X

Friday, November 28, 2014

Quốc tế lo ngại Bắc Kinh lập vùng phòng không ở Biển Đông


Quốc tế lo ngại Bắc Kinh lập vùng phòng không ở Biển Đông
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM CHO AI VÀ VÌ AI?



image





Preview by Yahoo


Trọng Nghĩa

mediaBản đồ biển Hoa Đông với vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc lập raREUTERS

Cách nay một năm, chính xác là ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương loan báo thành lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông. Ngay từ lúc ấy, diều hâu Trung Quốc đã lớn tiếng cho rằng Bắc Kinh sẽ thừa thắng xông lên và thiết lập một vùng tương tự trên Biển Đông, gây nên nhiều mối quan ngại. Một năm sau, thái độ lo lắng vừa tăng lên một bực, sau khi có tin Trung Quốc đã hoàn tất nhiều công trình tại Biển Đông cho phép họ quản lý vùng phòng không đó.
 
Thái độ quan ngại cụ thể nhất đã được bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington công khai bày tỏ ngay tại Trung Quốc.
Phát biểu nhân một cuộc hội thảo do Quân đội Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày 21-22/11/2014 vừa qua, bà Glaser đã nêu bật sự kiện được tạp chí quốc phòng IHS Jane’s tiết lộ, theo đó Trung Quốc đã cho xây trên Đá Chữ Thập tại Trường Sa một phi đạo dài cũng như một hải cảng đủ sức cho chiến hạm cập bến, và cho rằng mục tiêu của các công trình đó là để Bắc Kinh có thể quản lý hữu hiệu vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc muốn thiết lập tại Biển Đông.

Nhật báo Mỹ The New York Times ngày 23/11 đã trích nhận định của chuyên gia Glaser, theo đó phi đạo trên Đá Chữ Thập có thể được phi cơ quân sự Trung Quốc sử dụng để tuần tra vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh được cho là sẽ thiết lập trên Biển Đông.
« Tôi nghĩ rằng điều đó là nhằm cho phép Trung Quốc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ». Theo bà Glaser, để có một vùng nhận dạng phòng không đúng nghĩa, Trung Quốc « phải có năng lực giám sát không phận, (và) thậm chí họ cần đến nhiều phi đạo hơn ».
Trước đó, trong một cuộc hội thảo tại Đà Nẵng trong hai ngày 17-18/11/2014, Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, cũng bày tỏ quan ngại trước khả năng Trung Quốc thiiết lập vùng nhận dạng phòng không Biển Đông. Đối với chuyên gia Beckman, đây là một điều hoàn toàn có thể xẩy ra vào lúc tình hình căng thẳng vẫn tồn tại giữa Trung Quốc và hai nước Việt Nam, Philippines, cũng như căn cứ vào các tuyên bố gần đây của nhiều quan chức và nhà bình luận Trung Quốc.

Ngay từ năm ngoái, sau khi tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lý nhưng bị Bắc Kinh đòi chủ quyền, Trung Quốc đã không loại trừ khả năng thiết lập một vùng tương tự tại Biển Đông.
Vào khi ấy, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, trước mắt, Bắc Kinh chưa thể xúc tiến kế hoạch đó vì lẽ không quân Trung Quốc chưa đủ năng lực giám sát vùng phòng không rộng lớn và cách xa lục địa Trung Quốc như vùng Biển Đông.

Đó là chưa kể đến việc Biển Đông dính líu đến rất nhiều quốc gia, trong lúc tranh chấp ở Biển Hoa Đông chỉ liên can trực tiếp đến Nhật Bản và trong một chừng mực nào đó, Hàn Quốc mà thôi. Với phương tiện chưa đủ, việc áp đặt một vùng phòng không sẽ trở thành vô nghĩa nếu các nước bao quanh hay sử dụng Biển Đông không tuân thủ.

Việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp, cải tạo và mở rộng các thực thể mà họ chiếm đóng trên Biển Đông trong thời gian qua là nhằm lót đường cho quyết định tuyên bố vùng phòng không khi thời cơ đến, một điều mà nhiều chuyên gia cho là Trung Quốc tất yếu sẽ làm, cho dù trước mắt Bắc Kinh còn dè dặt.

Trong khi chờ đợi, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, các cơ sở mới được củng cố của Trung Quốc tại vùng Biển Đông hoàn toàn có thể cho phép Bắc Kinh « bức ép các láng giềng từ bỏ các đòi hỏi chủ quyền cũng như các thực thể đang trấn giữ trên Biển Đông… Hay ít ra là giúp Trung Quốc có thế mạnh trong các cuộc thương thuyết, giả sử rằng đàm phán được mở ra ».




2015, Nga-Trung Quốc tập trận chung

mediaThủy thủ Trung Quốc theo dõi trực thăng chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh, trong cuộc tập trận ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, ngày 23/04/201REUTERS/China Daily

Họp báo ngày 27/11/2014, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo đang thảo luận với đồng nhiệm Nga về khả năng cùng thao diễn quân sự vào năm tới.
 
Sau chuyến công tác tại Bắc Kinh vào tuần trước của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu, phía Nga trong thông cáo mới nhất tiết lộ sẽ tập trận chung với Hải quân Trung Quốc tại vùng Địa Trung Hải vào mùa xuân 2015 và đôi bên còn dự kiến tập trận chung ở khu vực Thái Bình Dương.

Châu Âu lo ngại trước viễn cảnh Hải quân Nga và Trung Quốc tập trận chung tại Địa Trung Hải sau khi Matxcơva đã sáp nhập vùng Crimée của Ukraina vào mùa xuân vừa qua và vẫn còn yểm trợ cho phe ly khai ở miền đông Ukraina.

Khi được hỏi về thông báo của phía Nga liên quan đến chương trình thao diễn của hải quân Nga và Trung Quốc ở Địa Trung Hải, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh hợp tác quân sự giữa Matxcơva với Bắc Kinh nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải mà cả Nga lẫn Trung Quốc đều là những thành viên. Đồng thời đây là những cuộc thao diễn thường niên nhằm giúp cho đôi bên « tăng cường khả năng chống đối với những thách thức về an ninh, tăng cường khả năng gìn giữ hòa bình và ổn định khu vực ».

Nga sắp bán tên lửa hiện đại S-400 cho Trung Quốc ?
media
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 của NgaDR

Theo nhật báo Nga Vedomosti số ra hôm qua, 26/11/2014, Matxcơva đang chuẩn bị bán cho Bắc Kinh hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400. Theo nguồn tin trên, loại vũ khí hiện đại này sẽ mang lại cho Trung Quốc một hệ thống phòng thủ có khả năng răn đe mọi hành vi xâm phạm không phận nước này.

Nhật báo Nga trích dẫn các nguồn tin từ giới chức quốc phòng và trong ngành công nghiệp vũ khí cho biết là Trung Quốc vừa ký một thỏa thuận vào mùa thu này với tập đoàn Rosoboronexport chuyên xuất khẩu vũ khí của Nga. Theo thỏa thuận này, Nga đồng ý bán cho Trung Quốc tối thiểu là 6 đơn vị S-400 trị giá trên 3 tỷ đô la.

Thông tin về thương vụ vũ khí lớn này được tiết lộ một tuần sau chuyến công du Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, trong đó hai bên đồng ý tăng cường hơn nữa quan hệ trong lãnh vực quân sự-công nghiệp cũng như các cuộc tập trận hải quân song phương.
Tập đoàn Rosoboronexport đã từ chối xác nhận việc ký kết hợp đồng nói trên, tuy nhiên, một nguồn tin quốc phòng Nga cho biết là việc đó vẫn chưa được thực hiện.

S-400 chuyên dùng để đối phó với không quân Mỹ
Dẫu sao theo báo chí Nga, loại tên lửa S-400 của nước này đã được thiết kế để đối phó một cách hữu hiệu với không lực Mỹ. Với phạm vi hoạt động 400 cây số, và lên đến độ cao 30 km, vũ khí này được cho là có thể bắn hạ chiến đấu cơ tàng hình đời mới nhất của Mỹ là loại F-35, cũng như là các loại hỏa tiễn đạn đạo.
Một đơn vị tên lửa S-400, cũng theo truyền thông Nga, có thể vươn tới 36 mục tiêu khác nhau cùng một lúc với 72 tên lửa.

Trung Quốc được cho là rất muốn mua phương tiện phòng không này, vì hiện nay, nước này chỉ sở hữu loại S-300 đời cũ, mà tầm hoạt động bị giới hạn ở mức 200 cây số.
Không chỉ có Trung Quốc là muốn mua loại tên lửa S-400 của Nga. Hiện nay Việt Nam, cùng với Ấn Độ và Algêri được cho là cũng muốn đặt mua hệ thống phòng không này. Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, 4 quốc gia vừa kể đều là khách hàng mua vũ khí hàng đầu của Mátxcơva, thu hút khoảng 60% lượng xuất khẩu vũ khí của Nga.

Tập Cận Bình muốn áp đặt luật chơi trên trường quốc tế như thế nào ?
mediaChủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Diễn đàn các lãnh đạo Trung - Úc, Sydney, 19/11/2014REUTERS/Jason Reed

Theo nhật báo Le Figaro, người đứng đầu Trung Quốc đang tập trung quyền lực trong tay nhằm đạt cho được các tham vọng.

Lần đầu tiên từ mười năm qua, Bắc Kinh là chủ nhà hội nghị thượng đỉnh APEC vào đầu tháng 11. Chủ tịch Trung Quốc đã sắp đặt mọi thứ sẵn sàng trước hội nghị quan trọng này.

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương gồm 21 nước thành viên ; trong đó có Hoa Kỳ, Nga, Nhật Bản ; chiếm 40% dân số thế giới và 46% trao đổi thương mại toàn cầu. Tập Cận Bình, vốn đã chú tâm củng cố quyền lực từ khi lên làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm Chủ tịch nước cách đây gần hai năm, ngự trị trong các buổi tiếp tân trong lớp áo của vị hoàng đế đỏ, hiện thân của sức mạnh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trong dịp này, dân Bắc Kinh được nghỉ sáu ngày…để cho bầu trời không còn bị ô nhiễm và không làm ảnh hưởng đến « sự hài hòa » được tuyên truyền lâu nay. Chủ tịch Trung Quốc chú tâm giảm bớt tình hình căng thẳng ở các địa phương, nhằm trưng ra hình ảnh một cường quốc không còn mặc cảm và có tinh thần trách nhiệm.

Từ ba mươi năm qua, Trung Quốc nhấn mạnh đến « sự cất cánh hòa bình ». Từ ngữ này đã biến mất trong các bài diễn văn chính thức. François Godement, giám đốc chương trình Châu Á- Trung Quốc của European Council on Foreign Relation nhận xét : « Bắc Kinh không còn nói về sự hài hòa trong quan hệ quốc tế, cũng như việc dân chủ hóa đối với vai trò của các nước nhỏ ».

Trong ba thập kỷ, Trung Quốc đã làm theo khuyến cáo của Đặng Tiểu Bình, cha đẻ chính sách cải cách kinh tế, « giấu đi những gì sáng chói và gắn bó với những góc tối » trong chính sách đối ngoại. Nay thì Tập Cận Bình muốn đảm bảo « giấc mơ Trung Hoa », đó là sự hùng cường và vị thế vừa tìm lại được.

1) Phải chăng người đứng đầu Trung Quốc từ nay kiểm soát được tất cả các đòn bẩy quyền lực ?
Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ được đánh dấu với ý hướng của Tập Cận Bình : nắm lại một nền tư pháp bị suy yếu bởi nạn thông đồng lợi ích ở địa phương. Đây không phải là việc xây dựng một nền tư pháp độc lập, nhưng là việc tập trung hóa, tách rời khỏi ảnh hưởng địa phương, với nét mới là cho phép kháng cáo.
Biện pháp này nằm trong chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình, tăng cường dấu ấn của ông ta lên chế độ. Trong hai năm, ông Tập đã lập ra vô số các ủy ban mà ông ta là chủ tịch : quốc phòng, an ninh, kiểm soát internet, cải cách kinh tế…không có lãnh vực quan trọng nào thoát tầm tay của ông Tập cả.

Tập Cận Bình là lãnh đạo Trung Quốc được báo chí nhà nước nêu tên nhiều nhất kể từ thời người sáng lập chế độ là Mao Trạch Đông đến nay. Nhiều nhà quan sát khẳng định sau Người cầm lái vĩ đại, chưa có lãnh đạo nào khác thâu tóm bằng ấy quyền lực. François Godement xác nhận : « Người Trung Quốc nói rằng mọi con đường đều dẫn đến cá nhân Tập Cận Bình ». Chính sách đối ngoại cũng không thoát khỏi quy luật này, và từ nay được điều phối ở cấp Hội đồng An ninh Quốc gia do ông Tập lãnh đạo.

2) Sự liên minh với nước Nga của ông Putin có là điều đáng ngại cho phương Tây ?
Ngay từ cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Nga, Tập Cận Bình đã thổ lộ là cá tính hai người có rất nhiều điểm chung…tuy không nói rõ là những điểm gì. Họ cùng sùng bái quyền lực độc đoán, cùng thống nhất với nhau trong việc chối từ các giá trị phương Tây (dân chủ, nhân quyền, tự do), và trong nỗi hoài nhớ đế chế Liên Xô cũ. Trong một bài diễn văn, Tập bày tỏ sự tiếc nuối là không ai ở Liên Xô có can đảm chặn lại sự sụp đổ của hệ thống xô-viết và sự tan rã của đế chế này.
Các biện pháp trừng phạt Matxcơva của phương Tây do cuộc khủng hoảng Ukraina, đã khiến Nga vội gieo mình vào cánh tay Trung Quốc, đang đói năng lượng và nhờ đó có được khách hàng mới. François Godement ghi nhận : « Trung Quốc nhận ra điểm yếu của Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng này, thấy đây là cơ hội để thủ lợi về kinh tế mà chẳng mất mát gì cả ».
Các lãnh đạo phương Tây hiện không cảm thấy là đáng ngại. Một nhà ngoại giao cho rằng đây không phải là « một sự xích lại gần lâu bền. Trung Quốc đã tiến xa hơn so với Nga. Đây là một liên minh ý thức hệ cơ hội, chống lại những gì đến từ phương Tây ».

3) Trung Quốc vẫn luôn đối đầu với Hoa Kỳ ?
Tập Cận Bình đã có cuộc gặp song phương với Barack Obama bên lề thượng đỉnh APEC. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước đó đã tiếp Dương Khiết Trì, cựu Ngoại trưởng này là cố vấn Nhà nước Trung Quốc tại Boston, để làm giảm nhẹ căng thẳng Mỹ-Trung trước cuộc gặp.
Cho rằng đã tiến quá nhanh, Bắc Kinh không còn chấp nhận danh sách các nhà ly khai mà các vị khách Mỹ đưa ra đòi trả tự do. Và các lãnh đạo Trung Quốc cũng không ngần ngại công khai nói lên những bất đồng với Washington. Các chủ đề không thiếu : cuộc khủng hoảng Hồng Kông, nhân quyền, căng thẳng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông với các láng giềng Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tin tặc.

François Godement khẳng định : « Trung Quốc chấp nhận nguyên tắc đối đầu chiến lược với Hoa Kỳ. Bắc Kinh ý thức được rằng dù tầm mức không bằng Washington, nhưng cho rằng thời gian sẽ đứng về phía mình »…Sự suy yếu của phương Tây làm tăng nhanh tốc độ đi lên của Trung Quốc, mà nền kinh tế có thể gấp đôi so với Hoa Kỳ vào năm 2030 theo một số ước đoán. Đại cường này lúc đó có thể trở nên mờ nhạt hơn.

4) Phải chăng các nước láng giềng châu Á có lý, khi lo sợ tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh ?
Các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đáp ứng một mệnh lệnh bên trong của ĐCSTQ : vượt qua tất cả các dạng cạnh tranh nội bộ về dân tộc chủ nghĩa, và sử dụng làm công cụ để thay thế cho ý thức hệ cộng sản quá cố. Từ khi Tập Cận Bình lên ngôi, Trung Quốc đã khiến cho đa số các nước láng giềng ở Biển Đông lo ngại.

Tháng 11/2013, Bắc Kinh đã gây ra bão ngoại giao khi đơn phương quy định vùng nhận dạng phòng không trên phần lớn Biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền.

Tháng 5/2014, Trung Quốc cho kéo một giàn khoan đến vùng biển Hoàng Sa, Việt Nam, gây ra khủng hoảng nghiêm trọng với Hà Nội. Bắc Kinh liên tục tiến hành các hoạt động xây dựng để khẳng định chủ quyền tại Biển Đông, nơi họ yêu sách đến 90% : khu vực chiến lược này là nơi giao thoa của các tuyến đường hàng hải quan trọng, và một số đảo cũng được Malaysia, Brunei, Việt Nam, Philippines, Đài Loan đòi hỏi chủ quyền. Tháng 10/2014, Bắc Kinh còn xây dựng đường băng trên một trong các hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, được đặt tên lại là Yongxing, trở nền điểm tiền tiêu của tham vọng trên biển Trung Quốc.

Lấn dần từng bước theo kiểu tằm ăn dâu, Trung Quốc ghi điểm trong cuộc xung đột lãnh thổ« lịch sử » mà các giải pháp xem ra từ nay trong tầm tay họ. Trong cuộc đấu với Hoa Kỳ, chính quyền Trung Quốc dòm ngó xem Washington có thể bảo vệ các đồng minh của mình đến mức nào.
François Godement nhấn mạnh : « Trung Quốc giảm căng thẳng xuống lúc sắp diễn ra hội nghị thượng đỉnh vừa qua. Bắc Kinh có khả năng giảm tần suất và cường độ xảy ra các sự cố trong những tháng gần đây, chứng tỏ một sự phối hợp ngoại giao và sự nắm quyền rất chặt chẽ của Tập Cận Bình, nhất là đối với quân đội. Các nước trong khu vực hết sức lo ngại».

5) Trung Quốc có còn cần đến quyền lực mềm để tác động ?
Cho dù triển khai mạng lưới các Viện Khổng tử cùng khắp - công cụ để truyền bá văn hóa Trung Hoa - ngoại giao kinh tế vẫn là đòn bẩy chính của quyền lực mềm Trung Quốc. Với 4.500 tỉ đô la dự trữ ngoại hối, Bắc Kinh có năng lực tấn công khủng khiếp. Đầu tư trực tiếp Trung Quốc ra nước ngoài không ngừng phá các kỷ lục. Năm 2014, con số này có thể vượt ngưỡng 100 tỉ đô la. Bắc Kinh ban bố các ân huệ kinh tế theo lợi ích của chính mình và theo không khí chính trị với các đối tác.

Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào châu Phi, tại đây Bắc Kinh đã vượt qua ảnh hưởng của Mỹ. Trao đổi thương mại với châu lục này tăng 30% kể từ năm 2000. Trung Quốc đầu tư nhắm vào các dự án hạ tầng của Nhà nước, mà không quan tâm đến chế độ ấy như thế nào. Mô hình quản lý « không dân chủ » của Bắc Kinh được một số nước hoan nghênh, và cũng được dùng để tự ca ngợi trong nội bộ.

Cũng nhờ châu Phi mà Trung Quốc đảm bảo được nguồn cung năng lượng. Ảnh hưởng Bắc Kinh tại lục địa mà các lá phiếu có trọng lượng khá trong các cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc, là một vũ khí đáng ngại để tạo nên liên minh. Trong số 54 nước châu Phi, chỉ có ba nước công nhận Đài Loan (Burkina Faso, Swaziland, Sao Tomé-et-Principe). Nhưng thường là để nói không và hiếm khi có sáng kiến.

Bắc Kinh tỏ ra thận trọng trong việc nhận trách nhiệm quốc tế phù hợp với trọng lượng kinh tế của mình, đóng vai trò người ổn định trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới. Trung Quốc chờ đợi đến khi đạt đến sức mạnh tối đa để áp đặt trên trường quốc tế.


No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts