RAPPER NAH-SƠN VÀ BẢN TUYÊN NGÔN CỦA GIỚI TRẺ VN DẤN THÂN TRONG NƯỚC
Trong thời gian gần đây, dư luận người Việt trong và ngoài nước bàn tán nhiều về một bản nhạc rap gây shock vì lời lẽ rất “đường phố”, với tiếng chửi thề dành cho Đảng CSVN. Bản nhạc có tên “DMCS”, của một rapper nổi tiếng trong nước, Nah-Nguyễn Vũ Sơn.
Mời click vào đây để nghe:
Mãi chú ý đến
bài nhạc, người nghe quên tìm đọc lời trần tình của
tác giả, gởi cho giới lãnh đạo ĐCSVN và người dân Việt
Nam, kèm theo cùng bản
nhạc.
Thông điệp
này của tác giả
cũng rất “đường phố”, nhưng sâu sắc
và mạnh mẽ. Đọc lời trần tình này, nhiều người cảm nhận nó giống
như
một
bản
tuyên ngôn của
giới
trẻ
Việt
Nam trong nước, đang bắt
đầu
dấn
thân vào con đường
đấu
tranh cho một tổ quốc Việt Nam tự do, dân chủ.
Nah-Sơn vừa có dịp
ghé qua Little Saigon, ngồi bên một góc phố
Bolsa đến
tận
nửa
đêm, để tâm sự
với
thế
hệ
anh chị về con đường chông gai mà do chính em đã chọn…
Sơn là một
du học sinh 24 tuổi, hiện
đang theo học tại
Oklahoma-Hoa Kỳ chuyên ngành Entrepreneur. Sơn
đã có một
bằng
cử
nhân Marketing học ở
Singapore. Đối với rất nhiều người bạn cùng trang lứa
ở
Việt
Nam, Sơn có sẵn
một
tương
lai sáng sủa. Gia đình khá giả, học giỏi, sự nghiệp đã sẵn
sàng. Sơn là một
rapper nổi tiếng ở Việt Nam, được giới trẻ và dân đường phố
cả
nước
rất
hâm mộ. Nếu muốn có tiền,
có tiếng tăm, thì con đường bằng phẳng này đã sẵn sàng cho Sơn.
Nhưng Sơn đã không chọn cho mình đời
sống
đó, đời sống mơ ước của hàng triệu
thanh niên Việt Nam trong nước. Sơn
tâm sự rằng tuy thuộc gia đình trung lưu,
nhưng
em có máu “đường
phố” từ
nhỏ,
nên gần gũi, hay kết
bạn
với
giới
lao động,
bình dân. Sơn
cũng có cái máu “nghĩa khí” của giới giang hồ. Em không chịu được cảnh mình không có tội
tình gì, mà cứ bị công an đường
phố
gọi
vào hạch sách để
đòi tiền hối lộ. Chính quyền
gì mà chuyện
ăn hối lộ xảy ra ở mọi cấp, mọi lúc, mọi
nơi!
Sơn
đặc
biệt
ghét đám công an cậy quyền lực, chỉ làm tiền
và hà hiếp
dân. Ở trong nước thông tin bị bưng
bít, Sơn cũng đã nhận ra được rằng có rất
nhiều điều
không đúng ở
chính quyền CSVN, nhưng chưa
thấy
được
tòan diện, có hệ
thống.
Cột mốc thay đổi quan trọng chính là chuyến đi du học ở Mỹ của Sơn
Qua Mỹ, học hỏi từ thầy, từ bạn, từ tài liệu
sách vở, từ những nguồn thông tin đa chiều có được
tràn ngập từ một xứ sở tự do, Sơn đã nhìn thấy rõ tương
lai của đất nước Việt Nam sẽ đi về
đâu, nếu tiếp tục nằm dưới sự cai trị độc tài của
CSVN. Để
cứu
lấy
Việt
Nam, điều đầu tiên là phải thay đổi cái thể
chế
độc
tài, bán nước
này bằng một thể chế tự do, dân chủ,
để
90 triệu người dân được
quyền tham gia vào việc
quyết định vận mạng của đất nước mình. Sơn
cũng theo dõi sát sao sự kiện đấu tranh đòi dân chủ của giới sinh viên Hồng
Kông. Joshua Wong đã ảnh
hưởng
mạnh
đến
Sơn.
Một
thanh niên Hong Kong chỉ 17 tuổi
đã dám làm, thì tại sao thanh niên Việt Nam cứ mãi câm lặng? Sơn suy nghĩ rất
cẩn
thận,
cân nhắc mọi hậu quả, rồi quyết định dấn thân vào con đường đấu tranh vì tổ
quốc,
dân tộc, mà em biết
trước
là sẽ vô cùng chông gai. Bản
nhạc
rap DMCS, và lời
trần
tình gởi ĐCSVN và người dân trong nước
chỉ
là bước khởi đầu. Lời lẽ dung tục trong bản nhạc,
như
Sơn
mô tả, là một
tiếng
đập
bàn để gây sự
chú ý của
nhà cầm quyền CSVN. Vì cũng là dân “đường phố”, Sơn muốn sử dụng ngôn ngữ
của
giới
dân đen tay trắng,
phản
kháng lại giới cầm quyền với đủ loại bạo lực, thủ đọan để trấn áp người
dân.
Trung Cộng xâm chiếm dần lãnh thổ; nền kinh tế kém hiệu quả với những khoản nợ khổng lồ sắp phải trả; người dân bị tước hết mọi quyền tự do căn bản của con người... Giới
trẻ
Việt
Nam sẽ là thế
hệ
gánh chịu nặng nề nhất những thảm họa này. Vậy
tại
sao hiện nay thanh niên Việt
Nam ít tham gia vào các cuộc biểu tình chống
giặc
ngoại xâm, vào các họat
động
đòi tự do dân chủ
cho chính mình? Là người trong cuộc, Sơn
hiểu
ai hết nguyên nhân của sự thờ ơ, vô cảm
này. Sơn nói là rất khó để
kêu gọi giới trẻ Việt Nam dám dấn
thân vào cuộc
đấu
tranh cho tương lai của chính mình.
Có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự
sợ
hãi bị tù đầy,
trù dập kinh tế, và nhất là tính mạng. Kế đến là sự
ngại
thay đổi
trong một xã hội
mà sức ỳ đã quá lớn.
Thanh niên hay tự hỏi: liệu thay đổi chế độ có tốt
hơn
là bây giờ
hay không? So với cách đây 20 năm, Việt Nam bây giờ
cũng khá hơn
rồi
mà? Thôi thì cam phận với cái mình đang có, chắc an toàn hơn!
Cộng
thêm nữa là những
chính sách ru ngủ
hết
sức
thâm độc của chính quyền.
Hễ
đất
nước
có biến cố quan trọng như
vụ
Trung Quốc lấn biển, là nhà nước cho trình chiếu
bộ
phim Tàu Võ Tắc
Thiên! Hễ có biểu
tình đòi dân chủ, chống ngoại xâm là truyền thông sẽ
đưa
tin về giật gân về
người
mẫu,
ca sĩ ngôi sao, các loại điện
thoại đời mới tối tân…Tuổi trẻ Việt Nam được nhà nước
khuyến khích cho tự
do bia rượu, thuốc lá, hưởng
lạc
cuộc
đời
đủ
kiểu… cho nên mất
dần
nhiệt huyết của tuổi trẻ.
Trong thư gởi
người
dân Việt Nam, Sơn đã nhắc nhở mọi người phải nhìn xa hơn
hiểm
họa
đang đến gần, giống như trong bài Hịch
Tướng
Sĩ của Trần Quốc Tuấn ngày xưa
kêu gọi toàn dân chống giặc Nguyên Mông. Những khoản nợ vay nước ngoài thay vì để xây dựng
đất
nước,
thì chui vào túi giới
lãnh đạo chóp bu. Đến
thời
hạn
trả
nợ,
đất
nước
đã kiệt quệ tài nguyên, nền kinh tế què quặt thì ai sẽ
là người trả nợ, và trả
bằng
cái gì? Trung Cộng
đã và đang lấn dần đất liền, biển đảo, chặn đường sinh sống của
ngư
dân, thôn tính tài nguyên, đưa hàng chục ngàn người sang nằm phục
sẵn
ở
các địa điểm
trọng
yếu
của
đất
nước,
hình thành đất
nước
Trung Cộng ngay giữa lòng quê hương
Việt
Nam. Đến
một
ngày nào toàn dân tỉnh
mộng,
muốn
quay lại chống trả thì đã quá muộn.
Và nên nhớ
rằng,
lúc đó những
quan chức chóp bu của
CSVN đã tẩu tán xong những
khối
tài sản khổng lồ ra nước ngoài. Con cái của họ đã thong dong sống
đời
hào phú ở
bên Âu Mỹ.
Lúc đó chỉ
còn người dân Việt
Nam vốn đã lầm
than, nay tiếp tục là người
gánh chịu tất cả tai họa đè nặng
trên tổ quốc đã bị
phản
bội.
Tuổi trẻ Việt Nam không thể để điều đó xảy ra! Thấy
rõ được đại họa này, Sơn
đã dám dứt
bỏ
cái “tương
lai được
giới
trẻ
Việt
Nam mơ ước” của
mình, để đi tiên phong kêu gọi
thanh niên Việt Nam kịp thời thức tỉnh. Hãy dành lại tương lai đất nước
cho chính mình. Sơn
kêu gọi thế hệ cha ông của
mình hãy ủng
hộ
cho con em mình trong cuộc
đấu
tranh này. Chẳng lẽ, người lớn trong nước làm lụng vất vả cả đời, chỉ có mỗi
một
giấc
mơ
là đưa con mình ra nước
ngoài du học, rồi tìm cách cho con mình ở
lại
bên đó hay sao? Sơn
kêu gọi những người có tên tuổi, có sức
ảnh
hưởng
đến
dân chúng ở
Việt
Nam như giới trí thức,
giới
văn nghệ sĩ, ca nhạc
sĩ… ủng hộ, đứng về phía tương
lai của tuổi trẻ Việt Nam. Những người
càng có sức
ảnh
hưởng
lớn
mà không làm gì thì càng có tội đối
với
tổ
quốc.
Và Sơn cũng kêu gọi lương tri của chính những kẻ đang cầm
quyền tại Việt Nam, vì họ
và em cũng có cùng một
kẻ
thù, đó là giặc ngoại xâm Trung Cộng.
Sơn nhắn gởi các bạn trong nước là tuổi trẻ chơi hết mình, nhưng khi làm việc nước cũng hết mình. Hãy tự mình đi tìm sự thật về cái thể
chế
độc
tài đang cai trị
dân tộc Việt Nam, đang cướp
đi tương lại của chính các bạn. Đừng tin vào truyền
thông trong nước, mà cũng đừng
tin vào Sơn! Hãy tự
tìm hiểu sự thật bởi trí tuệ,
sự
hiểu
biết
của
chính mình. Thông tin bây giờ
đầy
đủ
trên internet, chỉ cần
chịu
khó tìm tòi là có. Thay đổi được nhận thức chính trị,
thoát ra khỏi sự sợ hãi là những điều
quan trọng nhất để bắt đầu dám đấu
tranh chống lại bạo quyền. Hãy tin tưởng
vào phương pháp đấu tranh bất
bạo
động,
phương
thức
đấu
tranh duy nhất để xây dựng
một
nước
Việt
Nam đoàn kết,
không còn hận
thù trong tương lai. Các bạn trẻ trong nước sẽ
không đơn độc. Vì thế
giới
đang theo dõi Việt
Nam rất sát về
vấn
đề
dân chủ, nhân quyền.
Và rất nhiều người Việt hải ngoại đang ủng
hộ
cho phong trào đấu
tranh dân chủ trong nước. Những
người
dân trong nước đang ra bên ngoài như Sơn sẽ là nhịp
cầu
nối
hữu
hiệu
giữa
người
Việt
trong và ngoài nước,
tạo
ra một khối đại đoàn kết dân tộc
thực
sự
vì tương lai của tổ
quốc
Việt
Nam.
Ra nước ngoài không phải để trốn tránh trách nhiệm. Sơn- cũng giống
như
anh Điếu Cày- đã có kế
hoạch
cho con đường
trở
lại
quê hương của mình. Sơn
đã nói với
chính quyền CSVN rằng sẽ
có một ngày gần
đây, em sẽ trở về để hát nhạc
rap trên vỉa hè Sài Gòn, Hà Nội, Huế… như trước đây em đã từng làm. Nhưng
lần
này sẽ là những
bản
nhạc
rap đấu
tranh, để
đòi lại tự do, dân chủ
của
dân tộc đã bị
tước
đoạt quá lâu rồi.
Trong lời nhắn gởi với các bạn
trẻ
trong nước, Sơn đã nghĩ đến một đất nước Việt Nam tương lai, khi mà chế độ độc tài tòan trị cộng sản đã sụp đổ. Vẫn còn rất
nhiều việc phải làm. Mỗi
người
dân trong và ngoài nước đều có trách nhiệm xây dựng
lại
đất
nước
Việt
Nam. Vẫn còn có những ẩn số chưa có lời
giải
chung. Nhưng Sơn tin chắc rằng
nó sẽ tốt hơn nhiều lần tình trạng
của
đất
nước
hiện
nay. Đừng
tin vào những gì CSVN và đám dư
luận
viên hù dọa,
về
một
nước
Việt
Nam dân chủ hỗn loạn, chết chóc giống
như
Iraq. Bởi vì con đường
đấu
tranh chúng ta đang chọn
là bất bạo động. Chỉ có những
kẻ
chỉ
biết
có một vũ khí là bạo
lực
như
CSVN mới nghĩ đến
điều này.
Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ. Những
điều Sơn nghĩ có thể vẫn là mơ
mộng.
Những
điều Sơn đang làm có thể
là liều lĩnh theo cách nhìn của
người
lớn.
Nhưng
đó mới là TUỔI
TRẺ.
Chỉ
có TUỔI TRẺ mới mạnh dạn dấn thân làm mà không sợ sai. Bởi vì làm một điều
gì đó dù nhỏ cho xã hội,
đất
nước,
vẫn
còn hơn là chỉ
ngồi
nhìn và để
mặc
số
phận
cho một chính quyền
mục
ruỗng
định
đoạt.
Đã thấy ở Nah-Sơn một Joshua Wong cho Việt Nam tương lai. Sơn
đang mơ một ngày về.
Giống
như
trước
đây anh Việt Dzũng, chị Nguyệt Ánh đã từng hát: “… anh vẫn mơ một ngày về…”. Nhưng
lần
về
này của Sơn, sẽ có cả
triệu Nah-Sơn ra đón, cùng hát vang những
bài rap đấu tranh trên vỉa
hè đường phố quê hương…
Đoàn Hưng / SBTN
14
hrs ·
Nguyễn Thanh Phượng, Con
gái thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa thi đậu quốc tịch Mỹ. Lại thêm 1 khúc ruột
ngàn dặm mới từ giã thiên đường CS..
Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác
chết thối rữa?
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching