VEF đưa ra khuyến nghị cho nền
giáo dục Việt Nam
Thanh Trúc, phóng viên
RFA
2014-11-05
2014-11-05
- In
trang này
- Chia sẻ
- Ý kiến
của Bạn
- Email
thanhtruc11052014.mp3
Cô Sandy Đặng, quyền
giám đốc điều hành VEF phát biểu tại buổi thảo luận ở Washington hôm 3/11/2014.
RFA
Thể theo lời mời của
phân bang Đông Nam Á thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Và Chiến Lược ở
Washington, hôm thứ Hai vừa qua Quĩ Giáo Dục Việt Nam, gọi tắt là VEF, đã trình
bày báo cáo thành quả đồng thời thảo luận và đưa khuyến nghị nhằm tiến tới một
nền giáo dục cao hơn cho Việt Nam.
Đó là buổi thảo luận
giữa các thành viên VEF Quĩ Giáo Dục Việt Nam với các học giả, nhà nghiên cứu
và các chuyên gia giáo dục hằng quan tâm đến một nền giáo dục cao học hoàn
chỉnh cho Việt Nam.
Có nhiều tiến bộ
Cuộc thảo luận dựa trên
những bản phúc trình của Quĩ Giáo Dục Việt Nam từ năm 2006 cho đến nay, đặc
biệt từ bản phúc trình năm 2013 do một phai đoàn 8 vị học giả Hoa Kỳ đến Việt
Nam để tìm hiểu, so sánh và cân nhắc những kết quả mà VEF đạt được từ năm 2006
cho đến bản phúc trình hiện tại.
Bản phúc trình hiện tại
cũng xác nhận được hiện nay nền giáo dục ở Việt Nam như thế nào. Cũng có nhiều
tiến bộ nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn để có thể đáp ứng được thời cơ bây
giờ.
-Cô Sandy Đặng
Phúc trình đã ghi lại
những quan sát về giáo dục đại học trong các ngành Khoa Học Nông Nghiệp, Kỹ
Thuật Xây Dựng, Khoa Học Máy Tính, Điện-Điện Tử-Viễn Thông, Khoa Học Môi
Trường, Vật Lý , Giao Thông Vận Tải tại một số trường đại học Việt Nam.
Đây cũng là dịp để VEF
đưa ra những khuyến nghị đã ghi trong phúc trình hầu có thể đáp ứng yêu cầu về
một nền giáo dục cao học có nhiều hiệu quả hơn cho Việt Nam.
Một trong hai thuyết
trình viên, cô Sandy Đặng, quyền giám đốc điều hành VEF cho biết:
“Bản phúc trình hiện tại
cũng xác nhận được hiện nay nền giáo dục ở Việt Nam như thế nào. Cũng có nhiều
tiến bộ nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn để có thể đáp ứng được thời cơ bây
giờ.
Qua mười năm đã làm ở
Việt Nam VEF thấy ra là có tiến bộ nhưng cũng cần phải có thời gian để có thể
thay đổi.”
Người thứ hai, tiến sĩ
Margaret Petrochenkov, phụ trách chương trình của VEF, cũng là người trình bày
chi tiết về phúc trình và những khuyến nghị mà VEF nêu lên:
“Tôi thiết nghĩ những
khuyến nghị để thay đổi được xây dựng trên những thành quả tốt đẹp đã và đang
xảy ra. Tôi tin là Việt Nam đang tự trang bị cho mình trách nhiệm hay nghĩa vụ
để vươn tới những mục tiêu cao hơn và khả dĩ hơn nữa cho một nền giáo dục cấp
cao học.
Về tổng thể tôi cảm thấy
hài lòng với phúc trình này, tuy nhiên là một người cầu toàn thì tôi lại mong
muốn VEF làm việc với nhiều đại học hơn nữa, thí dụ đến thành phố Đà Nẵng hoặc
giả những đại học nhỏ hơn ở các địa phương.
Thực tế VEF chỉ có thể
thực hiện những gì có thể trang trải được, tôi thấy được khích lệ vì những công
việc VEF đã hoàn tất. Tôi tin là Quĩ Giao Dục Việt Nam đã mở rộng và tiếp cận
được với những sinh viên ở mọi vùng của đất nước Việt Nam. Đặc biệt năm nay số
sinh viên được tuyển chọn ở miền Trung và miền Nam có phần vượt trội số sinh
viên miền Bắc. Điều này cho thấy chương trình của VEF không chỉ ưu tiên cho
miền Bắc là nơi VEF có văn phòng như một số người từng suy nghĩ. Tôi xin nhắc
là suy nghĩ đó không đúng, VEF phục vụ mọi sinh viên tài giỏi trong tất cả các
phân khoa của những đại học khắp nước.”
Cô Sandy Đặng, quyền giám
đốc điều hành VEF (trái) và tiến sĩ Margaret Petrochenkov, phụ trách chương
trình của VEF tại buổi thảo luận ở Washington hôm 3/11/2014. RFA PHOTO.
Bên cạnh những khuyến
nghị nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh hơn về giáo dục, tiến sĩ Margaret
Petrochenkov còn đề cập chi tiết đến những vấn đề thiết thực trong bản phúc
trình như cải thiện lương hướng cho những người có học vị chuyên môn, nâng kiến
thức hàn lâm và khoa học cho giáo sư và sinh viên đủ mọi trình độ, tiếp tục đẩy
mạnh khả năng cấp tín chỉ và xác nhận tiêu chuẩn với chương trình nghiên cứu
cấp đại học hay cao đẳng cho sinh viên chưa dọn bằng, tiến tới nền đại học tự
trị sao cho phù hợp với nguyện vọng cá nhân hay nhu cầu địa phương.
Phúc trình không quên
nhấn mạnh đến điểm quan trọng mà đoàn nghiên cứu để làm báo cáo ghi nhận được
khi đến thăm các đại học trong nước là trình độ tiếng Anh không đồng đều. Việc
học tiếng Anh là bắt buộc tại hầu hết các trường đại học, phúc trình nói, và vì
tiếng Anh là ngôn ngữ của khoa học nên sinh viên Việt Nam thích học các ngành
khoa học kỹ thuật sẽ gặp bất lợi khi trình độ Anh ngữ bị hạn chế.
Ngay cả khi
tuyển dụng nhân lực trong ngành khoa học kỹ thuật thì khả năng Anh ngữ cần được
chú ý bởi nhiều tài liệu hướng dẫn được ghi bằng tiếng Anh, chưa kể những nhà
kinh doanh và những nhà sản xuất trong nước cũng phải thông thạo Anh ngữ để có
thể làm việc cho thật hiệu quả.
Bình đẳng giới trong giáo dục cấp đại học
Mặt khác, qua sự trình
bày của tiến sĩ Margaret Petrochenkov, hai yếu tố khiến người tham dự chú ý và
nêu câu hỏi là khuynh hướng vùng miền và bình đẳng giới trong giáo dục cấp đại
học ở Việt Nam:
“Tôi cho rằng đó là
những câu hỏi rất hay, cho phép VEF được cơ hội nói rõ hơn về bản phúc trình
cũng như những ý kiến để thay đổi.
Một vấn đề được nhận
diện ở đây là sinh viên địa phương theo học tại các đại học địa phương. Nói một
cách khác, sinh viên có khuynh hướng theo học ở các trường gần nhà mình nhất và
khi tốt nghiệp lại quay về làm việc hoặc là học chương trình hậu đại học tại
chính nơi trường mà mình đã học. Khuynh hướng vùng miền gần như là điểm đặc
trưng của văn hóa Việt Nam, dựa trên những mối quan hệ gắn bó chặc chẽ với gia
đình của mỗi cá nhân.
Có những ngành học mà nữ
sinh viên theo học không nhiều bằng nam sinh viên, dẫn đến tình trạng gọi là
bất bình đẳng giới trong những ngành khoa học kỹ thuật vốn là những kiến thức thiết
yếu cho sự phát triển đồng bộ của một đất nước.
-TS Margaret Petrochenkov
Cần biết đi du học là
ước mơ của rất nhiều sinh viên nhưng chuyển tới một vùng khác của Việt Nam thì
không. Thực tế cho thấy chỉ một số ít người được phỏng vấn muốn giảng dạy tại
một trường ở Việt Nam mà khác với đại học họ từng học. Hầu hết giảng viên
thường là sinh viên trước kia của đại học đó.
Những người làm công tác
giáo dục và đào tạo ở Hoa Kỳ không khuyến khích việc tiếp tục chương trình hậu
đại học ngay tại trường mà sinh viên đã học bởi vấn đề ở đây là không có sự
thay đổi môi trường, không có sự giao thoa trao đổi ý tưởng và học vấn từ nột
trường đại học này qua một trường đại học khác.”
Về bình đẳng giới trong
công tác giảng dạy và học tập thuộc các ngành khoa học kỹ thuật, vấn đề chưa
từng được nêu lên trong các báo cáo trước của VEF, tiến sĩ Margaret
Petrochenkov cho hay qua phỏng vấn các đối tượng nam cũng như nữ có nhều trình
độ khác nhau thì gần như hầu hết trả lời rằng cơ hội cho cả nam lẫn nữ đều như
nhau. Tuy nhiên, bà nói tiếp, thực tế không đúng như vậy:
“Tôi không nắm chính xác
con số nhưng có thể nói ít nhất 30% hoặc hơn, có năm đến 40% sinh viên trúng
tuyển VEF là nữ. Rõ ra có nhiều sinh viên nữ tham gia vào những chương trình
học ở Hoa Kỳ dưới sự bảo trợ của VEF.
Trong khi đó, tại Việt
Nam, con số nữ sinh viên theo học ngành Nông Nghiệp hay ngành Sinh Học thường
cao hơn nam giới. Trái lại, trong các lãnh vực khác như Kỹ Sư Điện, Khoa Học Vi
Tính, Vật Lý thì nam nhiều hơn nữ. Hẳn nhiên không tuyệt đối 100%, cũng không
hẳn một vấn đề ảnh hưởng toàn diện đến việc chọn lựa của phụ nữ trong tất cả
mọi ngành nghề. Điều bản phúc trình muốn nói ở đây là rõ ràng có những ngành
học mà nữ sinh viên theo học không nhiều bằng nam sinh viên, dẫn đến tình trạng
gọi là bất bình đẳng giới trong những ngành khoa học kỹ thuật vốn là những kiến
thức thiết yếu cho sự phát triển đồng bộ của một đất nước. Đó là cái nhìn của
đoàn chuyên gia VEF khi quan sát để soạn thảo bản phúc trình mới nhất này về
hiện trạng giáo dục cấp cao hơn cho Việt Nam.”
Có mặt để tham dự buổi
hội thảo là phó giao sư tiến sĩ Trần Ngọc Ca, Tham Tán, Trưởng Đại Diện văn
phòng Khoa Học Và Công Nghệ Đại Sứ Quán Việt Nam ở Washington:
“Sau nhiều năm với sự hỗ
trợ của VEF thì đã đào tạo được một số lượng lớn các em sinh viên Việt Nam tại
các trường đại học nổi tiếng ở Hoa Kỳ về những lĩnh vực mà Việt Nam đang rất
cần như ngành kỹ sư ngành khoa học công nghệ nói chung. Tôi nghĩ đây là đóng
góp quí báu cho Việt Nam, nhất là tạo ra được một lực lượng trẻ có tài năng.
Cái thứ hai là tạo ra
được một cách quản lý mới về giáo dục, cách phỏng vấn rồi cách lựa chọn sinh
viên rồi là cách tổ chức các chương trình đào tạo. Đấy cũng là cái kinh nghiệm
quí mà Việt Nam có thể học tạp được.
Chuyện tham gia chương
trình của VEF có sự lựa chọn của tài năng, có sự phỏng vấn về khả năng Anh ngữ
kể cả kiến thức văn hóa. Theo sự lựa chọn như vậy thì có thể những em thành thị
có điều kiện thuận lợi hơn trong việc được lựa chọn vào chương trình.”
Còn theo cô Sandy Đặng,
quyền giám đốc Quĩ Giáo Dục Việt Nam VEF, trong tương lai gần, VEF phải cố vươn
tới những trường đại học xa thành phố, trong đó có những trường qui tụ nhiều
người sắc tộc.
Từ năm 2000, VEF đã
tuyển chọn và đưa hơn 500 sinh viên sang học tại các đại học danh tiếng của Hoa
Kỳ. Trong số hơn 500 sinh viên hay nghiên cứu sinh Việt Nam đã đến Mỹ, được gọi
chung là VEF Fellows, khoảng 150 đã quay về nước với học vị tiến
sĩ các ngành chuyên môn như Y Khoa, Sinh Học, Điện Tử, Kỹ Thuật, Vật Lý.
Tại Hoa kỳ, chức vụ giám
đốc hay thành viên Hội Đồng Quản Trị của VEF Quĩ Giáo Dục Việt Nam đều do tổng
thống chỉ định.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment
Thanks for watching