Mỹ cáo buộc
Trung Quốc trợ cấp xuất khẩu bất hợp pháp
Bản Tin Đặc
Biệt: VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU TRONG NĂM 2015
|
|||||||
|
|
|
|
|
|
||
Preview by Yahoo
|
|||||||
|
|||||||
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman, điều trần trước Ủy ban
Tài chính Thượng viện về Nghị trình Chính sách Thương mại của Tổng thống Obama
2015 tại Điện Capitol, Washington, 27/1/2015.
·
·
·
Tin liên hệ
12.02.2015
Mỹ cáo buộc Trung Quốc trợ cấp bất hợp pháp cho những công ty xuất
khẩu của mình ở bảy ngành công nghiệp.
Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman nói Bắc Kinh cấp ít nhất 1
tỉ đôla những khoản trợ cấp bất hợp pháp trong suốt ba năm qua, và sự hỗ trợ
tài chính này vi phạm quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Ông Froman nói sản phẩm dệt may, quần áo, kim loại, hóa chất, y
tế, vật liệu xây dựng và những ngành nông nghiệp của Trung Quốc hưởng lợi từ
những khoản trợ cấp của chính phủ.
Ông Froman nói các khoản trợ cấp gây tổn hại cho công nhân, nông
dân, chủ trang trại và những doanh nghiệp Mỹ bằng cách giảm cạnh tranh và đe
dọa công ăn việc làm và tiền lương ở Mỹ.
Mỹ cho biết họ sẽ cố gắng dàn xếp vụ việc với Trung Quốc tại WTO,
nhưng nếu không thành công có thể yêu cầu cơ quan có trụ sở ở Genève phán xử về
tranh chấp.
Chưa có phản ứng tức thì từ Bắc Kinh về tranh chấp.
Phát biểu của Mỹ được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack
Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với nhau. Nhà lãnh đạo Trung
Quốc sẽ có chuyến công du chính thức tới Washington vào tháng 9.
Hoa Kỳ muốn đặt căn
cứ hải quân thường trực tại Úc
Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ vừa đến căn cứ
Darwin của Úc ngày 04/04/2012.REUTERS/Australian Department of Defence
Trong một động thái được cho là sẽ khiến Bắc Kinh bực tức,
Washington đã mở đàm phán với Canberra về hợp tác Hải quân, trong đó có việc
cho chiến hạm Mỹ đồn trú thường xuyên tại Úc. Chính Tư lệnh Hải quân Mỹ, đã
tiết lộ tin trên vào hôm qua 10/02/2015 nhân chuyến ghé thăm nước Úc.
Trong diễn văn tại một trường đại học ở Canberra, thủ đô Úc, Đô
đốc Jonathan Greenert xác nhận : Chúng tôi (tức là Mỹ) đang cùng với Quân đội
Úc nghiên cứu các phương án khả thi cho hoạt động hợp tác Hải quân ngay tại Úc
và xung quanh nước Úc, trong đó có cả việc cho tàu đồn trú (tại Úc).
Theo Tư lệnh Hải quân Mỹ, các căn cứ hải quân ở Úc sẽ là nơi
tiếp nhận chiến hạm thuộc các Hải đội Sẵn sàng Đổ bộ (Amphibious Ready Group),
có nhiệm vụ hỗ trợ cho lực lượng Đặc nhiệm không-bộ chiến của Thủy quân lục
chiến (Marine Air Ground Task Force). Các hải đội này sẽ bao gồm một tàu đổ bộ
tấn công lớn và hai tàu chở trực thăng nhỏ.
Tư lệnh Hải quân Mỹ tuy nhiên không nói rõ việc đồn trú chiến
hạm đó được hình thành trên cơ sở thường trực hay luân phiên, và cũng không nói
là ở đâu.
Thế nhưng, theo hãng tin Mỹ Bloomberg, nhân chuyến thăm Úc khởi
sự từ đầu tuần này, Đô đốc Greenert đã đi thị sát một số cảng quân sự của Úc,
và ông đặc biệt chú ý một quân cảng ở Darwin, miền Bắc Úc, xem xét khả năng
cảng này tiếp nhận các tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ.
Từ ngày Mỹ chính thức thực hiện chiến lược xoay trục qua Châu
Á-Thái Bình Dương, cảng Darwin nhìn ra Biển Đông, đã đóng một vai trò quan
trọng. Từ năm 2012, thành phố này đã tiếp nhận hàng trăm lính Thủy quân lục
chiến, thay phiên nhau đến đồn trú. Từ 200 người lúc ban đầu, lực lượng Mỹ tại
Darwin đã lên đến 1.100 người vào năm ngoái, và sắp tới đây sẽ lên đến 2500.
Chiến lược xoay trục qua châu Á của Mỹ đã bị Bắc Kinh cực lực
chỉ trích, xem đấy là chính sách kềm hãm, không cho quân đội Trung Quốc mở rộng
hoạt động ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.
Theo giới quan sát, Bắc Kinh chắc chắn sẽ theo dõi sát sao các
cuộc đàm phán Mỹ-Úc về việc tăng cường hợp tác Hải quân, và sẽ tìm kế gây sức
ép, đặc biệt là trên Úc, để hạn chế quy mô.
Mỹ báo động : Có
đến 20.000 ngoại binh tham gia thánh chiến ở Syria
Quân thánh chiến của tổ chức Nhà nước Hồi giáoDR
Cuộc chiến ở Syria có sức hút « chưa từng thấy » đối với các chiến
binh ngoại quốc, mà số lượng đã lên đến 20.000. Trên đây ước tính mới nhất của
chính quyền Mỹ trong một bản phúc trình chính thức được chuyển đến Quốc hội vào
hôm nay, 11/02/2014, với một số chi tiết đã được tiết lộ từ tối hôm qua.
Trong bản điều trần bằng văn bản gởi đến Ủy ban An ninh Nội địa
của Hạ viện Mỹ, họp lại vào hôm nay, ông Nicolas Rasmussen, Giám đốc Trung tâm
Chống Khủng bố (NCTC), đã tổng hợp tất cả các thông tin về các mối đe dọa khủng
bố mà các cơ quan tình báo Mỹ đã thu thập được trong thời gian qua.
Theo nguồn tin trên, số người ngoại quốc đến Syria, chủ yếu để
gia nhập vào hàng ngũ các lực lượng thánh chiến, đã lên tới 20.000 người, đến
từ khoảng 90 quốc gia. Số liệu này cao hơn một chút so với thống kê được công
nhận rộng rãi cho cho đến nay là 19.000 người, và cao hơn rất nhiều so với con
số 15.000 người đến từ 80 nước, được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc công bố vào
tháng 11 năm ngoái (2014).
Trước tình hình đó, chuyên gia Rasmussen đã lên tiếng báo động
về đà phát triển «
chưa từng thấy » của hiện tượng này, đặc biệt là so với những
gì đã xảy ra trước đây Afghanistan, Pakistan, Irak, Yemen hay Somalia.
Trong thời gian qua, dư luận thế giới đã rất chú ý đến các chiến
binh thánh chiến xuất xứ từ các nước phương Tây. Theo ông Rasmussen, hiện có ít
nhất là 3.400 chiến binh phương Tây trong lực lượng thánh chiến, trong đó có
150 người Mỹ.
Điều đáng ngại là các chiến binh ngoại quốc lại bị các nhóm cực
đoan hấp dẫn, và « đa
số »đã gia nhập hàng ngũ của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo tại
Syria và Irak.
Một khía cạnh đáng báo động khác là số lượng ứng viên muốn đến
Syria và Irak để gia nhập vào lực lượng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo cũng gia
tăng.
Để đối phó với tình trạng công dân của mình trốn qua Syria tham
gia thánh chiến, nhiều quốc gia đã bắt đầu ban hành luật lệ kiểm soát gắt gao
hơn, và nhất là tìm kiếm sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ, nước quá cảnh của các chiến
binh ngoại quốc muốn vào Syria.
Theo Giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố NCTC của Mỹ, chính quyền
Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian gần đây đã tăng cường các nỗ lực để cấm các ứng viên
tham gia thánh chiến nhập cảnh, dựa theo các thông tin do các nước xuất xứ cung
cấp.
Ông Rasmussen cho biết là danh sách những người bị cấm nhập cảnh
Thổ Nhĩ Kỳ vì lý do trên hiện đã lên đến khoảng 10.000 người.
Các bằng chứng nêu bật sự hiện diện của các ngoại binh trong
hàng ngũ lực lượng thánh chiến ở Syria ngày càng nhiều. Mới đây, một quan chức
cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây cho biết là đã có một khối lượng lớn người
nước ngoài trong số các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo bị thiệt mạng
tại thành phố Syria Kobané khi nơi này bị lực lượng người Kurdistan tái chiếm
vào tháng Giêng vừa qua sau nhiều tháng ác chiến.
TT Obama yêu cầu Quốc
hội trao quyền tiến hành chiến tranh với IS
·
·
·
Tin liên hệ
12.02.2015
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm thứ Tư đã yêu cầu Quốc hội chính
thức trao quyền sử dụng sức mạnh quân sự trong cuộc chiến chống lại nhóm khủng
bố Nhà nước Hồi giáo.
Phát biểu sau đó tại Tòa Bạch Ốc, ông Obama nói yêu cầu này sẽ
không trở thành sự trao quyền để tiến hành một cuộc chiến khác trên bộ giống
như Mỹ đã làm ở Iraq và Afghanistan.
Tổng thống giải thích sự trao quyền này sẽ cho phép ông triển khai
lực lượng đặc biệt nếu Mỹ có thông tin tình báo chẳng hạn như về nơi hội họp
của những thủ lĩnh Nhà nước Hồi giáo để có thể hành động.
Đề xuất trao quyền này sẽ giới hạn hoạt động tới ba năm và ngăn
binh lính "tham chiến trên bộ lâu dài," theo mô tả của đề xuất.
"Đây là một nhiệm vụ khó khăn, và vẫn sẽ khó khăn trong một
khoảng thời gian," Tổng thống phát biểu trên truyền hình. "Nhưng liên
minh của chúng ta đang ở thế tấn công. ISIL đang ở thế phòng thủ, và ISIL sẽ
thất bại."
Dự thảo đề xuất của ông Obama cho biết những hoạt động chiến đấu
trên bộ với quy mô lớn tương tự như ở Iraq và Afghanistan nên dành cho các lực
lượng địa phương thay vì quân đội Mỹ.
Đề xuất này sẽ bãi bỏ luật năm 2002 cho phép tiến hành chiến tranh
ở Iraq, nhưng giữ nguyên luật năm 2001 được thông qua ngay sau những vụ tấn
công ngày 11 tháng 9 cho phép tiến hành một chiến dịch chống lại al-Qaida và
những chi nhánh.
Yêu cầu trao quyền tiến hành chiến tranh của Tổng thống phải được
cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ chấp thuận.
Lãnh đao Khối Đa số Cộng hòa ở Thượng viện Mitch McConnell cho
biết vấn đề này có phần chắc sẽ chi phối cuộc tranh luận của quốc hội trong vài
tuần tới.
Ông Obama biện minh cho các cuộc không kích của liên quân do Mỹ
dẫn đầu nhắm vào các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq bằng cách
sử dụng luật trao quyền chiến tranh năm 2001 được Quốc hội phê chuẩn cho tổng
thống khi đó là George W. Bush.
Hội nghị Minsk về
Ukraina: Đức - Pháp lên tuyến đầu
Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) bắt tay đồng
nhiệm Ukraina Porochenko, tại hội nghị Minsk, Belarus, ngày 26/08/2014REUTERS/Sergei
Bondarenko/Kazakh Presidential Office/Pool
Vào lúc nguyên thủ bốn nước Nga, Ukraina, Pháp và Đức họp tại
Minsk, thủ đô Belarus, để đưa ra một kế hoạch giải quyết khủng hoảng Ukraina,
Giám đốc Viện Quan hệ Chiến lược Quốc tế IRIS, Pascal Boniface, cho rằng, việc
thuyết phục được Matxcơva và Kiev cùng đối thoại đã là một thành công. Vấn đề
còn lại là Nga sẵn sàng nhượng bộ đến mức nào.
RFI :Xin chào ông Pascal Boniface. Ông nhận xét thế nào về thượng
đỉnh Minsk ngày 11/02/2015 ?
P.Boniface: Chúng ta có cảm tưởng là đã tránh được kịch bản xấu nhất. Các
bên đồng ý ngồi vào bàn thảo luận về một giải pháp chính trị cho khủng hoảng
Ukraina và giải pháp chính trị đó áp đảo giải pháp quân sự đang được một số
người đề xuất, trong đó có cả khả năng phương Tây và khối NATO cung cấp vũ khí
cho Ukraina.
Tuy nhiên không có gì chắc chắn là với cuộc họp ở Minsk, các bên
sẽ tìm ra được đồng thuận cuối cùng về một lệnh ngưng bắn. Nhưng ít ra thì các
bên cũng chấp nhận đối thoại với nhau và đó là một điều hết sức quan trọng.
RFI : Theo
ông, Nga có thực tâm muốn một giải pháp hòa bình hay không ?
P.Boniface: Chắc chắn là từ lâu nay, phía Nga luôn nói một đằng, làm
một nẻo. Matxcơva thường xuyên khẳng định chủ trương đối thoại, cùng lúc lại tỏ
thái độ cứng rắn. Nhưng xét cho cùng, Nga không có lợi ích gì khi để cho khủng
hoảng kéo dài hay là để cho tình hình nẫu nát thêm. Nga cũng muốn tìm ra một
ngõ thoát, nhưng đó phải là một giải pháp khả dĩ mà Matxcơva có thể chấp nhận
được.
Vậy Nga muốn gì ? Nga có thể chấp nhận lệnh ngưng bắn với điều
kiện Matxcơva phải được bảo đảm phương Tây không lôi kéo Ukraina vào Liên Minh
Bắc Đại Tây Dương - NATO. Bên cạnh đó nước Nga cũng đòi, về lâu dài, Ukraina
phải là một Nhà nước liên bang.
RFI : Ông
giải thích ra sao về sự vắng mặt của Mỹ trong tiến trình đàm phán tại Minsk ?
P.Boniface: Để giải thích cho sự im lặng của Hoa Kỳ trong tiến trình đàm
phán lần này tại Minsk, trước hết, trái với suy nghĩ của Nga, nước Mỹ không
kiểm soát tất cả. Thời kỳ mà nước Mỹ đơn phương áp đặt luật chơi cho toàn thế
giới đã đi qua. Hơn nữa khủng hoảng Ukraina là hồ sơ liên quan đến nội bộ Châu
Âu. Những quyền lợi chính trị, chiến lược, cũng như kinh tế của Châu Âu đối với
Nga, cao hơn hẳn so với của Hoa Kỳ.
Tôi nghĩ, việc Pháp với Đức phối hợp hành động, bước lên tuyến
đầu để tìm cách tháo gỡ bế tắc là một điều rất tốt. Bởi chính Paris và Berlin
mới có thể đóng vai trò trung gian giữa Nga với Ukraina. Cả hai quốc gia này
cùng tin tưởng vào Pháp và Đức. Trong khi đó chỉ có Kiev tin tưởng vào Mỹ mà
thôi, chứ Matxcơva thì vẫn rất thận trọng và dè chừng trước thái độ của
Washington.
RFI : Ông nghĩ gì về khả năng Mỹ cấp vũ
khí cho Ukraina ?
P.Boniface : Tôi nghĩ là cần phân biệt lập trường của Mỹ với lập trường
của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO. 25 năm sau ngày bức tường Berlin sụp
đổ,NATO cần chứng tỏ một quan điểm cứng rắn để biện minh cho sự tồn tại của
mình. Về cơ bản, NATO phải đề cập đến vấn đề an ninh, và nhu cầu cung cấp vũ
khí cho quân đội Ukraina.
Trong khí đó, Hoa Kỳ không có lợi ích gì trong việc tăng cường
khả năng phòng thủ cho Ukraina. Chúng ta thấy rõ Tổng thống Obama, dưới áp lực
của đảng Cộng Hòa đã tỏ lập trường cứng rắn. Nhưng trên thực tế, lãnh đạo Nhà
Trắng sợ rơi vào cái bẫy, mà rồi kinh nghiệm cho thấy, một khi sa bẫy rồi thì
sẽ khó tìm được lối thoát.
« SwissLeaks » : HSBC Thụy Sĩ chứa chấp nhiều nhà tài trợ cho Al
Qaida
Một chi nhánh ở Genève, Thụy Sĩ của ngân hàng
HSBC. Ảnh chụp ngày 09/02/2015.REUTERS/Pierre Albouy
Thêm vào danh sách những người nổi tiếng trốn thuế, báo Le Monde
cập nhật danh sách những khách hàng của HSBC, gồm những nhà buôn kim cương,
những tỉ phú tài trợ cho hoạt động khủng bố của Al Qaida, những kẻ buôn vũ khí
và rửa tiền từ các buôn bán ma túy. Báo Le Monde nhấn mạnh dưới dòng tựa trên
trang nhất thông tin : «
HSBC còn chứa chấp nhiều nhà tài trợ cho Al Qaida ».
Sự việc được phát hiện năm 2002, khi lực lượng đặc nhiệm Bosnia
tấn công văn phòng một tổ chức tại Sarajevo. Ngoài vũ khí và chất nổ, họ tìm
được một đĩa cứng với những thông tin được đặt tên « Lịch sử Oussama ».
Trong danh sách 20 nhà tài trợ cho mạng lưới Al Qaida của cựu trùm khủng bố
này, đặc biệt nổi bật nhiều tên tuổi tỉ phú Ả Rập Xê Út, đồng thời cũng là
khách hàng của HSBC Thụy Sĩ. Họ được Oussama Ben Laden gọi là « Golden Chain ».
Theo danh sách trên, có bốn tên nổi bật : một hoàng thân Ả Rập
Xê Út đã từng bảo vệ Ben Laden, một hoàng thân khác có vợ từng chuyển tiền cho
một trong những tên khủng bố vụ 11/9 tại New York và Washington, cựu thủ quỹ
của một tổ chức bình phong của Al Qaida và một chủ doanh nghiệp bị quân đội Mỹ
tấn công nhà máy do nghi ngờ sản xuất vũ khí hóa học.
Sau vụ phát hiện danh sách tại Bosnia năm 2002 và bản báo cáo
của « Ủy ban vụ tấn
công 11/9 » năm 2003, HSBC biết rõ một số khách hàng Ả Rập Xê
Út của mình nằm trong danh sách bị nghi ngờ tài trợ cho hoạt động khủng bố. Thế
nhưng, ngân hàng này đã không có những biện pháp thỏa đáng với những khách hàng
đầy nguy cơ trên và vẫn tiếp tục giữ quan hệ với họ. Chính vì thế, vài năm sau
đó, nhiều tên tuổi nằm trong danh sách «
Golden Chain »của Ben Laden vẫn nằm trong hồ sơ khách hàng của
HSBC.
Cũng sau sự kiện khủng bố tang tóc 11/9, các ngân hàng quốc tế,
trong đó có HSBC, đã họp với nhau để cam kết đưa ra những biện pháp chống những
nhà tài trợ hoạt động khủng bố. Một trong những nguyên tắc được đưa ra là : « Bạn biết khách hàng của mình không
? ». Thế nhưng, những tỉ phú Ả Rập Xê Út của HSBC vẫn không bị đưa
vào danh sách đen chính thức của Liên Hiệp Quốc.
Tháng 01/2015, một chuyên gia độc lập đã nộp một bản báo cáo mới
lên Bộ Tư pháp Mỹ. Tài liệu này tập hợp những biện pháp mà HSBC đã thực hiện và
kiểm chứng xem những biện pháp này có tuân thủ những cam kết mà ngân hàng đã
đưa ra hay không. Dường như, người ta vẫn còn trách HSBC không biết rõ về khách
hàng của mình.
Thời điểm cho hòa bình tại Ukraina
Vẫn liên quan tới thời sự châu Âu, đàm phán về khủng hoảng tại
Ukraina sẽ diễn ra tại Minsk ngày hôm nay. Thông tin này đều được các báo điểm
lần lượt dưới các dòng tựa : «
Ukraina : nước Nga lê chân tới thượng đỉnh Minsk » trên tờ
Libération, « Thượng
đỉnh Minsk có thể làm đóng băng xung đột tại Ukraina » trên tờ
Les Echos, và « Chiến
tranh hay hòa bình : số phận của Ukraina được đàm phán tại Minsk » trên
trang nhất của Le Figaro.
Cũng trên trang nhất Le Figaro, bài xã luận nhận định rằng đây
chính là thời điểm để tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng tại
Ukraina. Vì tình hình hiện nay đã ở mức gay go và nếu các cuộc thương lượng
thất bại sẽ mở ra một cuộc leo thang quân sự với những hậu quả nặng nề. Điều
này cũng giải thích sự căng thẳng xung quanh việc chuẩn bị cho Thượng đỉnh
Minsk diễn ra ngày hôm nay tại Belarus. Các bên tham gia sẽ giữ áp lực tối đa :
Liên hiệp châu Âu sẵn sàng mở thêm một loạt trừng phạt mới ; Washington vẫn giữ
khả năng trang bị vũ khí cho Ukraina ; Nga và phe ly khai Ukraina thì đang mở
rộng các khu vực chiếm đóng.
Biện pháp hòa giải của Pháp và Đức có công lật tẩy lá bài của
Tổng thống Putin. Quyết định về số phận miền đông Ukraina sẽ được đưa ra tại
Matxcơva chứ không phải tại nơi nào khác. Từ nhiều tuần nay, nhờ viện trợ quân
sự của Matxcơva, phe ly khai Ukraina đã chiếm được nhiều vùng đất mới nơi có
nhiều cơ sở hạ tầng mà Nga quan tâm (như giao lộ đường sắt, cảng thương mại,
nhà máy thép, mỏ than, nhà máy điện) và những khu vực này cho phép nối vùng
Donbass ly khai với bán đảo Crimée bị sáp nhập vào Nga.
Cho tới nay, người đứng đầu điện Kremlin vẫn song song tiến hành
cuộc chiến hai mặt : một bên là những diễn văn phòng vệ, thậm chí là hòa bình,
bên cạnh đó là những hoạt động quân sự ngụy trang. Nhưng, thời điểm này không
còn chỗ cho lá bài hai mặt này. Nếu cuộc thương thảo thất bại, Mỹ và một số
nước châu Âu sẽ cung cấp vũ khí cho Kiev, và khiến Ukraina chìm trong cuộc xung
đột lâu dài mà ít có cơ hội chiến thắng ; Nga sẽ lún sâu trong suy thoái kinh
tế và chế độ độc tài ; khối NATO sẽ sát gần biên giới với « khu vực Nga ».
Bài báo kết luận hòa bình tại châu Âu là việc của người châu Âu.
Nhưng nếu hai nước Pháp và Đức thất bại tại Minsk, người Mỹ sẽ nhảy vào kiểm
soát an ninh tại châu lục này. Vladimir Putin đang đứng trước lựa chọn lịch sử.
Đàm phán hòa bình trong
lúc giao tranh tiếp diễn ở Ukraine
Phiến quân đòi ly khai thân Nga đi ngang qua một trạm xe buýt bị
phá hủy sau một vụ pháo kích ở Donetsk, Ukraina, ngày 11/2/2015.
·
·
·
Tin liên hệ
TT Obama kêu gọi TT Putin ủng hộ thỏa thuận hòa bình
Ukraine
Lời kêu gọi của ông Obama, được nêu ra trong một tuyên bố của Tòa
Bạch Ốc, đưa ra giữa lúc Ukraine cho biết những vụ tấn công bằng tên lửa ở
thành phố Kramatorsk
11.02.2015
Các cuộc giao tranh đẫm máu tiếp diễn hôm thứ Tư tại miền đông
Ukraine, trong lúc các nhà lãnh đạo của Ukraine, Nga, Pháp và Đức chuẩn bị tham
dự cuộc họp thượng đỉnh để bàn về cuộc khủng hoảng đã khiến hơn 5.300 người
thiệt mạng kể từ tháng 4 năm 2014.
Ít nhất 2 người thiệt mạng ở thành phố Donetsk ở miền đông do phe
phiến quân kiểm soát khi một quả đạn pháo rơi trúng một bến xe buýt, theo lời
của các giới chức phe phiến quân và các nhân viên cứu hộ.
Các giới chức quân đội cũng cho biết các cuộc tấn công của phe
phiến quân gần Debaltseve đã giết chết ít nhất 19 binh sĩ Ukraine và làm bị
thương 78 người.
Trước cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ Tư ở Belarus, Tổng thống
Ukraine Petro Poroshenko nói Ukraine và Liên hiệp Âu Châu sẽ nói “chung một
tiếng nói.”
Trước đó, ông Poroshenkonói cuộc họp thượng đỉnh 4 nước này sẽ là
một trong những cơ hội cuối cùng để chấm dứt cuộc xung đột giữa các lực lượng
của nước ông và các phần tử đòi ly khai thân Nga.
Ông Poroshenko hôm thứ Tư nói rằng ông sẽ không ngần ngại thiết
quân luật trên cả nước nếu cuộc xung đột leo thang.
Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã điện đàm
với Tổng thống Nga Vladimir Putin và kêu gọi ông Putin ủng hộ một thỏa thuận
hòa bình cho Ukraine.
Thông báo của Tòa Bạch Ốc nói rằng Tổng thống Obama “nhấn mạnh đến
số tử vong gia tăng” trong cuộc xung đột, cũng như đến tầm quan trọng của việc
ông Putin có thể “nắm lấy cơ hội” để ủng hộ cho các đề nghị hòa bình khi ông
tham dự cuộc họp hôm thứ Tư với các nhà lãnh đạo Pháp, Đức, và Ukraine tại
Minsk.
Ukraine và nhiều chính phủ phương Tây tố cáo Nga hậu thuẫn cho
cuộc nổi dậy kéo dài gần một năm qua ở miền đông Ukraine bằng binh sĩ, chiến
thuật và trang thiết bị quân sự.
Nga liên tục phủ nhận mọi dính líu trực tiếp, và nói rằng các binh
sĩ Nga sát cánh chiến đấu với những người đòi ly khai nói tiếng Nga ở miền đông
Ukraine tự nguyện làm việc đó.
Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande
đã họp với Tổng thống Putin hồi tuần trước để đưa ra một kế hoạch hòa
bình dựa trên thỏa thuận ngừng bắn bị đổ vỡ ký hồi tháng 9 giữa Ukraine và phe
phiến quân.
Hôm thứ Hai, Tổng thống Obama nói rằng ông sẽ chờ kết quả của cuộc
họp thượng đỉnh thứ Tư trước khi quyết định liệu có cung cấp cho Kiev vũ khí
phòng vệ sát thương để chống lại các phần tử đòi ly khai thân Nga hay không.
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching