X

Thursday, February 26, 2015

'Vũ khí tấn công, Phương Tây bất bình với lập trường của Nga về tình hình ở Ukraine


Phương Tây bất bình với lập trường của Nga về tình hình ở Ukraine

Top 10 Most POWERFULL Countries In The World 2014



image





Preview by Yahoo


Một người đàn ông võ trang đứng cạnh chiếc xe tải kéo một khẩu trọng pháo trong khi phiến quân thuộc Đạo quân Cộng hòa Nhân dân của phe ly khai rút khỏi Donetsk, Ukraine, 24/2/15
Một người đàn ông võ trang đứng cạnh chiếc xe tải kéo một khẩu trọng pháo trong khi phiến quân thuộc Đạo quân Cộng hòa Nhân dân của phe ly khai rút khỏi Donetsk, Ukraine, 24/2/15
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Tổng thống Nga: Không thể có chiến tranh với Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Rossiya 1, ông Putin nói ông hy vọng "một kịch bản mang hình ảnh tận thế như vậy ... sẽ không bao giờ xảy ra."
25.02.2015
Một cuộc họp giữa bộ trưởng ngoại giao các nước Nga, Ukraine, Đức và Pháp hôm thứ Ba kết thúc trong mối bất đồng về việc ai phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine.

Các nhà ngoại giao hàng đầu hội kiến ở Paris trong bối cảnh thỏa thuận ngừng bắn, yêu cầu các bên rút vũ khí hạng nặng khỏi tiến tuyến, không chắc sẽ đứng vững.

Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết cuộc hội đàm diễn ra khó khăn.

Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho biết họ đồng ý về một số "khía cạnh kỹ thuật," bao gồm ủng hộ một sứ mạng giám sát của OSCE, nhưng không nhất trí về việc bên nào phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết cuộc thảo luận chủ yếu tập trung vào việc thực thi thỏa thuận hòa bình.

Phát biểu hôm thứ Ba trước một ủy ban Thượng viện Mỹ, Ngoại trưởng John Kerry cho biết Nga đã nhiều lần nói dối ông về hoạt động của nước này ở Ukraine:

"Nga đang ở trong một giai đoạn với chiến dịch tuyên truyền công khai và rộng rãi nhất mà tôi từng chứng kiến kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh," ông Kerry nói "Họ hết lần này đến lần khác thể hiện một cách sai lạc - nói dối - quý vị muốn gọi là gì cũng được, thẳng vào mặt của tôi, vào mặt những người khác trong nhiều dịp khác, về những hoạt động của họ ở đó."

Ông Kerry cũng nói rằng trong nội bộ chính quyền Mỹ đang có cuộc thảo luận về việc có nên cung cấp vũ khí phòng vệ sát thương cho Ukraine hay không. Thủ tướng Anh David Cameron hôm thứ Ba nói rằng không thách thức được Nga về vấn đề Ukraine sẽ dẫn đến bất ổn ở Moldova và các nước vùng Biển Baltic.

Phát biểu trước một ủy ban nghị viện, ông Cameron cho biết Anh sẽ điều nhân viên quân sự đến Ukraine vào tháng sau để giúp huấn luyện quân đội Ukraine.

Một quan chức quân sự NATO hôm thứ Ba cũng cho biết "những hành động của quân ly khai thân Nga ở Debaltseve sau thỏa thuận ngừng bắn mới nhất khiến cho những tuyên bố của họ rất khó tin đối với bất cứ ai."
Nga cũng vẫn tiếp tục bí mật hỗ trợ cho thành phần ly khai trong khi công khai kêu gọi hòa bình, quan chức này nói, và nói thêm rằng điều quan trọng hiện giờ là hành động.
Theo một quan chức khác của NATO, Nga đã cung cấp hơn 1.000 thiết bị quân sự bao gồm xe tăng, giàn phóng tên lửa và hệ thống phòng không cho quân ly khai.
NATO tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tôn trọng những điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn đã nhất trí ở Minsk.
Trong khi đó, quân nổi dậy ở miền đông Ukraine bị chiến tranh tàn phá nói rằng họ đã bắt đầu rút vũ khí hạng nặng khỏi tiền tuyến, theo thỏa thuận ngừng bắn mà quốc tế điều giải.

Các quan chức quân đội Ukraine chưa đáp lời, nhưng khẳng định họ sẽ không rút vũ khí khỏi tiền tuyến một khi chiến sự vẫn tiếp diễn.

Kiev cho biết những cuộc tấn công của phiến quân vẫn tiếp diễn hôm thứ Ba gần thành phố cảng Mariupol và gần Debaltseve, nơi mà quân ly khai được Nga hậu thuẫn đã chiếm giữ vào tuần trước.

Bạo lực đã làm nảy sinh nghi ngờ về việc liệu lệnh ngừng bắn, lẽ ra bắt đầu vào ngày 15 tháng 2, có thể chấm dứt được xung đột hay không. Chiến sự đã làm thiệt mạng hơn 5.600 người trong 10 tháng qua.


Báo Nga: Điện Kremli đã toan tính sáp nhập Crimea từ trước

Chủ biên tuần báo Novaya Gazeta Dmitry Muratov nói ông chắc chắn về tính xác thực của tài liệu Điện Kremli toan tính sáp nhập Crimea từ trước
Chủ biên tuần báo Novaya Gazeta Dmitry Muratov nói ông chắc chắn về tính xác thực của tài liệu Điện Kremli toan tính sáp nhập Crimea từ trước
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Báo Nga dự định cho đăng tài liệu liên quan đến vụ xâm lăng Ukraine

Biên tập viên của một nhật báo độc lập hàng đầu của Nga nói ông dự định sẽ ấn hành bài báo được cho là văn kiện chiến lược chính thức của Điện Kremli phác thảo cuộc xâm lăng Ukraine
25.02.2015
Một tờ báo của Nga đã công bố thứ mà họ nói là một tài liệu chiến lược kêu gọi Nga sáp nhập Crimea và một số phần ở miền đông Ukraine, được trình lên Điện Kremli vào đầu tháng 2 năm 2014, ngay trước khi Tổng thống Ukraine thân Nga, Viktor Yanukovych, bị truất quyền.

Tuần báo độc lập Novaya Gazeta đăng một phiên bản rút gọn của tài liệu này lên website của họ hôm thứ Ba. Tờ báo gọi tài liệu này  là "ghi chú phân tích" có lẽ được trình lên cho chính quyền Nga trong khoảng thời gian từ ngày 4 tháng 2 đến ngày 15 tháng 2 năm 2014.

Ông Yanukovych đào thoát khỏi Kiev vào ngày 21 tháng 2 năm 2014, và sau đó đi đến Nga. Tháng sau chính phủ Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine, tuyên bố làm như vậy để bảo vệ người dân nói tiếng Nga khỏi những kẻ chủ trương dân tộc người Ukraine ở Kiev, những người mà Moscow tuyên bố đã lật đổ ông Yanukovych trong một cuộc đảo chính bất hợp pháp.

Nga kể từ đó đã hậu thuẫn thành phần ly khai vũ trang ở khu vực Donetsk và Luhansk thuộc miền đông Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày thứ Bảy với Đài phát thanh Ekho Moskvy, chủ biên của tờ Novaya Gazeta Dmitry Muratov nói ông chắc chắn về tính xác thực của tài liệu này. Ông nói thêm rằng Konstantin Malofeyev, một nhà tài phiệt và nhà từ thiện người Nga có quan hệ gần gũi với Giáo hội Chính thống Nga, là một trong những người tham gia soạn thảo.

Kiev đã cáo buộc ông Malofeyev tài trợ quân nổi dậy ở miền đông Ukraine. Ông ta là một trong những người bị phương Tây trừng phạt, bao gồm một lệnh cấm du hành và phong tỏa tài sản, vì dính líu trong cuộc khủng hoảng Ukraine.
Những tiết lộ từ tài liệu
Novaya Gazeta dẫn lời văn phòng báo chí của ông Malofeyev dứt khoát từ chối sự dính líu trong việc soạn thảo tài liệu này và cho biết doanh nhân này định sẽ kiện ra tòa.

Tài liệu được công bố gọi chính phủ của ông Yanukovych "phá sản không thể cứu vãn" và nói rằng Moscow không nên ủng hộ, cảnh báo rằng Nga có nguy cơ "đánh mất không chỉ thị trường năng lượng Ukraine, mà nguy hiểm hơn nhiều là đánh mất thậm chí quyền kiểm soát gián tiếp hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine."

Tài liệu này nói điều này sẽ gây nguy hại cho địa vị của tập đoàn sản xuất khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga ở miền trung và miền nam châu Âu, gây ra "thiệt hại rất lớn" đối với nền kinh tế Nga.

Tài liệu nói Moscow nên "đánh vào nguyện vọng ly khai của những vùng khác nhau của (Ukraine)," với mục đích khởi sự "việc sáp nhập những khu vực phía đông vào Nga."  Tài liệu nói thêm rằng dù việc sáp nhập "Crimea và một số vùng lãnh thổ phía đông" vào Nga sẽ đặt gánh nặng lên nền kinh tế, lợi ích đạt được là "vô giá" nhìn từ "quan điểm địa chính trị," vì Nga sẽ " tiếp cận được những nguồn nhân lực mới" và "nhân viên có trình độ cao trong ngành công nghiệp và giao thông."

Theo tài liệu này, "tiềm năng công nghiệp của miền đông Ukraine," kể cả "lĩnh vực công nghiệp quân sự nhập cụm công nghiệp quân sự của Nga," sẽ giúp Nga tái trang bị cho lực lượng vũ trang của mình "tốt hơn và nhanh hơn."

Tài liệu kêu gọi Nga thực hiện một "chiến lược quan hệ công chúng" nhấn mạnh đến "bản chất bị buộc phải làm, phản ứng" của những hành động của Nga, và dọn đường cho việc tổ chức trưng cầu dân ý về "quyền tự quyết và khả năng gia nhập Liên bang Nga," đầu tiên tại Crimea và khu vực Kharkiv, rồi sau đó ở những khu vực khác của Ukraine.

Tài liệu nói thêm rằng điều "cực kỳ quan trọng là cộng đồng quốc tế có ít lý do nhất có thể để nghi ngờ về tính hợp pháp và tính toàn vẹn của những cuộc trưng cầu dân ý," và rằng "những tầng lớp rộng lớn" của xã hội Nga nên được thuyết phục hỗ trợ việc thôn tính những vùng phía đông của Ukraine.

Một quan chức NATO cho biết NATO không có bất kỳ bình luận nào về tài liệu này, nhưng nói NATO không ngạc nhiên rằng “Nga đã trực tiếp nhúng tay vào những hoạt động quân sự gây bất ổn ở Ukraine và Crimea ngay từ đầu."


Nam Triều Tiên, Mỹ sắp bắt đầu cuộc tập trận hàng năm

Binh sĩ Thủy quân lục chiến Hàn Quốc và Mỹ trong cuộc tập trận tấn công đổ bộ ở Pohang, phía nam Seoul, tháng 4/2013.
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Hàn Quốc và Mỹ trong cuộc tập trận tấn công đổ bộ ở Pohang, phía nam Seoul, tháng 4/2013.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

24.02.2015
Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung hàng năm vào đầu tháng tới. Theo tường thuật của thông tín viên Richard Green của đài VOA, loan báo do chính phủ ở Seoul đưa ra ngày hôm nay có phần chắc làm cho Bắc Triều Tiên tức giận.
Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên cho biết cuộc diễn tập Key Resolve - cuộc thao dượt phần lớn được thực hiện trên máy vi tính, cùng với cuộc diễn tập Foal Eagle -  cuộc tập trận dã ngoại với qui mô lớn hơn, sẽ bắt đầu vào ngày 2 tháng 3.
Các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn lâu nay vẫn là một nguồn gây căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng xem đó là một sự chuẩn bị để xâm lăng, nhưng Washington và Seoul tuyên bố các cuộc diễn tập chỉ có tính chất phòng vệ.
Giới hữu trách Nam Triều Tiên hôm nay tuyên bố sẽ thực hiện những biện pháp trả đũa mạnh mẽ đối với Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng có bất kỳ hành động nào chống lại các cuộc thao dượt.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên Kim Min Seok phát biểu như sau.
"Bắc Triều Tiên sẽ sai lầm khi họ liên kết những cuộc thao dượt có tính chất phòng vệ như vậy với mối quan hệ Nam-Bắc. Đây không phải là vấn đề để liên kết. Các cuộc thao dượt hàng năm để bảo vệ bán đảo Triều Tiên không liên hệ gì tới mối quan hệ Nam-Bắc. Nếu Bắc Triều Tiên gây hấn với chúng tôi để đáp lại việc này hoặc đe dọa chúng tôi bằng những cách thức khác, chính phủ và quân đội của chúng tôi sẽ không ngồi yên mà nhìn. Chúng tôi sẽ đáp trả một cách mạnh mẽ."
Ông Kim Min Seok cho biết Seoul đã thông báo cho Bắc Triều Tiên về những cuộc thao dượt, nhưng chưa nhận được phúc đáp.
Hồi đầu tháng này, Bình Nhưỡng đề nghị tạm ngưng các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên hủy bỏ các chương trình tập trận chung.
Bắc Triều Tiên đã thực hiện 3 vụ thử nghiệm hạt nhân, và trong quá khứ, họ đã dùng những cuộc diễn tập Mỹ-Hàn như một cơ hội để dọa tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân nhắm vào nước Mỹ, tuy các chuyên gia không tin Bắc Triều Tiên có đủ khả năng để làm như  vậy.
Bình Nhưỡng khăng khăng cho rằng chương trình vũ khí hạt nhân của họ chỉ có tính chất phòng vệ và cần thiết để ứng phó với sự hiện diện của 28.500 binh sĩ Hoa Kỳ ở Nam Triều Tiên.
Hai miền Triều Tiên trên lý thuyết vẫn còn ở trong tình trạng chiến tranh, vì hiệp định chấm dứt cuộc nội chiến từ năm 1950 đến năm 1953 chỉ là một hiệp định ngưng bắn chứ không phải là hòa ước.  


Bắc Hàn sẽ ‘theo chân’ Việt Nam?

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un theo dõi cuộc tập trận của đơn vị pháo binh quân đội nhân dân Triều Tiên trên máy vi tính.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un theo dõi cuộc tập trận của đơn vị pháo binh quân đội nhân dân Triều Tiên trên máy vi tính.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

24.02.2015
Tổng thống Hàn Quốc mới đây đã lấy Việt Nam làm ví dụ cho Bắc Hàn để thúc đẩy quốc gia bị cô lập này cải cách và mở cửa đất nước.
Tại một cuộc họp của Ủy ban Chuẩn bị Thống nhất mà bà thành lập hồi tháng Bảy năm ngoái, bà Park Geun-hye phát biểu rằng Bắc Hàn “nên nhanh chóng hướng tới cải cách và đối thoại bằng việc thừa nhận làn sóng thay đổi, thay vì phớt lờ nó”.
Nhà lãnh đạo của Nam Triều Tiên cũng nói thêm rằng một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã trở nên phát triển sau khi chấp nhận cải cách và mở cửa quốc gia.

Ông Peter Beck, một thành viên của tổ chức phi chính phủ có tên gọi Ủy ban Quốc gia về Bắc Triều Tiên của Hoa Kỳ, nói với VOA Việt Ngữ rằng Việt Nam và Bắc Hàn là “đồng minh thân thiết nhiều năm qua và mối quan hệ giữa hai nước hết sức gần gũi”.

Trong các cuộc trao đổi của tôi với các quan chức Bắc Hàn, rõ ràng họ đã nhận thấy cần phải thay đổi. Câu hỏi hiện nay là, nếu họ theo chân Việt Nam, thì họ sẵn sàng thay đổi bao nhiêu? Rõ ràng là họ không tự tin, và tôi hy vọng trường hợp của Việt Nam sẽ giúp họ tự tin mở cửa và đổi mới.
Chuyên gia về Triều Tiên Peter Beck.
Chuyên gia về Triều Tiên này cũng nói rằng so với Trung Quốc, ông nghĩ mô hình phát triển của Việt Nam “khá hấp dẫn” đối với Bình Nhưỡng vì Hà Nội cho Bắc Hàn thấy rằng “họ có thể thực hiện những thay đổi đối với nền kinh tế, cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài mà vẫn không gây mất ổn định chính quyền”.

“Việt Nam không trải qua 'thời khắc Thiên An Môn' như Trung Quốc đã kinh qua năm 1989. Đối với chính quyền Bình Nhưỡng, đó là điều đáng sợ đối với họ khi dân chúng đứng lên chống chính quyền như từng xảy ra ở Trung Quốc. Còn Việt Nam khá là ổn định trong thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế. Tôi nghĩ, đối với Bắc Hàn, Việt Nam hấp dẫn hơn so với Trung Quốc.”
Trong khi đó, ông Phạm Tất Dong, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Triều lại có cách nhìn khác. Ông cho VOA Việt Ngữ biết rằng qua các cuộc trao đổi với các quan chức Triều Tiên, ông không thấy họ đề cập tới việc “theo chân” Việt Nam.

“Người Triều Tiên hình như họ có cách làm riêng, và nhiều khi trong quan hệ ngoại giao nhân dân, họ chỉ luôn luôn nói tới độc lập tự chủ của họ thôi, chứ còn chả bao giờ họ nói rằng là họ bắt chước hay là họ theo mẫu Việt Nam cả. Tôi cũng ngồi ăn cơm nhiều lần với ông Đại sứ Triều Tiên nhưng mà không thấy họ nói cái đó. Người Triều Tiên họ có cái tính tự trọng rất là đặc biệt. Họ không muốn nói gì đến ai hơn họ đâu. Họ có đường lối riêng và không  muốn phụ thuộc vào ai cả.”

Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia hiện vẫn viện trợ lương thực cho quốc gia nghèo khó nằm trên bán đảo Triều Triên.

Trong chuyến thăm của một giới chức cấp cao Bắc Hàn tới Việt Nam hồi năm 2012, Hà Nội tuyên bố tặng người dân ‘đất nước anh em’ 5 nghìn tấn gạo để đối phó với thiên tai.
Khi được hỏi là kể cả Bình Nhưỡng học tập và thực hiện các cải cách như Việt Nam, liệu họ có thành công hay không.

 Chuyên gia về Triều Tiên Peter Beck nói:
“Việt Nam đã thực thi các cải cách trong ba thập kỷ qua, và Bình Nhưỡng có quá nhiều thời gian để học hỏi. Nhưng việc nước này cho tới nay vẫn chưa làm theo Việt Nam cũng khiến chúng ta cần phải thận trọng khi đánh giá. Trong hai thập niên qua, công cuộc đổi mới diễn tiến khá chập chạp ở Bắc Hàn, nên tôi không kỳ vọng vào một sự đột phá nào. Trong các cuộc trao đổi của tôi với các quan chức Bắc Hàn, rõ ràng họ đã nhận thấy cần phải thay đổi. Câu hỏi hiện nay là, nếu họ theo chân Việt Nam, thì họ sẵn sàng thay đổi bao nhiêu? Rõ ràng là họ không tự tin, và tôi hy vọng trường hợp của Việt Nam sẽ giúp họ tự tin mở cửa và đổi mới”.

Người Triều Tiên hình như họ có cách làm riêng, và nhiều khi trong quan hệ ngoại giao nhân dân, họ chỉ luôn luôn nói tới độc lập tự chủ của họ thôi, chứ còn chả bao giờ họ nói rằng là họ bắt chước hay là họ theo mẫu Việt Nam cả.
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Triều Phạm Tất Dong.

Hồi đầu năm, Đại sứ quán Triều Tiên đã tổ chức buổi lễ kỷ niệm lần thứ 65 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên.

Theo báo chí trong nước, Đại sứ Kim Chang In bày tỏ vui mừng trước sự phát triển của quan hệ hai nước trong 65 năm qua và khẳng định Triều Tiên sẽ tiếp tục nỗ lực để cùng Việt Nam tăng cường và phát triển hơn nữa tình hữu nghị và sự hợp tác trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế cũng như văn hóa.
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Triều Phạm Tất Dong cho biết rằng ông muốn “mở ra những quan hệ kinh doanh, hơn là chỉ có hữu hảo với nhau”.

“Hai bên nói lên cố gắng ủng hộ lẫn nhau để phát triển và ủng hộ đường lối độc lập của mỗi nước. Tuy nhiên, tôi rất muốn đưa một số doanh nghiệp của Việt Nam sang Triều Tiên để mở mang ra việc này, việc khác. Thậm chí những anh em của tôi, những người làm cùng Hội hữu nghị Việt – Triều gợi ý họ về xây dựng nhà máy này, nhà máy khác, cho doanh nghiệp này, doanh nghiệp khác nhưng không thể nào mở được, và cho đến lúc này vẫn bế tắc”.
Trong dịp kỷ niệm trên, các quan chức cấp cao của Việt Nam cũng đã gửi điện chúc mừng tới các nhà lãnh đạo Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên từng hỗ trợ vật chất cho ‘quốc gia anh em cộng sản’ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam.

Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước cùng theo chế độ xã hội chủ nghĩa không phải luôn luôn nồng ấm, nhất là sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Seoul hồi đầu những năm 90.

Hơn một thập kỷ sau, năm 2004, Bình Nhưỡng cũng tỏ ý không hài lòng sau khi Hà Nội cho phép hàng trăm người Bắc Hàn sang Nam Triều Tiên tỵ nạn sau khi họ đào tẩu qua ngả Việt Nam.

Biển Đông : Trung Quốc bồi đắp đảo lớn gấp 200 lần so với ban đầu
mediaJohnson South Reef -Gạc Ma -Trường SaDR
Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng ngày 14/01/2015 cho thấy Bắc Kinh đã bồi đắp Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef ) thành một đảo có diện tích lớn gấp 200 lần so với diện tích ban đầu.

Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan ngày 24/02/2015, đã cho biết thông tin nói trên, trích dẫn tuần báo quốc phòng của Anh, Jane’s Defence Weekly.

Theo tuần báo này, hình ảnh vệ tinh chụp ngày 14/01/2015 do công ty Airbus Defence & Space cung cấp, cho thấy Đá Tư Nghĩa, thuộc quần đảo Trường Sa, nay có diện tích 75 000 mét vuông, trên đó có một công trình rất lớn đang được xây dựng. Diện tích đảo nhân tạo này hiện nay lớn gấp 200 lần so với cách đây 10 năm, vì hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 01/02/2004 cho thấy đá Tư Nghĩa lúc mới chỉ có diện tích 380 mét vuông.

Một số bãi đá khác cũng đang là nơi có tranh chấp. Theo một hình ảnh vệ tinh gần đây, Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) cách Đá Tư Nghĩa khoảng 30 km về phía đông nam, cũng có những công trình lớn được xây dựng.

Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Đá Ga Ven (Gaven Reef) như một phi đạo nối liền một cơ sở cũ trên đó với một bãi đáp trực thăng.
Hình ảnh vệ tinh ngày 14/01 cũng cho thấy khu mới bồi đắp trên Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Chief/Vĩnh Thử ). Khu đất này đủ rộng để xây trên đó một sân bay nhỏ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang bồi đắp 2 đảo khác chiếm của Việt Nam là Đá Tư Nghĩa ( Hughes Reef ) và Đá Ga Ven ( Gaven Reef ). Hai đảo này được bồi đắp và cải tạo gần giống nhau, cho thấy Trung Quốc đã đề ra một khuôn mẫu chung cho các cơ sở sẽ được xây dựng trên đây.

Trong tháng 2/2015, Philippines cũng vừa tố cáo Trung Quốc đang bồi đắp Đá Vành Khăn ( Mischief Reef ). Nếu thông tin trên được xác nhận, đây là đảo được Trung Quốc cải tạo nằm gần Philippines nhất. Bất chấp phản đối của Manila, Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự trên đảo đang tranh chấp này.


Trung Quốc kết thúc điều tra về trữ lượng hải sản tại Biển Đông
media
Tân Hoa Xã ngày 23/02/2015, thông báo Trung Quốc vừa kết thúc cuộc điều tra kéo dài từ hai năm nay về trữ lượng hải sản tại các khu vực giữa và phía nam Biển Đông. Theo các nhà quan sát, dự báo về tiềm năng hải sản này có thể kích thích tham vọng của hàng triệu ngư dân Trung Quốc.

Một lãnh đạo Viện nghiên cứu hải sản biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) của Trung Quốc cho biết, tại vùng biển thuộc quần đảo Spartly Islands, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa), tổng tiềm năng hải sản là « 1,8 triệu tấn, trong đó khoảng một nửa là có thể khai thác được ». Kết quả cuộc điều tra này cũng cho biết tại Trường Sa có hơn 20 loài hải sản thuộc loại hiếm và có giá trị kinh tế cao. 

Trữ lượng hải sản ở vùng nước sát mặt biển tại khu vực xung quanh quần đảo Paracel Islands, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (tức quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Trung Sa lần lượt là 73 triệu và 172 triệu tấn. 

Điều tra nói trên được tiến hành từ năm 2013, với tám cuộc thăm dò do một tàu thám sát hải dương chuyên dụng của Trung Quốc thực hiện. 

Theo số liệu của một chuyên gia Nhật Bản về Châu Á, Koichi Sato, Biển Đông mang lại cho các nước trong vùng hơn 11 triệu tấn hải sản năm 2001. Trong đó, Trung Quốc khai thác được 3,4 triệu tấn, Indonesia 2,9 triệu, Thái Lan 1,9 triệu, Việt Nam 1,5 triệu … 

Đòi chủ quyền Trung Quốc tại một phần lớn Biển Đông bị các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia thường xuyên phản đối. Theo nhiều nhà quan sát, việc Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm tại một khu vực rộng lớn ở vùng giữa và vùng phía nam Biển Đông, lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia láng giềng, là nguồn gốc của căng thẳng thường trực tại khu vực.

 Báo chí Việt Nam thường xuyên đưa tin tàu thuyền của ngư dân bị Trung Quốc tấn công, bắt bớ, tước đoạt hải sản và phương tiện, hay phá hỏng, trong khi họ làm việc tại các ngư trường truyền thống trên Biển Đông.






No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts