Mỹ cảnh báo Nga
về việc vi phạm thỏa thuận ngưng bắn
Apache
Attack Helicopter : Documentary on the World's Deadliest Helicopter
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Ngoại trưởng John Kerry nói Hoa Kỳ “sẽ phán
xét về cam kết của Nga và của những phần tử đòi ly khai bằng những hành động
của họ, không phải bằng lời nói”.
·
·
·
Tin
liên hệ
Người tỵ nạn Ukraine vẫn chưa sẵn
sàng trở về nhà
Nhiều người bỏ chạy đi lánh nạn nay sống nhờ các cơ quan từ thiện,
và dù đã có thỏa thuận ngưng bắn, không mấy ai tin tưởng họ sẽ sớm quay trở về
nhà.
Thỏa thuận ngưng bắn ở Ukraine có sẽ
chấm dứt cuộc xung đột?
Cuộc đàm phán kéo dài suốt đêm đã đạt đến kết quả. Các câu hỏi giờ
đây là liệu họ có thể thực thi thỏa thuận đạt được và liệu thỏa thuận có đủ để
kết thúc cuộc xung đột
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đồng ý ứng cứu
Ukraine 17.5 tỷ đôla
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã đồng ý cấp cho Ukraine một khoản cứu
nguy mới trị giá 17.5 tỷ đôla để giúp ổn định tài chính của quốc gia bị chiến
tranh tàn phá này
Đạt thỏa thuận ngưng bắn ở miền đông
Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết một thỏa thuận đã đạt được
về cuộc ngưng bắn ở miền đông Ukraine, bắt đầu từ khuya thứ bảy
Các học giả Mỹ hối thúc cung cấp viện
trợ sát thương cho Ukraine
Các học giả về chính sách ngoại giao Mỹ đến thăm Ukraine hồi gần
đây, nói đã đến lúc Mỹ nên cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine để đẩy lui
'sự xâm lăng của Nga'
13.02.2015
Các giới chức cao cấp Hoa Kỳ hoan nghênh một thỏa thuận ngưng bắn
mới nhằm chấm dứt chiến tranh tại miền đông Ukraine, và cảnh báo Nga chớ có
những bước nào để phá hoại thỏa thuận này.
Các giới chức hàng đầu cho biết vào lúc này, Hoa Kỳ không áp đặt
thêm những chế tài đối với Nga hay gia tăng hỗ trợ an ninh cho Ukraine.
Ngay cả khi một thỏa thuận ngưng bắn đã đạt được tại Minsk ngày
hôm qua giữa các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, Nga và Ukraine, các giới chức hàng đầu
của chính quyền Mỹ nói họ nhận được những tin tức là những thiết bị quân sự
hạng nặng vẫn từ biên giới Nga đổ vào Ukraine.
Một giới chức cao cấp Mỹ cảnh báo Nga “với lời lẽ mạnh nhất” chống lại những hành động như vậy vì việc này vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận mới.
Một giới chức cao cấp Mỹ cảnh báo Nga “với lời lẽ mạnh nhất” chống lại những hành động như vậy vì việc này vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận mới.
Thỏa thuận kêu gọi ngưng bắn bắt đầu vào lúc 12 giờ 1 phút sáng
ngày Chủ Nhật bằng việc hai bên rút các loại vũ khí nặng, Ukraine rút khỏi
tuyến hiện tại, và những phần tử đòi ly khai được Nga hậu thuẫn rút khỏi đường
ranh đã được đồng ý trong thỏa thuận tại Minsk vào tháng 9 năm ngoái.
Sau đó, các giới chức chính quyền Obama nói một loạt các biện pháp phức tạp sẽ được tiến hành theo thời gian để khôi phục hoàn toàn hòa bình và chủ quyền của Ukraine.
Sau đó, các giới chức chính quyền Obama nói một loạt các biện pháp phức tạp sẽ được tiến hành theo thời gian để khôi phục hoàn toàn hòa bình và chủ quyền của Ukraine.
Tôn trọng thỏa thuận
Ngoại trưởng John Kerry nói Hoa Kỳ “sẽ phán xét về cam kết của Nga và của những phần tử đòi ly khai bằng những hành động của họ, không phải bằng lời nói,” một điểm chính được phát ngôn viên Jen Psaki phản ánh lại.
Ngoại trưởng John Kerry nói Hoa Kỳ “sẽ phán xét về cam kết của Nga và của những phần tử đòi ly khai bằng những hành động của họ, không phải bằng lời nói,” một điểm chính được phát ngôn viên Jen Psaki phản ánh lại.
Bà nói: “Chúng ta sẽ thấy sự thật. Và chúng ta sẽ có cái nhìn rõ
ràng về những khả năng tại đây. Chúng ta đã chứng kiến Nga nói một đường làm
một nẻo trong vòng vài tháng qua. Thử thách đầu tiên là liệu thỏa thuận này có
đặt nền tảng cho một giải pháp toàn diện hơn trong việc tiến tới ngưng bắn và
chúng ta sẽ biết rõ hơn vào ngày Chủ Nhật tới.”
Ngoại trưởng John Kerry nói thêm là nếu thỏa thuận mới nhất và
thỏa thuận Minsk vào tháng 9 năm ngoái được thực thi đầy đủ, Hoa Kỳ sẽ xét việc
rút lại các chế tài đối với Nga.
Một viên chức cao cấp nêu ra rằng Hoa Kỳ sẽ đưa trở lại bàn đàm phán khả năng chế tài thêm nữa và hậu thuẫn cho Ukraine nếu thỏa thuận không được thực thi đầy đủ.
Một viên chức hàng đầu khác của Hoa Kỳ nói Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể có thêm nhiều sáng kiến để tôn trọng thỏa thuận hiện nay, vì nền kinh tế Nga suy sụp do giá dầu hạ, những biện pháp chế tài và sự cô lập về chính trị và kinh tế của Nga.
Nhưng trong tình hình leo thang xung đột tại miền đông Ukraine mấy tuần qua, việc quyết tâm chấm dứt các cuộc giao tranh còn lâu mới rõ ràng vào lúc hạn chót ngưng bắn gần kề.
Một viên chức cao cấp nêu ra rằng Hoa Kỳ sẽ đưa trở lại bàn đàm phán khả năng chế tài thêm nữa và hậu thuẫn cho Ukraine nếu thỏa thuận không được thực thi đầy đủ.
Một viên chức hàng đầu khác của Hoa Kỳ nói Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể có thêm nhiều sáng kiến để tôn trọng thỏa thuận hiện nay, vì nền kinh tế Nga suy sụp do giá dầu hạ, những biện pháp chế tài và sự cô lập về chính trị và kinh tế của Nga.
Nhưng trong tình hình leo thang xung đột tại miền đông Ukraine mấy tuần qua, việc quyết tâm chấm dứt các cuộc giao tranh còn lâu mới rõ ràng vào lúc hạn chót ngưng bắn gần kề.
Mỹ cáo buộc Nga vẫn tiếp
tế cho thành phần ly khai ở Ukraine
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki kêu
gọi tất cả các bên kiềm chế trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực vào Chủ nhật
·
·
·
Tin
liên hệ
14.02.2015
Mỹ nói rằng Nga đang gửi một lượng lớn vật tư và trang thiết bị
quân sự cho những chiến binh thân Nga ở miền đông Ukraine, trong khi hạn chót
cho một lệnh ngừng bắn đang đến gần.
Chiến sự tiếp tục diễn ra ác liệt ở miền đông Ukraine hôm thứ Sáu giữa lực lượng Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn, đặc biệt là xung quanh khu vực có tầm quan trọng chiến lược quanh thành phố Debaltseve.
"Chúng tôi rất lo ngại về tình hình chiến sự tiếp diễn dọc theo và vượt ra ngoài chiến tuyến bao gồm trong những khu vực đông thường dân, cũng như lo ngại về tin tức cho biết xe tăng và những hệ thống tên lửa tiếp viện thêm đang băng qua biên giới của Nga trong vài ngày qua," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu.
"Quân đội Nga đã điều một lượng lớn trọng pháo và giàn phóng nhiều hỏa tiễn quanh Debaltseve, nơi họ đang pháo kích những vị trí của Ukraine," bà Psaki nói. Bà nói thêm Mỹ đã thu thập thông tin riêng của mình. "Chúng tôi tin rằng đây là những hệ thống của quân đội Nga, không phải của phe ly khai. Quân đội Nga cũng có những hệ thống phòng không được điều tới gần Debaltseve. Chúng tôi cũng tin rằng đây là những hệ thống của quân đội Nga, không phải của phe ly khai."
Mỹ cho biết họ cũng có bằng chứng cho thấy những đơn vị của Nga dọc theo biên giới với Ukraine đang chuẩn bị chuyển một lô hàng tiếp viện dành cho lực lượng thân Nga chiến đấu ở miền đông Ukraine.
"Đây rõ ràng không tuân theo tinh thần thỏa thuận đạt được trong tuần," bà Psaki nói. Bà kêu gọi tất cả các bên kiềm chế trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực bắt đầu lúc 12 giờ 01 phút Chủ nhật. "Hành động, không phải lời nói, mới là thứ xác định liệu thỏa thuận này có mang lại thứ mà nó lẽ ra giúp mang lại hay không."
Nga phủ nhận việc gửi binh sĩ hay vũ khí qua biên giới để hỗ trợ chiến sự đã làm ít nhất 5.400 người thiệt mạng và làm bị thương hàng ngàn người khác kể từ khi thành phần ly khai phát động cuộc nổi dậy cách đây 10 tháng.
Ngày thứ Sáu, quân đội Ukraine cho biết 11 binh sĩ thiệt mạng và 40 người bị thương trong chiến sự xung quanh Debaltseve và những khu vực khác ở miền đông Ukraine vào ngày hôm qua, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn.
Chính quyền khu vực Donetsk hôm thứ Sáu cho biết hai người đã thiệt mạng, trong đó có một đứa trẻ, và năm người khác bị thương khi một quả đạn pháo rơi trúng một trường học ở thành phố Artemivsk do chính phủ kiểm soát. Giới chức địa phương đổ lỗi cho phiến quân thực hiện vụ tấn công.
Chiến sự tiếp tục diễn ra ác liệt ở miền đông Ukraine hôm thứ Sáu giữa lực lượng Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn, đặc biệt là xung quanh khu vực có tầm quan trọng chiến lược quanh thành phố Debaltseve.
"Chúng tôi rất lo ngại về tình hình chiến sự tiếp diễn dọc theo và vượt ra ngoài chiến tuyến bao gồm trong những khu vực đông thường dân, cũng như lo ngại về tin tức cho biết xe tăng và những hệ thống tên lửa tiếp viện thêm đang băng qua biên giới của Nga trong vài ngày qua," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu.
"Quân đội Nga đã điều một lượng lớn trọng pháo và giàn phóng nhiều hỏa tiễn quanh Debaltseve, nơi họ đang pháo kích những vị trí của Ukraine," bà Psaki nói. Bà nói thêm Mỹ đã thu thập thông tin riêng của mình. "Chúng tôi tin rằng đây là những hệ thống của quân đội Nga, không phải của phe ly khai. Quân đội Nga cũng có những hệ thống phòng không được điều tới gần Debaltseve. Chúng tôi cũng tin rằng đây là những hệ thống của quân đội Nga, không phải của phe ly khai."
Mỹ cho biết họ cũng có bằng chứng cho thấy những đơn vị của Nga dọc theo biên giới với Ukraine đang chuẩn bị chuyển một lô hàng tiếp viện dành cho lực lượng thân Nga chiến đấu ở miền đông Ukraine.
"Đây rõ ràng không tuân theo tinh thần thỏa thuận đạt được trong tuần," bà Psaki nói. Bà kêu gọi tất cả các bên kiềm chế trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực bắt đầu lúc 12 giờ 01 phút Chủ nhật. "Hành động, không phải lời nói, mới là thứ xác định liệu thỏa thuận này có mang lại thứ mà nó lẽ ra giúp mang lại hay không."
Nga phủ nhận việc gửi binh sĩ hay vũ khí qua biên giới để hỗ trợ chiến sự đã làm ít nhất 5.400 người thiệt mạng và làm bị thương hàng ngàn người khác kể từ khi thành phần ly khai phát động cuộc nổi dậy cách đây 10 tháng.
Ngày thứ Sáu, quân đội Ukraine cho biết 11 binh sĩ thiệt mạng và 40 người bị thương trong chiến sự xung quanh Debaltseve và những khu vực khác ở miền đông Ukraine vào ngày hôm qua, bất chấp thỏa thuận ngừng bắn.
Chính quyền khu vực Donetsk hôm thứ Sáu cho biết hai người đã thiệt mạng, trong đó có một đứa trẻ, và năm người khác bị thương khi một quả đạn pháo rơi trúng một trường học ở thành phố Artemivsk do chính phủ kiểm soát. Giới chức địa phương đổ lỗi cho phiến quân thực hiện vụ tấn công.
Hoa Kỳ duy trì sức ép với Nga dù không đàm phán tại Minsk
Tổng thống Mỹ Barack
Obama và Thủ tuớng Đức Angela Merkel sau cuộc họp báo tại Nhà Trắng ở
Washington hôm 9/02/2015.REUTERS/Kevin Lamarque
Mỹ đã để cho Pháp Đức đơn độc trên mặt trận ngoại giao để đòi
Nga phải chấp nhận thỏa thuận ngưng bắn tại Ukraina. Tuy nhiên, trên thực tế,
lúc nào Washington cũng tiếp tay cho hai đồng minh Châu Âu duy trì sức ép lên
tổng thống Putin trong khi thương lượng và trong trường hợp hiệp ước thất bại,
theo nhận định của giới chuyên gia chính trị.
Văn kiện thỏa thuận ngưng bắn tại Minsk hôm 12/02 sau 16 giờ
đồng hồ thương lượng chỉ là một «
niềm hy vọng lớn nhưng không bảo đảm thành công lâu dài », đem lại
hòa bình cho Ukraina sau 10 tháng xung đột. Nhận định thận trọng trên đây của
tổng thống Pháp François Hollande cho thấy thỏa thuận mà Tây phương và Ukraina
đạt được với Nga chỉ là một nghị định thư sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ tối Chủ
nhật tới.
Các biện pháp ngưng bắn, rút vũ khí nặng… đã từng được quy định
trong thỏa thuận ngày 05/09 cũng tại Minsk nhưng cho đến nay không được tôn
trọng, và phe ly khai do Nga chi viện đã chiếm thêm 500 cây số vuông.
Liệu lần này có yếu tố nào làm cho Nga sẽ phải thay đổi thái độ,
bớt hung hăng hay không ?
Có thể nói hiếm khi Hoa Kỳ từ bỏ truyền thống siêu cường lên
tuyến đầu trong các hồ sơ quốc tế nghiêm trọng. Tổng thống Obama đã đứng ngoài
cuộc đàm phán tay tư gồm thủ tướng Đức Angela Merkel, tổng thống Pháp François
Hollande, tổng thống Ukraina Petro Porochenko và tổng thống Nga Vladimir Putin.
Mỹ cũng không gửi quan sát viên đến Belarus.
Theo phân tích của chuyên gia Judy Dempsey thuộc viên nghiên cứu
Carnegie Europe, tổng thống Mỹ khi tiếp thủ tướng Đức tại Nhà Trắng 48 giờ
trước đó, đã « ủy
nhiệm » hồ sơ Ukraina cho châu Âu.
Nhận định này đã bị chính quyền Mỹ phủ nhận. Theo AFP, một viên
chức cho biết lúc nào cũng có một sự «
phối hợp chặt chẽ » giữa Washington, Paris và Berlin « trong suốt đêm 11 rạng 12/02 để
đưa ra các nguyên tắc giải quyết khủng hoảng Ukraina đã được ký tại Minsk. »
Trước đó, đích thân tổng thống Obama đã điện đàm với đồng sự Nga
Putin, còn tổng thống Joe Biden đã gặp lãnh đạo Ukraina tại Munchen.
Giới lãnh đạo châu Âu cũng nhận định là chính những lời tuyên bố
của tổng thống Obama về khả năng «
gửi vũ khí cho quân đội Ukraina » đã tạo sức bật cho nỗ lực
ngoại giao tại bàn thương lượng.
Vì lo ngại chiến tranh lan rộng tại châu Âu nên tổng thống Nga
đã chuyển đến Pháp Đức đề nghị hòa bình 9 trang bằng tiếng Nga trước khi Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry đến Kiev ngày 05/12. Chuyến công tác của John Kerry bị
chuyến viếng thăm của cặp Merkel-Hollande tại Kiev cùng lúc làm mờ nhạt, và sau
khi hội ý với tổng thống Porochenko, hai nhà lãnh đạo Pháp Đức sang Nga gặp
tổng thống Putin.
Giới phân tích quốc tế cũng cho rằng sự kiện châu Âu lên tuyến
đầu trong mặt trận ngoại giao là hợp lý vì khủng hoảng Ukraina bắt nguồn từ
thái độ của tổng thống thân Nga - sau đó bị lật đổ - Viktor Ianoukovitch, khi
ông vào giờ chót từ chối ký kết hiệp định thành viên liên kết với Liên Hiệp
Châu Âu vào tháng 11 năm 2013.
Chính hành động này bị xem là « bội phản » này đã đưa đến những cuộc
biểu tình của phe đối lập thân châu Âu và bị đàn áp đẫm máu tại quảng trường
Maidan. Cuối cùng tổng thống thân Nga phải bỏ chạy, bước đầu làm đổ vỡ quan hệ
Nga và châu Âu.
Tuy hoan nghênh thỏa thuận Minsk nhưng Hoa Kỳ cũng thận trong
không kém đồng minh Liên Hiệp Châu Âu. Cả hai tiếp tục duy trì áp lực với Nga.
Một viên chức Mỹ cho biết trong trường hợp thỏa thuận ngưng chiến bị thất bại,
Mỹ sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraina. Ngày hôm qua, thủ tướng Merkel cũng đe dọa :
Nếu lệnh ngưng bắn không được tôn trọng, Liên Hiệp Châu Âu sẽ ban hành thêm
biện pháp cấm vận nước Nga.
Theo sử gia Pháp Dominique Colas, trong bối cảnh kinh tế Nga đã
bị “ nghẹt thở ”
vì cấm vận và dầu khí xuống giá, đời sống người dân Donbass kiệt quệ làm một bộ
phận dân cư bất bình, tổng thống Putin còn nỗi e dè khác là không muốn Nga bị
lôi kéo vào một cuộc chiến tranh toàn diện với Ukraina một khi Kiev được quân
viện dồi dào. Đây là hy vọng Nga sẽ bớt hung hăng.
Vấn đề là tham vọng chiến lược của Putin muốn phục hưng thời
hoàng kim của đế chế Nga của thế kỷ 19 có thay đổi hay không ?
Sử gia Pháp Dominique Colas cảnh báo là Tây phương phải ủng hộ
đối lập Nga để tạo điều kiện gây sức ép thêm từ bên trong nước Nga hầu kềm chế
tổng thống Putin.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching