽ
được triển khai tại 6 trung tâm chỉ huy và « đây
là một câu trả lời cho các hành động xâm lược của Nga, vi phạm luật pháp quốc
tế và thôn tính Crimée ». Hết lời dẫn.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO hồi tháng Chín năm ngoái, lãnh đạo
các nước thành viên NATO đã quyết định tăng cường các phương tiện phòng thủ
trước việc Matxcơva thôn tính Crimée.
Cuộc họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng ngày hôm nay của NATO có nhiệm
vụ thực hiện quyết định của Hội nghị Thượng đỉnh, trong bối cảnh tình hình tại
miền đông Ukraina ngày càng gây nhiều lo ngại cho các thành viên của khối.
Theo Tổng thư ký NATO, các thành viên trong khối sẽ thảo luận và
quyết định về quy mô, thành phần của lực lượng được đặt tên là « lực lượng mũi
nhọn – spearhead). « Lực
lượng mũi nhọn » sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2016 và
trong trường hợp cần thiết, có thể được triển khai trong vài ngày.
Để tránh khiêu khích Nga, các lực lượng trên bộ của NATO chỉ
đóng quân ở tại các nước Tây Âu, nhưng sẽ tham gia vào các cuộc tập trận tại
những quốc gia vốn trước đây thuộc Liên Xô cũ và nay là thành viên NATO hoặc
triển khai quân ở đó, nếu như quyết định tiến hành một chiến dịch quân sự.
Vẫn theo lãnh đạo khối NATO, «
lực lượng mũi nhọn » còn có nhiệm vụ sẵn sàng can thiệp vào
các vùng khác, đặc biệt là để đối phó với tình hình bất ổn định ở Bắc Phi, tại
Trung Đông.
Về phương thức huy động binh sĩ và phương tiện quân sự, có ba
quốc gia trụ cột chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của lực lượng này. Một nước,
trong vòng một năm, luôn luôn ở tư thế « sẵn sàng – stand-by », huy động được
ngay quân lính trong một thời gian ngắn : Trong hai ngày, có được một số binh
sĩ ban đầu, và trong một tuần sau đó, huy động thêm được số lính cần thiết. Hai
nước kia sẽ phải bảo đảm bổ sung toàn bộ số lính trong thời hạn từ 4 đến 6
tuần.
Anh Quốc đã thông báo sẽ dẫn đầu « lực lượng mũi nhọn » vào năm
2017, cung cấp 1000 binh sĩ, 3 máy bay tiêm kích Typhoon, để bảo đảm an ninh
trên không cho các nước Baltic. Theo nguồn tin từ NATO, Pháp và Đức nằm trong
số những nước đầu tiên đảm trách vai trò trụ cột. Ý, Tây Ban Nha, Ba Lan và Thổ
Nhĩ Kỳ dường như cũng sẵn sàng.
Trong khi chờ đợi «
lực lượng mũi nhọn » đi vào hoạt động, NATO sẽ tăng cường sự
hiện diện tại Đông Âu ngay trong năm nay. Cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng
NATO sẽ thông qua kế hoạch lập 6 « trung tâm chỉ huy »,
tại ba nước vùng Baltic, Ba Lan, Rumani và Bulgari.
Mỗi trung tâm chỉ huy bao gồm khoảng bốn chục sĩ quan, chịu
trách nhiệm tổ chức các cuộc tập trận và tạo thuận lợi cho việc triển khai « lực lượng mũi nhọn » ở
nước sở tại.
Tổng thư ký NATO nhấn mạnh, các quyết định trên đây nằm trong
khuôn khổ kế hoạch hiện đại hóa « Lực lượng phản ứng nhanh – NATO Response
Force – NRF, được thành lập năm 2003, nhưng bị đánh giá là khả năng hành động
chậm, hạn chế.
Lãnh đạo Liên minh cho rằng các biện pháp vừa được thông qua
mang tính « phòng thủ
», bởi vì « Nga
tiếp tục chàđạp các luật lệ quốc tế và ủng hộ các lực lượng ly khai »
tại Ukraina « với các
thiết bị quân sự tinh vi, huấn luyện và hỗ trợ quân lính ».
Tuy nhiên, cho đến nay, không có « nguy cơ cụ thể tức thời » đối với các đồng
minh Đông Âu của NATO.
Trước việc chính quyền Ukraina kêu gọi phương Tây cung cấp thêm
vũ khí và Washington đang xem xét khả năng này, thì Tổng thư ký Stoltenberg nói
ngay là NATO « không
có vũ khí »để viện trợ và mỗi nước tự quyết định có giúp hay không.
Cuối tuần, Tổng thư ký NATO sẽ gặp Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden,
Tổng thống Ukraina Petro Porochenko và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, nhân Hội
nghị an ninh, được tổ chức tại Munich, Đức.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching