Một nhà ngoại giao Bắc
Hàn ở Việt Nam ‘xin tị nạn’
Đại sứ quán Triều Tiên tại Hà Nội.
·
·
·
Tin
liên hệ
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ đi về đâu?
Đảng cộng sản Việt Nam hôm nay kỷ niệm 85 năm ngày thành lập,
trong bối cảnh có nhiều tiếng nói kêu gọi 'đa nguyên, đa đảng' và 'cạnh tranh
bình đẳng'
03.02.2015
Một tờ báo của Hàn Quốc mới đưa tin rằng một nhà ngoại giao Bắc
Hàn ở Việt Nam đã biến mất không dấu vết hồi tháng trước, và người ta nghi là
ông đang tìm cách bỏ chạy sang tị nạn tại Nam Hàn hoặc một nước thứ ba khác.
Tờ Segye Ilbo mới dẫn lời một nguồn tin chuyên nghiên cứu về các
vấn đề Bắc Triều Tiên cho biết rằng chính quyền Bình Nhưỡng hiện đang truy lùng
người đàn ông tầm 30 tuổi. Ông này mới tới nhận nhiệm vụ tại Việt Nam mà không
mang theo gia đình.
Theo nguồn tin này, Bắc Hàn đã yêu cầu chính quyền Việt Nam truy
tìm nhà ngoại giao “cấp bậc không cao” này.
Tờ báo Segye Ilbo trích lời cơ quan tình báo quốc gia Nam Hàn nói
rằng Seoul “không có thông tin gì” về vụ việc trên.
VOA Việt Ngữ đã liên lạc với Đại sứ quán Bắc Hàn nhưng cơ quan
ngoại giao này từ chối trả lời. Trong khi đó, tới tối ngày 3/2 (giờ Hà Nội), Bộ
Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa trả lời đề nghị cung cấp thêm thông tin của VOA.
Đây không phải là là lần đầu tiên người Bắc Triều Tiên tìm cách đi
tị nạn sang nước thứ ba qua ngả Việt Nam, nhưng đây là lần đầu tiên có tin một
nhà ngoại giao đại diện cho chính quyền Bình Nhưỡng tìm đường sang nước khác từ
Việt Nam.
Theo tờ Segye Ilbo, một nhà ngoại giao cấp cao của Bắc Hàn ở Thái
Lan từng xin tị nạn ở Nam Triều Tiên với ba người thân trong gia đình năm 2000,
và 3 năm trước đó, đại sứ Bắc Hàn ở Ai Cập cũng đã xin tị nạn ở Mỹ cùng với vợ.
Năm ngoái, có tin cho hay, một nhà ngoại giao phụ trách về thương
mại của Bắc Hàn ở Ethiopia cũng đã xin tị nạn ở Hàn Quốc.
Trong khi đó, trong một diễn biến khác, cuối tháng qua, các thứ
trưởng ngoại giao Bắc Hàn và Việt Nam đã gặp nhau tại Hà Nội nhân kỷ niệm 65
năm ngày thiết lập quan hệ giữa hai quốc gia.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, đại diện của hai bên đã thảo luận về
các vấn đề cùng quan tâm chung như tình hình trên bán đảo Triều Tiên cũng như
vấn đề biển Đông.
Chưa rõ là vấn đề người Bắc Hàn tìm đường xin tị nạn từ Việt Nam
có được mang ra thảo luận hay không.
Bấy lâu nay, giới quan sát cho rằng Việt Nam có thể được coi là
một tấm gương về mở cửa đất nước cho Bắc Hàn học tập.
Bắc Triều Tiên muốn tập
trận với Việt Nam và một số nước khác
Lãnh tụ BTT Kim Jong
Un giám sát một khu quân sự. Ảnh do bộ Quốc phòng BTT cung cấp.Reuters
Bắc Triều Tiên phản đối cuộc tập trận chung giữa Hàn Quốc với
Hoa Kỳ và tuyên bố muốn tập trận chung với Việt Nam, Cuba, Brazil và Nga, theo
thông tin của tờ báo Hoa ngữ Want Daily của Đài Loan ấn bản ngày 03/02/2015.
Chiếc tàu ngầm USS Olympia của Mỹ đã cập bến cảng tỉnh Nam
Gyeongsang của Hàn Quốc để tham gia cuộc tập trận chung, kể từ ngày 05/02/2015.
Seoul cũng vừa thành lập một bộ tư lệnh lực lượng tàu ngầm ngày 01/02/2015 để
đối phó với những mối đe dọa trên biển. Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ sáu
trên thế giới có một đơn vị tàu ngầm riêng biệt.
Bình Nhưỡng đã phản đối cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn, xem đây là
một hành động khiêu khích. Bắc Triều Tiên yêu cầu Seoul và Washington hủy
bỏ cuộc tập trận này. Nhưng bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã bác bỏ yêu cầu của Bắc
Triều Tiên, khẳng định đây là một hoạt động quân sự mang tính phòng thủ bình
thường.
Tờ Want Daily trích lời tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery
Gerasimov cho biết Bắc Triều Tiên đã thảo luận với Việt Nam, Cuba, Brazil và
Nga về việc tiến hành các cuộc tập trận chung.
Ông Andrei Lankov, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại Đại học
Kookmin của Hàn Quốc, nhận định rằng chính phủ Kim Jong Un đã chuyển tình hữu
nghị truyền thống với Trung Quốc sang Nga. Lãnh đạo họ Kim đã chọn Nga là nước
viếng thăm đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền thay cha. Điều này cho thấy có lẽ
Bắc Triều Tiên muốn chứng tỏ với thế giới rằng họ đang rời xa Bắc Kinh.
Theo đại diện đặc biệt của Mỹ về chính sách Bắc Triều Tiên, Sung
Kim, Hoa Kỳ biết là đã có các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức cao cấp của Bắc
Triều Tiên với Nga, nhưng vẫn hy vọng Trung Quốc sẽ dùng mối quan hệ lâu đời
với Bắc Triều Tiên để thuyết phục chế độ Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán
về chương trình hạt nhân.
CĐ Liên
Bang HK cdnvqg.lbhk@gmail.com
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching