Ngoại trưởng
Mỹ: Nga có thái độ ‘trắng trợn và bất chấp đạo lý’ ở Ukraine
Inside the Stealth B2
Bomber - Military Documentary
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Ngoại trưởng Anh Phillip Hammond (trái) và Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry tại 1 cuộc họp báo ở London, 21/2/2015.
·
·
·
Tin
liên hệ
- Pháp, Đức cảnh báo trừng phạt nếu
không tôn trọng thỏa thuận Minsk
- Ukraine: Phiến quân tiếp tục tấn công
bất chấp lệnh ngưng bắn
- Tổng thống Ukraine kêu gọi thiết lập
lực lượng gìn giữ hoà bình
- Ukraine: Giao tranh tiếp diễn, quân
ly khai mừng chiến thắng Debaltseve
Hình ảnh/Video
Video
Ukraine:
Quân chính phủ rút khỏi thành phố Debaltseve (VOA60)
Video
Ukraine:
Thỏa thuận ngừng bắn bị vi phạm (VOA60)
21.02.2015
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng cộng đồng quốc tế hiện thảo
luận về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga vì các vụ cướp đất ở Ukraine.
Ông Kerry nói thêm rằng Nga đã có “hành động hết sức trắng trợn và
bất chấp đạo lý” trong những ngày vừa qua.
Phát biểu tại London trước khi hội đàm với Ngoại trưởng Anh Philip
Hammond, ông Kerry cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh không chấp nhận điều ông gọi
là “thái độ hết sức hèn nhát” của Nga.
Ông Kerry cũng nhắc tới việc Nga tìm cách tại Liên Hiệp Quốc, quy
trách nhiệm cho chính quyền Ukraine đã gây ra tình trạng bất ổn ở miền đông
Ukraine, trong khi tiếp tục điều ông Kerry gọi là hành động “cướp đất” tại vùng
đó.
Ông Kerry nói rằng trong thời đại hiện nay thì không thể giấu được
chuyện Nga hỗ trợ các phần tử ly khai.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua cáo buộc Điện Kremlin
dính líu trực tiếp trong những vụ người biểu tình chống Nga thiệt mạng vì bắn
tỉa hồi năm ngoái tại Quảng trường Maidan ở Kiev.
Ông đưa ra cáo buộc này vào dịp kỷ niệm năm đầu tiên sau vụ sát
hại, nói rằng cơ quan an ninh của Ukraine nắm giữ bằng chứng.
Bộ Ngoại giao Nga gọi cáo buộc này "nhảm nhí" và
"điên rồ."
Quân ly khai và chính phủ Ukraine đã cáo buộc nhau vi phạm lệnh
ngừng bắn, trong đó có việc phiến quân chiếm thành phố đầu mối đường sắt quan
trọng Debaltseve trong tuần này.
Bồi đắp
đảo nhân tạo tại Trường Sa : Ba ý đồ của Trung Quốc
Công trình bồi đắp bãi ngầm Đá Tư Nghĩa
(Hughes Reef) của Trung Quốc đang hoàn thiện. Nguồn : Chinatopix.com
Bất chấp các tuyên bố mang tính trấn an của giới lãnh đạo,
Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch khống chế Biển Đông mà chủ bài quan trọng vừa
bị ảnh vệ tinh phương Tây lật ngửa : Thiết lập chuỗi đảo nhân tạo tại vùng quần
đảo Trường Sa, làm căn cứ trú quân kiểm soát toàn vùng. Ngay sau khi chuyên san
quốc phòng Jane’s Defense công bố loạt ảnh mới về các công trình xây dựng của
Trung Quốc tại Trường Sa vào hôm 15/02/2015, giới chuyên gia quốc tế đã nhất
loạt nêu bật các ý đồ bành trướng của Bắc Kinh.
Một cách cụ thể, với các công trình đang trên đường được hoàn
thành tại nơi trước đây là bãi ngầm Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Trung Quốc đã
nâng thành 7 đơn vị, số đảo nhân tạo mà họ bồi đắp trên cơ sở các bãi đá hay
rạn san hô mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam hay Philippines.
Ngoài Đá Tư Nghĩa, Trung Quốc cũng đã bồi đắp, cải tạo và mở
rộng các « đảo » như Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá
Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Én Đất (Eldad
Reef) và Đá Vành khăn (Mischief Reef).
Căn cứ vào các thông tin mà Jane’s Defense tiết lộ, một nhà
ngoại giao phương Tây đã phải công nhận rằng các công trình do Trung Quốc thực
hiện mang quy mô to lớn hơn rất nhiều so với tưởng tượng trước đây, với hệ quả
trước mắt là đối phó với các tham vọng của Trung Quốc « sẽ đặc biệt khó khăn »
nếu đà này tiếp tục.
Câu hỏi mà nhiều người đặt ra Trung Quốc có thể sử dụng các đảo
nhân tạo mà họ xây dựng trên Biển Đông vào mục đích gì ?
Dựa trên các công trình mà Bắc Kinh đã và đang cho xây dựng trên
các đảo đó, ý đồ đầu tiên hết được cho là liên quan đến lãnh vực quân sự. Một
chuyên gia phân tích đã không ngần ngại gọi mỗi đảo nhân tạo đó là một « tàu
sân bay không thể đánh chìm ».
Đá Tư Nghĩa chẳng hạn, đã được thiết kế như một pháo đài, vừa có
bãi đáp trực thăng, vừa có cầu tàu cho chiến hạm cập bến. Kiến trúc tương tự
cũng được ghi nhận trên các đảo khác.
Chuyên gia phân tích của Jane’s Defense đã không ngần ngại gọi các
đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp là một chuỗi pháo đài giúp Bắc Kinh tăng
cường năng lực khống chế toàn khu vực, cả trên không lẫn trên biển. Một chuyên
gia phân tích tại Hồng Kông cho rằng các đảo nhân tạo sẽ cho phép Trung Quốc dễ
dàng sử dụng đội trực thắng của họ, rất hữu dụng trong công việc săn tìm tầu
ngầm.
Ngay cả khi không sử dụng các đảo nhân tạo này vào mục tiêu quân
sự chính thống, Bắc Kinh cũng có thể dùng chúng làm chỗ dựa cho lực lượng tàu
bán quân sự và tàu dân sự từng được Trung Quốc dùng làm phương tiện áp đặt chủ
quyền trên Biển Đông.
Theo chuyên gia Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, đảo
nhân tạo tại Biển Đông sẽ không chỉ là kho tiếp tế nhiên liệu cho các chiến hạm
Trung Quốc, mà còn là một nơi cung cấp hậu cần và điểm dừng cho các tàu đánh cá
hay tàu cảnh sát biển Trung Quốc.
Ý đồ thứ ba được các chuyên gia nghĩ đến là khả năng Trung Quốc
sẽ cho tuyên bố Vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông sau khi các cơ sở
quân sự, đặc biệt là phi đạo và radar trên các đảo nhân tạo này được hoàn tất
và đi vào hoạt động.
Một trong những yếu tố khiến Bắc Kinh cho đến nay còn ngần ngại
trong việc thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông, chính là vì họ chưa đủ
thực lực để buộc nước khác tôn trọng vùng này khi cần thiết.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching