X

Sunday, November 16, 2014

Các nhà lãnh đạo đến dự hội nghị khối G-20 tại Brisbane


Các nhà lãnh đạo đến dự hội nghị khối G-20 tại Brisbane

Từ Đoàn Kết đến Tự Do

Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thành phố ven biển miền đông Úc hôm thứ sáu, sau khi Kyiv tố cáo Nga là gửi một loạt binh sĩ và vũ khí mới vào đông bộ Ukraine.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • TT Nga chỉ trích Mỹ trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh G-20
  • Thủ tướng Anh phác thảo dự luật chống khủng bố
  • TT Obama kêu gọi Nga tôn trọng lệnh ngừng bắn ở đông Ukraine
  • Brisbane siết chặt an ninh trước Hội nghị Thượng đỉnh G20
  • Tổng thống Mỹ, Nga gặp nhau giữa những căng thẳng
14.11.2014

Các nhà lãnh đạo thế giới đang đến Brisbane, Australia, để dự 2 ngày hội nghị của 20 cường quốc kinh tế thế giới dự trù tập trung vào các vấn đề tài chính, biến đổi khí hậu và tình hình Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đến thành phố ven biển miền đông Úc hôm thứ sáu, sau khi Kyiv tố cáo Nga là gửi một loạt binh sĩ và vũ khí mới vào đông bộ Ukraine.

 Ngoài ra, 4 tàu chiến Nga đã xâm nhập hải phận quốc tế ngoài khơi duyên hải đông bắc Australia. Các tàu chiến Úc đã được phái theo dõi các tàu Nga.

Nga từng nói các tàu chiến chỉ đang thử nghiệm tầm hoạt động, nhưng Thủ tướng Úc Tony Abbott đã cáo buộc ông Putin là tìm cách “hồi sinh các vinh quang thời sa hoàng.”

Ông Putin dự trù họp với nhiều nhà lãnh đạo Tây phương tại hội nghị thượng đỉnh, trong đó có Thủ tướng Đức Angela Merkel. Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Pháp Francois Holland cũng dự kiến họp với ông Putin.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Australia từ Myanmar, tức Miến Điện, sau khi đưa ra lời kêu gọi tiến bộ liên tục ở nước này – nơi ông đã hội kiến lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi.
Thủ tướng Úc đã đề nghị hội nghị tập trung vào các vấn đề kinh tế, bất kể tình hình Ukraine và cuộc tranh luận tiếp tục về biến đổi khí hậu.

Bên lề thượng đỉnh G20, những gì có thể xảy ra?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-11-14

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
maclam11142014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_APH1257769-622.jpg
Logo G20 tại Trung tâm Hội nghị Triển lãm Brisbane, Australia hôm 14 tháng 11 năm 2014.
AFP PHOTO / Saeed KHan




Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển G20 sẽ chào đón hàng chục nguyên thủ quốc gia đến thành phố Brisbane, thủ phủ bang Queenland của Úc để bàn về các vấn đề kinh tế tài chánh nhằm cải thiện nền kinh tế toàn cầu. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với nhà báo Lưu Tường Quang tại Úc nhằm tìm hiểu thêm những diễn biến có thể xảy ra bên lề Hội nghị này.

Khó có đột phá?

Mặc Lâm: Thưa anh hội nghị cấp cao G20 sẽ được khai mạc tại Úc vào ngày mai, rất nhiều nhà quan sát quốc tế cho rằng G20 chưa bao giờ có những hoạt động có tính đột phá về kinh tế tài chánh mà chỉ là nơi để các cường quốc gặp nhau giải quyết những chuyện căng thẳng có liên quan đến nhau. Anh có nghĩ lần này có sự thay đổi nào hay không?

Đây là chặng cuối của một chuỗi 3 hội nghị lớn trên thế giới, cho nên, tuy nó hữu ích nhưng sự quan trọng của nó, tôi nghĩ, giảm đi một phần nào sau hai hội nghị lớn kia.
-Lưu Tường Quang

Lưu Tường Quang: Nhìn một cách tổng quát thì tôi thấy có lẽ cũng khó mà thay đổi được tại vì G20 nhằm vào vấn đề kinh tế tài chánh và đặc biệt trong kỳ này họ chú trọng nhiều vào cải tổ luật pháp, về thuế khóa trên thế giới. Điều này thật sự không mới mẻ gì vì các lãnh tụ của 19 quốc gia cộng với liên Âu cũng đã nói nhiều lần. Người ta chờ đợi mà chuyện đó đã không xảy ra cho nên tôi không nghĩ là kết quả cụ thể sẽ đạt được.

Mặc Lâm: Như vậy thì có vẻ vô ích cho một hội nghị cấp cao giữa các nước trong khi khá nhiều vần đề kinh tế cần phải đạt được thưa anh?

Lưu Tường Quang: Nói như vậy không có nghĩa là vô ích vì các lãnh tụ các nước gặp gỡ với nhau thì có nhiều vấn đề khác có thể thảo luận được ngoài vấn đề tài chánh. Điều khiến tôi nghĩ nó khác với mọi lần trước là hội nghị thượng đỉnh G20 xảy ra quá khít khao với hai hội nghị khác. Đó là hội nghị APEC tại Bắc Kinh và hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Miến Điện. 

Do vậy, hầu hết các lãnh tụ, ngoại trừ lãnh tụ của các tổ chức liên Âu, cũng đã gặp nhau một hai lần trước khi họ đến Brisbane, thủ phủ của bang Queensland. Đây là chặng cuối của một chuỗi 3 hội nghị lớn trên thế giới, cho nên, tuy nó hữu ích nhưng sự quan trọng của nó, tôi nghĩ, giảm đi một phần nào sau hai hội nghị lớn kia, thưa anh.

Cuộc chiến chống IS

Mặc Lâm: Giới quan sát cùng cho rằng lãnh đạo Úc và Hoa Kỳ nhân dịp này sẽ đào sâu hơn những vấn đề mà hai nước đang quan tâm như quốc phòng và chống khủng bố, anh có thêm chi tiết đặc biệt nào về vấn đề này?

000_APH1258273-400.jpg
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Phi trường Brisbane, Australia hôm 14 tháng 11 năm 2014. AFP PHOTO / Peter PARKS.
Lưu Tường Quang: Khi Thủ tướng Úc Tony Abbott và Tổng thống Mỹ Barrack Obama tới Bắc Kinh thì họ cũng đã gặp nhau rồi để thảo luận các vấn đề song phương trong đó có có vấn đề Tổng thống Mỹ mong muốn Úc gia tăng sự hiện diện của quân đội Úc và chính sách của Úc đối với cuộc chiến chống lại Hồi giáo hay còn gọi là nhà nước Hồi giáo tại Iraq. Họ chắc chắn có cơ hội để thảo luận thêm.

 Có một điểm đặc biệt là sau hội nghị G20 tại Brisbane vào ngày 15 và 16 tháng 11, ông Tập Cận Bình-chủ tịch nhà nước Trung Quốc – cũng sẽ có một chuyến viếng thăm chính thức ở cấp nhà nước tại Australia. Ông Tập Cận Bình cũng sẽ đọc một bài diễn văn quan trọng tại trụ sở trước lưỡng viện quốc hội ở Canberra vào ngày 17 tháng 11. 

Vì lý do đó mà có một nguồn tin là Tổng thống Mỹ cũng sẽ đọc một bài diễn văn quan trọng mà chưa tiết lộ là nới nào. Điều này cho thấy là đang có sự tranh đua giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới về phương diện kinh tế, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo nguồn tin báo chí thì trước kia, Tổng thống Obama có lẽ không nghĩ đến đọc một bài diễn văn tại Úc.

Mặc Lâm: Có gì khác biệt giữa việc đọc một bài diễn văn chỗ này mà không đọc chỗ khác thưa anh?

Lưu Tường Quang: Như anh Mặc Lâm còn nhớ, vào ngày 17 tháng 11 năm 2011, chính Tổng thống Obama đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại lưỡng viện quốc hội Úc ở Canberra để trình bày chính sách mới của Mỹ gọi là chính sách tái định vị tại châu Á Thái Bình dương. Sau đó, đầu tháng 1 năm 2012 thì chính thức loan báo tại Washington cùng với ông Bộ trưởng Quốc phòng lúc bấy giờ là ông Leon Panetta. Tuy nhiên, lần này ông không đọc diễn văn tại lưỡng viện quốc hội nữa mà có thể là tại một nơi khác của Úc.
Có một nguồn tin là Tổng thống Mỹ cũng sẽ đọc một bài diễn văn quan trọng mà chưa tiết lộ là nới nào. Điều này cho thấy là đang có sự tranh đua giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới về phương diện kinh tế, Mỹ và TQ. 

-Lưu Tường Quang

Úc Đại Lợi trở thành một cơ hội hay môi trường để các cường quốc có thể giải thích các chính sách của mình một cách cụ thể không những trong vấn đề bang giao giữa Trung Quốc và Úc hay giữa Hoa Kỳ và Úc mà còn là vấn đề ngoại giao đa phương hay một tầm chiến lược nhìn từ Bắc Kinh hay nhìn từ Washington nhưng diễn dịch và phát biểu tại Canberra.

Do vậy, sự quan trọng của thượng đỉnh G20 không chỉ giới hạn trong hai ngày tại Brisbane mà còn mở rộng ra tại Úc và những ngày kế tiếp.

Mặc Lâm: Anh có nghĩ vấn đề Ukraine sẽ được mang ra tại đây trong khi có mặt Putin và cả Thủ tướng Úc là người rất mạnh mẽ trong vụ máy bay bị phiến quân thân Nga bắn rơi thưa anh?

Lưu Tường Quang: Như chúng ta biết thì vấn đề Ukraine cũng đã được thảo luận tại hội nghị APEC ở Bắc Kinh. Có lẽ vẫn còn những vấn đề tồn đọng nhưng chắc chắn có cả các vấn đề có tính cách tình cảm và chính sách . Đó là vấn đề bắn hạ chiếc phi cơ của hãng hàng không Malaysia MH17. Điều này quan trọng đối với Úc hơn là quan trọng đối với Mỹ. Tôi nghĩ ông Puttin cũng như ông Tony Abbott và ông Obama sẽ có cơ hội bàn luận tiếp theo sau khi gặp gỡ nhau ít nhất là một lần tại Bắc Kinh.

Một vấn đề quan trọng tôi muốn trình bày: có lẽ vì quan hệ song phương giữa Canberra và Moscow căng thẳng từ sau khi chuyến bay MH17 bị bắn hạ. Do vậy liên hệ giữa hai người Thủ tướng Úc và tổng thống Nga rất lạnh nhạt. Và cũng vì lý do đó mà một phần nào Nga muốn phô trương lực lượng nên đã chuyển một hạm đội hay một nhóm tàu chiến đi đến gần hải phận quốc tế trên miền Bắc của nước Úc.

 Điều này làm cho giới quan sát về an ninh quốc phòng và nhất là giới tình báo đang theo dõi và tìm hiểu lý do tại sao liên bang Nga lại có hành động tuy không khác thường hay vi phạm luật lệ quốc tế (tàu chiến Nga chỉ ở hải phận quốc tế) nhưng có vẻ khác thường ở chỗ là hội nghị quốc tế quan trọng và Nga muốn phô trương lực lượng, thưa anh.

Mặc Lâm: Xin cám ơn anh.

Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21 : Một hình thức thực dân mới của Trung Quốc

mediaHội chợ Xuất nhập khẩu tại Thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Thành phố này là khỏi điểm con đường tơ lụa trên biển cách nay 2000 năm. Ảnh minh họa chụp ngày 04/05/2014.REUTERS/Alex Lee

Trong ba ngày, từ 31/10 đến 02/11/20014, Trung Quốc đã tổ chức « Hội chợ Triển lãm quốc tế Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 Quảng Đông », tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông. 42 nước đã tham dự hội chợ, trong số này có 25 quốc gia liên quan trực tiếp đến dự án con đường tơ lụa trên biển.

Nếu như chiến lược này của Bắc Kinh là nhằm tạo dựng một thị trường rộng lớn, ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á, giới phân tích còn tố cáo ý đồ thực dân mới của Trung Quốc trong dự án này.

Ý tưởng lập con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21, được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra, trong chuyến công du Indonesia, hồi tháng 10/2013. Chiến lược này hướng về phía Đông Nam Á, qua Ấn Độ và sang tới tận bờ biển phía đông Châu Phi, qua đó, tạo dựng một thị trường mênh mông với gần 3 tỷ người tiêu dùng, mà trong đó Trung Quốc sẽ là đầu tầu.

Con đường tơ lụa trên đất liền đã tồn tại từ trước Công nguyên, nối liền thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc với Antioche, Thổ Nhĩ Kỳ, gần biên giới với Syria. Theo giới nghiên cứu lịch sử, con đường tơ lụa trên biển đã có từ cách nay 2000 năm, xuất phát từ thành phố Quảng Châu, miền nam Trung Quốc, sang tới các nước Đông Nam Á và kéo dài tới tận bờ đông Châu Phi.

Như vậy, ý tưởng của ông Tập Cận Bình không phải là mới mẻ. Nhưng trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, dự án có tầm quan trọng đặc biệt. Về kinh tế, Bắc Kinh đề ra mục tiêu tăng gấp đôi trao đổi mậu dịch với khu vực này vào năm 2020. Khu vực Đông Á Nam có 640 triệu dân mà theo một cố vấn chính phủ Trung Quốc, được báo La Croix của Pháp trích dẫn, thì trong số này có tới khoảng 50 triệu người « có tổ tiên là từ Quảng Đông tới ». 

Là một trong những tỉnh giàu có nhất Trung Quốc, Quảng Đông là nơi khởi phát các cải cách do Đặng Tiểu Bình chủ trương, từ năm 1978, được coi là « công xưởng của thế giới ». Trao đổi thương mại với các nước Đông Nam Á chiếm tới 10% PIB của Quảng Đông.

Đằng sau mục tiêu kinh tế, Bắc Kinh muốn thành lập các liên minh với những nước vốn có quan hệ lịch sử lâu đời với Trung Quốc, vào lúc các tranh chấp lãnh thổ đang gây căng thẳng tại Châu Á. Bắc Kinh hy vọng, quan hệ kinh tế chặt chẽ với các đồng minh mới sẽ giúp ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong bối cảnh Washington thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á để tái cân bằng lực lượng trong vùng.

Một nhà báo Malaysia, làm việc tại Bắc Kinh, nhận định, Malaysia có tới 40% dân số là người Hoa, có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc, nhưng tránh đề cập tới chủ đề này, bởi vì Malaysia cần xuất khẩu sang Trung Quốc và mua hàng hóa của nước này. Singapore, với 65% dân cư là người Hoa, vẫn khéo léo đi dây trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các nước khác như Thái Lan, Cam Bột, Lào và ngay cả Việt Nam, hiện đang có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với Trung Quốc, cũng ký các hiệp định quan hệ đối tác với Bắc Kinh.

Sri Lanka vừa mới ký với Trung Quốc nhiều hợp đồng lớn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Một chuyên gia của nước này nói với báo La Croix là sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước trong vùng Châu Á tạo cảm giác đó là một hình thức mới của tiến trình thực dân hóa.

Bắc Kinh thường xuyên trấn an rằng sự phồn thịnh kinh tế chung cho phép bảo đảm hòa bình, đặc biệt là ở vùng biển phía nam Trung Quốc. Tuy nhiên, lịch sử đã cho thấy, các lợi ích kinh tế, cho dù to lớn đến đâu, cũng không ngăn cản chiến tranh xẩy ra.

Trung Quốc và Nga : Trùm gián điệp mạng
mediaẢnh minh họa - DR
Hai báo cáo của giới chuyên gia an ninh tin học được công bố ngày hôm qua, 28/10/2014, đều khẳng định chính phủ Trung Quốc và Nga chắc chắn đứng đằng sau một mạng lưới tình báo tin học rộng lớn, nhắm vào các mục tiêu của Hoa Kỳ và Châu Âu.
Một nhóm các nhà nghiên cứu làm việc cho công ty an ninh mạng Novetta Solutions, Hoa Kỳ cho biết đã nhận diện được một nhóm tin tặc, hoạt động tình báo cho « chính phủ Trung Quốc ».

Bản báo cáo của Novetta Solutions mang tựa « Operation SMN : Axiom Threat Actor Group Report ». Theo giải thích của ông Peter LaMontagne, Chủ tịch Novetta Solutions, nhóm tin tặc Trung Quốc, có tên « Axiom », là một tổ chức tình báo tin học rất chuyên nghiệp, có trình độ cao và kỷ luật chặt chẽ, hoạt động ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Báo cáo của Novetta Solutions cho rằng, « tổ chức phụ trách Axiom là một bộ phận của cơ quan tình báo Trung Quốc » và nhận định này phần nào được khẳng định bởi một thông tin gần đây mà Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ FBI cung cấp cho Infragard (tổ chức phụ trách quan hệ đối tác giữa FBI và khu vực tư nhân), theo đó, các tác nhân này trực thuộc chính phủ Trung Quốc.

Theo công ty Novetta, Axiom đã tấn công nhiều tổ chức phi chính phủ đấu tranh cho dân chủ cũng như các hiệp hội, cá nhân « được coi là một mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định của Nhà nước Trung Hoa ».

Các chuyên gia của công ty nhấn mạnh, « Axiom sử dụng một loạt các công cụ, từ virus tin học chung đến các phần mềm độc hại rất tinh vi, được thiết kế để sử dụng lâu dài, đôi khi là nhiều năm ».

Báo cáo của công ty Novetta Solutions là kết quả của sự phối hợp nghiên cứu của các chuyên gia thuộc nhiều công ty an ninh mạng như Cisco, FireEye, F-Secure, iSight Partners, Microsoft, Tenable. Ngoài việc thu thập, bổ sung thông tin, các chuyên gia này tìm cách «chặn đứng, xử lý có hiệu quả và phối hợp » các mạng lưới tin tặc Trung Quốc.

Bản nghiên cứu thứ hai, mang tựa đề « APT28 : A Window into Russia’s Cyber Espionage Operations ? », của công ty FireEye, cho biết đã phát hiện ra các bằng chứng về mối liên hệ giữa hoạt động tình báo tin học và chính phủ Nga.

Các chuyên gia của FireEye nhận định, nhóm tin tặc Nga APT28 « dường như tiến hành nhiều vụ đánh cắp sở hữu trí tuệ không phải vì lý do lợi nhuận kinh tế mà ngược lại, tập trung vào việc thu thập các thông tin có thể có ích đối với một chính phủ ».

Từ năm 2007, nhóm tin tặc Nga này nhắm vào các thông tin nội bộ của các tổ chức an ninh, chính phủ và quân đội các nước.

Phó Chủ tịch công ty FireEye Dan McWhorther nói : « Mặc dù có nhiều tin đồn về khả năng dính líu của chính phủ Nga trong các vụ tấn công tin học quan trọng nhắm vào các chính phủ và quân đội, nhưng cho đến nay, có ít bằng chứng về mối liên hệ (giữa chính phủ Nga) và hoạt động tình báo tin học ».

Theo lãnh đạo công ty này, báo cáo của FireEye nhấn mạnh, có rất nhiều khả năng là các hoạt động tình báo tin học do chính phủ Nga đỡ đầu, bởi vì, từ lâu nay, Nga vẫn nằm trong số các nước thực hiện nhiều vụ tấn công tin tặc tinh vi.
Sau khi hai bản nghiên cứu về mạng lưới tình báo tin học của Trung Quốc và Nga được công bố, Hoa Kỳ cho biết sẽ triển khai các phương tiện cần thiết trong không gian mạng, để « răn đe » các tin tặc tấn công các mục tiêu của Mỹ.

Lãnh đạo cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA), ông Michael Rogers, kiêm phụ trách Ban chỉ huy tin học của Nhà Trắng, ngày hôm qua, đã nêu ra ý tưởng áp dụng chiến lược chống tin tặc, giống như trong lĩnh vực « răn đe hạt nhân », tức là có đủ khả năng và phương tiện để làm cho đối phương hiểu được rằng họ sẽ bị trả đũa tương tự, nếu có ý định tấn công các mục tiêu của Mỹ.

Vệ tinh phát hiện những bộ lạc chưa từng biết đến ở Amazon

Bức hình tư liệu này cho thấy một khu vực rừng Amazon bị chặt phá, khai thác gần Novo Progresso ở bang Para phía bắc Brazil.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Chạy đua để cứu loài beo nhỏ
  • 'Cần hành động để giảm tác động của biến đổi khí hậu'
  • Trang ảnh Rong chơi hải đảo thần tiên
  • Vệ tinh Mỹ giúp hạ lưu sông Mekong ứng phó với biến đổi khí hậu
  • Thực chế toàn cầu tác động đến khí hậu
06.11.2014
Các nhà khoa học đang sử dụng hình ảnh vệ tinh để nhìn rõ hơn vị trí và kích cỡ của những bộ lạc bị cô lập của vùng Amazon đang sống trong rừng rậm dọc theo biên giới giữa Peru và Brazil. Tàu vũ trụ được dùng thay thế những máy bay bay thấp, có thể khiến những người không quen với công nghệ hiện đại sợ hãi.

Phân tích hình ảnh chụp qua một số năm bằng máy chụp hình vệ tinh với độ phân giải 50 cm, nhà chức trách Brazil đã phát hiện ra năm ngôi làng trước đó chưa từng biết tới sống dọc theo sông Envira.

Thổ dân, những người có lối sống tự cung tự cấp, trồng cây và săn bắn và hái lượm trong rừng, từ lâu đã tránh tiếp xúc với phần còn lại của thế giới. Nhưng sự tồn tại của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những tay khai thác gỗ bất hợp pháp và buôn lậu cocaine trốn tránh chính quyền, tiếp tục di dời hoạt động trồng cây ca cao và các xưởng chế biến của mình vào sâu hơn trong rừng.

Các nhà khoa học cho biết họ nhận thấy những khác biệt rõ ràng giữa các ngôi làng và các trại hiện đại của những tay buôn lậu ma túy và gỗ.

Người ta lo sợ rằng tiếp xúc với thế giới bên ngoài có thể khiến các bộ lạc nhiễm những vi trùng mà họ không có khả năng miễn nhiễm.





No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts