X

Thursday, November 13, 2014

Robot Philae đáp xuống sao chổi đi tìm nguồn gốc sự sống


Đăng ngày 12-11-2014

Robot Philae đáp xuống sao chổi đi tìm nguồn gốc sự sống

Anh Vũ
media
Từ Darmstadt, Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA thông báo phi thuyền Rosetta thả robot xuống sao chổi - Airbus

Cơ quan vũ trụ châu Âu ESA, hôm nay 12/11/2014, đã chính thức thông báo, vào lúc 9 giờ (giờ GMT) phi thuyền thăm dò không gian Rosetta đã thả robot mang tên Philae xuống bề mặt sao chổi, cách trái đất 500 triệu km. Sự kiện lịch sử trong công cuộc chinh phục vũ trụ của loài này hứa hẹn sẽ đem lại những giải đáp về nguồn gốc sự sống.

Bay trong không gia từ 10 năm qua, sáng nay thiết bị thăm dò không gian Rosetta đã thả xuống sao chổi Tchouri chiếc robot Philae, nặng 100 kg và là một phòng thí nghiệm di động cực kỳ hiện đại. Chỉ cách sao chổi 20 km nhưng phải mất 7 giờ rơi tự do, robot Philae mới có thể hạ cánh xuống bề mặt của sao chổi, tức khoảng 16 h, giờ GMT chiều nay.

Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp như dự kiến thì đây sẽ là sự kiện lịch sử mở ra một trang mới trong công cuộc chinh phục vũ trụ của con người. Dự án "khảo cổ trong vũ trụ  này đã được các nhà khoa học châu Âu chuẩn bị hàng chục năm nay với mức kinh phí 1,3 tỷ euro.

Tại sao mục tiêu lại là sao chổi ?
Nếu các sao chổi vẫn ám ảnh các nghiên cứu của giới khoa học đó là bởi vì sao chổi chính là bằng chứng trực tiếp cho sự ra đời của vũ trụ. Được hình thành rất lâu trước các hành tinh, các sao chổi được coi là những vật thể nguyên thủy nhất và bí ẩn nhất trong hệ mặt trời, đã có từ cách đây 4,5 tỷ năm.

Những khối sao chổi mà người ta vẫn thường ví như những nắm tuyết bẩn đó có thành phần gồm nước đóng băng, các chất hữu cơ, đá. Bao quanh các thành phần đó là lớp mây bụi và khí được giải phóng dưới tác dụng của sức nóng mặt trời. 

Sao chổi Tchourioumov –Guerassimenko, mang tên hai nhà thiên văn Ukraina phát hiện ra nó năm 1969 chỉ có chiều rộng chừng 4 km.

Robot Philae mang về được gì ?
Thiết bị tự hành robot Philae sẽ tiến hành khoan thăm dò trên bề mặt sao chổi. Các mũi khoan chỉ sâu khoảng 20 cm và sau đó phân tích các mẫu thu được. 

Nghiên cứu tính chất, cấu trúc các mẫu đá trên sao chổi có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin quan trọng về những thành phần cấu tạo nên những viên gạch sơ khai của sự sống. Ông Philippe Lamy, nhà vật lý thiên văn tham gia trong dự án thăm dò sao chổi Rosetta.

Theo nhà khoa học này,”những kết quả thu được về thành phần vật chất hữu cơ sẽ được nhận biết trong vài ngày tới”. Ngoài ra cứ 3 ngày Philae lại tiến hành nhiều thí nghiệm. 

Tháng Ba tới, robot Philae sẽ hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi sao chổi bay sát mặt trời và nó sẽ bị thiêu cháy. Còn phi thuyền thăm dò Rosetta sẽ tiếp tục hộ tống sao chổi cho tới khi ngôi sao này bay gần nhất với trái đất vào tháng 8 tới.



PHI THUYỀN PHILAE CỦA ÂU CHÂU LẦN ĐẦU TIÊN TRONG LỊCH SỬ ĐÃ ĐÁP XUỐNG SAO CHỖI HÔM 12-11-2014.



Thứ Tư, ngày 12 tháng 11 năm 2014
Bụi xám rất mịn phủ đầy bề mặt của Sao Chỗi 67P khi Phi Thuyền Philae của Âu Châu đáp xuống hôm 12-11-2014

VietPress USA (12-11-2014): Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, một tàu thăm dò của Âu Châu đã đáp xuống bề mặt của Sao Chỗi 67P/Churyumov-Gerasimenko nhưng các càng của chiếc thám xa đã không móc bám được vào bề mặt của Sao Hỏa.
Tiến sĩ Ulamec nói với BBC rằng ông tin là mọi chuyện sẽ ổn. Theo ông, “Đây là tình trạng lúc nầy thôi; chúng ta phải đợi đến sáng mai và sẽ biết nhiều hơn”. Thám xa Philae đáp xuống Sao Hỏa lần đầu lúc 16:05 giờ quốc tế GMT ngày Thứ Tư 12-11-2014 và lúc đó cảnh vui mừng reo hò, ôm nhau hân hoan tại Trung Tâm kiểm soát sứ mạng nầy ở Darmstadt, Đức quốc, sau khi các tín hiệu cho thấy mọi sự thông suốt.
Địa điểm đổ bộ của Phi Thuyền Philae trên đĩnh của
Sao Chỗi 67P rộng 4km đầy bụi và nước đá
Những dữ liệu đầu tiên được chuyển về địa cầu thấy rõ phi thuyền đổ bộ là Philae đã đáp sâu lối 4cm lên bề mặt của Sao Chỗi, có lẽ đó là lớp bụi trên cùng của bề mặt. Nhưng ngay sau đó các kỹ sư nói rằng các chân móc của thám xa Philae được thiết kế để móc chặt vào trái cầu rộng 4 cây số phủ đầy bụi và nước đá của Sao Chỗi đã không hoạt động được như dự kiến.
Trong một thông báo vắn tắt cho báo chí truyền thông, Tiến sĩ Ulamec nói rằng “Những gì chúng tôi biết là chúng tôi đã đáp xuống, chúng tôi đã đổ bộ lên Sao Chỗi ngay giờ phút mà quý vị đều thấy chúng tôi vui mừng khi công bố. Chúng tôi có các dấu hiệu rất rõ ràng ở đó, chúng tôi đã nhận được dữ liệu từ cuộc đổ bộ; tình trạng phi thuyền và dữ liệu khoa học – đó là tin tức tốt đẹp”. Nhưng Tiến sĩ Ulamec cũng báo thêm tin buồn là hệ thống điều hành từ xa cho biết rằng phi thuyền có thể bị trôi khỏi bề mặt Sao Chỗi sau khi đáp xuống và bắt đầu quay trở lại.
Giai đoạn nầy đã kết thúc ngay và giới chức của Cơ quan Vũ Trụ Đức quốc giải thích rằng có thể sẽ đổ bộ lần thứ nhì lên Sao Chỗi 67P. Đây là cách bị chạm rồi nhảy vọt lên như thông thường vẫn thấy; nhưng có thể là do các chân bám của thám xa đã thất bại do các lực đẩy được thiết kế để đẩy Robot vào bề mặt Sao Chỗi bị hỏng.
Phi hành gia Canada là Chris Hadfield, rất nổi tiếng vì điều khiển Phi Thuyền Oddity của David Bowie trên trạm không gian, đã nói về Sao Chỗi rằng “Bây giờ chúng ta đến gần đủ để liếm lên nó, và thấy nó thật sự mang chất liệu gì”.
Một máy ảnh của Phi thuyền Philae chuyển hình ảnh của
Sao Chỗi 67P khi chuẩn bị đổ bộ ngày 12-11-2014.
Nữ Giáo sư Monica Grady của Đại Học Mở Anh Quốc làm việc cho chương trình đổ bộ Sao Chỗi nầy từ ngày đầu tiên đã nhảy tưng lên vui mừng tại Trung tâm Darmstadt khi mọi việc diễn ra suông sẻ. Bà nói với BBC rằng “Tôi không thể tin được, thật là ngoạn mục, chúng tôi vừa đáp xuống – Chúng tôi chờ đợi điều nầy quá lâu rồi!” Nhưng việc các chân móc không bám được vào bề mặt Sao Chỗi làm mất vui giây phút li ên hoan nên các nhà khoa học hiện phải tính toán xem có nên cho tái đổ bộ hay không. Các khoa học gia tin rằng phi thuyền Philae vẫn hoàn hảo khi chạm vào bề mặt Sao Chỗi; nhưng nay các tín hiệu về hình ảnh không hoạt động và chắc sẽ được điều chỉnh vào ngày Thứ Năm 13-11-2014. Trước đây hệ thống lực đẩy giúp càng của thám xa bám vào bề mặt Sao Chỗi đã bị hư hại. Một phần của sự khó khăn nầy là lực thu hút trên ngọn núi nước đá rộng 4km nầy rất thấp nên không hút cho thám xa Philae bám vào dễ dàng được!
Tính chất và cường độ của các chất liệu trên bề mặt của Sao Chỗi vẫn chưa được biết. Tuy nhiên Phi thuyên Philae đáp xuống trên vùng mà tình trạng vật chất coi như giữa đá cứng và bụi rất mịn. Các nhà kiểm soát tại Trung tâm Darmstadt đã nhận được các hình ảnh từ bề mặt của Sao Chỗi, nhưng bị giám đoạn khi thám xa gặp trục trặc.
Paolo Ferri là Giám Đốc điều hành tại Trung Tâm Vũ Trụ Châu Âu ESA nói rằng “Chúng tôi cần ổn định tình trạng nầy trong vòng 3 giờ nữa”. Philae được triển khai để chụp ảnh phong cảnh của Sao Chỗi và phân tích cấu tạo hóa chất của nó. Hy vọng các vật liệu bề mặt sẽ giúp các hiểu biết mới về nguồn gốc của hệ Mặt Trời của chúng ta đã có từ hơn 4.5 tỷ năm về trước.
Có những giả thuyết nói rằng các Sao Chỗi giữ nhiệm vụ cung cấp nước cho các hành tinh. Một ý tưởng khác là có thể gieo hạt giống trên Sao Chỗi cùng với những hóa chất cần thiết để giúp tạo ra cuộc sống trên Sao Chỗi..
Hạnh Dương dịch và tổng hợp. 
Hình ảnh và tin trích từ BBC và vài nguồn tin độc lập khác.
Hình ảnh tại phòng điều hành của Trung Tâm Vũ Trụ Âu Châu ở Darmstadt, Đức quốc vào lúc Phi thuyền Philae đổ bộ

Các khoa học gia tại phòng điều hành sứ mạng Rosetta đổ bộ Sao Chổi 67P ôm nhau mừng rỡ khi Phi thuyền
Philae đáp xuống bề mặt Sao Chỗi vào lúc 16:05 GMT ngày Thứ Tư 12-11-2014

Các quan chức Châu Âu, Đức tại Trung Tâm Vũ Trụ Âu Châu ESA đứng lên vỗ tay mừng rỡ khi thấy trực tiếp
truyền hình Phi tuyền Philae đáp xuống bề mặt Sao Chỗi 67P lúc 16:05 GMT ngày 12-11-2014.

Giây phút cảm động và mọi người hiện diện đều hân hoan vì lần đầu tiên nhân loại đưa được Phi thuyền đổ bộ
lên bề mặt của một Sao Chỗi rộng 4 Km phủ đầy bụi và nước đá

Make yourself at home.
__._,_.___

Posted by: Hanh Duong 
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Thanks for watching

Popular Posts

Popular Posts