Làm
sao đến dân chủ?
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 1 tháng 2, 2015
TIẾT LỘ CHẤN ĐỘNG LƯƠNG TRI LOÀI NGƯỜI: CSVN
GIẾT TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ BẰNG VIRUS HIV
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Cách đây
2 tuần tôi đến Dallas-Fort Worth, Texas để dự buổi họp của một nhóm trẻ; họ đến
từ nhiều thành phố trong 2 ngày cuối tuần để bàn luận việc tổ chức các sinh
hoạt ở Hoa Thịnh Đốn vào tháng 6 sắp đến. Giữa những người trẻ có những bạn rất
trẻ, từ 19 đến ngoài 20 tuổi. Họ sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ.
Chiều Chủ Nhật là bữa
tiệc chia tay. Trong phần chia sẻ, tôi muốn dành 5 phút của mình để giải thích
kế hoạch đưa dân chủ đến cho Việt Nam và khuyến khích các bạn rất
trẻ này dấn thân cho quê hương. Tôi đứng trước một thách đố: Chỉ có 5 phút cho
một vấn đề phức tạp mà đối tượng là những người rất trẻ, không biết gì mấy về
Việt Nam.
Tôi đã
trình bày như sau, dĩ nhiên là bằng tiếng Anh.
Thế
nào là dân chủ?
Các bạn hãy hình dung
một bàn cân. Đó là bàn cân thế và lực. Một bên là dân và bên kia là chính
quyền. Cán cân càng nghiêng về chính quyền thì rủi ro độc tài càng tăng. Nó
càng nghiêng về dân thì càng có triển vọng dân chủ, vì dân càng có thế và lực
để ảnh hưởng chính sách, sa thải chế độ mà họ không thích và chọn chế độ mà họ
thích để điều hành quốc gia.
Được vậy, người dân có
thể tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Tranh đấu cho dân chủ khác
với tranh đấu cho nhân quyền là ở chỗ đó. Chúng ta ở ngoài này tranh đấu cho
nhân quyền nghĩa là đang can thiệp hộ cho đồng bào ở trong nước. Điều này rất
cần nhưng không đủ, vì chỉ là hành động ở đằng ngọn, là đối phó tạm thời.
Các em rất trẻ tỏ vẻ
hiểu điều này một cách dễ dàng. Tôi nói tiếp.
Làm sao đến dân chủ?
Hai ngày hôm nay chúng
ta đến với nhau. Khi gom kiến thức, sở trường, vòng quen biết lại để thực hiện
các hoạt động có phối hợp, chúng ta trở thành một khối có lực và thế hơn hẳn
từng cá nhân rời rạc. Chúng ta có thể làm được nhiều việc lớn hơn, rộng hơn,
ảnh hưởng hơn.
Cũng vậy, đồng bào của
chúng ta ở trong nước phải đến với nhau để tăng thế và lực. Nhưng chế độ độc
tài hiện nay không cho phép điều này. Khi người dân bắt đầu ngồi lại với nhau
thì bị đàn áp ngay. Chúng ta phải tháo gỡ sự cản trở này thì đồng bào trong
nước mới có thể ngồi lại với nhau như chúng ta đang ngồi lại với nhau ở đây.
Người dân Việt hiện như
một con bệnh đã hoàn toàn kiệt sức vì bị vi trùng tấn công liên tục, hơn 60 năm
ở miền Bắc và gần 40 năm ở miền Nam. Muốn thay đổi, chúng ta phải làm hai việc
cùng một lúc. Chích liều thuốc trụ sinh để tạm thời đẩy lùi vi trùng; đó là
công dụng của quốc tế vận: dùng thế quốc tế để đẩy lùi sự chuyên chế của chế độ
và nới rộng không gian cho người dân tập hợp lại. Chích liều thuốc bổ cho con
bệnh; trong khoảng không gian vừa được nới rộng đó, chúng ta yểm trợ cho các
tập hợp của người dân trong nước sớm phát triển nội lực.
Với hai liều thuốc trụ
sinh và thuốc bổ, con bệnh từ từ sẽ ngồi dậy, húp chén cháo, rồi đứng dậy, đi
lại và tập tành, hít thở. Khi khả năng đề kháng đã phục hồi, thì cơ thể sẽ tự
nó đẩy lùi mọi sự xâm nhập của vi trùng từ nay trở đi. Khi người dân đủ thế và
lực, chính họ sẽ đẩy lùi độc tài và canh phòng không cho nó trở lại.
Các em gật đầu tỏ dấu đã
hiểu. Tôi kết luận bằng cách giải thích lý do của chuỗi sinh hoạt trong 3 ngày
18-20 tháng 6.
Khởi đầu từ đâu?
Tóm lại, kế hoạch dân
chủ hoá Việt Nam gồm ba phần. Trước hết, chúng ta, mỗi người ngồi đây, phải vận
dụng tối đa những điều kiện thuận lợi của xã hội dân chủ bên này để nhanh chóng
phát huy thế và lực chung cho cộng đồng Mỹ gốc Việt. Kế đến, chúng ta dùng thế
và lực ấy để ảnh hưởng chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam nhằm đẩy lùi sự
chuyên chế ở Việt Nam từng bước một. Và với mỗi bước lùi, chúng ta lập tức hỗ
trợ cho các nhóm xã hội dân sự và cộng đồng tôn giáo ở trong nước phát huy vị
thế và củng cố nội lực. Đó là ba bước liên hoàn trong kế hoạch tiến đến dân
chủ.
Trong kế hoạch đó, chúng
ta đến với nhau trong 2 ngày qua là để chuẩn bị cho cả nghìn người khác sẽ đến
với nhau trong 3 ngày tháng 6 tới đây.
Các em rất trẻ, lần đầu
suy tư về đất nước, xem chừng đã hiểu.
Tôi tin rằng các em lại
sẽ giải thích kế hoạch này, một cách dễ hiểu, cho bạn bè cùng trang lứa để
sẽ có thật nhiều người cùng nhau đem mùa Xuân dân chủ về bầu trời quê hương.
Ý
nghĩa của 2015: 4 sinh hoạt quan trọng trong 3 ngày tháng 6
Năm 2015 mang ý nghĩa
đặc biệt cho tập thể người Việt tị nạn: 40 năm kể từ khi miền Nam thất thủ và khởi
đầu hành trình đầy nước mắt và máu của hàng triệu người Việt bỏ nước tìm tự do.
Trong 40 năm ấy, người
Việt tị nạn thế hệ thứ nhất đã vun xới nên những cộng đồng non trẻ và sinh động ở
khắp thế giới tự do. Thế hệ thứ hai đủ tiềm năng để thổi luồng sinh khí cho các cộng đồng ấy
lớn mạnh không thua kém bất kỳ ai. Và thế hệ thứ ba đã bước đến ngưỡng cửa cuộc đời, hứa
hẹn một tương lai còn xán lạn hơn nữa cho bản thân và xã hội.
Ở mốc điểm 40 năm, đối
diện với lương tâm và ý thức, chúng ta ắt đã từng tự hỏi:- Cả triệu người đã hy
sinh trong và sau cuộc chiến mang ý nghĩa gì, hay chỉ là phí hoài, vô ích?
- Đất nước Việt Nam sẽ
đi về đâu?
- Chúng ta, may mắn
thoát khỏi độc tài và tăm tối, có thể làm gì cho đồng bào và quê hương?
Với chúng tôi, câu
trả lời là: "Hành Trình Đến Tự Do" của chúng ta từ 40 năm
qua sẽ và phải dẫn đến "Hành
Trình Đến Tự Do" cho cả dân tộc Việt Nam trong một tương lai gần. Năm 2015 sẽ là bước ngoặt
lịch sử cho điều ấy xẩy ra, với điều kiện chúng ta:
(1) Khép chương sử cận
đại bi hùng của dân tộc trong công tâm và vinh dự: Hàng triệu quân cán chính Việt Nam
Cộng Hoà đã dâng hiến cuộc đời, hạnh phúc gia đình, tương lai và cả thân mạng để bảo vệ nền
độc lập của tổ quốc và tự do cho đồng bào. Dù thất bại, nhưng lý tưởng sáng ngời và
sự hy sinh vô biên của họ vẫn phải được công nhận và ghi vào sử sách cho hậu thế.
Đây là lúc để
chúng ta một lần chính thức nói lên, với nhau và với thế giới, lời vinh danh và tri ân những
hào kiệt của dân tộc.
(2) Làm sáng chính nghĩa
của người Việt tị nạn: Trong hoạn nạn, chúng ta đã được cưu mang, và được cho cuộc
sống, nhân phẩm, tương lai và hy vọng. Nay đã vững chãi trong cuộc đời mới, chúng ta phải
có lời cảm ơn những ân tình bao la trời biển ấy của nhân loại, phải cảm ơn các chiến binh Hoa
Kỳ và đồng minh đã xông pha lửa đạn để cùng chúng ta bảo vệ Miền Nam tự do.
Sự có mặt
của chúng ta ở đây là hiện thân của lý tưởng tự do và long nhân ái. Lời cảm ơn thuỷ chung sẽ
là lời nhắc nhở và kêu gọi: Hãy giúp chúng tôi trọn nghĩa thuỷ chung với 90 triệu đồng bào của
chúng tôi vẫn chưa có tự do ở Việt Nam.
(3) Đưa con thuyền dân
tộc đến bờ tự do: Sau 40 năm lập nghiệp và tái tạo cuộc sống, tập thể bốn triệu
người Việt ở hải ngoại đủ năng lực và ảnh hưởng quốc tế để mưu cầu tự do
và nhân phẩm cho đồng
bào còn điêu linh, lầm than dưới độc tài, tăm tối và lạc hậu. Với hậu thuẫn quốc tế,
chúng ta sẽ hoàn tất "Hành Trình Đến Tự Do" cho dân tộc Việt Nam. Gom
sức lại, chúng ta
quyết tâm hoàn thành sứ mạng lịch sử này năm 2020.
Các sinh hoạt tầm vóc
quốc gia và quốc tế trong 3 ngày tháng 6 sẽ tạo bước chuyển lịch sử cho cộng đồng và dân
tộc.
Vận
Động Tự Do và Dân Chủ cho Việt Nam - Thứ Năm 18 tháng 6, 9am - 5pm:
Một nghìn nhà tranh đấu
đến từ khắp Hoa Kỳ và từ nhiều quốc gia tự do sẽ gặp gỡ 250 Dân Biểu và 60 Thượng
Nghị Sĩ tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Giao và Toà Bạch Ốc để đòi hỏi sự cải
thiện nhân quyền căn bản; đó là điều kiện bất khả nhượng để Việt Nam mở rộng
quan hệ mậu
dịch và an ninh với Hoa Kỳ và qua đó là thế giới tự do. Năm nay cùng đồng hành
với
chúng
ta sẽ có nhiều tổ chức cựu chiến binh Hoa Kỳ và tổ chức nhân quyền quốc tế. (Theo dõi thông tin cập nhật: http://www.cfdvn.org)
Tại Kennedy Center toạ
lạc giữa thủ đô Hoa Thịnh Đốn, trái tim của đất nước Hoa Kỳ, chúng ta sẽ cảm ơn những
bạn bè quốc tế đã tham gia bảo vệ miền Nam tự do hay đã cứu mạng
và cưu mang chúng ta
trên hành trình đến tự do; chúng ta sẽ vinh danh và tri ân quân cán chính Việt Nam Cộng Hoà
đã đổ máu xương cho tổ quốc và dân tộc. Kennedy Center, trung tâm văn hoá quốc gia được
Quốc Hội Hoa Kỳ thành lập, là nơi vinh danh các tổng thống, các nghệ sĩ
lừng danh và các
vĩ nhân Hoa Kỳ và thế giới. Không nơi nào trang trọng và uy nghi hơn để vinh danh tự do và
những người đã cống hiến cho lý tưởng tự do. Ngày 19 tháng 6 là Ngày Quân Lực Việt Nam
Cộng Hoà.
Mở
Cửa Vào Tương Lai - Thứ Bảy 20 tháng 6, 8am - 5pm:
Khoảng 300 - 400 người
trẻ thuộc các thế hệ 2 và 3 sẽ đến với nhau tại Hội Nghị Toàn Quốc Lãnh Đạo Mỹ-Việt
Lần 2, để ôn lại chặng đường 4 năm từ Hội Nghị Lần 1 năm 2011, và vạch hướng phát triển
cộng đồng trong cả 3 lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội cho 4 năm kế tiếp. Hội nghị sẽ đề ra kế
hoạch thực tiễn để tạo ảnh hưởng và uy thế cho cộng đồng Việt trong bối cảnh của cuộc
tổng tuyển cử năm 2016 ở Hoa Kỳ.
Hội Ngộ Thuyền Nhân và
Tị Nạn - Thứ Bảy 20 tháng 6, 7pm - 11pm:
Các sinh hoạt trong 3
ngày tháng 6 sẽ đóng lại với Dạ Tiệc Di Sản, cơ hội để những cựu thuyền nhân và cựu tị
nạn hội ngộ: 40 năm mới có một lần để các người con cùng Mẹ, Mẹ Việt Nam, dập dìu đến
với nhau để tay bắt mặt mừng trong ngày đoàn tụ. Ba thế thệ -- ông bà, cha mẹ, con cháu
-- sẽ tụ hội và quây quần để đong đầy nỗi lòng hoài hương, ôn lại 40 năm gian truân và vinh
hiển, và cùng nhau tâm nguyện: Sẽ có một ngày đem mùa Xuân tự do về trên quê hương.
Ngày 20 tháng 6 hàng năm là Ngày Quốc Tế Tị Nạn.
Thành phần chính của Ban
Tổ Chức: BPSOS, Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ, VietAction.
Để tham gia:
· Tổng Vận Động Cho Việt Nam tại Quốc Hội - 18 tháng 6: Xin ghi danh
tại http://www.cfdvn.org/?page_id=84
·
Tự Do: Vinh Danh và Tri Ân tại Kennedy Center - 19 tháng 6:
Ủng hộ tài chính:http://www.ourjourneytofreedom.org/our-sponsor-2015/
Mua vé (bắt đầu ngày 9 háng2):http://www.ourjourneytofreedom.org/purchase-
· Hội Nghị Toàn Quốc Lãnh Đạo Mỹ-Việt – 20 tháng 6: Nơi
chốn và cách ghi
danh sẽ công bố giữa
tháng 2·
Dạ Tiệc Di Sản - chiều 20 tháng 6: Nơi chốn và cách ghi danh
sẽ công bố giữa tháng 2 Thông tin liên lạc:
email về bpsos@bpsos.org,
hay gọi Cô Kim Cúc: 703-538-2190.
Thêm Long Trọng cho Ngày
Vinh Danh & Tri Ân Quân Cán Chính VNCH
Ngày 28 tháng 1, 2015
Đến nay đã có 5 thượng
nghị sĩ và 15 dân biểu Hoa Kỳ thuộc hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đứng
tên Đồng Chủ Tịch Danh Dự cho buổi vinh danh và tri ân quân cán chính Việt Nam
Cộng Hoà ở Kennedy Center vào ngày 19 tháng 6 năm nay cũng như cho các sinh
hoạt trong các ngày trước và sau đó.
"Mục tiêu của
chúng tôi là đạt số 100 dân biểu và thượng nghị sĩ ủng hộ," Ts. Nguyễn
Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, phát biểu. "Chúng tôi còn 5 tháng để đạt con
số này."
Ngoài chương trình ở
Kennedy Center vào chiều Thứ Sáu 19 tháng 6, cũng là Ngày Quân Lực Việt Nam
Cộng Hoà, sẽ có ba sinh hoạt liên quan.
Thứ Năm 18 tháng 6 sẽ là
Ngày Vận Động Cho Việt Nam lần thứ 5, do Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và
Dân Chủ (Liên Minh VNTD/DC) tổ chức. Kỳ này ban tổ chức sẽ huy động một nghìn
nhà tranh đấu từ khắp nơi đổ về Quốc Hội Hoa Kỳ để đòi chính quyền Việt Nam cải
thiện nhân quyền căn bản và không thoái lui.
"Đó là điều kiện
bất khả nhượng nếu Việt Nam muốn phát triển quan hệ mậu dịch và an ninh với Hoa
Kỳ", Ts.Thắng giải thích. "Và muốn vậy, chúng ta sẽ phải tranh thủ
được sự yểm trợ của đa số các dân cử ở Hạ Viện và Thượng Viện."
Theo Ông, kế hoạch lần
này sẽ là vận động từ trước sự ủng hộ của các vị dân cử, và nếu đã có sẵn 100
vị dân cử ủng hộ thì trong ngày 18 tháng 6 sẽ chỉ cần vận động thêm khoảng 170
vị dân cử.
"Con số này hoàn
toàn có thể thực hiện được vì một số cuộc vận động trước đây chúng tôi cũng đã
vượt mức ấy", Ông nói.
Qua ngày Thứ Bảy 20
tháng 6 sẽ có hai sinh hoạt. Ban ngày sẽ là Hội Nghị Toàn Quốc Lãnh Đạo Mỹ-Việt
Lần 2, quy tụ khoảng 300-400 người trẻ đến từ nhiều thành phố. Hội Nghị Lần 1
được tổ chức bởi BPSOS cách đó 4 năm cũng ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn với sự tham
gia của 250 người.
Lần này, việc tổ chức sẽ
do chính các người trẻ trong mạng lưới VietAction thực hiện. Đây là mạng lưới
được hình thành bởi một số người đã từng tham gia Hội Nghị Lần 1 hoặc Ngày Vận
Động Cho Việt Nam trong những năm trước, và cũng có những người trẻ tham gia
lần đầu.
Chiều ngày 20 tháng 6 là
Dạ Tiệc Di Sản để đánh dấu 35 năm hoạt động của BPSOS và 40 năm người Việt tị
nạn.
"Chúng tôi đang kêu
gọi các cựu thuyền nhân và những ai từng là tị nạn cùng nhau đưa cả gia đình về
thủ đô Hoa Kỳ để một lần hội ngộ", Ts. Thắng nói.
Ngày 20 tháng 6 hàng năm
là Ngày Quốc Tế Tị Nạn.
Ba tổ chức BPSOS, Liên
Minh VNTD/DC và VietAction cùng hợp tác để thực hiện chương trình ngày 19 tháng
6 ở Kennedy Center vì đây là sinh hoạt bản lề nối kết cả 3 ngày lại với nhau.
Trở lại
nỗ lực vận động trước sự ủng hộ của các dân cử Liên Bang, Ts. Thắng kêu gọi
đồng hương ở mọi nơi sớm ghi danh cho Ngày Vận Động Cho Việt Nam 18 tháng 6.
Ban Tổ Chức sẽ vận động các vị dân cử của từng người ghi danh để ủng hộ trước
cho các sinh hoạt vào tháng 6 này.
"Chúng tôi cần đông
người ở các nơi khác nhau cùng ghi danh sớm là vậy", Ts. Thắng giải thích.
Ghi danh cho ngày 18
tháng 6: http://www.cfdvn.org/?page_id=84
Thông tin để ghi danh
cho ba sinh hoạt còn lại sẽ được công bố trong nay mai.
=========
Danh sách các Đồng Chủ
Tịch Danh Dự:
U.S. Senators:
U.S.
Senator John Cornyn (Texas)
U.S.
Senator John Boozman (Arkansas)
U.S.
Senator Ben Cardin (Maryland)
U.S.
Senator David Vitter (Louisiana)
U.S.
Senator Mark Warner (Virginia)
U.S. Representatives:
U.S.
Congressman Christopher Smith (New Jersey)
U.S.
Congressman Chris Van Hollen (Maryland)
U.S.
Congresswoman Loretta Sanchez (California)
U.S.
Congressman Gerry Connolly (Virginia)
U.S.
Congressman Ted Poe (Texas)
U.S.
Congressman Dana Rohrabacher (California)
U.S.
Congresswoman Ileana Ros-Lehtinen (Florida)
U.S.
Congresswoman Zoe Lofgren (California)
U.S.
Congresswoman Judy Chu (California)
U.S.
Congresswoman Barbara Comstock (Virginia)
U.S.
Congressman Ed Royce (California)
U.S.
Congressman Mark Takano (California)
U.S.
Congressman Don Beyer (Virginia)
U.S.
Congresswoman Grace Meng (New York)
U.S.
Congressman Alan Lowenthal (California)
Danh sách này được
thường xuyên cập nhật tại: http://www.cfdvn.org/?page_id=935
Xã Hội Dân Sự ASEAN Ra Tuyên Bố Chung
Nhiều điểm liên quan đến
nhân quyền ở Việt Nam
Mạch Sống, ngày 25 tháng
1, 2015
Hôm nay, Ban Điều Hợp
của Hội Nghị XHDS và Diễn Đàn Người Dân ASEAN (ASEAN Civil Society Conferenc
and ASEAN People's Forum, ACSC/APF) năm 2015 công bố bản Tuyên Bố Chung của
cộng đồng các tổ chức XHDS toàn vùng Đông Nam Á. Trong suốt 10 năm qua, đây là lần
đầu tiên nhiều tổ chức XHDS ở Việt Nam thực sự có tiếng nói trong tiến trình
soạn thảo và thông qua bản Tuyên Bố Chung này.
Trong hai ngày 23 và 24
tháng 1 ở Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia, đại diện của các phái đoàn XHDS của 10
nước ASEAN cùng với một số tổ chức khu vực đã làm việc liên tục để hoàn tất bản
tuyên bố chung để nộp vào buổi họp của các bộ trưởng ASEAN tới đây.
Tính đại diện của phái
đoàn do Việt Nam gởi đi đã trở thành một đề tài gay gắt trong suốt 2 ngày. Họ
bao gồm một số tổ chức trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc. Trong 9 năm trước, kể từ
ngày có Hội Nghị XHDS và Diễn Đàn Người Dân ASEAN, họ luôn tự nhận là tiếng nói
của XHDS ở Việt Nam.
Trước sự bất ngờ của
phái đoàn Việt Nam, một thành viên của Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu đã có mặt, đại
diện cho 5 tổ chức XHDS ở Việt Nam. Cô Nhung đã lên tiếng phản bác tính đại
diện của phái đoàn tự nhận là đại diện XHDS Việt Nam:
Các người tham dự chụp hình lưu niệm, Kuala Lumpur, Malaysia,
24/01/2015
"Việt Nam có một
nhà nước độc đảng. Đảng Cộng Sản kiểm soát chính phủ và khống chế sự phát triển
của XHDS và tiếng nói bất đồng chính kiến... Một phần công cụ đàn áp của họ là
mạng lưới chính thức của những 'tổ chức phi chính phủ do chính phủ tổ chức' đặt
dưới Mặt Trận Tổ Quốc."
Cô chỉ ra cho mọi người
thấy rằng các thành phần trong phái đoàn Việt Nam đều thuộc mạng lưới này.
Phái đoàn Việt Nam đi dự
các diễn đàn XHDS ASEAN, và cả quốc tế, luôn luôn nằm dưới sự kiểm soát của các
đảng viên gộc của Đảng Cộng Sản. Người trưởng đoàn là thành viên của Trung Ương
Đảng.
Hiện tượng chính quyền
độc tài dùng các 'tổ chức phi chính phủ do chính phủ tổ chức', tiếng Anh gọi là
GONGO (government-organized NGO), không là điều mới lạ. Trước đây hiện tượng
này đã từng xẩy ra ở Miến Điện nhưng đã bị các tổ chức XHDS Miến Điện thực thụ
lột mặt nạ ngay từ đầu nên trở thành vô hiệu.
Năm nay, các GONGO Việt
Nam bị vô hiệu hoá. Họ liên tục tìm cách tháo gỡ những phần liên quan đến tình
trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ra khỏi Tuyên Bố Chung nhưng đều thất bại
-- tuyệt đại đa số các phái đoàn quốc gia và khu vực bỏ phiếu bác bỏ các đề
nghị của phái đoàn GONGO Việt Nam.
Phái đoàn Việt Nam đã
phát biểu lớn tiếng và gay gắt đòi loại bỏ cụm từ "hệ thống đa đảng, đa
nguyên" trong Tuyên Bố Chung. Khi bỏ phiếu, tuyệt đại đa số trong Ban Điều
Hợp đã bác bỏ yêu cầu của phái đoàn Việt Nam.
Tương tự, phái đoàn Việt
Nam đòi hỏi phải xoá bỏ mọi nhắc nhở đến người Montagnard (dân tộc Tây Nguyên),
Hmong và Khmer Krom trong phần nói về đàn áp các sắc dân bản địa. Lập luận của
họ rằng không hề có sự đàn áp nào đối với các dân tộc bản địa này đã bị phản
bác mạnh mẽ bởi nhiều người hiện diện, nhất là các thành phần đã từng hợp tác
với Toán Trợ Giúp Pháp Lý của BPSOS ở Thái Lan, nơi có hàng trăm người
Montagnard, Hmong và Khmer Krom từ Việt Nam đến lánh nạn.
Trước buổi họp, ngày 6
tháng 1 đã có 19 tổ chức XHDS ở Việt Nam gửi bản kiến nghị chung đến Ban Điều
Hợp của ACSC/APF 2015, khẳng định:
"Các tổ chức mà
chính phủ Việt Nam giao nhiệm vụ tham gia Cộng đồng các tổ chức XHDS ASEAN như
VUFO, GREENID, VPDF và CRSCH…, tất cả đều được chính phủ thành lập và tài trợ.
Nhân sự lãnh đạo của các tổ chức ấy là cán bộ công chức của đảng CS được cử
sang. Mục tiêu và hoạt động của họ phải theo sự chỉ đạo của chính phủ hoặc cơ
quan đảng CS. Về bản chất, họ không phải là các tổ chức XHDS độc lập mà chỉ là
các cơ quan ngoại vi hay là cánh tay nối dài của đảng CS nhằm kiểm soát người
dân, kiểm soát sinh hoạt xã hội và thực hiện nhiệm vụ đối ngoại cho đảng
CS."
Kiến nghị này yêu cầu,
"Quý Ban tạo kiều kiện để chúng tôi có thể tham gia hoặc trực tiếp hoặc
qua Skype vào kỳ họp mặt sắp tới."
Ngay trước buổi họp,
phái đoàn của BPSOS đến từ Thái Lan nhắc nhở Ban Điều Hợp về yêu cầu này. Ban
Điều Hợp cho biết là họ không có phương tiện kỹ thuật để thực hiện: nếu chấp
thuận cho các tổ chức ở Việt Nam thì cũng phải đáp ứng yêu cầu tương tự của
không biết bao nhiêu tổ chức ở các quốc gia khác có khi muốn tham gia trực
tuyến chỉ để tiết kiệm chi phí di chuyển.
Tuy nhiên, Ban Điều Hợp
đồng ý để BPSOS mở đường dây Skype cho một số tổ chức XHDS ở Việt Nam tham dự;
đó là những tổ chức đã gửi email yêu cầu được tham dự. Ban Điều Hợp cũng đồng ý
để Cô Nhung đọc bản lên tiếng chung của 5 tổ chức XHDS, được gấp rút soạn thảo
tại chỗ. Bản Kiến Nghị của 19 tổ chức XHDS được phân phối cùng với bản lên
tiếng chung này đến các thành viên của buổi họp và cho báo chí tại buổi họp báo
cuối ngày 24 tháng 1.
Kết quả của sự lên tiếng
ồ ạt của các tổ chức XHDS thực thụ ở Việt Nam đã dẫn đến kết quả là Bản Tuyên
Bố chung của XHDS ASEAN năm nay có rất nhiều điều khoản liên quan đến Việt Nam,
như yêu cầu hệ thống chính trị đa đảng và đa nguyên; ngưng chính sách cưỡng chế
đất đai của các dân tộc bản địa, của dân oan, của các cộng đồng tôn giáo; tôn
trọng quyền lập nghiệp đoàn tự do và độc lập; bảo vệ công nhân bị xuất khẩu lao
động, các cô dâu lấy chồng ngoại quốc, và những người làm ô sin; ngưng các dự
án khai thác khoáng sản tàn phá môi sinh; xoá bỏ các điều luật mang tính áp bức
như "phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc", "tuyên truyền chống
nhà nước", "lợi dụng quyền tự do dân chủ..."; tôn trọng quyền tư
hữu đất đai; chống tra tấn và bạo hành bởi công an; ngưng chính sách kiểm soát
hoạt động tôn giáo; và nhiều nữa.
BPSOS cũng đề nghị là từ
nay Ban Điều Hợp chuyển thông tin về ACSC/APF trực tiếp cho các tổ chức XHDS ở
Việt Nam, và đã cung cấp một danh dách các tổ chức có phương tiện truyền thông
xã hội như trang mạng, trang blog, trang facebook...
Từ năm 2009 BPSOS và
Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu (CAMSA) đã tham gia các hội nghị ACSC/APF
trong tư cách tổ chức XHDS khu vực. BPSOS đã có văn phòng pháp lý ở Phi Luật
Tân và Hồng Kông từ đầu thập nhiên 1990, và tiếp đó là văn phòng pháp lý ở Thái
Lan. CAMSA bắt đầu hoạt động ở Malaysia từ năm 2008 và phối hợp với các tổ chức
bạn ở khắp vùng Đông Nam Á.
Tài
liệu liên quan:
(1) Tuyên Bố Chung
(tiếng Anh): http://aseanpeople.org/reclaiming-the-asean-community/
(2) Bản lên tiếng của 5
tổ chức XHDS tại buổi họp ngày 23 tháng 1, 2015 (tiếng Anh):https://democraticvoicevn.files.wordpress.com/2014/08/vn-cso-statement-for-apf-acsc.pdf
(3) Bản lên tiếng của 19
tổ chức XHDS gởi đi từ Việt Nam ngày 6 tháng 1, 2015 (tiếng Việt):http://www.vietnamhumanrightsdefenders.net/2015/01/06/kien-nghi-cua-cac-chuc-xhds-doc-lap-vn-gui-hoi-nghi-xhds-asean-2015-kuala-lumpur/
Gửi các tổ chức cộng đồng: Lời kêu gọi thiết tha
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 11 tháng 1, 2015
Người Viêt ở hải ngoại,
đặc biệt ở Hoa Kỳ, có tiềm năng đóng góp nhiều cho sự thay đổi đất nước nếu
chúng ta làm đúng việc và đúng cách trong giai đoạn này. Điều này áp dụng cho
các “tổ chức cộng đồng” người Việt ở Hoa Kỳ, và cũng có thể ở các quốc gia khác.
Tôi đóng trong ngoặc kép
“tổ chức cộng đồng” để chỉ những tổ chức, dù danh xưng chính thức có thể khác
nhau, nhưng được thành lập với cùng tâm nguyện quy tụ tất cả đồng hương trong
vùng và làm tiếng nói đại diện cho họ.
Theo tôi, các tổ chức
cộng đồng có những ưu thế và sở trường chưa được khai thác, mà lại bị vướng mắc
trong những khó khăn làm tản lực và phân trí một cách không cần thiết. Dưới đây
là đề nghị để vừa tháo gỡ vướng mắc vừa phát huy sở trường và ưu thế mà tôi đã
chia sẻ trong những buổi tâm tình riêng với những người bạn đang dấn thân trong
các “tổ chức cộng đồng” ở nhiều nơi mà tôi đã đi qua.
Ưu thế và sở trường
Người Việt ở Hoa Kỳ có
ưu thế so với nhiều sắc dân khác vì ở đâu đâu hầu như cũng có sự tập hợp thành
“tổ chức cộng đồng”. Sự tập hợp và tổ chức ấy là điểm son cho một tập thể với
tuổi đời còn rất non trẻ, chưa đầy 40 năm hiện diện ở đất nước này.
Sở trường của các “tổ
chức cộng đồng” là kinh nghiệm tổ chức các cuộc bầu cử với sự vận động tranh cử
của các liên danh. Nhiều cộng đồng sắc dân bạn không có kinh nghiệm này.
Nếu tận khai thác ưu thế
và sở trường này một cách đúng đắn, chúng ta có thể tạo cho mình một vị thế ảnh
hưởng đáng kể lên dòng chính ở Hoa Kỳ, để từ đó phát triển lợi ích cộng đồng và
tác động chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy nhân quyền và dân chủ
cho Việt Nam.
Cách khai thác
Các tổ chức cộng đồng
cần biến mình thành môi trường chuyên chú đưa những người ưu tú trong cộng đồng
tham gia chính trường dòng chính. Có 4 công tác cụ thể để thực hiện:
(1) Huấn luyện ứng cử
viên: Vận động những người trẻ ra tranh cử các chức vụ trong “tổ chức cộng
đồng”, và huấn luyện cho mọi ứng cử viên về kỹ thuật tranh cử, tổ chức ban vận
động tranh cử, tranh luận nghị trường, huy động truyền thông, vận động cử
tri... Tranh cử vào “tổ chức cộng đồng” là bước diễn tập để tranh cử trong dòng
chính.
(2) Ghi danh cử tri: Các
ứng cử viên đều phải vận động đồng hương ghi danh tham gia “tổ chức cộng đồng”
vì chỉ thành viên chính thức mới có quyền bầu cử. Đây là hình thức
ghi danh cử tri mà các ứng cử viên đều phải thi đua thực hiện để tăng triển
vọng đắc cử. Điều này sẽ giúp tăng số thành viên chính thức tham gia tổ chức
cộng đồng.
(3) Tham gia dòng chính:
Sau kỳ bầu cử, dù đắc cử hay không, mọi ứng cử viên đều bắt tay vào 3 trọng
tâm: Khai thác mọi cơ hội để nối kết cộng đồng với dòng chính Hoa Kỳ, tìm và
chuẩn bị các ứng cử viên nhiệm kỳ kế tiếp, và vận động thêm người chính thức
tham gia tổ chức cộng đồng. Dĩ nhiên, các “tổ chức cộng đồng” vẫn có thể cung
cấp dịch vụ, tổ chức lễ lạt… cho đồng hương.
(4) Đưa người vào chính
trường Hoa Kỳ: Với đội ngũ ngày càng tăng những người trẻ dày dạn kinh nghiệm
vận động tranh cử cho mình và cho nhau, với khối cử tri dấn thân và gắn bó với
nhau và đã quen thể thức bầu cử, “tổ chức cộng đồng” bắt đầu đưa người của mình
ra tranh các ghế dân cử ở địa phương, tiểu bang và dần dà lên đến liên bang.
Càng nhiều thành viên đắc cử trong chính trường dòng chính thì “tổ chức cộng
đồng” càng tăng uy thế và tập thể Mỹ-Việt càng tăng ảnh hưởng.
Nếu tập trung vào mục
tiêu rất cụ thể và rõ rệt này, tập thể người Việt ở Hoa Kỳ sẽ nổi bật là sắc
dân duy nhất có một kế hoạch quy củ và một cơ chế quy mô toàn quốc để đưa người
vào dòng chính. Vị thế của chúng ta sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện nay trong
mắt của các sắc dân bạn và của chính giới Hoa Kỳ.
Điều này khả thi vì đã
có tiền lệ: Đã có những người trẻ sau khi sinh hoạt trong tổ chức cộng đồng ra
tranh cử thành công trong dòng chính, như ở Tarrant County, Texas có anh Nguyễn
Xuân Hùng; ở Westminster, California có anh Tạ Đức Trí; ở Garden Grove, cũng
California có anh Bùi Thế Phát.
Thoát những vướng mắc
Sự chuyển hướng như trên
cũng sẽ giúp “tổ chức cộng đồng” thoát khỏi những vướng mắc xuất phát từ chính
chủ trương quy tụ và làm tiếng nói đại diện cho mọi đồng hương trong vùng. Chủ
trương này trái ngược với nguyên tắc “tính đại diện” của xã hội Hoa Kỳ: Một cá
nhân hay tổ chức ngoài chính phủ chỉ có thể đại diện cho người nào chính thức
cho quyền đại diện trong phạm vi cho phép.
Chẳng hạn, một luật sư hay văn phòng
luật chỉ được đại diện khi thân chủ ký hợp đồng cho phép và chỉ được đại diện
trong phạm vi của hợp đồng; một công đoàn chỉ được đại diện cho những công nhân
nào chính thức ký đơn gia nhập và chỉ trong phạm vi quyền lao động; hội AARP
của những người cao niên, hội từ thiện Rotary, các đoàn hướng đạo… cũng thế.
Các “tổ chức cộng đồng” của người Việt cũng không thoát khỏi nguyên tắc này:
chỉ được quyền đại diện những ai chính thức ký đơn tham gia làm thành viên chứ
không thể tuyên bố đại diện bao quát được.
Vi phạm nguyên tắc này
dẫn đến nhiều hệ luỵ.
(1) Mất kiểm soát nội
bộ: Thành viên tham gia một tổ chức có quyền lợi thì cũng có trách nhiệm. Chẳng
hạn, họ có quyền bỏ phiếu bầu ban quản trị nhưng ngược lại có nhiệm vụ tham gia
buổi họp khoáng đại và đóng niên liễm. Đơn tham gia có ký tên chính là bản thoả
thuận 2 chiều về quyền lợi và nghĩa vụ. Một “tổ chức cộng đồng”, khi đơn phương
nhận đại diện cho mọi người Việt ở trong vùng thì vô tình cài mình vào thoả
thuận 1 chiều: ai ai cũng có quyền xía vào nội bộ nhưng không có nghĩa vụ gì
với tổ chức. Đấy là vì tổ chức đơn phương nhận họ là thành viên nên họ có quyền
ấy; ngược lại họ không hề ký và cam kết một nghĩa vụ nào. Hậu quả là chỉ trích
và lên án thì nhiều mà đóng góp thì ít.
Tình trạng “làm dâu trăm họ” này không
cho phép “tổ chức cộng đồng” định hướng hay theo đuổi kế hoạch lâu dài mà chỉ
loanh quanh những việc đoản kỳ, những công tác món. Thậm chí, bất kỳ nhóm nào
không thích ban quản trị đương nhiệm đều có thể tìm một số người bất luận là ai
(lý lẽ rằng ai ai cũng là thành viên cả mà) cho đủ số phiếu để nắm luôn quyền
quản trị. Không một tổ chức nào, kể cả doanh nghiệp hay công ty lớn hay nhỏ, có
thể hoạt động, đừng nói là phát triển, khi mất kiểm soát nội bộ (internal
control).
(2) Xung đột không cần
thiết: Ở Hoa Kỳ, ngoại trừ cơ cấu chính quyền, mọi tư nhân được khuyến khích
lập hội, lập công ty để tha hồ hợp tác hay cạnh tranh với nhau. Sự phong phú về
tổ chức chính là sức mạnh của xã hội mở và đa nguyên. Đại diện quyền lợi của
công nhân có nhiều công đoàn khác nhau; đại diện quyền lợi của người cao tuổi
có nhiều tổ chức khác nhau; có không ít tổ chức bảo vệ môi sinh; hội cựu chiến
binh toàn quốc có vài chục. Họ không bị dẫm chân, không bị mâu thuẫn vì tuân
thủ đúng nguyên tắc “tính đại diện” -- hội nào có thành viên của hội nấy, và
một người có thể cùng lúc là thành viên của nhiều hội.
Ngược lại, vì không tuân
thủ nguyên tắc này, khi 2 “tổ chức cộng đồng” cùng cho rằng mình đại diện mọi
người trong vùng thì xung đột đương nhiên xảy ra: “Sao anh dám nhận thành viên
của tôi là thành viên của anh?” Vì cả 2 bên đều không có “tính đại diện” nên
việc tranh cãi chỉ dựa trên quan điểm chủ quan của đôi bên và không bao giờ
giải quyết xong. Lại có người thành tâm thiện chí vận động 2 bên sáp nhập thành
một. Đây không là giải pháp vì: (a) dù sáp nhập thì vẫn không mang “tính đại
diện”; (b) không bảo đảm được trong tương lai sẽ không trở lại tình trạng như
hiện nay. Đó là chưa kể đi ngược với nguyên tắc đa nguyên của xã hội mở ở
Hoa Kỳ.
(3) Mất người: Khi vận
hành sai nguyên tắc của xã hội dòng chính, chúng ta khó tranh thủ sự tham gia của
những người hiểu biết và dày kinh nghiệm dòng chính, mà đó lại chính là những
người chúng ta đang cần kéo về để tăng thế và lực cho cộng đồng Mỹ-Việt. Thành
phần này ngày càng đông với thế hệ thứ 2, rồi thứ 3 đang vươn lên.
Nguyên tắc “tính đại
diện” là vấn đề “hệ thống”; hễ vi phạm thì các hệ lụy của nó là đương nhiên,
nếu chưa xảy ra thì cũng sẽ xảy ra. Khi gặp “lỗi hệ thống” mọi biện pháp mà
không giải quyết tận căn đều chỉ là vá víu, tạm thời, và rồi đâu sẽ lại vào đó.
Nó làm hao phí nội lực và chậm đà tiến của cộng đồng, hiểu theo nghĩa tập thể
Mỹ-Việt nói chung.
Lời kêu gọi
Trong gần 40 năm qua, đã
bao thế hệ những người bỏ tâm huyết và công sức, thời gian và tiền bạc với mong
muốn cho cộng đồng được lớn mạnh và có ảnh hưởng trong dòng chính. Tôi hiểu và
trân quý tâm huyết và những đóng góp ấy vì không xa lạ gì--cách đây gần 20 năm
tôi ở trong tổ chức cộng đồng ở vùng Hoa Thịnh Đốn.
Những đầu tư từ mấy mươi
năm qua sẽ không phí hoài nếu lúc này chúng ta biết khai dụng ưu thế và sở
trường rất độc đáo của tập thể Mỹ-Việt so với các sắc dân khác. Ưu thế và sở
trường này có được là do chính chúng ta miệt mài tạo ra. Nay chúng ta cần mạnh dạn
và nhanh chóng chuyển hướng để khai thác chúng, và đồng thời gỡ bỏ những vướng
mắc quanh nguyên tắc “tính đại diện” đang cầm chân sự thăng tiến của cộng đồng.
Khi thật đông người Việt
trở thành dân cử trong dòng chính, thì họ sẽ là tiếng nói chính thức với thẩm
quyền hợp hiến để đại diện cho chúng ta ở mọi cấp chính quyền Hoa Kỳ. Đấy chính
là điều mà tất cả chúng ta mưu cầu: Có tiếng nói đại diện ở khắp nơi trên đất
nước Hoa Kỳ.
Dùng tiếng nói ấy để ảnh hưởng chính sách quốc gia Hoa Kỳ trong
thời gian 2 năm tới đây là phần đóng góp cần và thiết thực của tập thể Mỹ-Việt
cho công cuộc dân chủ hóa đất nước Việt Nam.
Nếu chuyển hướng ngay,
chúng ta có thể kịp tạo uy thế đối với chính giới Hoa Kỳ và sự vì nể của các
sắc dân bạn trong bối cảnh của cuộc tổng tuyển cử năm 2016.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching