Điểm khác biệt trong vali
hạt nhân của Tổng Thống Obama
Lịch sử của Vali hạt nhân
Một sĩ quan của quân đội luôn mang chiếc vali hạt
nhân bên cạnh Tổng thống Mỹ. Ảnh: AFP
Mỹ là quốc gia đầu tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và cũng là nơi khai sinh chiếc vali hạt nhân đầu tiên. Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, Tổng thống John F. Kennedy lo ngại những phần tử cực đoan trong giới lãnh đạo Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công Liên Xô mà không được sự chấp thuận của ông. Ngoài ra, JFK cũng muốn mình có thể phát động cuộc tấn công hạt nhân chiến lược ở mọi nơi, do đó vali hạt nhân ra đời.
Trong quá khứ, một sĩ quan quân đội Mỹ luôn mang chiếc vali hạt nhân có biệt danh “The Football” bên cạnh tổng thống Mỹ dù ông chủ Nhà Trắng đang ở trong nước hay công du nước ngoài. Bên trong chiếc cặp là mã cần thiết để phóng vũ khí hạt nhân chiến lược vào danh sách các mục tiêu được thiết lập từ trước. Một số nguồn tin cho biết, vali hạt nhân được làm bằng chất liệu titan siêu chắc, nặng 18 kg, kích thước 45x35x25 cm. Nó được khóa mật mã và luôn ở bên tổng thống Mỹ.
Theo một số nguồn
tin, vali hạt nhân bằng titan siêu chắc nặng 18 kg,
kích thước
45x35x25 cm. Ảnh: White House
Để khởi động một cuộc tấn công hạt nhân, tổng thống Mỹ phải xác nhận danh tính bằng cách sử dụng mã số in trên tấm thẻ nhựa mà ông chủ Nhà Trắng luôn mang bên mình. Tấm thẻ này có biệt danh là “The Biscuit”. Tuy nhiên, “The Football” và “The Biscuit” đã trở lên lỗi thời và thiếu an toàn, gây cản trở khả năng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Vali hạt nhân của Tổng thống Obama
Ngày nay, Tổng thống Barack Obama có khả năng cập nhật mã phóng vũ khí hạt nhân trên trang web đặc biệt của Nhà Trắng thông qua Internet. Các chuyên gia an ninh mạng hàng đầu của Mỹ đảm trách nhiệm vụ ngăn những tên tin tặc tiếp cận chuỗi mã phóng. Trong khi đó, Tổng thống Obama buộc phải sử dụng chữ ký trên võng mạc để mở hệ thống này.
Dù vẫn mang hình dáng của một chiếc vali nhưng thiết bị bên trong đã được thay mới rất nhiều. Ngoài ra, Tổng thống Obama cũng không cần giữ bên mình chiếc thẻ nhựa chứa mã định danh mà thay vào đó là phương pháp quét võng mạc hiện đại. Công nghệ tiên tiến của Mỹ giúp chiếc vali luôn được kết nối Internet để ông Obama có thể truy cập trang web chứa mã phóng ở mọi nơi trên thế giới.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Gay cấn cuộc chiến giành Thượng viện Mỹ
Các cử tri Mỹ chuẩn bị đi bỏ phiếu trong các cuộc
bầu cử giữa kỳ, quyết định đảng nào sẽ kiểm soát Thượng viện và dọn đường cho
cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016.
BBC đưa tin, các điểm bỏ phiếu sẽ
mở cửa từ 7h ngày 4/11 (giờ miền Đông). Phe Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện sẽ
cần giành thêm 6 ghế nữa để làm chủ Thượng viện. Các thành viên Dân chủ đang nỗ lực giữ vững vị thế trong bối cảnh Tổng thống Barack Obama của đảng này đang chịu sự tụt giảm tín nhiệm ở mức thấp nhất kể từ khi vào Nhà Trắng.
Nhiều nhà phân tích dự đoán, đảng Cộng hòa sẽ chiến thắng, bất chấp nền kinh tế Mỹ gần đây đã có nhiều cải thiện dưới sự lãnh đạo của Obama.
“Đây là một cuộc trưng cầu dân ý về Tổng thống”, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul – ứng viên Tổng thống tiềm năng năm 2016 – nói trên chương trình Gặp gỡ Báo chí của đài NBC.
Tuy nhiên, phe Dân chủ tuyên bố khả năng vận động người ủng hộ trước thềm bầu cử có thể sẽ mang lại lợi thế cho họ.
“Tranh thủ tất cả những ai bạn biết, vận động họ đi bỏ phiếu, không nên ở lì trong nhà, đừng để người khác lựa chọn tương lai cho bạn” – Tổng thống Obama kêu gọi trong một cuộc mít-tinh vận động hôm 2/11.
Do không có trọng tâm như của một chiến dịch tranh cử Tổng thống, bầu cử giữa kỳ ở Mỹ – được gọi như vậy vì diễn ra vào giữa một nhiệm kỳ Tổng thống – thường có tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu thấp.
Họ sẽ bầu tất cả 435 ghế tại Hạ viện, 33 trong số 100 ghế tại Thượng viện cùng thống đốc của 36 trong tổng số 50 bang và vùng lãnh thổ. Được theo dõi sát sao nhất sẽ là cuộc đua quyết định phe kiểm soát Thượng viện vốn đang do đảng Dân chủ nắm giữ.
Vì đã chiếm đa số ở Hạ viện, phe Cộng hòa nếu chiến thắng ở Thượng viện sẽ có thể vô hiệu hóa các chính sách của Tổng thống Obama trong 2 năm cuối nhiệm kỳ của ông.
Năm nay, ngoài yếu tố Obama bị sụt giảm tín nhiệm thì không có một vấn đề đơn lẻ nào lấn át bầu cử giữa kỳ. Cử tri bị chi phối bởi những lo ngại thông thường như kinh tế, môi trường, nhập cư, chính sách đối ngoại, nạo phá thai và chăm sóc sức khỏe.
Cuộc chạy đua vào Thượng viện Mỹ được cho là sẽ diễn ra gay gắt nhất ở các bang Bắc Carolina, Arkansas, Colorado, Georgia, Iowa và Kansas.
Nhìn chung, các cử tri Mỹ đều bày tỏ sự không hài lòng về việc hai đảng không hợp tác tại Quốc hội và thế bế tắc do tình trạng này gây ra.
Sau bầu cử giữa kỳ, nước Mỹ sẽ chuyển trọng tâm sang cuộc bầu cử Tổng thống 2016.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
“Con ông cháu cha” của giới chính trị gia ở Mỹ
Jason Carter
(trái) cùng ông bà nội trong cuộc vận động tranh cử. Ảnh Getty
Bầu cử giữa kỳ
Mỹ ngày 4 tháng 11 năm nay là dịp để cháu nội của cựu Tổng thống George HW
Bush, George Prescott Bush, chạy đua vào vị trí ủy viên đất (land commissioner)
ở Texas, theo tin BBC News.
Còn tại Georgia, ông
Jason Carter, cháu trai của cựu Tổng thống Jimmy Carter đang tranh ghế thống đốc.
Các vị con dòng cháu giống ra vào chính trường ở Mỹ không phải là chuyện gì lạ.
Vì nhà Kennedy đã có
các nhân vật liên tiếp nắm những chức vụ cao nhất, từ tổng thống, bộ trưởng tư
pháp tới thượng nghị sỹ, đại sứ…trong nhiều thập niên. Nhưng với nhà Carter,
đây mới chỉ là lần thứ nhì họ ‘ra quân’ sau khi ông Jimmy Carter rời Bạch Cung.
Sinh năm 1975 và là một
luật sư sư có tiếng, Jason là con của Jack Carter, con trai cả của Jimmy Carter
và đệ nhất phu nhân Rosalynn nhiệm kỳ 1977 -1981.
Có vẻ như Jason đang
muốn nối nghiệp chính trị của ông nội vì cha ông - Jack Carter - một
doanh nhân, đã không thành công khi tranh cử vào Thượng viện Liên bang Mỹ gần
10 năm trước.
Theo các báo Mỹ hôm đầu
tháng 11 này, Jason Carter, đảng Dân Chủ, đang tập trung vận động ở vùng nông
thôn bang Georgia và cam kết sẽ chi tiêu nhiều hơn vào đầu cư công ở đây.
Các tên tuổi khác đã lấp
lánh gia phả chính trị ở một số bang, theo trang BBC trong mục ’5 điều cần biết
về bầu cử giữa kỳ ở Mỹ’.
Thương Nghị Sĩ
Mark Udall- Colorado
Ví dụ như tại
Colorado, ông Mark Udall (sinh năm 1950), hiện đã là Thượng nghị sỹ, cũng sẽ ra
tái tranh cử. Là con của cựu dân biểu Liên bang Moriss Udall, ông là thuộc một
gia tộc chính trị có tên tuổi vùng phía Tây Hoa Kỳ vốn gồm có cả Tom Udall, cựu
thượng nghị sỹ bang New Mexico.
Thượng Nghị Sỉ Mark Lunsford Pryor- Arkansas
Còn ở Arkansas, ông
Mark Lunsford Pryor (sinh năm 1963) ra tái tranh cử chức thượng nghị sỹ Liên
bang. Cha ông, David Pryor cũng từng làm thượng nghị sỹ Liên bang và cựu thống
đốc tiểu bang này.
Lên nhờ tên tuổi?
Nhưng theo bình luận của
phóng viên BBC Tom Geoghean từ Washington thì điều sẽ được chú ý hơn cả là khả
năng hai vị Hillary Clinton và Jeb Bush ra tranh cử tổng thống vào năm 2016.
Những nhân vật sáng giá đại diện hai đảng
Dân Chủ và Cộng Hoà
sẽ ra ứng cử Tổng Thống vào nhiệm kỳ 2016 -
2020 : Hillary Cliton và Jeb Bush
Và đây có phải là hiện tượng ‘lên nhờ tên tuổi’ (nepotism)
hay không, như báo Anh, tờ The Guardian đặt câu hỏi qua ví dụ của hai người
này.
Cựu đệ nhất phu nhân và cựu Bộ trưởng Ngoại giao, bà
Hillary Clinton hiện vẫn là gương mặt sáng giá của phe Dân chủ.
Nhà báo Jeb Lund trên trang The Guardian viết:
“Dù cảm tình của bạn ra sao về Hillary Clinton, sự nghiệp
của bà rõ ràng là đã thể hiện thành tích cá nhân lớn hơn nhiều so với những người
như ông George W Bush vốn thăng tiến liên tiếp.”
Còn về ông Jeb Bush, em trai của cựu tổng thống George W
Bush và con trai cựu tổng thống George HB Bush, sự nghiệp chính trị tới nay của
ông chưa sáng như bà Clinton.
Sinh năm 1953, từng làm thống đốc bang Florida, có nhiều
người gốc nói tiếng Tây Ban Nha như vợ ông, bà Columba (gốc Mexico) ông Jeb
Bush đang lao vào giúp các ứng viên Cộng hòa ra tranh cử, theo trang Huffington
Post.
Cho tới nay, ông đã đi qua cả thẩy 13 tiểu bang, một dấu
hiệu khiến nhiều tờ báo tin rằng ông đang thiết lập mạng lưới ủng hộ viên cho
năm 2016.
Con trai họ, George Prescott Bush, từng phục vụ trong lực
lượng trừ bị của Hải quân và là một luật sư, đang ra tranh chức ủy viên hội đồng
về đất ở Texas.
Tờ Washington Post đặt câu hỏi phải chăng việc tranh cử
vào một chức mờ nhạt như vậy là cách để George Prescott Bush (sinh năm 1976)
luyện tập cho những lần đấu sau, vào các vị trí cao hơn.
Nếu như bang Texas là địa bàn của gia tộc Bush thì tại
Louisiana, nhà Landrieu tiếp tục bảo vệ vị trí qua cuộc vận động tranh cử của
bà Mary Landrieu, hiện là thượng nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ.
Cha bà, ông Moon Landrieu là cựu Bộ trưởng trong chính phủ
Liên bang và từng giữ chức thị trưởng New Orleans, vị trí hiện do em trai bà
Mary, ông Mitchell Landrieu đang nắm.
Trở lại với cơ hội của Jeb Bush.
The Guardian tin rằng dù bị mang ‘gánh nặng tên tuổi’ –
anh của ông để lại một nhiệm kỳ tổng thống gây nhiều lời chê trách – ông Jeb
Bush vẫn là người duy nhất có khả năng dùng sức nặng dòng họ ra đối trọng lại
bà Clinton.
Tất nhiên, điều đó chỉ xảy ra với điều kiện bà Clinton cũng
ra tranh cử.
Và cuộc đua năm 2016 cũng còn nhiều nhân vật nổi trội khác
như Marco Rubio, Rand Paul và Chris Christie nếu ta mới chỉ tính đến cánh Cộng
hòa.
Còn về chuyện lên nhờ tên tuổi gia quyến trong chính trị,
BBC News trích lời ông Kyle Kondik, từ trang Crystal Ball nói:
“Lý tưởng ra thì chính trị Mỹ không nên xảy ra chuyện như
vậy. Đất nước chúng tôi được xây dựng trên ý tưởng không có một giới đại quý tộc
(aristocracy). Nhưng các triều đại lại là chuyện lớn trong chính trị Mỹ. Chúng
ta có thể không thích nhưng đó là điều không thể tránh khỏi.”
Câu chuyện về các gia tộc làm chính trị ở Mỹ vì thế sẽ còn
được nói đến những tháng tới.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching