X

Friday, February 20, 2015

Tổng thống Ukraine kêu gọi tiến hành sứ mạng gìn giữ hòa bình


Tổng thống Ukraine kêu gọi tiến hành sứ mạng gìn giữ hòa bình

Top 10 Military Powers in the World 2015 -2020



image





Preview by Yahoo



Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko quyết định tìm kiếm sự trợ giúp của quốc tế sau cuộc họp khuya thứ tư với Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, ngày 18/2/2015.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko quyết định tìm kiếm sự trợ giúp của quốc tế sau cuộc họp khuya thứ tư với Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, ngày 18/2/2015.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Lãnh đạo thế giới yêu cầu cho quan sát viên đến miền đông Ukraine

Các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu và NATO yêu cầu Nga ngưng hậu thuẫn cho các phần tử đòi ly khai tại miền đông Ukraine và tôn trọng một thỏa thuận ngưng bắn
19.02.2015
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko kêu gọi tiến hành một sứ mạng gìn giữ hòa bình quốc tế để giúp chấp hành một thỏa thuận ngưng bắn với phiến quân thân Nga ở miền đông Ukraine. Thông tín viên Michael Brown tường thuật.
Ông Poroshenko đã quyết định tìm kiếm sự trợ giúp của quốc tế sau cuộc họp khuya thứ tư với Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine.
"Chúng tôi nhận thấy phương thức tốt nhất là một sứ mạng cảnh sát của Liên hiệp Châu Âu. Chúng tôi tin chắc đây sẽ là sự bảo đảm an ninh tốt nhất và hữu hiệu nhất trong một tình huống mà lời hứa hẹn hòa bình không được thực hiện bởi Nga và những người mà họ hỗ trợ."
Lời kêu gọi này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi hàng ngàn binh sĩ Ukraine tháo chạy ra khỏi Debaltseve, một trung tâm vận chuyển hỏa xa có tầm quan trọng chiến lược, nối liền hai cứ địa của phe đòi ly khai là Luhansk và Donetsk.
Bản đồ thị trấn Debaltseve, miền đông Ukraine.Bản đồ thị trấn Debaltseve, miền đông Ukraine.
Có tin cho hay phiến quân đã bắt hàng trăm binh sĩ chính phủ.

Nhà lãnh đạo Ukraine đã nói tới sự trợ giúp của quốc tế ngay cả trước khi hiệp định Minsk bắt đầu có hiệu lực vào ngày chủ nhật.
"Trong thời gian diễn ra cuộc thương thuyết ở Minsk tôi đã thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp và Tổng thống Nga. Tôi thấy trước là hiệp định Minsk sẽ không được tôn trọng."
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki cho biết Washington không xem hiệp định Minsk và cuộc ngưng bắn ở Ukraine “đã chết”.
Nhưng bà nói thêm rằng chính phủ Mỹ tiếp tục “quan tâm sâu sắc” trước những tin tức cho biết phiến quân đòi ly khai tiếp tục tấn công Debaltseve và vi phạm lệnh ngưng bắn tại những địa điểm khác.
Bà Psaki cho biết Ngoại trưởng John Kerry đã nói chuyện với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm thứ tư để thúc giục Moscow ngăn chận những vụ tấn công của Nga và các phiến quân đòi ly khai.

Chống khủng bố : Tổng thống Mỹ kêu gọi trách nhiệm của các cộng đồng
media

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại thượng đỉnh chống khủng bố, Washington, 18/02/2015REUTERS/Kevin Lamarque

Hôm qua, 18/02/2015, hội nghị thượng đỉnh chống khủng bố tại Washington bước sang ngày thứ hai. Đại diện các cộng đồng, đối tác tư nhân, tổ chức chính phủ trình bầy các sáng kiến, biện pháp. Chính quyền Mỹ nhấn mạnh không nên chỉ trích các cộng đồng. Phát biểu tại hội nghị, Tổng thống Barack Obama kêu gọi các đối tác hãy hành động một cách có trách nhiệm trong cuộc chiến chống khủng bố.

Từ Washington, thông tín viên Anne Marie Capomaccio gửi về bài tường trình :
« Phát biểu kết thúc ngày làm việc thứ hai của hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố thẳng thừng : Không phải bằng cách tảng lờ những yếu kém hiện đang bị những kẻ khủng bố khai thác mà chúng ta có thể giải quyết được vấn đề. Ông giải thích : Al Qaida và tổ chức Nhà nước Hồi giáo lao vào khai thác những yếu kém tại các nước để tuyển mộ, như nạn thất nghiệp của giới trẻ, mất bản sắc, cảm giác bị coi là công dân hạng hai.
Các chính phủ cần đối mặt và thừa nhận vấn đề. Các giới chức tôn giáo phải lên tiếng nhiều hơn, giải thích rõ hơn, không để cho những kẻ khủng bố tự tuyên bố rằng chúng là người Hồi giáo. Theo nguyên thủ Hoa Kỳ, Al Qaida và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tìm kiếm một cách tuyệt vọng tính chính đáng. Chúng tìm cách giả trang thành những nhà lãnh đạo tôn giáo và tuyên truyền rằng phương Tây tiến hành chiến tranh chống đạo Hồi. Chúng ta không bao giờ chấp nhận những nguyên tắc mà chúng rêu rao, chúng ta không thừa nhận tính chính đáng của chúng. Đó không phải là những nhà lãnh đạo tôn giáo mà là những tên khủng bố.
Tổng thống Mỹ không thông báo các biện pháp mới trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng ông kêu gọi mỗi người hãy hành động có trách nhiệm. Mỗi cộng đồng, xã hội, cần phải thúc đẩy sự nhận thức và phản tỉnh ».


Biến đổi khí hậu : Quốc tế đạt thỏa thuận về văn bản đàm phán chính thức
mediaPhụ trách vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc Christiana Figueres trong hội nghị Genève ngày 13/02/2015.REUTERS/Denis Balibouse
Cộng đồng quốc tế vừa trải qua một thời điểm hiếm có trong các thương thuyết về hạn chế biến đổi khí hậu. Tại Genève, tối qua 13/02/2015, 195 quốc gia đã thông qua được một văn bản quan trọng. Văn bản này sẽ được dùng làm cơ sở cho đàm phán chính thức, nhằm hướng đến một thỏa thuận chung, dự kiến sẽ được thông qua tại hội nghị Paris tháng 12/2015.

Sau sáu ngày thương lượng căng thẳng dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, đại diện 195 quốc gia họp đã đạt thỏa thuận về một tài liệu 86 trang, gồm bao gồm lập trường của tất cả các bên, kể cả những quan điểm đối lập nhau nhất. Kết quả này được hoan nghênh như là một cơ sở cho sự minh bạch và việc tái lập niềm tin giữa các bên, trong bối cảnh đối đầu Bắc-Nam (tức giữa các nước phát triển và đang phát triển) thường rất căng thẳng trong các thương thuyết lâu nay.
Thuật lại quá trình đi tới kết quả này, người phụ trách vấn đề khí hậu của Liên Hiệp Quốc Christiana Figueres giải thích với báo giới : “Sau các tham khảo không chính thức, các quốc gia đã đi đến kết luận, trước mắt không nên thu hẹp (độ dài của văn bản), thay vào đó, hãy đề nghị các bên tham gia đưa ra những đóng góp riêng”. Hai đồng chủ trì các thương lượng đã chọn hướng mở rộng văn bản cho mọi ý kiến đóng góp mới, thay vì sứ mạng được xác định trước đó là thu hẹp dự thảo văn bản.
Nhờ vậy, người phụ trách vấn đề khí hậu của Liên Hiệp Quốc nhấn mạnh, đã có nhiều cơ hội để trao đổi với “phương thức mở, thẳng thắn, minh bạch và không mang tính đe dọa”. Ông Ahmed Sareer, Chủ tịch Liên minh các tiểu quốc trên biển, nhóm các nước thuộc hàng có nguy cơ bị biến đổi khí hậu đe dọa nhiều nhất, bày tỏ sự hài lòng là văn bản đạt được dù dài, nhưng “đã phản ánh được lập trường của tất cả các bên và được tất cả các bên ủng hộ”.
Nhóm LMDC (Like Minded Group of Developing Countries), gồm hơn 20 quốc gia đang phát triển, trong đó có Trung Quốc, cũng nhận định đây sẽ là “một điểm xuất phát tốt cho các thương thuyết” trong tháng 6 tới. Về phần mình, đại diện Liên Hiệp Châu Âu Elina Bardram lấy làm tiếc là văn bản đã không được thu gọn hơn, nhưng cũng nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của tuần làm việc vừa qua. Theo bà, bên cạnh văn bản chính thức cho thương thuyết đã đạt được là “những thảo luận hữu ích bên lề” hội nghị.
Chuyên gia về đàm phán khí hậu Alden Meyer – thuộc cơ quan tư vấn Hoa Kỳ Union of Concerned Scientist -, dự đoán các đàm phán sắp tới trên cơ sở văn bản này hứa hẹn sẽ “căng thẳng”, “nhưng nếu như các thương thuyết sẽ căng thẳng xét về (những bất đồng) quan điểm, thì hy vọng chúng sẽ không bị náo loạn trên phương diện quan hệ con người”, vì văn bản vừa được thông qua đã tạo lập được “một nền tảng tinh thần minh bạch, cởi mở và tạo điều kiện cho sự lắng nghe”. Chuyên gia về đàm phán khí hậu Alden Meyer là người đã theo sát vấn đề này từ 25 năm nay.
Từ nay cho đến hội nghị Thượng đỉnh khí hậu tại Paris (COP 21) đầu tháng 12/2015, còn ba đợt thương thuyết trung gian, mà đợt trước mắt là vào tháng 6. Theo đặc phái viên Pháp Laurence Tubina (người phụ trách chuẩn bị Thượng đỉnh Paris), trong ba đợt thương thuyết tới, phải có những bước tiến triệt để, nếu không muốn xẩy ra “những bất ngờ tồi tệ” tại COP 21.
Một trong những điểm bất đồng hết sức lớn là sự chia sẻ nỗ lực giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển cho rằng họ cũng có quyền phát triển và các nước giàu phải có “trách nhiệm lịch sử” đối với việc Trái đất bị hâm nóng. Trong khi các nước giàu nhấn mạnh rằng Trung Quốc hay Ấn Độ có vai trò rất lớn trong lượng khí thải toàn cầu hiện nay.
Kết quả là, mục “tài chính” trong văn bản vừa được thông qua đã giữ lại nhiều giải pháp để thảo luận, bao gồm từ “cam kết chính thức của các nước phát triển” đến một thỏa thuận “không có cam kết được lượng hóa”.
Năm 2009, cộng đồng quốc tế đã quyết định đưa ra mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống dưới mức +2°C so với thời tiền công nghiệp. Vì quá mức nhiệt độ này, các thiệt hại do thiên tai sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. Thỏa thuận tới Paris sắp tới nếu đạt được, sẽ cho phép thay thế Nghị định thư Tokyo, kể từ năm 2020. Đây là lần đầu tiên một thỏa thuận về hạn chế biến đổi khí hậu được sự tham gia của tất cả các quốc gia trên hành tinh.

Giao tranh tiếp diễn ở đông Ukraine, quân ly khai mừng chiến thắng Debaltseve

Phiến quân thân Nga trong thành phố Debaltseve, miền đông Ukraine, 19/2/15
Phiến quân thân Nga trong thành phố Debaltseve, miền đông Ukraine, 19/2/15
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Lãnh đạo thế giới yêu cầu cho quan sát viên đến miền đông Ukraine

Các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu và NATO yêu cầu Nga ngưng hậu thuẫn cho các phần tử đòi ly khai tại miền đông Ukraine và tôn trọng một thỏa thuận ngưng bắn
20.02.2015
Chiến sự mới nổ ra ở miền đông Ukraine hôm thứ Năm ngay cả khi quân ly khai thân Nga ăn mừng chiến trên những ngả đường của thành phố Debaltseve, đầu mối đường sắt mà họ chiếm được từ tay lực lượng Kiev ngày hôm trước.

Các nhà lãnh đạo của Ukraine, Đức, Pháp và Nga đã nhắc lại sự ủng hộ của họ đối với thỏa thuận ngừng bắn đang đổ vỡ mà họ đã thương lượng một tuần trước đây, nhưng tiếng pháo kích có thể nghe thấy ở một số nơi trong khu vực đang diễn ra chiến sự.

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã kêu gọi đưa lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế tới miền đông Ukraine. Nhưng phiến quân và Moscow đã bác bỏ đề nghị của ông và nói rằng điều này sẽ vi phạm những điều khoản của lệnh ngừng bắn mà các bên đã nhất trí ở Minsk, thủ đô Belarus.

Quân ly khai tại Debaltseve cười và ôm nhau chụp hình sau khi chiếm được đầu mối đường sắt nối liền hai cứ địa chính của phiến quân ở Donetsk và Luhansk.

Quân đội Ukraine cho biết họ chịu thương vong nặng nề khi binh lính rút khỏi thành phố theo lệnh của ông Poroshenko. Kiev cho biết 13 quân nhân đã thiệt mạng và 157 người bị thương, cùng với thêm 82 người mất tích và 93 tù binh bị bắt giữ.

Ông Poroshenko nói việc phiến quân chiếm Debaltseve là vi phạm lệnh ngừng bắn. Trong những tuần giao tranh, quân ly khai đã gần như bao vây thành phố trước khi nhà lãnh đạo Ukraine ra lệnh rút quân.
Trong cuộc điện đàm hôm thứ Năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp François Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và ông Poroshenko đã thảo luận về những vi phạm lệnh ngừng bắn hồi gần đây, theo Paris. Một tuyên bố cũng cho biết các nhà lãnh đạo kêu gọi thực hiện "gói những biện pháp đã nhất trí ở Minsk," bao gồm một lệnh ngừng bắn đầy đủ, rút vũ khí hạng nặng, và phóng thích tù nhân.

Anh: Nga là mối nguy ‘thực sự và hiện hữu’ cho các nước Baltic

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nói rằng Nga đề ra 'mối nguy thực sự và hiện hữu' cho an ninh của châu Âu
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon nói rằng Nga đề ra 'mối nguy thực sự và hiện hữu' cho an ninh của châu Âu
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

20.02.2015
Anh gọi Nga là mối đe dọa cho các nước vùng Biển Baltic mà giờ đã là thành viên của khối NATO.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon hôm thứ Năm nói rằng Nga đề ra "mối nguy thực sự và hiện hữu" cho an ninh của châu Âu và có thể tìm cách gây bất ổn ở các nước Baltic.

Phát biểu với các nhà báo đi cùng ông tới Sierra Leone, ông Fallon nói rằng ông "lo lắng về áp lực (của ông Putin) đối với các nước Baltic, cách mà ông ta đang thử thách NATO," và gọi nhà lãnh đạo Nga "là mối đe dọa lớn đối với châu Âu cũng như Nhà nước Hồi giáo."

Ông Fallon nói rằng căng thẳng giữa Moscow và NATO đã "nóng lên,'' và NATO phải sẵn sàng đẩy lùi hành động gây hấn đe dọa Estonia, Latvia và Lithuania.

Nga đã nhanh chóng phản đối phát biểu của Bộ trưởng Fallon, nói rằng phát biểu này vượt quá "đạo đức ngoại giao."

Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich, hôm thứ Năm, nói rằng NATO đang dựng lên "một mối đe dọa huyễn tưởng từ Nga mà chưa bao giờ tồn tại."

Trong một bản tin của cơ quan thông tấn Interfax, ông Lukashevich cáo buộc NATO đề ra những mối đe dọa mà Nga đã "phải cân nhắc trong hoạch định quân sự của mình."

Phát biểu của ông Fallon được đưa ra giữa lúc chiến sự vẫn tiếp diễn ở miền đông Ukraine, bất chấp những nỗ lực của châu Âu duy trì một lệnh ngừng bắn.

Trung Quốc dùng đảo nhân tạo để thể hiện sức mạnh ở Biển Đông

Nghệ sĩ và là nhà sử học Carlos Celdran cầm một biểu ngữ viết tay yêu cầu Trung Quốc rút lui, trong cuộc biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila phản đối hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại Bãi đá Johnson South, người dân địa phương gọi là Mabini Reef, trong vùng biển Nam Trung Hoa, ngày 12 tháng 6, 2014
Nghệ sĩ và là nhà sử học Carlos Celdran cầm một biểu ngữ viết tay yêu cầu Trung Quốc rút lui, trong cuộc biểu tình bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila phản đối hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc tại Bãi đá Johnson South, người dân địa phương gọi là Mabini Reef, trong vùng biển Nam Trung Hoa, ngày 12 tháng 6, 2014
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Thẩm phán Philippines: TQ không có quyền tuyên bố chủ quyền lịch sử ở Biển Đông

Thẩm phán Carpio nói những bản đồ cổ của Trung Quốc từ đời nhà Tống và nhà Thanh đều ghi rõ lãnh thổ cực nam của Trung Quốc luôn là đảo Hải Nam

Ðường dẫn

20.02.2015
HONG KONG – Việc Trung Quốc tạo ra những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông diễn ra với tốc độ nhanh tới mức Bắc Kinh sẽ sớm có thể mở rộng phạm vi hoạt động của lực lượng hải quân, không quân, cảnh sát biển và đội tàu đánh cá, trước sự lo lắng của các bên có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển tranh chấp.
Công tác cải tạo cũng tiến triển đáng kể trên 6 bãi đá ở quần đảo Trường Sa, theo hình ảnh vệ tinh được các quan chức Philippines công bố hồi gần đây. Ngoài ra, Manila cho biết trong tháng này rằng những tàu nạo vét của Trung Quốc đã bắt đầu cải tạo đảo thứ bảy.
Dù đảo mới sẽ không lật đổ ưu thế quân sự của Mỹ trong khu vực, công nhân Trung Quốc đang xây dựng những hải cảng và những kho chứa nhiên liệu, và có thể là hai đường băng mà các chuyên gia nói rằng sẽ cho phép Bắc Kinh thể hiện sức mạnh vào sâu trung tâm hàng hải của khu vực Đông Nam Á.
“Những hoạt động cải tạo này lớn hơn và nhiều tham vọng hơn tất cả chúng tôi từng nghĩ,” một nhà ngoại giao phương Tây nói. “Ở nhiều cấp độ khác nhau, việc đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ hết sức khó khăn khi tình hình này phát triển.”
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng Biển Đông giàu năng lượng tiềm năng, nơi mà 5.000 tỉ đôla thương mại tàu thuyền  đi qua mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền chồng chéo.
Tất cả các nước ngoại trừ Brunei đã củng cố căn cứ ở quần đảo Trường Sa, cách lục địa Trung Quốc khoảng 1.300 km nhưng gần các nước tuyên bố chủ quyền ở Đông Nam Á hơn.
Bắc Kinh đã bác bỏ kháng nghị ngoại giao của Manila và Hà Nội và chỉ trích từ Washington về hoạt động cải tạo đất, nói rằng việc này "nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc."
Đặc biệt Philippines đã bắt đầu bày tỏ lo ngại ngày càng tăng vào giữa năm 2014, cáo buộc Bắc Kinh xây dựng một đường băng trên Bãi đá Johnson South.
Phân tích hình ảnh vệ tinh mà tạp chí quốc phòng IHS Jane’s công bố tuần này cho thấy một cơ sở mới được xây dựng trên Bãi Hughes. Tạp chí này mô tả đó là một "cơ sở lớn" được xây dựng trên 75.000 mét vuông cát được cải tạo từ tháng 8 năm ngoái.
IHS Jane’s cũng công bố những hình ảnh của Bãi đá Chữ Thập, giờ bao gồm một hòn đảo được cải tạo có chiều dài hơn 3 km mà các chuyên gia nói rằng có nhiều khả năng sẽ trở thành một đường băng.
Công tác cải tạo cũng tiến triển đáng kể trên Bãi đá Gaven, Châu Viên và Eldad, với việc nạo vét mới đang diễn ra trên Bãi đá Vành khăn.
Hỗ trợ ngư dân
Dù viễn cảnh Trung Quốc sử dụng những đảo nhân tạo này để tiếp nhiên liệu cho máy bay chiến đấu trong bất kỳ cuộc xung đột nào là một khả năng, một số chuyên gia nêu bật những lợi ích phi quân sự đáng kể.
Trung Quốc có thể giúp các đội tàu đánh cá và cảnh sát biển của mình làm việc trong khu vực Đông Nam Á có hiệu quả hơn, theo ông Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra. Những người thăm dò dầu hỏa sẽ được hưởng lợi tương tự.
Hãng tin Reuters hồi tháng 7 năm ngoái loan tin chính quyền Trung Quốc khi đó đang khuyến khích ngư dân ra quần đảo Trường Sa, thường xuyên cung cấp những khoản trợ cấp nhiên liệu để giúp đỡ.
Trước khi cải tạo đất, những cơ sở của Trung Quốc chỉ là những tòa nhà thấp lè tè và những vòm radar được xây dựng trên những mỏm đá, với bến cập tàu và cơ sở lưu trữ hạn chế, trái ngược với những hòn đảo tự nhiên do Đài Loan và Philippines chiếm đóng.
"Ngay cả trước khi xét tới những vấn đề quân sự, việc mở rộng những đội tàu đánh cá và cảnh sát biển của Trung Quốc sẽ là một sự dịch chuyển chiến lược mà sẽ rất khó cho bất cứ ai ngăn chặn," ông Thayer nói. "Rồi sau đó lực lượng hải quân dần dần xuất hiện."
Ông Thayer ghi nhận rằng dù không có tuyên bố chủ quyền hợp pháp nào có thể được mở rộng từ một hòn đảo nhân tạo, Trung Quốc thực tế sẽ có hành động buộc các nước tranh chấp rời khỏi vùng biển xung quanh.
Các nhà phân tích chiến lược của Trung Quốc cho biết nỗ lực tăng cường sự hiện diện đã được thúc đẩy bởi điều Bắc Kinh coi là những mối đe dọa an ninh, đặc biệt là sự cần thiết phải kiềm chế Việt Nam, nước kiểm soát nhiều đảo nhất trong quần đảo Trường Sa tính tới nay, với 25 căn cứ trên các bãi ngầm và bãi đá. Việt Nam cũng đang âm thầm xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình chống lại Trung Quốc.
Hai nước láng giềng do Đảng Cộng sản cai trị đã đối đầu trên biển vào năm 1988 khi Trung Quốc chiếm đảo đầu tiên trong những đảo mà họ kiểm soát ở Trường Sa, bao gồm Bãi đá Chữ Thập, từ tay Việt Nam.
Một số tùy viên quân sự khu vực tin rằng Trung Quốc cuối cùng có thể sử dụng những cơ sở trực thăng trên những đảo mới để điều hành hoạt động chống tàu ngầm.
"Việc này có ít ý nghĩa về mặt chính trị và pháp lý hơn là về an ninh, nhìn từ quan điểm của Trung Quốc", ông Trương Bảo Huy, một chuyên gia về quốc phòng đại lục tại Đại học Lĩnh Nam của Hong Kong, cho biết.
Lỗ hổng chiến lược
Gary Li, một nhà phân tích anh ninh độc lập ở Bắc Kinh, cho biết ông tin rằng bất kỳ lợi ích quân sự nào có được từ những hòn đảo mới này sẽ là tương đối nhỏ, do cách xa Trung Quốc đại lục.
"Tôi ngờ là những hoạt động cải tạo này sẽ chỉ có khả năng sử dụng mang tính chiến thuật được bản địa hoá về mặt quân sự," ông Li nói.
Sự thiếu thốn những căn cứ quân sự ở ngoài khơi và những hải cảng thân hữu của Trung Quốc hiện rõ vào năm ngoái khi những tàu tiếp liệu của hải quân Trung Quốc tới Australia để tiếp tế cho những tàu chiến giúp tìm kiếm máy bay của Malaysia mất tích ở Ấn Độ Dương.
Nhà hoạch định hải quân biết họ sẽ phải trám lỗ hổng chiến lược này để đáp ứng mong muốn của Trung Quốc có được lực lượng Hải quân hoạt động đầy đủ ở vùng biển nước sâu trước năm 2050.
Gần hiện tại hơn, một số nhà phân tích nói họ tin rằng những hòn đảo này sẽ cho Trung Quốc tầm với để tạo ra và kiểm soát một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Trung Quốc đã bị Nhật Bản và Mỹ lên án khi áp đặt một vùng nhận dạng phòng không, nơi mà máy bay phải xác minh về mình với chính quyền Trung Quốc, ở Biển Hoa Đông vào cuối năm 2013. Trung Quốc đã bác bỏ đồn đoán rằng họ sẽ tiếp tục làm vậy ở Biển Đông.
Ông Roilo Golez, một cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, dự đoán Trung Quốc sẽ hoàn thành công tác cải tạo đất của mình vào đầu năm tới và công bố vùng nhận dạng phòng không trong vòng ba năm.
"Họ đang nối những dấu chấm lại với nhau. Họ đang dốc sức vào việc này," ông Golez nói.
Nguồn: Reuters



No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts