Nga
Trung Cộng liên minh được hay không?
Ngô Nhân Dụng -
03.02.2015
Ông Vladimir Putin đang
dễ thở hơn mấy hôm nay, vì giá dầu thô trên thế giới đã tăng. Nhờ thế đồng tiền
Nga ngưng xuống giá. Kể từ khi ông chiếm bán đảo Crimea của Ukraine, đồng rúp
đã mất gần nửa (45%) giá trị so với đô la Mỹ; lao xuống nhanh nhất so với tiền
174 quốc gia khác.
Kinh tế Nga sẽ suy thoái trong năm nay, và tỷ lệ lạm phát đã
lên tới hơn 11%. Alexei Kudrin, cựu bộ trưởng tài chánh, một người của Putin
hiện vẫn ngồi trong Ủy Ban Kinh Tế Phủ Tổng Thống, mới báo động Nga đang bước
vào một cuộc “khủng hoảng toàn diện” nếu tiếp tục bị Mỹ và các nước Châu Âu cấm
vận. Phó Thủ Tướng Igor Shuvalov cũng tiên đoán cuộc khủng hoảng lần này sẽ kéo
dài hơn lần trước, năm 2008 khi kinh tế cả thế giới đều xuống.
Ông Shuvalov cũng mới
tuyên bố ở Davos, Thụy Sĩ rằng, “Khi bị nước ngoài làm áp lực, dân Nga chúng
tôi không bao giờ bỏ rơi lãnh tụ! Không bao giờ! Chúng tôi sẽ chịu đựng mọi khó
khăn, sẽ bớt ăn, sẽ dùng bớt điện!” Ðây là một “chính sách kinh tế” bát chước
lối Việt Cộng ngày xưa! Ngay sau đó, người ta thấy trên các trang mạng ở Nga
trưng ra hình ảnh những biệt thự huy hoàng của ông Shuvalov ở Moskba, ở London
bên Anh và ở nước Áo. Chính ông Shuvalov sẽ không phải nhịn ăn, không phải bớt
dùng điện.
Trong khi đó, ông Putin
không thể lùi bước ở Ukraine. Ông đã kích thích tự ái dân tộc, đổ hết tội cho
Mỹ, nên vẫn được 85% dân Nga ủng hộ. Ðằng nào dân cũng phải bớt ăn, nhưng trong
lòng họ được an ủi là nước Nga của họ lại lên hàng cường quốc, dám đối đầu với
Mỹ. Nếu Putin nhượng bộ ở Ukraine, dân chúng sẽ tự hỏi tại sao họ phải bớt ăn,
bớt mặc! Putin đang cưỡi trên lưng cọp, không biết làm sao xuống, đành cứ thế
hô hào, “Tiến lên, ta cứ tiến lên hàng đầu! Hàng đầu rồi tiến đi đâu?”
Cho nên, ông Putin muốn
cho dân Nga thấy một tia sáng lóe ở cuối đường hầm: Liên minh với Cộng Sản
Trung Quốc. Dân Nga có thể nuôi hy vọng vào nước cờ mới này. Nước Nga có thể
quay mặt với thế giới tư bản, bỏ khối người da trắng, đi đôi với dân da vàng.
Vì Nga và Trung Cộng đã từng là đồng minh, khi hai nước Cộng Sản lớn nhất cùng
đối đầu với kinh tế tư bản! Ðây cũng là giấc mộng của các ông Nguyễn Văn Linh
và Lê Khả Phiêu ở Việt Nam một thời. Hai ông tổng bí thư từng sang Trung Quốc
cầu xin tái lập một “khối xã hội chủ nghĩa.” Bây giờ Nga vẫn còn “hơi hơi xã
hội chủ nghĩa;” vì nhà nước vẫn tập trung quyền chỉ huy kinh tế. Trong thực tế
cả Nga và Trung Cộng đều theo con đường “tư bản quả đầu,” nhà nước bảo trợ các
nhà tư bản tay chân, dựa dẫm vào nhau hai bên cùng có lợi.
Liệu ông Putin có thể
liên kết với Trung Cộng hay không?
Liên minh Nga Trung Cộng
trong thế kỷ 20 chỉ là một ảo tưởng, đối với những người đứng ngoài, kể cả các
chính phủ Mỹ. Từ năm 1949 cho tới 1968 giới lãnh đạo Mỹ vẫn tính toán chiến
lược toàn cầu dựa trên một giả thiết, là Nga và Trung Cộng liên kết làm một
khối thuần nhất. Với giả thiết đó, Mỹ đã hành động theo lý thuyết Domino: Tìm
cách ngăn chặn bước tiến của khối Nga-Hoa trong vùng Ðông Nam Á, mà quân domino
dễ bị đổ nhất là Việt Nam.
Nhưng thực ra Nga và
Trung Cộng chỉ liên minh được với nhau trong vòng mươi năm. Khi thấy Mao Trạch
Ðông có ý đóng vai lãnh tụ của đám đàn em các đảng cộng sản Á Châu, Phi Châu;
Stalin đã lập tức chấm dứt viện trợ và rút các cố vấn kinh tế, kỹ thuật về. Khi
Tổng Thống Mỹ Nixon nhìn thấy vết rạn nứt rõ rệt trước cảnh quân Nga và quân
Tàu bắn nhau ở Hắc Long Giang, ông ta đã bắt tay Mao Trạch Ðông. Mỹ lợi dụng
Trung Cộng, Trung Cộng cũng lợi dụng Mỹ, cả hai cùng muốn kiềm chế Nga. Mối
liên kết Mỹ-Trung Cộng chấm dứt năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ.
Trong “trật tự thế giới
mới” này, Trung Cộng tìm lại gặp Nga để tạo thế thăng bằng mới. Năm 1992, hai
nước tuyên bố bắt đầu một cuộc “hợp tác xây dựng” (constructive partnership).
Năm 2001, khi ông Putin đã làm tổng thống Nga, việc hợp tác được đẩy lên cao
hơn, hai bên ký một “Hiệp ước Hữu nghị và Cộng tác” (friendship and
cooperation). Cả Nga và Trung Cộng đã xây dựng những liên minh mới để tạo thêm
vây cánh. Họ họp lại với Brazil, Ấn Ðộ, sau thêm Nam Phi, lập thành khối BRICS.
Nga và Trung Cộng liên kết qua “Tổ chức Hợp tác Thượng Hải” (Shanghai
Cooperation Organization), gồm cả các nước Trung Á nằm giữa Nga và Tàu, là
Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan. Nga với Tàu còn họp thường
xuyên với Diễn đàn Kinh tế các nước Á Ðông và với các nước ASEAN.
Khi Putin bị Âu Mỹ cấm
vận vì tấn công Ukraine, ông đã bay sang Bắc Kinh kết nghĩa Vườn Ðào thêm chặt
chẽ. Tháng Năm năm 2014, Nga công bố sẽ bán cho Trung Cộng 38 tỷ mét khối hơi
đốt, trong 3 năm kể từ năm 2019, với giá định sẵn, qua một ống dẫn dài 2,500
dậm (hơn 4,000 cây số). Ống dẫn dầu khí đi qua Hắc Long Giang, thuộc vùng biên
giới Ðông Bắc nước Tàu, nơi quân hai nước đã chạm súng năm 1969. Sáu tháng sau,
Nga lại thỏa thuận sẽ cung cấp một số lượng tương đương cho vùng Tân Cương,
phía Tây Bắc Trung Quốc.
Trong cuộc trao đổi này
Trung Cộng đã chiếm thế thượng phong; không khác gì cuộc giao thương giữa Trung
Cộng với Việt Nam, hay giữa một nước lớn với chư hầu. Nga cung cấp nguyên liệu
cho Trung Quốc trong khi nhập cảng hàng chế hóa từ Trung Quốc bán sang; đóng
vai một nước thuộc địa nghèo. Bán dầu, khí cho Trung Cộng để bù lại tình trạng
bị cấm vận, Nga cũng sẽ bị mất thị trường Châu Âu, mất luôn mối giao hảo với
các công ty năng lượng Âu Mỹ nhờ đó đã được cung cấp những kỹ thuật tân tiến.
Thiếu các kỹ thuật khai thác mới nhất, việc khai thác dầu khí ở vùng địa cực
của Nga sẽ bị chậm lại mấy chục năm.
Dân Nga sẽ dần dần nhìn
ra việc Putin liên kết với Trung Cộng là bất lợi, là biến nước Nga thành một
cây xăng của Trung Cộng, trong khi đáng lẽ họ phải là một cường quốc về năng
lượng. Chưa kể mối nguy vùng giao dịch ở biên giới sẽ bị tràn ngập với “họa da
vàng.” Ở phía Ðông vùng Siberia, chỉ có sáu triệu dân Nga sinh sống, bên kia
biên giới là 120 triệu người dân Trung Quốc! Lịch sử nước Nga bắt đầu sau khi
những đạo quân của Batu Khan và Subutai, con cháu Thành Cát Tư Hãn, tràn qua
sông Volga rồi tiến chiếm Vladimir và Moskba, vào thế kỷ thứ 14. Cứ coi cách
người Nga đối xử với di dân gốc Việt và gốc Trung Hoa, ngay từ thời còn Cộng
Sản, thì biết họ nghĩ gì về giống da vàng.
Trong khi đó, Nga và
Trung Cộng vẫn giành giựt ảnh hưởng trên các nước Trung Á, mà Nga đang tìm cách
thu lại vào trong vòng ảnh hưởng chặt chẽ hơn. Chín năm sau khi lên cầm quyền,
Vladimir Putin đã công bố một chủ thuyết quân sự mới: Nước Nga giành quyền dùng
vũ khí nguyên tử trước, dù không bị tấn công bằng vũ khí loại này. Quyền sử
dụng trước vũ khí hạt nhân (right to first use of nuclear weapons) chỉ được nêu
ra nếu một quốc gia biết lực lượng qui ước của mình có thể bị bên địch tràn
ngập. Putin nhắm vào quốc gia nào khi đưa ra chủ thuyết này? Chúng ta có thể
biết chắc đó là Trung Cộng.
Về phía Trung Cộng, họ
sẽ được lợi gì nếu liên kết với ông Putin?
Chỉ có một mối lợi “tinh thần” rất
nhỏ, thứ lợi lộc không thể đem nấu cháo ăn được. Ðó là chứng tỏ Bắc Kinh độc
lập với Mỹ. Nhưng Trung Cộng không thể trông cậy vào Nga. Giới lãnh đạo Bắc
Kinh biết rằng sự phát triển của nước họ từ hơn 30 năm nay là nhờ được tiếp cận
với thị trường nước Mỹ, nhờ vốn tư bản cùng kỹ thuật sản xuất và tiếp thị do Mỹ
và các nước đồng minh của Mỹ cung cấp. Kinh tế Nga đang sa lầy, không phải chỉ
vì bị cấm vận mà lý do chính là vì ông Putin dốt nát về kinh tế.
Với một quốc
gia đông gần 150 triệu người, trong đó bao nhiêu người tài trí, với tài nguyên
thiên nhiên giàu có, đáng lẽ kinh tế Nga không thể chậm lụt như hiện nay. Nhưng
ông Putin đã không chấp nhận cải tổ cơ cấu nền kinh tế do thời Cộng Sản để lại,
làm phí phạm tất cả những tài nguyên, người cũng như của cải.
Cho nên, chỉ những người
quá ngây thơ mới tin rằng ông Putin có thể liên minh với Trung Cộng để chống
lại các nước Âu Mỹ.
Giá dầu lửa nhích lên
được mấy đô la một thùng có thể cho ông Putin nhận được học một bài về kinh tế:
Luật cung cầu. Giá dầu lên sau khi các công ty như Exxon (Mỹ), Shell (Anh),
Total (Pháp), và ngày hôm qua là BP (Anh) tuyên bố giảm bớt việc khai thác dầu
khí trong mấy năm tới, mỗi công ty cắt số đầu tư khoảng 4, 5 tỷ đô la. Họ cắt
đầu tư vì tiên đoán giá dầu sẽ còn thấp trong tương lai khá lâu, khai thác
không có lợi. Khi họ giảm bớt đầu tư, tự nhiên cả thế giới cũng nhìn ra là
trong tương lai số cung dầu lửa không tăng như trước nữa trong khi số cầu có
thể tăng. Có nghĩa là giá dầu đã “chạm đáy.” Nhưng trong khi Mỹ và các nước
OPEC còn tiếp tục hút dầu lên để giữ thị trường cho mình, dù lợi thấp hơn thì
giá dầu sẽ khó lên cao nữa. Ông Putin có thể suy nghĩ về bài học kinh tế đó trong
khi có vài ngày dễ thở.
Tăng trưởng kinh tế của
Philippines có thể vượt qua TQ
Các tòa chung cư cao tầng phía sau một khu nhà của giới trung lưu
trong vùng thủ đô Philippines
03.02.2015
Philippines có thể sẽ
qua mặt Trung Quốc để trở thành nước có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất châu Á
trong năm nay, tuy nhiên thách thức lớn nhất của nước này là phải tìm ra phương
cách làm thế nào duy trì và chia sẻ những thành quả đạt được trong 5 năm qua để
bảo đảm sự phồn vinh trong lâu dài hơn.
Từ khi Tổng thống
Benigno Aquino lên nắm quyền vào năm 2010 và bắt tay vào việc thúc đẩy cải cách
và điều hành đất nước hữu hiệu, Philippines đã trở thành một địa điểm đầu tư
hấp dẫn và là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế
giới.
Các nhà đầu tư giờ đây
muốn biết làm nào quốc gia Đông Nam Á này sẽ có thể duy trì các chính sách kinh
tế và tài chính đã từng thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo sau khi Tổng thống
Aquino mãn nhiệm vào cuối năm tới.
Ông Eugenia Victorino
làm việc cho ngân hàng ANZ nói, “Chúng tôi nghĩ rằng năm 2016 sẽ là thời điểm
rất quan trọng cho triển vọng dài hạn của Philippines.”
Bất chấp tình trạng kinh
tế trì trệ của khu vực trong quý 4 vừa qua, Philippines đã phục hồi được đà
tiến, đưa mức tăng trưởng toàn năm lên 6,1% - tỷ lệ tăng trưởng nhanh nhất châu
Á sau Trung Quốc.
Năm nay, Tổng thống
Aquino đang nhắm nâng tỷ lệ này lên 7 % - 8%, trong khi tăng trưởng của Trung
Quốc được dự kiến chậm lại ở mức khoảng 7%.
Phát
triển toàn diện hơn
Tổng thống Philippines
đã bài trừ tham nhũng và đặt vấn đề cải tiến cơ sở hạ tầng lên hàng ưu tiên,
yếu tố then chốt nhắm nâng mức tăng trưởng trong tương lai. Tuy nhiên,
nền kinh tế này vẫn vướng trong tình trạng thất nghiệp cao.
Ngân hàng Thế giới nhận
định rằng hiện nay tăng trưởng kinh tế của Philippine có tính cách “bao
hàm hơn” và có những dấu hiệu cho thấy phúc lợi đang chảy xuống. Trên 1 triệu
việc làm đã được tạo ra trong năm 2014 và thất nghiệp hạ còn 6%, một tỷ lệ thấp
nhất trong ít nhất một thập niên.
Tuy nhiên vấn đề tạo
công ăn việc làm vẫn chật vật để số việc tương xứng với số người tìm việc – 42%
dân số Philippines còn sống dưới mức 2 đôla một ngày.
Các khu vực năng động,
chẳng hạn như các hãng hỗ trợ văn phòng phát triển nhanh, thu được ngoại
tệ nhưng tình trạng phát đạt không tỏa rộng.
Ông Dan Martin thuộc
công ty tư vấn Capital Economics nói, “Để xin được một chân trong những công
việc đó, quý vị cần một số kỹ năng. Tối thiểu là phải thông thạo Anh ngữ và
biết sử dụng computer, nhưng thường thì phải hơn như vậy một chút.”
Sản xuất - khu vực có lẽ
có khả năng nâng cao năng suất và lợi tức của thành phần công nhân tay nghề
thấp, có thể được lợi thế do mức lương thấp và chỉ tệ có lợi thế cạnh
tranh giúp Philippines thu hút được một số công ty sản xuất rời Trung Quốc vì
phí tổn ngày càng tăng.
Thời kỳ hậu Aquino
Thời kỳ hậu Aquino
Tổng thống Aquino, do
giới hạn bởi quy định của hiến pháp chỉ được giữ một nhiệm kỳ, đã cải thiện
lãnh vực tài chánh công và đẩy mạnh đầu tư trong các lãnh vực đường sá, hải
cảng, trường học thông qua quan hệ đối tác giữa khu vực công và khu vực tư.
Mùa Hè năm ngoái, các
tranh cãi với Tối cao Pháp viện khiến cho chi tiêu của chính phủ bị ngưng lại,
tuy nhiên công chi được nối lại sau khi Quốc hội thông qua ngân sách bổ sung
vào tháng 12.
Ông Victorino nói,
“Chúng tôi hy vọng chính phủ của Tổng thống Aquino sẽ có thể tháo khoán các
ngân khoản để tiếp tục các chương trình cơ sở hạ tầng.”
Triển vọng từ giữa năm 2016, sau cuộc bầu một tổng thống mới và phân nửa số đại biểu Quốc hội, ít chắc chắn hơn nhiều.
Triển vọng từ giữa năm 2016, sau cuộc bầu một tổng thống mới và phân nửa số đại biểu Quốc hội, ít chắc chắn hơn nhiều.
Tình trạng lãnh đạo yếu
kém trong quá khứ đã gây ra các vụ nổi dậy, các cuộc biểu tình phản đối quy mô
lớn, các cuộc nổi loạn của quân đội, và chính trị theo đường lối dân túy đã làm
suy yếu nền tài chính quốc gia.
Ông Vincent Lazatin,
đứng đầu tổ chức Mạng lưới Trách nhiệm và Minh bạch, một nhóm chuyên gia ở
Manila nghĩ rằng sẽ phải mất thời gian dài hơn là một nhiệm kỳ tổng thống để
xác lập một hệ thống cai trị hữu hiệu và các chính sách khôn ngoan.
Ông nói, “Chúng tôi chắc
chắn rất quan tâm về sự liên tục của các biện pháp cải cách.”
Nguồn: Reuters
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching