TT Obama yêu cầu Quốc hội trao quyền tiến hành
chiến tranh với IS
12.02.2015
Tổng thống Mỹ Barack
Obama hôm thứ Tư đã yêu cầu Quốc hội chính thức trao quyền sử dụng sức mạnh
quân sự trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.
Phát biểu sau đó tại Tòa
Bạch Ốc, ông Obama nói yêu cầu này sẽ không trở thành sự trao quyền để tiến
hành một cuộc chiến khác trên bộ giống như Mỹ đã làm ở Iraq và Afghanistan.
Tổng thống giải thích sự
trao quyền này sẽ cho phép ông triển khai lực lượng đặc biệt nếu Mỹ có thông
tin tình báo chẳng hạn như về nơi hội họp của những thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo
để có thể hành động.
Đề xuất trao quyền này
sẽ giới hạn hoạt động tới ba năm và ngăn binh lính "tham chiến trên bộ lâu
dài," theo mô tả của đề xuất.
"Đây là một nhiệm
vụ khó khăn, và vẫn sẽ khó khăn trong một khoảng thời gian," Tổng thống
phát biểu trên truyền hình. "Nhưng liên minh của chúng ta đang ở thế tấn
công. ISIL đang ở thế phòng thủ, và ISIL sẽ thất bại."
Dự thảo đề xuất của ông
Obama cho biết những hoạt động chiến đấu trên bộ với quy mô lớn tương tự như ở
Iraq và Afghanistan nên dành cho các lực lượng địa phương thay vì quân đội Mỹ.
Đề xuất này sẽ bãi bỏ
luật năm 2002 cho phép tiến hành chiến tranh ở Iraq, nhưng giữ nguyên luật năm
2001 được thông qua ngay sau những vụ tấn công ngày 11 tháng 9 cho phép tiến
hành một chiến dịch chống lại al-Qaida và những chi nhánh.
Yêu cầu trao quyền tiến
hành chiến tranh của Tổng thống phải được cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ chấp
thuận.
Lãnh đao Khối Đa số Cộng
hòa ở Thượng viện Mitch McConnell cho biết vấn đề này có phần chắc sẽ chi phối
cuộc tranh luận của quốc hội trong vài tuần tới.
Ông Obama biện minh cho
các cuộc không kích của liên quân do Mỹ dẫn đầu nhắm vào các mục tiêu của Nhà
nước Hồi giáo ở Syria và Iraq bằng cách sử dụng luật trao quyền chiến tranh năm
2001 được Quốc hội phê chuẩn cho tổng thống khi đó là George W. Bush.
Ông Putin tuyên bố 'ngưng bắn ở Ukraine'
Tổng
thống Nga vừa tuyên bố sẽ có cuộc ngưng bắn ở Đông Ukraine từ 15/2.
Ông Vladimir Putin nói
"chúng tôi đã đạt thỏa thuận về các ý chính" sau cuộc đàm phán kéo
dài với Tổng thống Ukraine, Petro Poroshenko và các lãnh đạo Đức và Pháp.
Tổng thống Pháp,
Francois Hollande nói đây là "thỏa thuận nghiêm túc" nhưng không
phải tất cả đều được đồng ý.
Tin này được đưa ra
không lâu sau khi chính Tổng thống Ukraine nói không thể chấp nhận điều kiện
mà Nga đưa ra trong cuộc đàm phán kéo dài qua đêm ở Minsk, Belarus.
Cuộc đàm phán do Đức và
Pháp làm trung gian nhằm tìm giải pháp chấm dứt xung đột tại Ukraine.
Ông Petro Poroshenko vừa
nói chuyện với các phóng viên trong phiên giải lao giữa cuộc họp có sự tham
gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Với sự có mặt của Thủ
tướng Đức, bà Angela Merkel và Tổng thống Pháp, Francois Hollande, cuộc họp
bắt đầu vào chiều thứ Tư 11/2 và tiếp diễn cho tới sáng thứ Năm vẫn chưa kết
thúc.
Hơn 5000 người đã thiệt
mạng trong chiến sự ở miền Đông Ukraine.
Bước ngoặt?
Ngay khi bắt đầu cuộc
họp, hai ông Putin và Poroshenko bắt tay nhau một cách hờ hững.
Sau 14 tiếng đồng họp
hành, ông Poroshenko cho hay "vẫn chưa có gì tốt đẹp".
Ông nói với các nhà báo
rằng Nga "đưa ra các điều kiện mà tôi cho là không thể chấp nhận
được" và từ chối đưa chi tiết nhưng nói thêm rằng "luôn luôn hy vọng"
vì cuộc đàm phán vẫn còn tiếp tục.
Trước đó, báo chí cho
hay Nga đòi để cho vùng Đông Ukraine 'tự trị tối đa' nhưng vẫn có bộ máy do
chính quyền Kiev nuôi dưỡng.
Các bên có kế hoạch tập
trung vào việc tìm kiếm thỏa thuận ngừng bắn, rút hỏa lực hạng nặng và thiết
lập khu vực phi quân sự.
Nga đã bị cáo buộc
trang bị vũ khí và hỗ trợ phiến quân thân Nga tại miền Đông Ukraine, nhưng luôn
bác bỏ cáo buộc này.
Tác giả Mỹ: ‘Việt Nam muốn kiểm soát quá khứ’
Ông Bass nhận định với VOA tiếng Việt rằng dường như chính quyền
Việt Nam “nhạy cảm, và muốn bảo toàn quyền lợi của mình” nên phải dùng tới các
biện pháp kiểm duyệt.
11.02.2015
Một tác giả Mỹ có sách
được dịch sang tiếng Việt cho biết, cuốn “The Spy Who Loved Us” của ông đã bị
chỉnh sửa và cắt bỏ nhiều chi tiết, như chiến tranh biên giới năm 79, làn sóng
thuyền nhân sau năm 75 và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trước khi tới tay bạn đọc ở
Việt Nam.
Ông Thomas Bass, hiện
giảng dạy Anh ngữ và báo chí tại Phân hiệu Albany của Đại học Tiểu bang New
York, cho biết ông ký hợp đồng in phiên bản tiếng Việt của cuốn sách về điệp
viên hai mang Phạm Xuân Ẩn năm 2009.
Tuy nhiên, mãi cho tới
năm 2014, cuốn sách mới ra mắt ở Việt Nam với tựa đề: “Điệp viên Z.21 – Kẻ thù
tuyệt vời của nước Mỹ”, do nhà xuất bản Nhã Nam và Hồng Đức phát hành.
Trong quá trình làm cuốn
sách, ông đã nảy ra ý định theo dõi và so sánh việc kiểm duyệt xuất bản ở Việt
Nam.
Ông Bass nhận định với
VOA tiếng Việt rằng dường như chính quyền Việt Nam “nhạy cảm, và muốn bảo toàn
quyền lợi của mình” nên phải dùng tới các biện pháp kiểm duyệt.
Họ dựng lên huyền thoại
để dùng làm công cụ tuyên truyền nhằm mục đích duy trì và củng cố quyền lực. Có
những thế lực chính trị nghĩ rằng họ có thể kiểm soát ngôn ngữ, văn học, văn
hóa và ký ức của mọi người. Tôi nghĩ rằng điều đó thực sự nguy hiểm và cần phải
ngăn chặn bằng mọi giá.
Tác giả Thomas Bass nói.
Ông nói: “Tại sao họ lại
kiểm duyệt? Chính bản thân tôi cũng không thể hiểu nổi nữa. Có lẽ vì họ muốn
tuyên truyền, muốn thần thánh hóa, muốn anh hùng hóa những điều không phải là
sự thật. Họ dựng lên huyền thoại để dùng làm công cụ tuyên truyền nhằm mục đích
duy trì và củng cố quyền lực. Có những thế lực chính trị nghĩ rằng họ có thể
kiểm soát ngôn ngữ, văn học, văn hóa và ký ức của mọi người. Tôi nghĩ rằng điều
đó thực sự nguy hiểm và cần phải ngăn chặn bằng mọi giá”.
Ông Bass cũng cho biết
ông cảm thấy thông cảm với công ty xuất bản sách của ông. “Họ là những người
giỏi nhất trong ngành xuất bản ở Việt Nam. Họ muốn ra mắt cuốn sách của tôi như
phiên bản gốc, nhưng họ lại bị ngăn chặn bởi những người kiểm duyệt ở Việt
Nam”, ông nói.
Ông nói rằng người ta cứ
tưởng một cuốn sách về người hùng của quân đội Việt Nam sẽ được xuất bản mà
không gặp trở ngại gì ở trong nước, nhưng thực tế “không có sách nào không bị
kiểm duyệt”.
Theo tác giả này, dưới
sự can thiệp của kiểm duyệt, ông Phạm Xuân Ẩn không được phép “yêu mến” Hoa Kỳ
mà chỉ được “hiểu” nước này mà thôi. Ngoài ra, tên của những người Việt lưu
vong cùng các bình luận của họ cũng bị xóa bỏ. Lời bình cho rằng chủ nghĩa cộng
sản là một “vị thánh thất bại” hay việc ông Ẩn tự miêu tả là một người có bộ óc
Mỹ trong cơ thể Việt Nam cũng bị cắt.
Tác giả người Mỹ cũng
cho biết thêm rằng bản dịch sách của ông cũng bị xóa bỏ những lời chỉ trích
Trung Quốc hay vấn đề hối lộ. Thậm chí, đoạn nói về Tướng Võ Nguyên Giáp cũng
bị cắt vì, theo ông, người từng đưa tới chiến thắng Điện Biên Phủ không còn
được lòng chính quyền trước khi mất năm 2013.
Xóa
bỏ
Ngoài ra, theo ông Bass,
một loạt các sự kiện quan trọng trong lịch sử Việt Nam cũng bị loại khỏi bản
dịch tiếng Việt, như công cuộc cải cách ruộng đất thất bại những năm 50, làn
sóng “thuyền nhân” sau năm 75 hay cuộc chiến biên giới với Trung Quốc năm 79.
Ông cho biết chính vì
việc kiểm duyệt ở Việt Nam mà ông đã cho dịch lại cuốn sách sang tiếng Việt rồi
sau đó cho đăng trên trang web của nhà văn Phạm Thị Hoài, song song với ấn bản
bị kiểm duyệt.
Xu hướng kiểm duyệt nhằm
duy trì quyền lực và địa vị được phản ánh trong mọi khía cạnh của văn hóa Việt
Nam. Không có tự do báo chí. Không có tự do xuất bản. Một số nhà văn giỏi nhất
của Việt Nam hiện sống lưu vong sau khi bị tống khỏi đất nước. Những người khác
thì sống trong cảnh lưu vong trên chính quê hương mình, và không thể xuất bản
tác phẩm.
Tác giả Thomas Bass nói.
Ông nói: “Xu hướng kiểm
duyệt nhằm duy trì quyền lực và địa vị được phản ánh trong mọi khía cạnh của
văn hóa Việt Nam. Không có tự do báo chí. Không có tự do xuất bản. Một số nhà
văn giỏi nhất của Việt Nam hiện sống lưu vong sau khi bị tống khỏi đất nước.
Những người khác thì sống trong cảnh lưu vong trên chính quê hương mình, và
không thể xuất bản tác phẩm. Không có một khía cạnh văn hóa nào ở Việt Nam mà
không bị tác động bởi kiểm duyệt”.
Ông nghĩ rằng việc chính
quyền Việt Nam “kiểm duyệt văn hóa, kiểm soát báo chí, bắt giữ các blogger và
hạn chế tự do ngôn luận là một sai lầm”.
Khi được hỏi là liệu
việc ông lên tiếng về chuyện kiểm duyệt sẽ chấm dứt cơ hội ông được hợp tác
xuất bản sách ở Việt Nam, ông Bass cho biết “Việt Nam không phải là thị trường
văn học lớn, nơi tôi có thể kiếm sống bằng nghề viết”.
“Tôi nghĩ cần phải nêu
ra vấn đề kiểm duyệt vì tôi quan tâm tới Việt Nam, tôi yêu Việt Nam và muốn
đóng góp một tiếng nói nhỏ bé từ bên ngoài, từ phương Tây, tới cuộc đàm luận về
văn hóa,” ông nói.
http://www.voatiengviet.com/content/tac-gia-nguoi-my-noi-vietnam-muon-kiem-soat-qua-khu/2638808.html
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching